• Không có kết quả nào được tìm thấy

(2,0 điểm) Chất rắn A màu xanh lam tan được trong nước tạo thành dung dịch

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(2,0 điểm) Chất rắn A màu xanh lam tan được trong nước tạo thành dung dịch"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

SÓC TRĂNG Năm học 2017-2018

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: HOÁ HỌC - Lớp 9

(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề) Ngày thi: 10/02/2018

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Đề thi này có 02 trang

Bài 1: (5,0 điểm)

1. (3,0 điểm) Tìm các chất tương ứng với các kí hiệu: A, B, C, D, E, F (A là thành phần chính của khí thiên nhiên) và viết phương trình phản ứng hóa học thực hiện các chuyển đổi theo sơ đồ sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)

A (1)

B

(6) F (7)

Poli(vinyl clorua) (2)

C (3)

D (4)

E (5)

Etyl axetat Polietilen

(8)

2. (2,0 điểm) Chất rắn A màu xanh lam tan được trong nước tạo thành dung dịch. Khi cho thêm NaOH vào dung dịch đó tạo ra kết tủa B màu xanh lam. Khi nung nóng chất B tạo thành chất C có màu đen. Nếu sau đó tiếp tục nung nóng C trong dòng khí H2 thì tạo ra chất rắn D màu đỏ. Chất rắn D tác dụng với một axit vô cơ đậm đặc tạo ra dung dịch của chất A ban đầu. Xác định các chất A, B, C, D. Viết tất cả các phản ứng hóa học xảy ra.

Bài 2: (5,0 điểm)

1. (3,0 điểm) Cho hỗn hợp A gồm Zn, Fe vào dung dịch B gồm Cu(NO3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xảy ra, thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Xác định các chất trong C và D. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

2. (2,0 điểm) Có 4 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn: một mẫu phân kali là KCl, một mẫu phân lân là Ca3(PO4)2, hai mẫu phân đạm là NH4NO3 và (NH4)2SO4. Chỉ dùng thêm nước và một chất khác hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên và viết các phương trình hóa học xảy ra.

(2)

Bài 3: (5,0 điểm)

Hoà tan 21,855 gam hỗn hợp gồm 3 muối: cacbonat, hiđrocacbonat, clorua của một kim loại kiềm (có hóa trị I) vào một thể tích dung dịch HCl 10,52% (D = 1,05g/ml) lấy dư, được dung dịch A và 8,8 gam khí B. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau.

- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 34,44 gam kết tủa.

- Phần 2: Cho phản ứng vừa đủ với 62,5 ml dung dịch KOH 0,8M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 14,84 gam muối khan.

a) Xác định kim loại kiềm.

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.

c) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Bài 4: (5,0 điểm)

Cho hợp chất hữu cơ Y chứa C, H, O. Đốt cháy hết 0,2 mol Y bằng lượng vừa đủ 8,96 lít O2 (đktc). Cho toàn bộ lượng các sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng 100 gam dung dịch H2SO4 96,48% (dư), bình 2 đựng lượng dư dung dịch KOH và toàn bộ các sản phẩm cháy đó bị hấp thụ hết. Sau thí nghiệm, ta thấy nồng độ của dung dịch H2SO4 ở bình 1 là 90%, ở bình 2 có 55,2 gam muối được tạo thành.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của Y. Biết rằng Y tác dụng được với dung dịch NaHCO3 thấy giải phóng ra khí CO2.

c) Viết các phương trình phản ứng giữa Y và các chất sau (nếu có xảy ra):

Cu, Zn, CuO, SO2, Cu(OH)2, Na2CO3.

(Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn của NXB Giáo dục) --- HẾT ---

Họ tên thí sinh: ... Số báo danh: ...

Chữ ký của Giám thị 1: ... Chữ ký của Giám thị 2: ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thủy phân phần hai với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng sản phẩm sinh ra tác dụng với một lượng H 2 dư (Ni,t 0 ) đến khi

Cho A rác dụng với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 3,6gam hỗn hợp 2 oxit.. Phần trăm khối lượng Mg trong

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột1. - Xenlulozơ là chất rắn

a) Zn tan dần, dung dịch CuCl 2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm. d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào

Câu 22: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhômA. Al tác dụng với CuO

A. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1)

Dãy chất nào sau đây tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng chất khí.. Dãy chất nào sau đây tác dụng với

Câu 17: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:A. Quỳ