• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ HÀNG NGÀY THÁNG 10/2021

TUẦN 6

Thứ 5 ngày 14/10/2021 tại lớp MG 4 tuổi B3 TÊN HOẠT ĐỘNG: LQV TOÁN

“Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ trong phạm vi 2”

Hoạt động bổ trợ: Đồng dao “Lộn cầu vồng”

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Củng cố đếm đến 2, nhận biết chữ số 2.

- Trẻ biết cách tách 1 nhóm 2 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn (1 - 1) 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng xếp và đếm cho trẻ.

- Phát triển cho trẻ khả năng tư duy.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Mâm ngũ quả có 5 loại quả: 2 quả dưa hấu, 2 quả hồng, 2 quả lựu, 2 quả na và 2 quả bưởi.

- Mỗi trẻ 1 rổ lô tô gồm 2 quả bưởi, thẻ số 1 - 2.

- Một số loại quả có số lượng 1, 2, 3, thẻ số 1, 2, 3, đĩa để chơi trò chơi.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức , giới thiệu bài :

- Các con ơi! Biết lớp mình học rất ngoan, rất giỏi, nên hôm qua các mẹ đã gửi tặng cho các con một món quà, hãy cùng cô khám phá xem món quà đó là gì nhé!

- Cô mời đại diện mỗi tổ một trẻ lên mở hộp quà.

Đàm thoại:

+ Các mẹ đã tặng chúng mình món quà gì?

- Trẻ quan sát.

- Trẻ lên mở hộp quà.

(2)

- Mâm ngũ quả có những loại quả gì?

- Mâm ngũ quả nhìn như thế nào?

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1: Ôn đếm đến 2, nhận biết số 2.

- Cho trẻ đếm số quả từng loại trong mâm ngũ quả và chọn thẻ số tương ứng đặt vào (quả dưa hấu, quả hồng, quả lựu, quả na và quả bưởi).

2.2. Hoạt động 2: Tách 2 đối tượng thành các nhóm nhỏ trong phạm vi 2.

* Chia tách mẫu:

- Các con hãy hướng lên bảng xem cô có tất cả bao nhiêu quả bưởi? (cho trẻ đếm và chọn thẻ số tương ứng). Từ 2 quả bưởi này, bạn nào có thể tách thành 2 nhóm nhỏ? (gọi 2,3 trẻ).

- Kiểm tra cách tách của trẻ.

- Hỏi trẻ đưa ra kết luận gì?

- Cô kết luận: 2 quả bưởi tách ra được 1 quả bưởi và 1 quả bưởi (cho trẻ đếm số táo từng nhóm, đặt thẻ số).

- Cho trẻ nói lại: 2 quả bưởi tách ra được 1 quả bưởi và 1 quả bưởi.

* Trẻ thực hiện:

- Cho trẻ lấy rổ có chứa quả bưởi và thẻ số.

- Cho trẻ lấy toàn bộ số bưởi trong rổ xếp ra bảng.

- Cho trẻ đếm số lượng quả bưởi vừa xếp và đặt thẻ số tương ứng.

- Cho trẻ tách 2 quả bưởi ra thành 2 nhóm nhỏ:

tách một nhóm có 1 quả bưởi, nhóm còn lại còn mấy quả bưởi? (1 quả táo – đặt thẻ số 1).

- Cô kiểm tra kết quả của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện.

- 1 mâm ngũ quả.

- Quả dưa hấu, quả hồng, quả lựu, quả na và quả bưởi

- Trẻ trả lời theo cảm nhận.

- Trẻ đếm và chọn thẻ số.

- Trẻ quan sát, đếm: có 2 quả bưởi.

- Trẻ tách.

- Cùng cô kiểm tra.

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ nói: 2 quả bưởi tách ra được 1 quả bưởi và 1 quả bưởi.

- Trẻ lấy rổ.

- Trẻ xếp bưởi ra bảng.

- Trẻ đếm và chọn thẻ số 2.

- Trẻ tách.

- Cùng cô kiểm tra kết

(3)

- Cho trẻ gộp lại và đếm số bưởi vừa gộp.

- Vừa rồi các con đã tách nhóm đối tượng có số lượng 2 thành 2 nhóm nhỏ. Bây giờ các con hãy tập trung suy nghĩ thật nhanh để trả lời câu hỏi của cô nhé!

- Có mấy cách tách nhóm 2 quả táo thành 2 nhóm nhỏ?

- Đó là cách nào?

2.3. Hoạt động 3: Luyện tập * Trò chơi 1: “Đôi bạn”:

- Chách chơi: Cho 2 trẻ cầm tay nhau chơi “Lộn cầu vồng”. Khi cô giơ bảng có ghi “1 – 1” thì 2 bạn sẽ tách ra theo đúng yêu cầu.

- Cho trẻ chơi 2,3,lần.

+ Lần 1: chọn đôi theo ý thích + Lần 2: đổi bạn

+ Lần 3: đôi bạn trai/ gái

Sau mỗi lần chơi, cho trẻ kiểm tra kết quả chơi.

Sau đó cô khái quát.

* Trò chơi 2: “Cùng nhau thi tài”:

- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội chơi, lần lượt trẻ của 3 đội lên lấy loại quả có số lượng 2 tách ra và để vào 2 đĩa khác nhau, sau đó đếm số quả trên đĩa và đặt thẻ số tương ứng, thời gian chơi là một bản nhạc. Kết thúc, đội nào xếp quả đẹp và đúng theo yêu cầu nhất thì đội đó thắng cuộc.

- Cho trẻ chơi.

- Sau khi chơi xong, cô kiểm tra kết quả từng đội, nhận xét, tuyên dương động viên trẻ.

- Hỏi lại trẻ tên bài học.

3. Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

quả.

- Trẻ gộp và đếm.

- Trẻ lắng nghe.

- Có một cách tách nhóm 2 quả bưởi thành 2 nhóm nhỏ.

- 2 quả bưởi tách ra được 1 quả bưởi và 1 quả bưởi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Cùng cô kiểm tra kết quả chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Cùng cô kiểm tra kết quả chơi.

- Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ trong phạm vi 2.

(4)

TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích: “Cho trẻ đi tham quan nhà bếp”

Trò chơi vận động: Chơi trò “Mèo đuổi chuột”

Chơi theo ý thích: “Chơi với đồ chơi ngoài trời”

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.

- Trẻ biết công việc của cô cấp dưỡng.

- Biết cách chơi trò chơi và hứng thú tham gia chơi.

2. Kỹ năng:

- Giáo dục trẻ ăn các món ăn và ăn hết xuất ăn

- Rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn qua các trò chơi.

- Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.

3. Thái độ:

- Biết yêu quý, kính trọng các cô.

- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Chơi đoàn kết với nhau.

II. Chuẩn bị:

- Câu hỏi trò chuyện đàm thoại với trẻ.

- Một số đồ dùng để trẻ chơi trò chơi tự do: Phấn, vòng, đá sỏi, bóng...

III. Tiến trình hoạt động:

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động có chủ đích:

“Cho trẻ đi tham quan nhà bếp”

- Cô giới thiệu với trẻ buổỉ dạo chơi ngoài trời hôm nay là chúng ta sẽ đếnthăm quan nhà bếp.

- Cô dẫn trẻ đến nhà bếp và gợi ý để trẻ quan sát nhà bếp

+ Trong nhà bếp có những ai?

+ Các cô cấp dưỡng đang làm gì?

+ Cô cấp dưỡng cần có những đồ dùng, dụng cụ gì để nấu ăn?

- Trẻ trả lời

(5)

+ Cô cấp dưỡng nấu rất nhiều các món ăn ngon cho các con vậy các con phải làm sao?

- GD trẻ yêu quý cô cấp dưỡng và ăn hết xuất ăn của mình. Khi ăn không làm rơi vãi cơm, thức ăn.

- Cô dẫn trẻ ra tập trung ở sân và trò chuyện lại cùng trẻ: Cm vừa được thăm quan ở đâu? Có ai? Cô cần những đồ dùng gì?

- Cô khen trẻ

2. Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”

- Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

+ Trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn.

+ Chọn hai trẻ, một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột.

+ Chuột đứng trong vòng tròn, mèo đứng ngoài. Trò chơi bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa mèo và chuột.

- Mèo nói: Ta là mèo đây.

- Chuột nói: Ta là chuột đây.

- Mèo nói: Ta sẽ bắt chuột.

- Chuột nói: Bắt ta sao được.

Lời thách cuối cùng của chuột, chính là dấu hiệu bắt đầu cuộc chơi. Lúc này mèo đuổi bắt chuột, chuột phải luồn lách chui qua vòng tròn để lẩn tránh không cho mèo bắt. Nếu mèo bắt được chuột, 2 trẻ đổi vai trò cho nhau. Nếu mèo không bắt được chuột, sau một thời gian chơi quy định sẽ thay 2 trẻ khác làm mèo và chuột.

- Mèo không được chặn đầu đường chuột.

- Mèo phải chạy, tìm theo đúng đường chuột chạy, không được bỏ sót những chỗ chuột đã đi qua.

- Trẻ làm vòng tròn tạo điều kiện cho chuột chạy và gây khó khăn cho mèo đuổi bằng cách nâng tay lên, hạ tay xuống.

- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần

- Cô nhận xét kết quả chơi của trẻ.

3. Chơi tự chọn “Chơi với đồ chơi ngoài trời”

- Các con thấy cô còn chuẩn bị được đồ chơi gì nữa?

- Cô còn chuẩn bị rất nhiều đồ chơi cho các con chơi nữa như: Lá cây, cành cây, hột hạt, cát, sỏi, vỏ sò, vỏ ốc, bóng hơi, vòng thể dục…

- Chú ý nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi

- Trẻ chơi

- Nhận xét kết quả chơi -Trẻ trả lời

- Trẻ chơi theo ý thích

(6)

- Ngoài ra ở sân trường có rất nhiều đồ chơi như Nhà bóng, đu quay,... Bây giờ ai thích chơi với đồ chơi gì thì chúng mình ra chơi với đồ chơi đấy nào.

- Cô cho trẻ chơi.

- Trong khi trẻ chơi cô bao quát chú ý theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3 Kết thúc

- Gần hết giờ cô tập chung trẻ lại điểm lại sĩ số nhận xét giờ chơi.

- Cho trẻ cất đồ dùng cùng cô rồi trẻ đi rửa tay, xếp hàng cho vào lớp.

Thứ 6 ngày 15/10/2021 tại lớp MG 5 tuổi A4 TÊN HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH

Thiết kế trang phục của bé từ những nguyên liệu khác nhau(Stem) Hoạt động bổ trợ:

* Science (Khoa học): Khám phá về các nguyên vật liệu

* Technology (Công nghệ):

- Sử dụng loa, máy tính, keo dính, kéo, thước, phấn…

* Engineering (Kỹ thuật): Thiết kế các bộ trang phục từ các nguyên vật liệu khác nhau.

* Arts (Nghệ thuật): Tạo ra sản phẩm đẹp.

* Maths (Toán học): Phân biệt hình dạng, độ dài. Số nguyên vật liêu, số mảnh…

I. Mục đích – Yêu cầu:

1. Kiến thức

- Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu mà trẻ yêu thích để thiết kế trang phục - Trẻ biết được tên và đặc điểm các chất liệu khác nhau từ những nguyên vật liệu khác nhau: Giấy màu, giấy báo, túi bóng...

2. Kỹ năng:

- Quan sát, chia sẻ, thảo luận, hợp tác.

- Rèn kỹ năng tưởng tượng, tư duy sáng tạo - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.

(7)

- Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.

- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.

- Tôn trọng sản phẩm làm ra.

II. CHUẨN BỊ

1.Địa điểm tổ chức: Trong lớp học 2. Đội hình dạy trẻ:

- Đội hình ngồi theo nhóm 3. Đồ dùng:

* Đồ dùng của cô và trẻ:

- Ti vi, máy tính. Nhạc một số bài hát - Một số trang phục của cô thiết kế - Kí hiệu tên của trẻ

- Giấy màu, giấy báo, túi bóng...

- Phấn màu, kéo, keo dán, băng dính…

- Bàn thấp để trẻ ngồi theo nhóm 4-6 bàn - Một số bản thiết kế sẵn

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Thu hút

- Đặt vấn đề: Cô trò chuyện cùng trẻ về các trang phục của bạn trai và bạn gái.

- Đưa ra câu hỏi:

+ Đây là trang phục của bạn trai hay bạn gái?

+ Trang phục của bạn trai có đặc điểm gì?

+ Trang phục của bạn gái có đặc điểm gì?

Có rất nhiều các trang phục được thiết kế khác nhau và sử dụng chất liệu cũng khác nhau vậy hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tự thiết kế cho mình một bộ trang phục nhé!

Hoạt động 2: Khám phá

*S: Science (Khoa học):

- Cho trẻ xem hình ảnh và video về các trang phục được thiết kế từ các nguyên vật liệu khác nhau.

- Trò chuyện với trẻ:

+ Bộ trang phục này sử được may bằng những nguyên vật liệu

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.

(8)

gì?

+ Để may được bộ trang phục như thế này các con sẽ làm như thế nào?

*T: Technology – Công nghệ:

+ Để thiết kế được những bộ trang phục đẹp thì các con sẽ phải sử dụng các dụng cụ gì?

*E: Engineering - Chế tạo:

- Nhóm con sẽ may trang phục gì?

- Con sẽ chọn nguyên vật liệu gì để may trang phục của con?

- Các con làm như thế nào?

- Khi vẽ và cắt xong rồi thì làm thế nào các con nối liền các mảnh lại với nhau?

- Khi đã tạo được hình dáng của cái váy rồi thì các con sẽ làm gì để cho váy thêm đẹp?

*A: Arts – Tạo hình: Trẻ đưa ra bản thiết kế đã chuẩn bị sẵn, tự thảo luận nhóm và lựa chọn 1 bản thiết kế phù hợp với yêu cầu để làm bản vẽ chung.

- Kỹ năng tạo hình: Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét cong…

*M: Mathematic - Toán:

+ Trẻ cần biết được trang phục thiết kế của mình cần bao nhiêu mảnh, hình dạng như thế nào? Độ dài ra sao? bao nhiêu nguyên vật liệu?

Hoạt động 3: Giải thích

- Trẻ trình bày, giải thích kết quả khám phá

+ Cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả khám phá của nhóm mình về trang phục mà trẻ thiết kế:

+ Các nhóm lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn và đóng góp ý kiến bổ sung.

- Giáo viên tổng kết lại kiến thức cho trẻ hiểu:

+ Cô cho trẻ gọi tên các bộ trang phục mà trẻ đặt tên.

+ Cho trẻ cùng trải nghiệm để khám phá và củng cố kiến thức Hoạt động 4: Mở rộng

- Liên hệ thực tiễn: Các trang phục sẽ được sử dụng trong các hoạt động nào?

- Phấn, thước, kéo..

- Con may váy - Con sử dụng giấy màu

- Con làm nơ…

- Trẻ hoạt động theo nhóm.

- Trẻ trình bày kết quả khám phá của nhóm

- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ liên hệ.

(9)

- Khắc sâu kiến thức cho trẻ.

Hoạt động 5: Đánh giá

- Cho trẻ tự nhận xét, đánh giá - Các nhóm đánh giá, nhận xét nhau.

- Giáo viên nhận xét chung cả lớp

- Cho trẻ trưng bày sản phẩm vào góc STEAM

- Trẻ nhận xét, đánh giá.

HOẠT ĐỘNG GÓC Góc nghệ thuật: Vẽ thiết kế trang phục của bé.

Góc thiên nhiên: Lau lá, chăm sóc cây Góc phân vai: Phòng khám nha khoa 1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết vẽ thiết kế trang phục của bé.

- Biết thoả thuận về nội dung chơi, chủ đề chơi và phân vai chơi cho hợp lý.

- Biết tạo tình huống liên kết góc chơi và vai chơi.

- Rèn luyện khả năng khéo léo sáng tạo của trẻ trong hoạt động - Tạo cho trẻ thói quen chăm sóc cây

- Trẻ được trải nghiệm với các nguyên vật liệu từ thiên nhiên.

2. Chuẩn bị

- Các nguyên vật liệu mở: Giấy màu, giấy báo, túi bóng…

- Kéo, bút chì, màu sáp, giấy A4, giấy màu, đất nặn, keo…

- Đồ chơi bác sĩ: Kim tiêm, ống nghe, thuốc...

- Chậu hoa, cây cảnh 3. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Trò chuyện với trẻ

- Cô hỏi trẻ đã đến giờ gì? lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Là những góc chơi nào? Cô giới thiệu 3 góc sẽ chơi trong ngày và giới thiệu đồ chơi ở các góc, giới thiệu nội dung chơi ở các góc.

2. Cô giới thiệu các góc chơi

- Giới thiệu các góc chơi trong ngày, giới thiệu đồ chơi, nội dung chơi

- Trẻ kể tên các góc chơi - Trẻ lắng nghe cô

- Ghi nhớ

(10)

3. Cô cho trẻ tự chọn góc chơi:

Có rất nhiều góc chơi và đồ chơi trong các góc. Các con thích chơi ở góc nào? con hãy về góc chơi mà con thích.

4. Cô và trẻ phân vai chơi:

- Cô đến từng góc chơi giúp đỡ trẻ thoả thuận phân vai chơi trong nhóm, gợi ý một số nhiệm vụ và yêu cầu của các vai chơi cho trẻ ở trong nhóm.

5. Giáo viên quan sát hướng dẫn trẻ chơi:

- Cô đến từng góc chơi quan sát, giúp đỡ động viên trẻ chơi, gợi ý trẻ liên kết các góc chơi với nhau, tạo tình huống chơi cho trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

6. Nhận xét buổi chơi:

- Cô đến các nhóm chơi, nhận xét bạn chơi trong nhóm, cô nhận xét từng góc chơi.

- Cho trẻ đi thăm quan góc chơi và nhận xét chung, tuyên dương, động viên trẻ

7. Kết thúc:

Cho trẻ thu dọn đồ chơi và cất gọn gàng.

- Trẻ chọn góc chơi mình thích

- Trẻ nêu nội dung và yêu cầu chơi

- Trẻ nhận vai chơi, nói cách chơi.

- Trẻ tham gia vào quá trình chơi

- Trẻ nhận xét

- Trẻ đi thăm quan

- Thu dọn đdđc

(11)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quản lý bao quát trẻ trong giờ học - Cô động viên khuyến khích trẻ trả lời - Quan sát, giúp trẻ trả lời câu hỏi - Cô quan sát giúp trẻ chơi trò chơi. - Quan sát

- Quản lý bao quát trẻ trong giờ học - Cô động viên khuyến khích trẻ trả lời - Quan sát, giúp trẻ trả lời câu hỏi - Cô quan sát giúp trẻ chơi trò chơi. - Quan sát

- Cô cho trẻ về góc chơi và dặn trẻ trong khi chơi các con phải đoàn kết không tranh giành đồ chơi của bạn, chơi xong các con cất đồ dùng, đồ chơi vào giá góc.. - Cô

- Cô cho trẻ quan sát và giới thiệu với trẻ về các đồ chơi ngoài trời và giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi khi chơi không tranh nhau chơi.. * Quan

- Quản ly bao quát trẻ trong giờ học - Cô động viên khuyến khích trẻ trả lời - Quan sát, giúp trẻ trả lời câu hỏi - Cô quan sát giúp trẻ chơi trò chơi. - Quan sát

- Quản ly bao quát trẻ trong giờ học - Cô động viên khuyến khích trẻ trả lời - Quan sát, giúp trẻ trả lời câu hỏi - Cô quan sát giúp trẻ chơi trò chơi. - Quan sát

- Đầu tuần chơi 2-3 góc, cuối tuần chơi đầy đủ các góc chơitrẻ về góc chơi theo ý thích-Cô bao quát quá trình chơi của trẻ - Cô nhập vai chơi để giúp đỡ những trẻ

- Đầu tuần chơi 2-3 góc, cuối tuần chơi đầy đủ các góc chơitrẻ về góc chơi theo ý thích-Cô bao quát quá trình chơi của trẻ - Cô nhập vai chơi để giúp đỡ những trẻ