• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kể lại bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo lời của cậu bé lớp 4 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kể lại bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo lời của cậu bé lớp 4 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kể lại bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca theo lời của cậu bé lớp 4

Bài tham khảo 1

Đến bây giờ, tôi vẫn còn thấy ân hận khi biết mình đã làm một việc sai trái. Tôi đã thất hứa với ông và cả mẹ nữa. Mong rằng sau khi nghe xong câu chuyện của tôi, các bạn đừng để người nuôi dạy mình phải thất vọng vì mình như tôi nhé! Chuyện là thế này:

Năm ấy, tôi lên 9 tuổi, sống với mẹ và ông nội ở một ngôi nhà nhỏ gần bờ sông Von-ga. Những người hàng xóm thân thiện thường đến nhà tôi chơi nên căn nhà lúc nào cũng vang lên tiếng cười đùa vui vẻ.

Một buổi chiều, đang tắm mát cho nụ hồng tươi tắn trước cửa nhà, tôi thấy ông nói với mẹ:

- Bố khó thở lắm...!

Mẹ vội vàng đỡ ông nằm xuống giường rồi bảo tôi đi mua thuốc. Vâng lời mẹ, tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường đi, tôi gặp Tom và Nick cùng mấy đứa bạn trong làng đang chơi bóng đá. Nhìn thấy tôi, bọn chúng gọi: “Ê! nhập cuộc chứ An-đrây-ca!”. Tôi thầm nghĩ: “Hay mình cứ chơi độ 5 phút rồi mới đi, chắc chẳng sao đâu”. Đắn đo một lát rồi tôi cũng quyết định nhập cuộc.

Chơi một lúc lâu, tôi mới sực nhớ lời mẹ dặn. Tôi chạy như bay tới cửa hàng để mua thuốc cho ông.

Vừa bước vào nhà, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra, ông đã mất. Ôi! Nỗi buồn khủng khiếp khi mất người thân sao cứ dâng lên trong lòng tôi. Vậy là từ nay, tôi không được nhìn thấy gương mặt hiền hậu, đẹp lão của ông nữa. Không thể kìm nén được nỗl xúc động, tôi bật khóc và kể cho mẹ nghe mọi chuyện đã làm. Mẹ ôm lấy tôi an ủi:

- An-đrây-ca của mẹ, con không có lỗi, chẳng có thuốc nào cứu nổi ông đâu.

Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

(2)

Nhưng tôi không nghĩ rằng mẹ đã nói đúng, cả đêm đó, tôi ngồi dưới gốc cây táo ông trồng và tự dằn vặt về lỗi lầm của mình.

Bài tham khảo 2

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

Bài tham khảo 3

Các bạn thân mến của tôi. Tôi là An-đrây-ca. Tôi xin kể với các bạn một câu chuyện của tôi mà cho mãi đến bây giờ nó vẫn cứ dằn vặt tôi, vì tôi là một kẻ có lỗi trong chuyện này.

Hồi ấy, tôi mới lên chín, sống với mẹ và ông. Ông tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Vào một buổi chiều nọ, ông tôi nói với mẹ tôi rằng: “Con ơi! Bố thấy khó thở lắm!”. Nghe ông tôi nói vậy, mẹ tôi liền bảo tôi đi mua thuốc cho ông uống.

Tôi nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường tôi gặp mấy đứa bạn thân, chúng rủ tôi cùng đá bóng. Tôi nhập cuộc và say sưa chơi bóng cùng chúng bạn đến khi sực nhớ lời mẹ dặn tôi vội vàng chạy đi mua thuốc.

(3)

Các bạn biết không? Khi tôi vừa mới bước vào phòng ông nằm. Tôi thấy mẹ tôi đang gục xuống người ông khóc nức nở. Ông tôi đã qua đời. Tôi hốt hoảng, hai chân khuỵu xuống. Tôi nghĩ “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. Tôi òa khóc và kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ tôi xoa đầu tôi, an ủi.

– An-đrây-ca, con không có lỗi trong chuyện này! Chẳng có thuốc nào cứu được ông cả. Ông con mất khi con vừa mới bước ra khỏi nhà.

Có thể ông tôi mất là do tuổi già sức yếu nhưng dù sao đôi với tôi, hành động mải chơi của mình và cái chết của ông tôi, mãi làm tôi dằn vặt, ray rứt suốt đời, các bạn ạ!

Bài tham khảo 4

Mặc dù đã lớn khôn, nhưng lòng tôi không khỏi chua xót mỗi khi nhớ đến câu chuyện năm tôi lên 9 tuổi. Chuyện là thế này:

Khi ấy tôi sống cùng với mẹ và ông vì bố tôi mất đã lâu. Ông tôi đã 96 tuổi rồi nên rất yếu.

Một buổi chiều, khi đang chơi tha thẩn quanh giường ông, tôi bỗng nghe tiếng ông gọi mẹ: “Bố khó thở lắm!..” Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc còn mẹ sẽ ở lại với ông. Tôi vội chạy đi ngay không chút chậm trễ. Nhưng dọc đường tôi gặp Rô-béc-tô, Mi-chi-a và Hen-ric đang chơi đá bóng rất vui. Đây là trò chơi mà tôi ưa thích nhất. Thấy tôi Mi-chi-a gọi:

- Này, vào đây chơi cùng bọn tớ đi.

- Nhưng tớ phải đi mua thuốc cho ông.

- Chơi một tẹo rồi đi có sao đâu. Hen-ric nói.

Nghe bạn nói có lý, tôi tặc lưỡi nhủ thầm: “Tí nữa mua cũng được”. Thế là tôi cùng hòa vào cuộc vui với các bạn. Chơi được một lúc, ngẩng đầu lên thì trời cũng nhập nhoạng tối, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi ba chân bốn cẳng chạy đến hiệu mua thuốc rồi mang về nhà.

(4)

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi òa khóc nức nở kể mọi chuyện cho mẹ nghe. Mặc dù mẹ đã hết lời an ủi tôi rằng tôi không có lỗi. Bởi ông đã mất ngay từ lúc tôi vừa ra khỏi nhà. Nhưng tôi vẫn không dứt khỏi ý nghĩ tại tôi mải chơi, mua thuốc về chậm mà ông mất. Cả đêm đó, tôi ngồi khóc nức nở dưới gốc táo do tay ông vun trồng.

Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thôi dằn vặt mình. Các bạn đừng như tôi kẻo phải ân hận nhé.

Bài tham khảo 5

Các bạn thân mến của tôi ạ! Tôi là An-đrây-ca kể với các bạn mẩu chuyện liên quan đến tôi mà cho đến bây giờ nó vẫn cứ dằn vặt tôi. Vâng! Tôi là một kẻ có lỗi trong chuyện này

Hồi ấy, tôi mới lên chín, sống với mẹ và ông. Ông tôi đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu. Vào một buổi chiều nọ, ông tôi nói với mẹ tôi rằng:”Con ơi! Bố thấy khó thở lắm!” Nghe ông nói thế, mẹ tôi bảo tôi ra phố mua thuốc cho ông. Tôi nhanh nhẹn đi ngay. Ra đường, tôi gặp mấy đứa bạn thân rủ chơi bóng. Tôi nhập cuộc ngay.Giữa chừng tôi sực nhớ ra phải đi mua thuốc, vội vàng chạy đi mua mang về cho mẹ.

Khi tôi về, tôi thấy mẹ gục bên người ông khóc nức nớ. Thì ra ông tôi đã qua đời. Tôi hốt hoảng bồn chồn. Tôi nghĩ:”Chỉ vì mình mải chơi mua thuốc về chậm lên ông mất”. Tôi òa khóc kể hết mọi chuyện cho me. Mẹ tôi an ủi:

– An-đrây-ca! Con không có lỗi. Chẳng có thuốc nào chữa khỏi bệnh của ông cả.Ông mất khi con vừa bước ra khỏi nhà

Có thể ông mất do tuổi già sức yếu không liên quan gì đến tôi như mẹ nói.

Nhưng dù sao đối với tôi hành động mải chơi của mình và cái chết của ông mãi làm tôi dằn vặt, day dứt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như

Và có lẽ, nhớ nhất trong tôi là những ngày cuối đời của ông, ngày ấy đã để lại trong lòng tôi một nỗi dằn vặt ray rứt không nguôi.. Hồi ấy, tôi

- Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. - ông lão nói bằng giọng khản đặc. b) Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho

Tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân mình.. Bạn cho rằng vì mình mê chơi, mua thuốc

Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa (Kết bài không mở rộng)..

Và có lẽ, nhớ nhất trong tôi là những ngày cuối đời của ông, ngày ấy đã để lại trong lòng tôi một nỗi dằn vặt ray rứt không nguôi.. Hồi ấy, tôi

- KL: Trong trường học có rất nhiều hoạt động mới mà chúng ta phải làm quen như: Chào hỏi thầy, cô giáo; làm quen với các bạn mới; học tập theo tiết học; đi học đều

Tập làm văn lớp 3: Nghe, kể: Tôi cũng như bác!. Giới thiệu hoạt động của tổ