• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 26 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 26 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 26 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện theo yêu cầu:

Chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

(Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.

Câu 2. Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên là gì? Xác định nội dung của đoạn thơ?

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 4. Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh làng quê trong đoạn thơ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống của con người được nêu ở phần đọc hiểu.

Câu 2. (5,0 điểm) Đọc đoạn văn dưới đây:

Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò.

Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.

Cúng mẹ và com nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước.

Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.

(2)

Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi đểlội hết đồng này sang bưng khác.

(Trích Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr 63) Cảm nhận chi tiết hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm trong đoạn văn trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. – Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

– Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. – Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

– Nội dung chính của đoạn thơ là: vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Câu 3. – Biện pháp tu từ nhân hóa: “Chị lúa bím tóc”; “Đàn cò khiêng nắng”; “Cô gió chăn mây”; “Ông mặt trời đạp xe”.

– Tác dụng: làm cho hình ảnh thiên nhiên, sự vật trở nên sống động, có hồn, gần gũi, thân thiết, đáng yêu một cách kỳ lạ.

Câu 4. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

– Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống.

– Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và rất ấn tượng.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Mở đoạn

– Không biết thiên nhiên có tự bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và động, thực vật trên toàn trái đất này.

– Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người.

Vậy thiên nhiên là gì? Và thiên nhiên có vai trò gì cho đời sống của con người?

2. Phân tích và chứng minh vai trò của thiên nhiên

– Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối, vầng

(3)

trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.

– Trước tiên đó chính là rừng – lá phổi của toàn nhân loại. Chúng cung cấp ôxi cũng như thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng lũ giận giữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Rừng cũng đem lại nguồn kinh tế cho con người như khai thác lâm sản.

– Kế đến chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp một lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Cũng như trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá nhà thơ Huy Cận có ghi: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Không những thế, biển cả còn là một trong những đề tài được các nhà thơ, nhà văn tận dụng triệt để.

– Ngoài rừng và biển thì đất đai cũng là một trong những tài nguyên rất quan trọng của thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc.

Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương… và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.

– Thiên nhiên không chỉ đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người.

+ Đó có thể là: thác nước Iguazu ở Argentina, thung lũng Canyon ở Colorado, vườn thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia, rặng san hô hùng vĩ ở Úc, rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peerru, thác nước Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mĩ…

+ Gần gũi với chúng ta hơn đó chính là Vịnh Hạ Long – một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất ở Việt Nam cũng như của thế giới.

3. Bàn luận

– Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng.

(4)

– Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày.

 Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

4. Bài học nhận thức và hành động

– Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ôzôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.

– Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

– Liên hệ bản thân phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên?

Câu 2. (5,0 điểm) 1. Mở bài

Việt Nam ơi!

Đất nước của những người con gái, con trai Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt

(Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi! – Nam Hà) – Cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã lùi xa vào dĩ vãng, tiếng bom rơi đạn nổ và mùi cay sè của thuốc súng đã nằm sâu trong lòng đất. Thế nhưng mỗi khi đọc lại những câu thơ này, ta tưởng như thấy lại những năm tháng hào hùng của thời chống Mĩ, với những chàng trai, cô gái từ giã làng quê, mái trường, người thân ra trận với quyết tâm vì một ngày đoàn viên. Nét đẹp ấy, đã gợi cho chúng ta liên tưởng đến truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

– Là một nhà văn cầm súng đã ngã xuống giữa chiến trường như một chiến sĩ thực sự, Nguyễn Thi đã để lại nhiều tác phẩm rất có giá trị, những tác phẩm mà mỗi trang sách còn khét mùi đạn bom, cháy đỏ lửa căm thù quân xâm lược và xanh ngời một niềm lạc quan. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi ta phải kể đến tác phẩm Những đứa con trong

(5)

gia đình. Nổi bật trong tác phẩm là đoạn văn vẫn được rất nhiều người cho là hay nhất truyện: đoạn tả hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm:

Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò.

… Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi đểlội hết đồng này sang bưng khác.

2. Thân bài

2.1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm

– Nguyễn Thi (1928 - 1968) là một người con của đất Bắc nhưng sống, chiến đấu và gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ. Do đó, làm nên một Nguyễn Thi trong nền văn học dân tộc không phải là cảm hứng về những gì lạ lẫm, xa vời, bay bổng mà là mẹ, là đất, là quê hương, làng xóm, những cái gắn bó ruột rà, thân thiết với đời sống thuần hậu và còn rất nhiều cực khổ của con người.

– Nguyễn Thi là cây bút có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo. Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, truyện được in trong tập Truyện và kí, xuất bản năm 1978. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ - những con người giàu lòng yêu nước, gắn bó với quê hương mà tiêu biểu nhất là Việt và Chiến.

2.2 Chi tiết nghệ thuật và vị trí của đoạn trích trong tác phẩm

– Nếu sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc ấy là nhờ chi tiết nghệ thuật.

– Chi tiết nghệ thuật trước hết là những yếu tố về ngôn ngữ, lời văn được dùng để diễn tả nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nếu trong thơ, chi tiết có thể là một từ như: “ngửi”

(Tây tiến – Quang Dũng), một hình ảnh tu từ như: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)… Thì trong tác phẩm tự sự thì chi tiết có thể là lời nói của nhân vật, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, đồ vật, cảnh tượng, hoặc có khi là một tình tiết của cốt truyện.

– Đọc Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, chúng ta mãi không thể quên được chi tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm. Sau khi được chú Năm ủng hộ, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, chị em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đáo. Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Cúng má, cơm nước xong, mấy

(6)

chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.

2.3 Cảm nhận đoạn văn

a. Tình thương mẹ sâu sắc, tình chị em cảm động

– Chỉ trong gần một nửa trang giấy nhưng đoạn văn trên đã gây xúc động sâu sắc cho người đọc. Xúc động bởi đoạn văn đã chạm tới một miền tâm tưởng thuộc thế giới tâm linh của người Việt. Trong đời sống tinh thần, người Việt tin rằng có một thế giới khác, thế giới mà con người sẽ trú ngụ sau khi dời khỏi chốn dương gian. Quan niệm như vậy cho nên họ luôn cho rằng con người đã chết chỉ thác về xác còn linh hồn thì vẫn tinh anh. Linh hồn vẫn có thể đi về giữa hai thế giới ấy. Từ đó người Việt lập ra bàn thờ để cúng người đã khuất. Bàn thờ trở thành nơi gặp gỡ của vong linh người đã khuất với những người thân trong gia đình.

– Trong buổi sáng trước giờ lên đường tòng quân, hai chi em Chiến, Việt đã cho mượn hoặc đem cho hết đồ đạc trong nhà, riêng bàn thờ má thì đem gửi. Điều đó chứng tỏ bàn thờ má là những gì thiêng liêng nhất trong cuộc sống mà hai chị em đều trân trọng, giữ gìn, nâng niu. Quên hương, đất nước, Tổ Quốc trước hết thể hiện ở nơi bàn thờ. Phải chăng, đó còn là lời nhắn nhủ: thế hệ trước đã hi sinh, nhưng họ sẽ sống mãi trong lòng những đứa con, sẽ luôn là lời nhắc nhở thế hệ sau phải tiếp nối truyền thống:

Nước chúng ta

Nước của những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Má mất nhưng trong giờ phút khiêng bàn thờ má đem gửi, hai chị em cảm nhận được sự hiện diện gần gũi của má đâu đây. Hai chị em dường như đang nói cùng má: Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Những cảm nhận của hai chị em Chiến, Việt cho ta hiểu đã không còn khoảng cách của hai thế giới của người còn sống và người đã khuất. Những đứa con đã thấy hình bóng mẹ trở về trong tâm tưởng, trong không gian thoảng mùi hoa cam. Và hình như còn có cả bước chân lội đồng bì bõm của má trên con đường quen thuộc xưa má đi và nay hai chị em đang bước qua.

 Đoạn văn xúc động bởi tác giả cho chúng ta tin rằng đã có một cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai chị em Chiến, Việt và người mẹ đã khuất. Còn cuộc gặp gỡ nào cảm động hơn cuộc gặp gỡ ấy!

(7)

b. Tình yêu nước gắn liền lòng căm thù giặc cướp nước

– Đoạn văn còn xúc động bởi vì nó nhắc tới và miêu tả một trạng thái cảm xúc rất khó diễn tả thành lờ đó là niềm căm thù. Chưa bao giờ Việt thấy rõ như thế - mối thù thằng Mĩ. Mối thù ấy có thể “rờ thấy được”, vì nó đang đè nặng trên vai, có thể cân đong được.

Bàn thờ má đã “vật chất hóa” cái vốn vô hình đó là mối thù đối với thằng giặc đã giết ba má Việt. Nếu không có bom đạn của kẻ thù thì giờ này Việt sẽ được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn.

Nếu không có bom đạn của quân cướp nước thì giờ này đâu có bàn thờ má nặng trên vai.

Cảm nhận sức nặng của bàn thờ chính là hiểu được gánh nặng của mối thù phải trả. Hai chị em Chiến, Việt đã đi qua những trận đánh khốc liệt chính là từ những cảm nhận cụ thể này về mối thù sâu nặng của gia đình đối với kẻ thù xâm lược.

– Như vậy, đoạn văn của Nguyễn Thi đã nói lên một cách cô đọng nhất, hình ảnh nhất về cuộc chiến đấu của dân tộc: có yêu thương thì có căm thù, người đã mất nhưng mối thù ở lại đang lên tiếng đòi phải trả. Dân tộc Việt Nam bước đến ngày khải hoàn chính từ những nỗi yêu thương, những niềm căm thù cụ thể đó. Chị em Chiến, Việt dáng vóc khỏe, to, dang cả thân người lên nhấc bổng bàn thờ má. Nghĩa là thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành.

Những đứa con trong gia đình đã đủ sức để bay xa, xa hơn cha mẹ. Để họ đưa truyền thống ấy hòa vào biển lớn của dân tộc.

2.4 Nhận xét và đánh giá

– Đoạn văn trên với lối kể chuyện tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật: Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò:

+ Chị Chiến vừa giống má, vừa tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi, trưởng thành: hai bắp tay tròn vo, thân người to và chắc nịch, nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên.

+ Nhân vật Việt có quyết tâm đánh giặc trả thù cho ba má và có niềm tin chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Có lòng căm thù giặc sâu sắc: từ nhỏ đã nung nấu lòng căm thù, lúc này khi khiêng bàn thờ má. Việt càng cảm nhận rõ: mối thù thằng giặc Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai. Sắp xa chị Chiến, Việt thấy thương chị nhiều hơn: Việt thấy chị giống y như má, nhất là khi nghe tiếng chân chị bịch bịch phía sau. Lúc này Việt thấy rõ lòng mình và ý thức được mục đích đi bộ đội của mình.

– Lối kể chuyện lôi cuốn, có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ qua hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má trên con đường hồi trước má vẫn đi. Đó là con đường thân quen men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, gợi hình ảnh người má đã tần tảo lội hết đồng này sang bưng khác.

(8)

– Chất sử thi hiện lên ngay trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, đậm màu sắc Nam Bộ, gọn gàng, giản dị, thiên về mô tả hành động, thể hiện tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ.

3. Kết bài

– Đoạn văn đã khắc họa được vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm của Chiến và Việt – những con người giàu lòng yêu quê hương đất nước. Chính sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và đất nước đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam. Trong tâm hồn Chiến và Việt, tình cảm đối với gia đình và quê hương là động lực để họ ra đi chiến đấu.

Hiện thực cách mạng gay gắt cho thấy vận mệnh dân tộc, giai cấp trở thành vấn đề của mỗi gia đình, mỗi cuộc đời.

– Nhà văn đã chọn lọc chi tiết tiêu biểu, giọng văn tự nhiên giàu cảm xúc để nói về Chiến và Việt – người thanh niên trẻ, người chiến sĩ trẻ giữa vùng sông nước đất phương Nam, đã đi vào tác phẩm như một hình tượng nghệ thuật sống, con người mang nặng tình với gia đình, với quê hương, đất nước mãi mãi là vẻ đẹp của tuổi trẻ đất phương Nam thời chống Mĩ. Vì Chiến và Việt đã biết:

Hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời.

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm) Đọc đoạn văn, ấn tượng sâu sắc còn lại là nghĩa tình đối với quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa (Việt Bắc – Tố Hữu).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nguyễn Minh Châu khi bàn về tình huống truyện đã từng phát biểu: "...những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một

+ Qua "Việt Bắc" nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu trong chặng đường thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2017) để thấy điểm gặp gỡ trong quan niệm

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có

Trong một gia đình, bố mẹ sinh được 4 đứa con trai với 4 kiểu hình khác nhau: một đứa chỉ bị mù màu, một đứa chỉ bị teo cơ , một đứa bình thường , một đứa bị

“Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam” và

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một) Nhận xét về chất liệu văn học được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng trong đoạn thơ trên.. ---Hết---