• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/10/2019 Ngày giảng:18/10

Tiết 17

Bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I/. Mục tiêu bài học:

1/. Kiến thức:

- HS trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp.

- HS xác định những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.

- HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN, kể tên được các loại ARN.

2/. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh chữ, kênh hình.

3/. Thái độ:

Xây dựng ý thức học tập, gây được hứng thú, ý thức tự học và lòng say mê môn học.

-GD đạo đức:

+ Quá trình tự nhân đôi của AND là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền, duy trì ổn định các đặc tính di truyền của loài qua các thế hệ , lối sống có trách nhiệm, yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về mối quan hệ giữa gen và ARN.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản, giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học.

(2)

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

II/. Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Tranh mô hình cấu trúc bậc 1 của 1 đoạn phân tử ARN.

- Tranh sơ đồ tổng hợp phân tử ARN.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu bài ở nhà.

- Kẻ sẵn bảng so sánh giữa ARN và ADN.

III/. Phương pháp dạy học

Quan sát tìm tòi, hỏi đáp nêu vấn đề.

Động não, hoạt động nhóm.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Câu hỏi:

Một phân tử ADN có số Nu loại A = 600, số Nu loại G gấp 2 lần số Nu loại A.

a. Tính số nuclêôtit loại G, X, T?

b. Tính tổng số nuclêôtit của phân tử ADN trên?

c. Tính chiều dài của phân tử ADN phân tử ADN trên?

Đáp án:

a. Tính đúng số nuclêôtit loại A = T = 600 Nu; G = X = 2A = 600 . 2 = 1200 Nu.

b. Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN: N = A + T + G + X = 3600 Nu.

c. Chiều dài của phân tử ADN: L = N/2 x 3,4 = 3600 / 2 x 3,4 = 6120 Ao.

3/. Các hoạt động dạy học: Gen là 1 đoạn phân tử ADN quy định cấu trúc của 1loại phân tử prôêin. Vậy thông tin DT từ gen đến prôtêin được chuyển qua đâu nhờ cơ chế nào? Cơ chế này tuân theo những nguyên tắc nào?

Hoạt động 1: Tìm hiểu ARN (12 phút) - Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo và chức năng của ARN.

HS trình bày được những điểm khác nhau trong cấu trúc giữa ARN và ADN.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề

(3)

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK51, trả lời các câu hỏi:

- ARN được chia thành mấy loại? Đó là những loại nào? Căn cứ vào đâu mà người ta phân chia như vậy?

HS: nghiên cứu SGK, nêu được dựa vào chức năng người ta chia ARN thành 3 loại.

- Nêu chức năng của từng loại ARN?

HS: nghiên cứu SGK, trả lời.

GV: nhận xét, chốt ý.

GV treo tranh cấu trúc B1 của 1 đoạn phân tử ARN.

GV yêu cầu HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời các câu hỏi:

- Nêu thành phần hóa học cấu tạo ARN?

- ARN có khối lượng và kích thước như thế nào?

- ARN cấu tạo theo nguyên tắc nào?

HS nghiên cứu SGK, trả lời.

GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập mục ▼SGK:

So sánh cấu tạo của ARN và ADN?

HS tái hiện kiến thức, thảo luận nhóm, trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV: nhận xét, chốt ý.

- Điểm giống nhau:

+ Đều là đại phân tử có cấu tạo đa phân.

+ Là axit Nu được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.

- Đặc điểm khác nhau:

I/. ARN:

1. Chức năng

- Tùy theo chức năng, ARN được chia thành 3 loại: mARN, tARN, rARN.

+ mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin.

+ tARN: vận chuyển axam tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.

+ rARN: Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.

2. Cấu tạo

- Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.

- ARN thuộc đại phân tử (kích thước, khối lượng nhỏ hơn ADN).

- ARN được cấu tạo theo ng.tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (4 loại nuclêôtit: A, U, G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn.

(4)

Đặc điểm ARN ADN

Số mạch đơn 1 2

Các loại đơn phân A,U, G, X A,T, G, X Kích thước, số

lượng

Nhỏ Lớn

Yêu cầu 1 HS nhận xét chung về cấu tạo ARN từ kết quả so sánh.

Từ kết quả so sánh -> kết luận về cấu trúc ARN.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

...

...

...

...

....

Hoạt động 2: ARN được tổng hợp (sao mã) theo nguyên tắc nào? (20 phút) - Mục tiêu: HS nắm đựơc quá trình tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp ARN.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích h p ợ GD đạo đức:

+ Quá trình tự nhân đôi của AND là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền, duy trì ổn định các đặc tính di truyền của loài qua các thế hệ  lối sống có trách nhiệm, yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc.GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/51, hỏi:

ARN được tổng hợp ở đâu? Ở thời kì nào của chu kì tế bào?

HS: ARN được tổng hợp trong nhân của TB, ở kì trung gian tại NST.

GV sử dụng sơ đồ tổng hợp ARN mô tả quá trình

II/ ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?

a. Vị trí, thời gian: Diễn ra trong nhân TB, ở kì trung gian.

b. Diễn biến:

- ADN tháo xoắn 2 mạch đơn tách dần nhau.

- Các Nu trên mạch khuôn ADN liên kết với các Nu tự do của môi trường:

A liên kết với U , T liên kết với A ,

(5)

tổng hợp ARN.

Yêu cầu HS quan sát hình 17.2 trả lời câu hỏi:

+ Khuôn mẫu tổng hợp ARN là gì?

+ Vậy quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở đâu?

+ Khi ARN bắt đầu được tổng hợp có sự kiện gì diễn ra?

+ Nhờ đâu mà ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn?

HS: Quan sát hình 17.2 SGK, trả lời hệ thống câu hỏi:

- ADN.

- Diễn ra tại nhân tế bào.

- ADN tháo xoắn 2 mạch đơn tách dần nhau.

- Nhờ sự tham gia của enzim

GV: 1 phân tử ARN được tổng hợp dựa vào mấy mạch của gen (ADN mẹ)?

HS: Dựa vào 1 mạch khuôn.

Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo thành mạch ARN?

HS: Các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN và môi trường nội bào liên kết từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:

A – U; T - A ; G – X; X - G.

Có nhận xét gì về trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen?

HS: Trình tự đơn phân trên ARN giống trình tự đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn nhưng trong đó T thay = U.

GV yêu cầu 1 HS trình bày quá trình tổng hợp ARN.

GV chốt lại kiến thức.

GV sử dụng thông tin mục “Em có biết” phân tích:

tARN và rARN sau khi tổng hợp xong sẽ tiếp tục

Xk liên kết với Gmt, Gk liên kết với Xmt. - Khi tổng hợp xong ARN, tách khỏi gen đi ra chất TB.

- Kết quả: 1 ADN mẹ sao mã tạo ra 1 ARN con có trình tự các nu bổ sung với mạch khuôn của ADN.

c. Nguyên tắc tổng hợp:

- Nguyên tắc khuôn mẫu: Dựa trên 1mạch đơn của gen.

+ Theo NTBS: A – U; T – A G – X; X – G

(6)

hoàn thiện để hình thành phân tử tARN và rARN hoàn chỉnh.

GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận:

Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc nào?

Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN?

HS: Theo khuôn mẫu và NTBS. Các nu trên ADN quy định các nu trên ARN.

Gv đưa 1 số VD yêu cầu HS xác định mạch bổ sung:

+ Một gen có cấu trúc:

-A-T-T-G-G-X-A-X-G-A-T-T- -T-A-A-X-X-G-T-G-X-T- A-A -

Xác định ARN được tổng hợp từ mạch 1của gen?

+ Một ARN có trình tự nu: -A-G-U-U-A-X-X-U- Xác định gen tổng hợp nên ARN đó?

HS: Thảo luận nhóm, đại diện lên bảng trình bày.

- HS thuộc nhóm khác nhận xét.

- ARN: - U- A-A -X-X-G-U-G-X-U- A-A - - ADN: -T-X- A-A -T-G-G-A-

-A-G-T-T-A-X-X-T- GV chốt lại kiến thức.

HS nghe giảng và ghi nhớ Kiến thức vào vở học.

d. Mối quan hệ giữa gen – ARN: Trình tự các Nu trên mạch khuôn qui định trình tự các Nu trên ARN.

4/ Củng cố (5 phút): 

A/ Em hãy nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?

ARN ADN

- Chỉ có 1 mạch đơn

- Có chứa loại đơn phân U và không có loại T - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN - Có 4 loại Nu A, U, G, X.

- Có 2 mạch đơn vừa song song vừa xoắn - Có chứa loại đơn phân T, không có loại U - Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN.

- Có 4 loại Nu A, T, G, X.

B/ GV sử dụng một số câu hỏi để củng cố kiến thức:

Câu 1. Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:

a. Kì trung gian b. Kì đầu c. kì giữa d.Kì sau e. Kì cuối

(7)

Câu 2. Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền a. mARN b. tARN c. rARN d. Cả a, b, c 5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/53.

Bài tập 3/53 Trả lời: Mạch ARN: – A – U – G – X – U – X – G – Bài tập 4/53

Trả lời

Mạch khuôn: - T - A – X – G – A – A – X – T – G - Mạch bổ sung: - A - T – G – X – T – T – G – A – X - Bài tập 5/53

Trả lời: Đáp án b

GV yêu cầu HS về nhà học thuộc phần kết luận chung, nghiên cứu trước Bài 18 Prôtêin.

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi