• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS TRÀNG LƯƠNG

MÔN: SINH HỌC 7 Ngày kiểm tra: …/…/2021

Thời gian làm bài: 45 phút

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS TRÀNG LƯƠNG

Ma trận

CHỦ ĐỀ

Cấp độ 1 (Nhận biết) (40%)

Cấp độ 2 (Thông hiểu) (30%)

Cấp độ 3

(Vận dụng thấp)(20%)

Cấp độ 4

(Vận dụng cao) (10%)

Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL

Chương 1: Ngành ĐVNS

Trùng sốt rét.

Trùng roi xanh Số câu

Điểm

2C:I.3I.4 1 đ 10%

2 câu 1,0 đ 10%

Chương 2 Ruột Khoang

Thành cơ thể ruột khoang

Nêu vai trò của ngành ruột khoang đối với biển và đời sống con người

Bộ phận san hô

Số câu Điểm

1C.I.6 0,5 đ 5%

1 Câu3 1,5đ 15%

1C.I.5 0,5đ 5%

1 Câu 0,5đ 5%

4 Câu 3,0 đ 30%

Chương 3:Các ngành giun

Hệ thần kinh giun đất.

Tác hại của giun sán

Hoàn thành chú thích vào hình vẽ

Triệu chứng khi mắc bệnh sán bã trầu, Lí do mắc bệnh sán lá dây

Cách phòng tránh bệnh giun sán.

Những lợi ích của giun đất đối vói đất trồng . ý tưởng bảo vệ phát triển giun đất Số câu

Điểm

1,I.1,C 1 1,0 đ 10%

Câu 4

2,0đ 20%

2CâuI.2 I.7 1,0đ 10%

1Câu 1 10%

1Câu 2 1,0đ 10%

6Câu 6,0đ 60%

Tổng cộng

4,0 Câu 4,0đ 40%

4Câu 3,0đ 30%

3C 2,0đ 20%

1C 1,0đ 10%

12Câu 10đ 100%

(2)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS TRÀNG LƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: Sinh học 7 Ngày kiểm tra: …/…/2021 Thời gian làm bài: 45 Phút Phần I.TRẮC NGHIỆM: (4 điếm)

Chọn câu trả lời đúng( Mỗi lựa chọn đúng được 0,5 điểm).

Câu 1. Hệ thần kinh của giun đất có dạng nào ?

A. Thần kinh dạng lưới B. Thần kinh dạng chuỗi hạch C. thần kinh ống D . Dạng tròn

Câu 2.Tại sao người mắc bệnh sán dây?

A.Nang sán có trong thịt trâu bò,lợn gạo B. Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo.

C. Người ăn phải ấu trùng phát triển thành nang sán D. ăn rau có ấu trùng Câu 3.Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ nào?

A .Có diệp lục. B .Có roi. C.Thành xenlulôzơ. D. Cóđiểm mắt Câu 4.Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu?

A.Bạch cầu. B.Tiểu cầu. C.Hồng cầu D.máu Câu 5.Bộ phận nào của san hô có thể dùng để trang trí.

A. Phần thịt B. Khung xương C. Tua D. thân Câu 6. Thành cơ thể của ruột khoang có:

A.1lớp. B.2lớp C.3lớp D.4lớp.

Câu 7. Triệu chứng ở lợn nuôi khi mắc bệnh sán bã trầu:

A. Lợn gầy rạc B. Da sần sùi C. Chậm lớn D. Mắt lồi Câu 8. Giun tròn khác với giun dẹp ở chỗ:

A. Tiết diện ngang cơ thể tròn B. Có khoang cơ thể chưa chính thức C. ống tiêu hóa phân hóa D. Cơ thể dài

II.PHẦN TỰ LUẬN.(6 điểm)

Câu 1. (1.5điểm). Nêu tác hại của giun sán. Cách phòng tránh bệnh giun sán.

Câu 2.(1,0điểm) Cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, người ta nhìn thấy ở mặt nước ao hồ có lớp váng xanh, theo em do đâu mà có hiện tượng trên?

Câu 3.(1,5điểm) Nêu vai trò của ngành ruột khoang đối với biển và đời sống con người.

Câu 4.(2,0điểm) Các món gỏi như gỏi cá, gỏi sứa, gỏi thịt thường rất được ưa chuộng bởi vị dễ ăn, không ngán của nó. Món này còn có thể cho làm món ăn chời, ăn hoài không chán.

Vậy theo em có nên thường xuyên ăn các món gỏi này không? Vì sao?

...Hết...

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Họ tên học sinh……….lớp:……….SBD…………...

(3)

Chữ ký giám thị:………...

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS TRÀNG LƯƠNG ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: SINH HỌC 7 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:4 điểm (mỗi ý đúng : ( 0,5 điểm)

Câu 1:Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1 2 3 4 5 6 7 8

B B A C B B A B

II.PHẦN TỰ LUẬN.(6điểm)

CÂU ĐÁP ÁN Điểm

Câu 1(1,5 điểm)

*Tác hại của giun sán : -Đau bụng, tắc ống mật , tắc ruột Bệnh chân voi,

- Xanh xao vàng vọt do giun sán ăn tranh chất dinh dưỡng..

*Cách phòng tránh : -Vệ sinh cá nhân sạch sẽ ,ăn chín uống sôi (1đ)

- Hạn chế ăn thức ăn sống cá gỏi , rau sốngPhải xử lý ngâm=

nước muối pha loãng

- Tuyên truyền cho mọi ngươi thấy rõ tác hại của bệnh giun sán

- Chú ý bón phân cho rau phải dùng phân ủ hoai mục tránh dùng phân tươi.

0,5

1,0

Câu 2 (1 điểm):

- Cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, trùng roi ở mặt nước ao hồ sinh sản vô tính rất nhanh, tạo nên lớp váng xanh trên mặt nước.

- Vậy hiện tượng trên là do trùng roi gây nên.

0,5 đ

0,5

Câu3(1,5 điểm )

vai trò của ngành ruột khoang đối với biển: Tạo cảnh quan và là nơi trú ngụ cho các sinh vật biển

vai trò của ngành ruột khoang đối đời sống con người: Cung cấp nguồn nguyên liệu đá vôi cho ngành xây dựng Địa tầng nghiên cứu địa chất ....

0,5đ 0,5 0,5 Câu4.(2

điểm)

- Chúng ta không nên thường xuyên ăn các món gỏi thịt, gỏi cá, gỏi sứa,…

-Đây là những món ăn thịt, cá ở dạng sống có chứa các nang sán sống trong các thớ thịt, cá,… sẽ dễ gây ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn hoặc đau bụng.

1,0 1,0

(4)

Trường: TH&THCS TRÀNG LƯƠNG Tổ: Khoa học Tự nhiên

Họ và tên giáo viên:

Hoàng Văn Thắng TÊN BÀI DẠY: LỚP SÂU BỌ

Bài 29. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP Môn học/Hoạt động giáo dục: Sinh học Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nhận biết được đặc điểm chung của ngành chân khớp cùng sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng.

- Giải thích được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp:

yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên.

- Tranh phóng to các hình 29.1 đến 29.6..

- Bảng phụ.

2. Học sinh.

- Đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH:

1. Kiểm tra. ( không kiểm tra ) 2. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm

(5)

thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

Gọi học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.

? Rút ra nhận xét gì về ngành chân khớp?( Ngành chân khớp rất đa dạng) Giáo viên: Ngành chân khớp rất đa dạng. Sự đa dạng đó thể hiện như thế nào? Giữa chúng có điểm gì chung mà lại được xếp vào ngành chân khớp? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu:

- Đặc điểm chung của ngành chân khớp cùng sự đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính của chúng.

- Giải thích được vai trò thực tiễn của Chân khớp, liên hệ đến các loài ở địa phương.

a) Mục tiêu: Sự đa dạng môi trường sống

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Đặc điểm chung. (12’) - GV yêu cầu HS quan sát

hình 29.1 đến 29.6 SGK, đọc kĩ các đặc điểm dưới hình và lựa chọn đặc điểm chung của ngành chân khớp.

- GV chốt lại đáp án đúng:

1, 3, 4.

- HS làm việc đọc lập với SGK.

- Thảo luận nhóm và đánh dấu vào ô trống những đặc điểm lựa chọn.

- Đại diện nhóm trả lời.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

I. Đặc điểm chung:

- Đặc điểm chung:

+ Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.

+ Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.

+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.

2: Sự đa dạng ở chân khớp. (16’)

- GV yêu cầu HS hoang - HS vận dụng kiến thức

II. Sự đa dạng ở chân khớp.

(6)

thành bảng 1 SGK tr. 96.

- GV kẻ bảng và gọi HS lên làm.

- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức.

trong ngành để đánh dấu và điền bảng 1.

- 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống.

Bảng chuẩn kiến thức Tên đại diện

Môi trường sống Các phần cơ thể

Râu Chân

ngực (số đôi)

Cánh

Nước Nơi ẩm

Ở cạn

Số lượn g

Không có

Không có

1. Giáp xác (Tôm sông)

x 2 2 đôi 5 đôi x

2. Hình nhện (Nhện)

x x 2 x 4 đôi x

3. Sâu bọ (châu chấu)

x 3 1đôi 3 đôi 2 đôi

- GV cho HS thảo luận và hoàn thành bảng 2 tr.97.

- GV kẻ sẵn bảng để HS lên điền bài tập.

- GV chốt lại kiến thức đúng.

+ Vì sao chân khớp đa dạng về tập tính?

- HS tiếp tục hoàn thành bảng 2.

- 1 vài HS lên hoàn thành bảng, lớp nhận xét, bổ sung.

2. Đa dạng về tập tính.

* Kết luận.

Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính.

Bảng chuẩn kiến thức

STT Các tập tính chính Tôm Tôm ở nhờ Nhện Ve sầu Kiến Ong mật

1 Tự vệ, tấn công x x x x x

2 Dự trữ thức ăn x

3 Dệt lưới bẫy mồi x

4 Cộng sinh để tồn tại

x

(7)

3: Vai trò thực tiễn. (11’) - GV yêu cầu HS dựa

vàkiến thức đã học, liên hệ thực tế để hoàn thành bảng 3 SGK tr.97.

- GV cho HS kể thêm tên các đại diện có ở địa phương.

- GV cho HS tiếp tục thảo luận.

+ Nêu vai trò của chân khớp đối với tự nhiên và đời sống?

- GV chốt lại kiến thức.

- GV dựa vào kiến thức của ngành và hiểu biết của bản thân và lựa chọn những đậi diện có ở địa phương điền vào bảng 3.

- 1 vài HS báo cáo kết quả.

- HS thảo luận nhóm và nêu được lợi ích và tác hại của chân khớp.

III. Vai trò thực tiễn:

* Kết luận:

- Ích lợi:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người.

+ Là thức ăn của động vật khác.

+ Làm thuốc chữa bệnh.

+ Thụ phấn cho cây trồng.

+ Làm sạch cho môi trường.

- Tác hại:

+ Làm hại cây trồng.

+ Làm hại cho nông nghiệp.

+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền...

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1: Trong số những chân khớp dưới đây, có bao nhiêu loài có giá trị thực phẩm?

1. Tôm hùm 2. Cua nhện 3. Tôm sú 4. Ve sầu Số ý đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

A. Tôm sông, nhện, ve sầu.

(8)

B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.

C. Kiến, ong mật, nhện.

D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

Câu 3: Số đôi chân ngực ở tôm sông, nhện nhà, châu chấu lần lượt là A. 3, 4 và 5. B. 4, 3 và 5.

C. 5, 3 và 4. D. 5, 4 và 3.

Câu 4: Tôm sông có những tập tính nào dưới đây?

A. Dự trữ thức ăn.

B. Tự vệ và tấn công.

C. Cộng sinh để tồn tại.

D. Sống thành xã hội.

Câu 5: Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành động vật khác là

A. cơ thể phân đốt.

B. phát triển qua lột xác.

C. các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau.

D. lớp vỏ ngoài bằng kitin.

Câu 6: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người?

A. Lớp Đuôi kiếm. B. Lớp Giáp xác.

C. Lớp Hình nhện. D. Lớp Sâu bọ.

Câu 7: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?

A. Kiến cắt lá.B. Ve sầu.

C. Ong mật.D. Bọ ngựa.

Câu 8: Tập tính nào dưới đây không có ở kiến?

A. Đực cái nhận biết nhau bằng tín hiệu.

B. Chăm sóc thế hệ sau.

C. Chăn nuôi động vật khác.

D. Dự trữ thức ăn.

Câu 9: Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

A. Kiến B. Ong C. Mối D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?

A. Bướm. B. Ong mật. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

(9)

Đáp án C C D B C

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án B A A D A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a. Đặc điểm nào giúp chân khớp phân bố rộng rãi?

b. Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

a. - Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.

- Chân có khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số Chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.

b. - Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm diều khiển mọi hoạt động phức tạp và đa dạng của Chân khớp.

- Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức năng khác nhau, giúp Chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.

- Ví dụ, chân bơi, chân bò, chán đào bới... phần phụ miệng thích nghi

(10)

thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

với kiểu nghiền, kiểu hút,... thức ăn.

Trong số ba lớp của Chân khớp: Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ thì lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất, cho ví dụ?

Trả lời:

Trong 3 lớp của ngành Chân khớp thì lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất là vì hầu hết các loài tôm, cua ở biển và ở nước ngọt . Đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với khối lượng lớn. Nên có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người và xuất khẩu.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Ôn tập toàn bộ động vật không xương sống.

* Rút kinh nghiệm:

TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Môn học/Hoạt động giáo dục: Sinh học Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết) I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Ôn lại, hệ thống lại kiến thức của các chương: Ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun

- Nêu được tầm quan trọng đối với con người và đối với tự nhiên, biện pháp phòng chống bệnh do các động vật trên gây ra.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng phân tích đối chiếu, khái quát, so sánh.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK

3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học, Yêu thiên nhiên 4. Giáo dục kĩ năng sống

- Kĩ năng chia sẻ thông tin trong ôn tập.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm.

- Kĩ năng hợp tác nhóm, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

(11)

5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại.

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, đo đạc, phân loại, đề xuất dự đoán, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận…

II/ Chuẩn bị

1.GV: Câu hỏi ôn tập, tranh vẽ, bảng phụ.

2. HS: Ôn lại kiến thức đã học III/ Phương pháp

Đàm thoại

IV/Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ

- Kết hợp trong quá trình ôn tập 3 . Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Ôn tập ngành động vật nguyên sinh (14p ) - Mục tiêu: HS nêu được các đại diện đã học, đặc điểm dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị và đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

- Tiến hành:

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

sau:

1. Nêu các đại diện đã học?

2. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào ?

HS trả lời

I. Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh

- Các đại diện: Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng chân giả, trùng sốt rét.

- Dinh dưỡng ở trùng sốt rét giống nhau và khác trùng kiết lị:

- Giống nhau: Cùng ăn hồng cầu

(12)

3. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh

- Khác: + Trùng kiết lị lớn, "nuốt" nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hoá chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.

+ Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (còn gọi là kí sinh nội bào).

 ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới, rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài.

Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình ấy.

Hoạt động 2: Ôn tập nghành ruột khoang (9p)

- Mục tiêu: HS nhặc lại được các đại diện và đặc điểm chung của ngành ruột khoang

- Tiến hành:

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức GV: yêu cầu HS nhớ lại các kiến

thức đã học  trả lời câu hỏi:

1.Các đại diện?

2. Cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?

HS trả lời

II. Nghành ruột khoang

- Các đại diện: Thuỷ tức , sứa, san hô, hải quỳ

+ Đặc điểm chung của ngành ruột khoang - Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.

- Cấu tạo cơ thể gồm 2 lớp tế bào: lớp ngoài và lớp trong giữa 2 lớp này là tầng keo.

- Ruột dạng túi: miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã

- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công Hoạt động 3: Ôn tập các ngành giun (15p)

- Mục tiêu: HS nhắc lại được các đại diện của các ngành giun và nêu được biện pháp phòng chống giun sán kí sinh.

- Tiến hành:

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức 1. Ngành giun dẹp

GV: yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học  trả lời câu hỏi:

III. Các ngành giun 1. Ngành giun dẹp

Các đại diện: Sán dây, sán bã trầu, sán

(13)

a) các đại diện

b) Nêu Đặc điểm của sán dây thích nghi với cách sống kí sinh trong ruột người?

c) Để phòng chống giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

HS trả lời

2. Ngành giun tròn

GV: yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học  trả lời câu hỏi:

a) Các đại diện?

b) Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

HS trả lời

3. Ngành giun đốt

GV: yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học  trả lời câu hỏi:

a) Đại diện

b)Lợi ích của giun đất? vì sao khi trời mưa giun đất thường chui lên mặt đất ?

HS trả lời

lá máu...

*) Đặc điểm của sán dây:

- Đầu sán nhỏ, có giác bám - Thân gồm hàng trăm đốt - Ruột tiêu giảm

- Bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng

- Mỗi đốt sán mang 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính

- Các đốt cuối cùng chứa đầy trứng

*) Để đề phòng giun dẹp sống kí sinh cần phải:

+ Giữ vệ sinh trong ăn uống không ăn thịt lợn tái, ăn thức ăn phải được nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

+ Ngay cả tắm rửa cũng phải chọn chỗ nước sạch để tránh mắc bệnh sán lá máu.

+ Vệ sinh môi trường: xử lí phân, nguồn nước ô nhiễm.

2. Ngành giun tròn

Các đại diện: Gun đũa, giun kim, giun rễ lúa

Biện pháp: ăn chín uống sôi Vệ sinh môi trường Tẩy giun định kì....

Diệt trừ ruồi nhặng 3. Ngành giun đốt

Đại diện: Giun đất, đỉa. rươi...

4.Ngành Thân mềm 5. Ngành chân khớp 4. Củng cố (5p)

(14)

- GV hỏi:

1. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong cách sinh sản vô tính mọc chồi là gì?

- GV: gọi HS nhắc lại ích lợi và tác hại của động vật trong mỗi ngành 5. Hướng dẫn học tập ở nhà (1p)

- Ôn tập kiến thức 3 chương - Giờ sau kiểm tra 1 tiết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày