• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường: THCS Yên Thọ Tổ: KHXH

Họ và tên giáo viên:

Vũ Thị Minh Trang KHI CON TU HÚ

Môn học: Tự chọn văn; Lớp: 8A, 8B, 8C Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.

- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).

- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.

2. Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước, kiên cường – Tố Hữu;

- Năng lực giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tâm tư uất ức, ngột ngạt của người tù cách mạng đang bị giam cầm, từ đó càng hiểu sâu sắc hơn lí tưởng, niềm khát khao độc lập, tự do

b) Năng lực riêng:

- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học: Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù. Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

3. Phẩm chất

(2)

- tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, khát khao cuộc sống tự do và đấu tranh vì tự do vì hòa bình.

4. Các ND tích hợp:

- GD KNS:

+ KN tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước, kiên cường – Tố Hữu;

+ KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về tâm tư uất ức, ngột ngạt của người tù cách mạng đang bị giam cầm, từ đó càng hiểu sâu sắc hơn lí tưởng, niềm khát khao độc lập, tự do;

- GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị tù đày và tình yêu nước, ý chí sắt son vì đất nước của người chiến sĩ cách mạng.

- GD môi trường: qua bức tranh thiên nhiên mùa hè ở vùng quê thật là đẹp:rộn ràng âm thanh, đậm đà màu sắc đã cho thấy tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương của tác giả. Hãy bảo vệ để có được một môi trường tự do, đẹp đẽ ấy của quê hương, đất nước.

- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, sống có lý tưởng, khát khao cuộc sống tự do và đấu tranh vì tự do vì hòa bình.

5. Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Bá Thế lớp 8A: Hiểu được

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.

- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).

- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

(3)

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh).

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1:

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (TG: 5p) a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

b. Nội dung hoạt động

- Kích thích HS tìm hiểu về tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ trẻ đang hoạt động cách mạng sôi nổi bị bắt giam...

c. Sản phẩm học tập

- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d. Tiến trình hoạt động:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

? Kể tên một bài thơ em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS của tác giả Tố Hữu?

? Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của bài thơ ấy?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân - Giáo viên: gợi dẫn

(4)

- Dự kiến sản phẩm:

+ Bài thơ “Lượm” trong Ngữ văn 6

+ Bài thơ được sáng tác năm 1949 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

Bằng sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm, tác giả đã khác họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi...

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét.

->Giáo viên dẫn vào bài: Tố Hữu là nhà thơ hàng đầu trong phong trào thơ ca Cách Mạng Việt Nam. Mỗi chặng đường Cách mạng, chặng đường đời của tác giả đều đi song song với chặng đường thơ. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu một sáng tác trong thời kì đầu hoạt động Cách mạng của nhà thơ khi ông còn rất trẻ để hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như tài năng thơ ca đặc sắc của Tố Hữu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (TG: 40P) a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về văn bản

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? HS hoạt động cặp đôi hoàn thiện phiếu HT Tác giả

Hoàn cảnh sáng tác Xuất xứ

(5)

PTBĐ chính Bố cục Nội dung Nghệ thuật

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh hoàn thiện phiếu HT

Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Bá Thế lớp 8A: tham gia hđ cặp đôi hoàn thiện phiếu HT.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày, HS khác nhận xét đánh giá.

+ Dự kiến sản phẩm

Tác giả - Tố Hữu ( 1920 – 2002 ), tên thật Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế.

- Giác ngộ lý tưởng cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên.

- Thơ ông trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

Hoàn cảnh sáng tác Sáng tác tháng 7/1939 khi tác giả bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Xuất xứ In trong tập thơ “Từ ấy” (phần 2)

Thể thơ Lục bát

PTBĐ chính Biểu cảm

Bố cục 2 phần

6 câu đầu: Cảnh đất trời vào hè 4 câu cuối: Tâm trạng người tù

Nội dung Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, lòng yêu lí tưởng, khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ Cách mạng trong hoàn cảnh tù đày

Nghệ thuật - Viết theo thể thơ lục bát mượt mà, uyển chuyển

(6)

- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc

- Sử dụng các biện pháp tu từ tạo tính thống nhất của văn bản và đối lập giữa cuộc sống tự do bên ngoài với bên trong ngục tù.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án..

Tiết 2:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (TG: 20p)

a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung: HS sử dụng kiến thức của mình để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

…”

(Ngữ văn 8- tập 2)

Câu 1: Trong câu "ta nghe hè dậy bên lòng", biện pháp tu từ nào đã được sử dụng.

Câu 2: Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

Câu 3: Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

(7)

Dự kiến trả lời

Câu 2: Trong câu "ta nghe hè dậy bên lòng", biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng, cụ thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 3: Các câu cảm thán:

- Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

- Ngột làm sao, chết uất thôi

- Tác dụng:Câu cảm thán đó dùng để bộc lộ cảm xúc ngột ngạt, uất ức khi bị giam cầm và mong muốn thoát khỏi ngục tù của nhà thơ

Câu 4:

- Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài

- Thúc giục đến da diết, khắc khoải như giục giã, thôi thúc khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy đau khổ, bực bội muốn vượt ra ngoài, thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chữa 1-2 phiếu, cho điểm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (TG: 24p)

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS viết đoạn văn c) Sản phẩm: Đoạn văn của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn từ 8-10 câu cảm nhận về đoạn thơ trong phần luyện tập

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

(8)

GV gợi ý:

Mở đoạn: (Giới thiệu vấn đề) Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khát khao tự do của nhà thơ.

Triển khai:

- Tâm trạng người tù được thể hiện trực tiếp.

- Nghệ thuật:

+Động từ mạnh (đạp tan phòng, chết uất), từ ngữ cảm thán (thôi, làm sao).

+Nhịp điệu câu thơ ngắt bất thường: nhip 6/2 (mà chân muốn đập tan phòng / hè ôi), nhịp 3/3 (Ngột làm sao / chết mất thôi).

+ tương phản đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, ẩn dụ…

-ND: sự khao khát đến tột cùng cuộc sống tự do, muốn thoát khỏi căn phòng giam tù ngục của người tù.

Kết đoạn:

- Đánh giá thành công đặc sắc của đoạn thơ

- Liên hệ bản thân (nhận thức, thái độ, hành động cụ thể…) - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS nhận xét, đánh giá, GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà (1p) - Hoàn thành bài tập

- Chuẩn bị bài mới: “Tức cảnh Pác Bó”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại

1.Kiến thức : Giúp HS nắm được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông - Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh tam

Nắm được cạnh đối diện với góc tù (góc vuông) trong tam giác tù (tam giác vuông) là cạnh lớn

Từ một điểm B nằm ngoài đường thẳng a có thể kẻ được vô số đường vuông góc và đường xiên đến.. đường

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh thực hiện việc vẽ các đường phân giác mỗi góc trong tam giác và đư ra dự đoán.. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực