• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20:

NS: 14/1/2022

NG: Thứ 2 ngày 17 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 96. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

- Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.

- Chăm chỉ làm bài. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác. Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đua: Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đua nêu - HS khác nhận xét - HS ghi bảng 2. Hoạt động luyện tập, thực hành:(30 phút)

+ Bài 1-(SGK.T.99): Tính chu vi hình tròn có bán kính r:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm vào vở, chia sẻ kết quả

- GV chữa bài, kết luận

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi của hình tròn

+ Bài 2-(SGK.T.99):

a) Tính đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7m.

b) Tính bán kính hình tròn có chu vi C

= 18,84dm.

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu

- Tính chu vi hình tròn có bán kính r - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ Bài giải

a. Chu vi hình tròn là:

9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m) b. Chu vi hình tròn là:

4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm) c. Chu vi hình tròn là:

21

2 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm ) Đáp số: a. 56,52 m

b. 27,632dm c. 15,7cm

- HS thảo luận

- Biết chu vi, tính đường kính (hoặc bán kính)

C = d x 3,14 Suy ra:

(2)

hỏi:

+ BT yêu cầu chúng ta làm gì ?

+ Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn biết đường kính của hình tròn đó.

+ Dựa vào cách tính công thức tính chu vi hình tròn suy ra cách tính đường kính, bán kính của hình tròn.

- Cho HS báo cáo

- GV nhận xét, kết luận

- Tương tự: Khi đã biết chu vi có thể tìm được bán kính không? Bằng cách nào?

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS làm vào vở, chia sẻ - Nhận xét bài làm của HS, chốt kết quả đúng.

+ Bài 3-(SGK.T.99):

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Tính chu vi của bánh xe NTN?

- Nếu bánh xe lăn một vòng trên mặt đất thì được quãng đường dài NTN?

- Tính quãng đường xe đi được khi bánh xe lăn được 10 vòng như thế nào?

- GV yêu cầu 1 HS nêu hướng giải.

- GV nhận xét, kiểm tra kết quả.

- Củng cố tính chu vi hình tròn.

+ Bài 4-(SGK.T.99):

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Mời 1 HS nêu kết quả, giải thích cách làm.

- GV nhận xét

d = C : 3,14 C = r x 2 x 3,14 Suy ra:

r = C : 3,14 : 2 Bài giải

a. Đường kính của hình tròn là:

15,7 : 3,14 = 5 (m) b. Bán kính của hình tròn là:

18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm) Đáp số: a. 5dm b. 3dm

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,65m.

- Bánh xe lăn trên mặt đất một vòng thì được quãng đường dài đúng bằng chu vi của bánh xe.

- Lấy chu vi của bánh xe nhân với 10 - 1 HS lên bảng làm.

Bài giải a) Chu vi của bánh xe là:

0,65 x 3,14 = 2,041 (m) b) Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:

2,041 x 10 = 20,41 (m)

Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là:

2,041 x 100 = 204,1 (m) Đáp số: a) 2,041m b) 20,41m 204,1 m - 1HS đọc yêu cầu của bài

- 1HS lên bảng làm Bài giải Câu đúng là D

Giải thích: Nửa chu vi hình tròn 6cm là:

6 x 3,14 : 2 = 9,42 (cm) Chu vi hình H là:

(3)

9,42 + 6 = 15,42 (m) - Nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Tìm bán kính hình tròn biết chu vi là 9,42cm.

* Củng cố, dặn dò:

- Vận dụng các kiên thức đã học vào thực tế.

- HS tính:

9,42 : 2: 3,14 = 1,5 (cm)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 39. TẢ NGƯỜI

(Kiểm tra viết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết được 1 bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.

- Rèn kĩ năng viết văn tả người.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung đề văn.

- HS : SGK, vở viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Cho HS hát

- Một bài văn tả người gồm mấy phần?

- GV kết luận

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nghe

- HS chuẩn bị vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài - Cho HS đọc 3 đề bài trong SGK.

*ĐCBS: Nội dung 3 đề đều phù hợp với địa phương.

- GV: Sau khi đọc cả 3 đề, các em chỉ chọn một đề mà theo mình là có thể làm được tốt nhất.

- Cho HS chọn đề bài.

- GV gợi ý:

+ Nếu tả ca sĩ, các em nên tả ca sĩ khi đang biểu diễn...

+ Nếu tả nghệ sĩ hài thì cần chú ý tả hoạt động gây cười của nghệ sĩ đó.

+ Nếu tả một nhân vật trong truyện cần phải

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS lựa chọn một trong ba đề

(4)

hình dung, tưởng tượng về ngoại hình, về hành động của nhân vật đó.

* Hoạt động 2: HS làm bài

- GV nhắc HS cách trình bày một bài tập làm văn.

- GV thu bài khi HS làm bài xong.

- HS làm bài - HS nộp bài

3.Hoạt động vận dụng: (5 phút) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc trước tiết tập làm văn Lập chương trình hoạt động.

* Củng cố, dặn dò:

- Về nhà chọn một đề bài khác để làm thêm.

- HS nghe - HS thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 40. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép.

- Yêu thích môn học. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ - HS: Vở viết, SGK

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động thầy Hoạt động trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chia thành 2 nhóm xếp các từ:

công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm vào 3 nhóm cho phù hợp

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) Hoạt động 1. Nhận xét

*Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

- GV giao việc:

+ Đọc lại đoạn văn.

+ Tìm các câu ghép trong đoạn văn.

- Cho HS làm bài.

- 1HS đọc yêu cầu + đọc đoạn trích.

- HS làm bài cá nhân (có thể dùng bút chì gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn ở SGK).

(5)

- Cho HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét, chữa bài.

* Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu BT.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại 3 câu ghép vừa tìm được ở BT1

+ Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu trên.

- Cho HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

* Hướng dẫn HS làm BT3 - Cho HS đọc yêu cầu BT3.

- GV giao việc: Các em chỉ rõ cách nối các vế câu trong 3 câu trên có gì khác nhau.

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.

- Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau?

- Hỏi: Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào?

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng Hoạt động 2. Ghi nhớ

- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.

- Một số HS chia sẻ - Các câu ghép:

Câu 1: Anh công nhân ...người nữa tiến vào.

Câu 2: Tuy đồng chí ... cho đồng chí.

Câu 3: Lê - nin không tiện ...vào ghế cắt tóc.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS dùng bút chì gạch chéo đánh dấu các vế câu trong SGK.

Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở/

một người nữa tiến vào.

Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

Câu 3: Lê- nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm bài.

+ Câu 1: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ “ thì”, vế 2 và vế 3 được nối với nhau trực tiếp.

+ Câu 2: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy ….nhưng.

+ Câu 3: vế 1 và vế 2 được nối với nhau trực tiếp.

- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

- 3HS đọc 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

(6)

- Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.

- GV giao việc: có 3 việc:

+ Đọc lại đoạn văn.

+ Tìm câu ghép trong đoạn văn

+ Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.

- Cho HS làm bài

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.

Bài 2: HĐ cá nhân

- 1HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích.

- GV hướng dẫn:

+ Đọc lại đoạn trích

+ Khôi phục lại những từ đã bị lược bớt đi.

- Cho HS làm bài tập

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.

- Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó?

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- Gọi HS đưa ra phương án khác bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu/ thì nhất định các cô, các chú thành công.

- Cả lớp theo dõi

- HS làm bài tập

Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá.

- Vì để câu văn ngắn gọn, không bị lặp lại từ mà người đọc vẫn hiểu đúng.

- HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài.

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe.

Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?

+ Câu a; b: quan hệ tương phản.

+ Câu c: Quan hệ lựa chọn.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Tìm các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

+ Tôi khuyên nó...nó vẫn không nghe.

+ Mưa rất to....gió rất lớn.

- HS nghe và thực hiện

+ Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe.

+ Mưa rất to và gió rất lớn.

(7)

* Củng cố, dặn dò:

- HS về nhà vận dụng kiến thức viết một đoạn văn ngắn 3-4 câu có sử dụng câu ghép để giới thiệu về gia đình em.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 39. ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập về các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

- Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.

- Yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học. Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình vẽ trang 101, 102 SGK - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ"

trả lời các câu hỏi:

+ Nêu 1 số biện pháp để phòng tránh bị điện giật?

+Vì sao cần sử dụng năng lượng điện một cách hợp lí?

+ Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- Hs nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (32phút)

Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ” + Bước 1: Tổ chức hướng dẫn

- GV chia lớp thành 6 nhóm.

- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi.

- Cử trọng tài

+ Bước 2: Tiến hành chơi

- GV lần lượt đọc các câu hỏi từ 1 đến 6 trang 100, 101 SGK

- Các nhóm tự cử nhóm trưởng.

- Theo dõi

- HS tự cử trọng tài

- Các nhóm theo dõi, thảo luận, lựa chọn đáp án.

- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ

(8)

- GV chốt lại đáp án đúng sau mỗi lượt các nhóm giơ thẻ

- Đối với câu hỏi số 7, GV cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời.

đáp án nhanh và chính xác.

- Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.

Đáp án:

1 – b 2 – c 3 - c 4 - b 5 - b 6 - c

Câu 7: Điều kiện xảy ra sự biến đổi hóa học

a. Nhiệt độ bình thường b. Nhiệt độ cao

c. Nhiệt độ bình thường d. Nhiệt độ bình thường 3.Hoạt động ứng dụng: (3phút)

- Nêu tác dụng của năng lượng mặt trời?

*Củng cố-Dặn dò:

- Về nhà ứng dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống để bảo vệ môi trường

- HS nêu: tạo ra than đá, gây ra mưa, gió, bão, chiếu sáng, tạo ra dòng điện.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 15/1/2022

NG: Thứ 3 ngày 18 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 97. DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.

- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn.

- Chăm chỉ làm bài. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác. Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn.

- HS: Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:

+ Nêu quy tắc và công thức tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi?

+ Nêu quy tắc và công thức tính bán kính của hình tròn khi biết chu vi?

- HS nêu + d = C : 3,14

+ r = C : 2 : 3,14

(9)

- Nhận xét

- Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)

Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn

- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra quy tắc tính diện tích hình tròn rồi báo cáo.

- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

+ Ta có công thức :

S = r x r x 3,14 Trong đó :

S là diện tích của hình tròn r là bán kính của hình tròn.

- GV yêu cầu: Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn em hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm.

- GV nhận xét và nêu lại kết quả của bài - GVcho HS đọc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn

- HS báo cáo.

- HS làm bài vào giấy nháp, sau đó HS đọc kết quả trước lớp.

Diện tích của hình tròn là : 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)

- Lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14

- HS ghi vào vở:

Stròn= r x r x 3,14 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1-(SGK.T.100): Tính diện tích hình tròn có bán kính r:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tròn.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài - Lưu ý trường hợp r = 3

5m (có thể đổi về số thập phân rồi tính).

- Nhận xét.

- Củng cố tính diện tích hình tròn.

Bài 2-(SGK.T.100): Tính diện tích hình tròn có đường kính d:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.

- Cả lớp theo dõi - HS nêu

- HS làm vào vở, chia sẻ trước lớp Bài giải

a, Diện tích của hình tròn là : 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2) b, Diện tích của hình tròn là :

0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2) c, Diện tích của hình tròn là :

0,6 x 0,6 x 3,14 = 1,1304 m2 Đáp số: a. 78,5 cm2 b. 0,5024 dm2 c. 0,5024 dm2

- Cả lớp theo dõi

(10)

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV nhận xét chung, chữa bài.

Bài 3-(SGK.T.100):

- Gọi HS đọc đề toán - Yêu cầu HS tự làm bài

- Tính diện tích của mặt bàn NTN?

- Gọi 1 HS lên bảng ghi lời giải - Nhận xét, kiểm tra kết quả.

(Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính vào giải toán thực tế) HS biết ước lượng diện tích của mặt bàn hình tròn.

- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả Bài giải

a, Bán kính của hình tròn là : 12 : 2 = 6 (cm)

Diện tich của hình tròn là:

6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b, Bán kính của hình tròn là:

7,2 : 2 = 3,6 (dm) Diện tích của hình tròn là :

3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2) c, Bán kính của hình tròn là:

0,8: 2 = 0,4 (m) Diện tích của hình tròn là:

0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2) - 1 HS đọc.

- Mặt bàn có hình tròn, bán kính 45 cm, vì thế diện tích của mặt bàn chính là diện tích của hình tròn bán kính 45cm.

- HS cả lớp tự làm bài - 1 HS lên bảng ghi lời giải

Bài giải

Diện tích mặt bàn hình tròn là:

45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số: 6358,5cm2 - Nhận xét, kiểm tra kết quả.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Tính diện tích hình tròn có bán kính là 1,5cm.

* Củng cố, dặn dò:

- Về nhà tính diện tích bề mặt một đồ vật hình tròn của gia đình em.

- HS tính:

1,5 x 1,5 x 3,14 = 7,065(cm2) - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 40. LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.

- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11

(11)

- Chăm chỉ học tập. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

* KNS: Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành chương trình. Thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.

- HS : SGK, vở viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- Hỏi: Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì?

- Yêu cầu HS làm bài tập cặp đôi, có thể thảo luận theo câu hỏi:

+ Buổi họp lớp bàn về việc gì?

+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?

+ Mục đích của hoạt động đó là gì?

+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?

+ Hãy kể lại chương trình của buổi liên hoan.

- Cho HS báo cáo, GV nhận xét, kết luận.

- Theo em, một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào?

- Ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.

- Giới thiệu: Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thuỷ Minh đã thành công tốt đẹp là

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.

- Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa….

- HS thảo luận

+ Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

+ Liên hoan văn nghệ tại lớp.

+ Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô.

+ Chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả, chen, đĩa ... Tâm, Phượng và các bạn nữ.

Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.

Ra bào: Thuỷ Minh+ ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.

Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình:Thu Hương, kịch câm: Tuấn béo, kéo đàn: Huyền Phương, các tiết mục khác.

+ Mở đầu là chương trình văn nghệ.

Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo ...

+ Gồm 3 phần I. Mục đích

II. Phân công chuẩn bị III. Chương trình cụ thể.

(12)

do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một Chương trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động được tất cả mọi người. Các em hãy lập lại chương trình hoạt động đó.

- Lắng nghe.

Bảng phụ I. Mục đích

- Chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô.

II. Chuẩn bị

- Nội dung cần chuẩn bị:

+ Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa + Làm báo tường.

+ Chương trình văn nghệ - Phân công cụ thể:

+ Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa....

+ Trang trí lớp học ...

+ Ra báo – lớp trưởng + ban biên tập + cả lớp nộp bài.

+ Các tiết mục văn nghệ

- Kịch câm: ...

- Kéo đàn: ...

- Các tiết mục văn nghệ khác + Dẫn chương trình văn nghệ: ...

III. Chương trình cụ thể

- Mở đầu chương trình văn nghệ + Thu Hương dẫn chương trình + Tuấn Bảo biểu diễn kịch câm + Huyền Phương kéo đàn - Thầy chủ nhiệm phát biểu:

+ Khen báo tường hay

+ Khen những tiết mục văn nghệ biểu diễn tự nhiên + Buổi sinh hoạt tổ chức chu đáo

Bài 2: HĐ nhóm

* KNS: - Cho HS đọc yêu cầu của BT+ đọc gợi ý.

*ĐCBS: Yêu cầu HS lập CTHĐ có sử dụng bảng biểu.

- GV giao việc, treo bảng phụ có nội dung lập CTHĐ có sử dụng bảng biểu.

- Cho HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét + bình chọn nhóm làm bài tốt, trình bày sạch, đẹp.

- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm

- Các nhóm QS và lập theo mẫu.

- Đại diện các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng lớp, trình bày - Nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Theo em lập CTHĐ có ích gì ?

* Củng cố, dặn dò:

- Về nhà lập một chương trình hoạt động một buổi quyên góp từ thiện ủng hộ các bạn

- HS trả lời.

- HS nghe và thực hiện

(13)

vùng bị thiên tai.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 40. TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng ; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.

- Hiểu được nội dung ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- GD học sinh biết yêu quý, kính trọng người có tài; Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

* KNS:- Kĩ năng tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc). Kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi"Hộp quà bí mật"

bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài

"Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng."

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài- ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- Cho 1 HS đọc toàn bài - Cho HS chia đoạn

- GV kết luận chia đoạn: 4 đoạn

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 2 lượt

- Đọc theo cặp.

- Học sinh đọc toàn bài - GV đọc mẫu

- HS đọc - HS chia đoạn

+ Đ 1: Từ đầu….cho ra lẽ.

+ Đ2:Tiếp… để đền mạng Liễu Thăng + Đ3: Tiếp…sai người ám hại.

+ Đ4: Còn lại.

- HS nghe

- HS đọc nối tiếp bài văn lần 1 kết hợp luyện đọc những từ ngữ khó: thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn.

- HS nối tiếp nhau đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo cặp mỗi em đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại.

- 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

- HS theo dõi

(14)

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau đó báo cáo và chia sẻ kết quả:

+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễm Thăng?

+ Giang văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?

+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa Giang văn Minh với đại thần nhà Minh?

+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?

+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

- Nội dung chính của bài là gì?

- GV nhận xét, kết luận

- Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận, chia sẻ kết quả

- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng.

- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắy góp giỗ Liễu Thăng

- 2HS nhắc lại cuộc đối đáp.

- Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.

- Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất.

Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liều Thăng. Ông không sợ chết, dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

- Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- HS nghe 3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Cho 1 nhóm đọc phân vai.

- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện và hướng dẫn HS đọc.

- Cho HS thi đọc.

* Củng cố, dặn dò:

- Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện.

- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- 5 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

- HS đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS thi đọc phân vai.

- Câu chuyện "Trí dũng song toàn" ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh với trí và dũng của mình đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

(15)

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 20. BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Bản đồ hành chính Việt Nam.

+ Các hình minh hoạ trong SGK.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với các câu hỏi sau:

+ Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne -vơ?

+ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong

trào "Đồng khởi " Bến Tre

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân

+ Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?

+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?

- KL: (GV tham khảo trong SGV)

Hoạt động 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre

- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi

+ Mĩ-Diệm thi hành chính sách “Tố cộng” “diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải đứng lên phá tan ách cùm kẹp.

+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả

(16)

+ Thuật lại sự kiện ngày 17- 1- 1960?

+ Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre?

+ Kết quả của phong trào ?

+ Phong trào có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân như thế nào?

+ Ý nghĩa của phong trào?

- GV nhận xét kết quả làm việc của học sinh.

+ Ngày 17- 1- 1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu cho phong trào " Đồng khởi" tỉnh Bến Tre.

+ Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác.

+ Trong 1 tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn giải phóng nhiều ấp.

+ Phong trào đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào MN ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân công nhân trí thức tham gia ...

+ Phong trào mở ra thời kì mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động ..

- HS nghe 3. Hoạt động thực hành: (5 phút)

Đánh dấu × vào ☐ trước ý đúng.

Câu 1: Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau phong trào Đồng Khởi là:

☐ Đấu tranh chính trị.

☐ Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

☐ Đấu tranh vũ trang.

Trả lời:

☐ Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

Câu 2: Thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được trong phong trào “Đồng khởi” là:

Chính quyền của địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều nơi.

☐ Chính quyền cách mạng được thành lập ở các thôn, xã.

☐ Ở những nơi chính quyền địch tan rã, nhân dân được chia ruộng đất, làm chủ quê hương.

☐ Tất cả các ý trên.

- GV gọi 1- 2 HS trả lời.

- HS đọc yêu cầu

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Kể tên các trường học, đường phố di tích lịch sử,...liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học.

- HS nêu: Mỏ Cày,

(17)

* Củng cố, dặn dò:

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến địa danh Bến Tre và phong trào đồng khởi Bến Tre.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐỊA LÍ

TIẾT 20. CHÂU ÂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu: 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi. Châu Âu có khí hậu ôn hòa. Dân cư chủ yếu là người da trắng. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.

- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ (lược đồ). Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu. Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.

- Phẩm chất: Yêu thích môn học, thích tìm hiểu thế giới. Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá địa lí, năng lực vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Lược đồ các châu lục và châu Âu.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Gọi HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với câu hỏi:

+ Nêu vị trí địa lí của Cam- pu - chia?

+ Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam-pu-chia?

+ Nêu một vài di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng của Cam-pu-chia.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn - GV đưa ra quả cầu cho HS quan sát theo nhóm

+ Xem lược đồ trang 102, tìm và nêu vị trí của châu Âu?

+ Các phía Tây, Bắc, Nam, Đông giáp với những nước nào?

- HS quan sát theo nhóm rồi báo cáo kết quả:

+ Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc

+ Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp với Đại Tây Dương, phía

(18)

+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác?

+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?

- GV nhận xét, kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và Đại Dương.

Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của Châu Âu

- GV treo lược đồ tự nhiên Châu Âu

- HS quan sát sau đó hoàn thành vào bảng thống kê về đặc điểm địa hình tự nhiên Châu Âu

- Yêu cầu dựa vào bảng thống kê mô tả đặc điểm về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực.

*ĐCBS: Sửa yêu cầu trang 110: QS các ảnh trong H2 và nêu các cảnh TN châu Âu.

- GV kết luận: Châu Âu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.

Hoạt động 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế (Chuyển thành ND tự chọn) - Yêu cầu HS làm việc cá nhân

+ Nêu số dân của châu Âu?

+ So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác ?

+ Quan sát hình minh họa trang 111 và

mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Âu. Họ có nét gì khác so với người Châu Á?

+ Quan sát hình minh hoạ 4 cho biết hoạt động của sản xuất của người dân Châu Âu?

Kết luận: Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.

Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Đông giáp với Châu Á.

+ Diện tích Châu Âu là 10 triệu km2 đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2 chưa bằng

4

1 diện tích châu Á.

+ Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà.

- HS quan sát - HS tự làm bài

- HS trình bày

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp - Dân số châu Âu là 728 triệu người.

- Năm 2004 chưa bằng

5

1 dân số châu Á.

- Người dân châu Âu có nước da trắng mũi cao tóc xoăn, đen, vàng, mắt xanh, khác với người Châu Á tóc đen.

- Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) Câu 1: Điền tên các châu lục, biển và đại dương tiếp giáp châu Âu vào chỗ trống (…) sao cho đúng.

Phía bắc châu Âu giáp ….., phía Tây giáp…….; phía nam giáp ...; phía đông,

- HS Trả lời:

Phía bắc châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp Địa Trung Hải;

phía đông, đông nam giáp châu Á.

(19)

đông nam giáp...

- GV nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về châu Âu.

* Củng cố, dặn dò:

- Vẽ một bức tranh hoặc viết một bài văn ngắn về những điều em thích nhất khi học bài về châu Âu.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 16/1/2022

NG: Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 98. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính diện tích hình tròn khi biết: Bán kính của hình tròn, chu vi của hình tròn.

- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác. Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích hình tròn?

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1-(SGK.T.100): Tính diện tích hình tròn có bán kính r:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích của hình tròn.

- Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để làm bài.

- Giáo viên nhận xét, kết luận

Bài 2-(SGK.T.100): Tính diện tích hình tròn có chu vi 6,28cm.

- Cả lớp theo dõi - 2 HS nêu

- HS làm bài vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

a) Diện tích của hình tròn là : 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b) Diện tích của hình tròn là :

0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2) - 1HS đọc đề bài

(20)

- Gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:

- Để tính được diện tích của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn.

- Để tính được bán kính của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn.

- Biết chu vi của hình tròn, muốn tìm đường kính của hình tròn ta làm thế nào?

- Biết đường kính của hình tròn, muốn tìm bán kính của hình tròn ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- Giáo viên nhận xét, kết luận

- Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết dạng r x 2 x 3,14 = 6,28

B i 3-(SGK.T.100)à : - Cho HS làm bài cá nhân - GV quan sát, uốn nắn nếu cần

- HS thảo luận

- Cần phải biết được bán kính của hình tròn.

- Cần phải biết được đường kính của hình tròn.

- Ta lấy chu vi chia cho 3,14 - Ta lấy đường kính chia cho 2 - Học sinh làm bài, chia sẻ

Bài giải

Đường kính hình tròn là:

6,28 : 3,14 = 2 (cm) Bán kính hình tròn là:

2 : 2 = 1(cm) Diện tích hình tròn là:

1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2) Đáp số: 3,14 cm2 - HS làm bài cá nhân

- HS báo cáo kết quả với giáo viên Bài giải

Diện tích của hình tròn nhỏ (miệng giếng) là:

0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386(m2) Bán kính của hình tròn lớn là:

0,7 + 0,3 = 1(m)

Diện tích của hình tròn lớn là:

1 x 1 x 3,14 = 3,149 (m2)

Diện tích thành giếng (phần tô đậm) là:

3,14 - 1,5386 = 1,6014(m2) Đáp số: 1,6014m2 3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Muốn tính diện tích hình tròn khi biết chu vi hình tròn đó ta làm như thế nào?

* Củng cố, dặn dò:

- Về nhà vận dụng kiến thức vào thực tế.

- HS nêu:

+ Ta tính bán kính bằng cách lấy diện tích chia cho 2 rồi chia cho 3,14

+ Ta tính diện tích hình tròn khi đã biết bán kính của hình tròn đó.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(21)

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 20. (NGHE-GHI) TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe-ghi chính xác, đẹp một đoạn từ “Thấy sứ thần Việt Nam ... chết như sống” trong truyện Trí dũng song toàn.

- Làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở chính tả, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Hoạt động mở đầu: (5phút)

GV tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp các từ: giữa dòng; rò rỉ; tức giận; giấu giếm.

- Nhận xét.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(22phút)

? Đoạn văn kể về điều gì?

*Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được.

- GV đọc mẫu.

- GV đọc cho HS soát lỗi, chấm, nhận xét bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(10phút)

Bài 1a. VBT trang 14. Tìm và viết lại các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

+ Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm.

+ Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ

+ Đồ đượng đan bằng tre nứa, đáy phẳng thành cao: cái rổ, cái giành.

Bài 2a. VBT trang 15. Điền r, d hoặc gi vào

- HS lên bảng viết các từ.

- 1 HS đọc đoạn văn cần viết.

- Đoạn văn kể về sứ thần Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận, sai người ám sát ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.

- HS nối tiếp nhau nêu các từ mình có thể nhầm: thảm hại, giận quá, linh cữu.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.

- HS tự viết bài.

- HS soát lỗi.

- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- HS thảo luận theo cặp.

- Đại diện các cặp báo cáo kết quả.

(22)

chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau:

- Tổ chức cho HS thi điền từ tiếp sức.

- Cách chơi”

+ Chia lớp thành 2 đội

+ Mỗi HS chỉ được điền một chỗ trống. Khi HS viết xong về chỗ thì HS khác mới lên viết.

+ Đội nào điền nhanh, đúng là đội thắng cuộc.

- Tổng kết cuộc thi.

? Bài thơ cho em biết điều gì?

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Tìm các từ láy bắt đầu bằng r/gi/d

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Dáng hình ngọn gió cho người thân nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Tham gia trò chơi: “ Thi điền từ tiếp sức” dưới sự điều khiển của GV.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài hoàn thành.

- Bài thơ tả gió như một con người rất đáng yêu, rất có ích. Gió biết hát, dạo nhạc quạt dịu nắng trưa, cõng nước làm mưa rào, làm khô ở muối trắng, đẩy cánh buồm ... Nhưng hình dáng của ngọn gió thế nào thì không ai biết.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT

(

Luyện từ và câu)

TIẾT 41. MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Mở rộng và hệ thống hóa một số từ ngữ về công dân. Hiểu nghĩa một số từ ngữ về công dân: ý thức, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân.

- Viết được đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân, dựa vào câu nói của Bác Hồ.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

*TTHCM: Giáo dục HS làm theo lời Bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Máy tính, máy chiếu.

HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS thi đặt câu có cặp quan hệ từ - Nhận xét.

- Giới thiệu bài: ghi đề bài

- HS thi đặt câu - HS nghe

- HS ghi vở

(23)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1.VBT trang 16. Ghép các từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa:

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc các cụm từ đúng.

Bài 2. VBT trang 16. Nối nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B:

- Gọ HS đọc yêu cầu của bài

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

+ Quyền công dân: Điều mà xã hội, pháp luật công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi

+ Nghĩa vụ công dân: Điều mà xã hội, pháp luật bắt buộc người dân phải làm đối với đát nước, đối với người khác

+ Ý thức công dân: Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với một nước.

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài

- Cho HS trình bài kết quả.

- GV nhận xét chữa bài

- 2 HS lên làm trên bảng lớp.

- HS dưới lớp làm miệng.

- 1 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.

- 2 HS làm bảng lớp.

- HS dưới lớp làm vào vở bài tập.

- Chữa bài: Nghĩa vụ công dân, quyền công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, danh dự công dân, công dân gương mẫu, công dân danh dự.

- 1 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài . - 1 HS làm bảng lớp.

- 1HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân.

- Một số HS đọc đoạn văn mình đã viết.

- Lớp nhận xét

* Ví dụ: Mỗi người dân việt Nam cần làm tròn bổn phận công dân để xây dựng đất nước. Chúng em là những công dân nhỏ tuổi cũng có bổn phận của tuổi nhỏ.

Tức là phải luôn cố gắng học tập, lao động và rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt sau này

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Từ nào dưới đây không phải chỉ người ? Công chức, công danh, công chúng, công an.

- Về nhà tìm hiểu nghĩa của các từ: công cộng, công khai, công hữu.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhắc nhở chuẩn bị bài sau.

- HS nêu: công danh

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

(24)

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 40. ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập về các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

- Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.

- Yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật. Năng lực:

nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình trang 101, 102 SGK.

- HS : Tranh ảnh, pin, bóng đèn, dây dẫn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (32phút)

Hoạt động 2: Năng lượng lấy từ đâu?

- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp

- HS quan sát hình minh họa trang 102, SGK, thảo luận, trả lời từng câu hỏi.

- Gọi đại diện HS phát biểu, cho HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng

- HS trao đổi, thảo luận

- HS tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình minh họa.

* Lời giải:

+ Hình a: xe đạp. Muốn cho xe đạp chạy cần năng lượng cơ bắp của người:

tay, chân.

+ Hình b: Máy bay. Máy bay lấy năng lượng chất đốt từ xăng để hoạt động.

+ Hình c: Tàu thủy. Tàu thủy chạy cần năng lượng gió, nước.

+ Hình d: Ô tô. Để ô tô hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ xăng.

+ Hình e: Bánh xe nước. Bánh xe nước hoạt động cần có năng lượng nước từ nước chảy.

+ Hình g: Tàu hỏa. Để tàu hỏa hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ than đá (xăng dầu).

(25)

Hoạt động 3: Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện

- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

- Cách tiến hành:

+ GV chia lớp thành 2 đội và nêu luật chơi + GV cùng cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.

+ GV tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc

Hoạt động 4: Nhà tuyên truyền giỏi

- GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền.

- Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả

- GV cho thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.

- GV trao giải cho HS theo từng đề tài.

+ Hình h: Hệ thống pin mặt trời. Để hệ thống pin hoạt động cần năng lượng mặt trời.

- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV

- HS chơi trò chơi

1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.

2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.

3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.

- HS làm bài

- Sau khi HS vẽ xong, lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.

- Giám khảo chấm

3.Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- Dặn HS về nhà tuyên truyền với mọi người về việc tiết kiệm sử dụng năng lượng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

* Củng cố-Dặn dò:

- Vận dụng kiến thức về năng lượng để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 17/1/2022

NG: Thứ 5 ngày 20 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 99. LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.

- Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn.

(26)

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác. Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, Hình minh hoạ bài 2,.3,.4.

- HS : SGK, bảng con, vở, ê ke.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Yêu cầu 1 HS nêu công thức và qui tắc tính chu vi hình tròn.

- Yêu cầu 1 HS nêu công thức và qui tắc tính diện tích hình tròn.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thực hiện yêu cầu

C = d x 3,14 =r x 2 x 3,14 S = r x r x 3,14

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (30 phút)

Bài 1-(SGK.T.100):

- Gợi ý cho HS phân tích đề bài

- Sợi dây thép được uốn thành các hình nào?

- Như vậy để tính chiều dài của sợi dây thép ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chung, chữa bài

Bài 2-(SGK.T.100):

- Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

Bài 3-(SGK.T.101):

- Yêu cầu HS quan sát hình

- Diện tích của hình bao gồm những phần nào?

- Cả lớp theo dõi và quan sát hình.

- Sợi dây thép được uốn thành 2 hình tròn

- Ta tính chu vi của hai hình tròn và cộng lại.

- HS làm bài vào vở, sau đó chia sẻ Bài giải

Chu vi hình tròn nhỏ là:

7 x 2 x 3,14 = 43,96(cm) Chu vi hình tròn lớn là:

10 x 2 x 3,14 = 62,8(cm) Độ dài sợi dây là :

43,96 + 62,8 = 106,76(cm) Đápsố: 106,76 cm - HS đọc

- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Chu vi hình tròn lớn là:

(15 + 60) x 2 x 3,14 = 471(cm) Chu vi hình tròn nhỏ là:

60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm) Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn nhỏ là :

471 - 376,8 = 94,2 (cm) Đáp số: 94,2 cm

- HS quan sát hình - HS nêu

(27)

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV quan sát hướng dẫn HS còn hạn chế.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4-(SGK.T.101):

- Cho HS đọc bài, làm bài cá nhân - GV quan sát, giúp đỡ HS.

- HS làm vào vở, chữa bài Bài giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

7 x 2 = 14(cm) Diện tích hình chữ nhật là:

10 x 14 = 140 (cm2)

Diện tích của hai nửa hình tròn là:

7 x 7 x 3,14 = 153,86(cm2) Diện tích thành giếng là :

140 + 153,86 = 293,86(cm2) Đáp số: 293,86 cm2 - HS làm bài cá nhân

- HS báo cáo kết quả:

Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích của hình tròn có đường kính là 8cm.

Khoanh vào A

* Giải thích:

Diện tích hình vuông là:

8 x 8 = 64 (cm2) Diện tích hình tròn là:

(8 : 2) x (8 : 2) x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần đã tô đậm là:

64 – 50,24 = 13,76 (cm2) - Nhận xét

3. Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Cho HS làm bài theo tóm tắt sau Tóm tắt:

Bán kính bánh xe: 0,325m Lăn 1000 vòng : …...m?

* Củng cố, dặn dò:

- Vận dụng kiến thức để áp dụng tính toán trong thực tế.

- HS làm bài

Bài giải

1 vòng bánh xe chính là chu vi nên chu vi bánh xe là:

0,325 x 2 x 3,14 =2,041 (m)

Bánh xe lăn trên mặt đất 1000 vòng thì đi được số mét là:

2,041 x 1000 = 2041 (m) Đáp số: 2041 m - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 20: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

(28)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Chọn được những câu chuyện kể về ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hoá; ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.

- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. Biết sắp xếp cắc tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện. Hiểu và trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

- Giáo dục HS có ý thức ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hoá; ý thức chấp hành Luật Giao thông; biết ơn các thương binh liệt sĩ.

* QTE: - Bổn phận tham gia gìn giữ, bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử.

- Bổn phận chấp hành luật giao thông.

- Bổn phận biết ơn gia đình thương binh, liệt sĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, chiếu.

- HS: SGK, vở viết, các câu chuyện,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS kể

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (7phút)

- Giáo viên chép 3 đề lên bảng.

- Hướng dẫn HS phân tích đề

- Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong để.

- Cho HS đọc gợi ý SGK

- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.

- Cho HS lập dàn ý

- HS đọc đề bài Đề bài:

1. Kể một việc làm của những công dân nhỏ tuổi thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hoá.

2. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.

3. Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ .

- Học sinh đọc gợi ý SGK.

- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình kể (đã chuẩn bị ở nhà).

- Học sinh lập nhanh dàn ý cho câu chuyện.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (23 phút)

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Độ dài của đường tròn bán kính 2cm chính là độ dài của đoạn thẳng

Kiến thức: Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để để giải các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn?. Kĩ năng: Rèn HS kĩ

Kiến thức: Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để để giải các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.. Kĩ năng: Rèn HS kĩ

Tính diện tích hình giới hạn bởi đường tròn (O) với AB; AC. Lấy M thuộc đoạn AB. Vẽ dây CD vuông góc với AB tại M. b) Độ dài cung CAD và diện tích hình quạt tròn giới

Kiến thức: Biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để để giải các bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.. Kĩ năng: Rèn HS kĩ

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên

2.Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính chu vi và tính diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. Thái độ: HS ham học hỏi

Điểm M thuộc BC(M khác trung điểm của BC). Phân tích: Chắc chắn là ta phải nghĩ đến tìm điểm E,F,M hoặc điểm nào đó thuộc cạnh BC. Vì các điểm này đã thuộc một