• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 28 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện :4 Tuần Tên chủ đề nhánh Số tuần thực hiện :

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁN G

1. Đón trẻ

2.Điểm danh

3.Trò chuyện

- Trò chuyện hướng dẫn trẻ quan sát tranh trò chuyện về các loại PTGT đường hàng không

4. Thể dục sáng:

- Cô đón trẻ đúng giờ.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép với mọi người.

Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Điểm danh trẻ tới lớp - Cô biết được số trẻ đi học và vắng mặt trong ngày

- Trẻ thoải mái khi chơi theo ý thích

- Trẻ biết tên một số PTGT đường hàng không - Trẻ chú ý lắng nghe cô, phát triển tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.

- Trẻ biết tập đúng các động tác. Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ có ý thức tập thể dục

-Trường lớp sạch sẽ.

- Sổ điểm danh

- Tranh ảnh về chủ đề

- Câu hỏi đàm thoại

-Trang phục của cô gọn gàng

Sân tập sạch sẽ

(2)

NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Từ ngày 25 / 03 đến 12 / 4/ 2019 Các hiện tượng tự nhiên

1 tuần . Từ ngày 01/4 đến 05 / 4 / 2019

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần.

- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, bố mẹ, các bạn.

- Trò chuyện cùng phụ huynh về sức khỏe của trẻ.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2. Điểm danh

- Cô giáo gọi tên từng trẻ theo thứ tự.

- Cô giáo báo xuất ăn cho trẻ 3. Trò chuyện

- Trò chuyện hướng dẫn trẻ quan sát tranh trò chuyện về các loại PTGT đường hàng không

+ Đây là PTGT đường gì?

+ Hãy kể tên các PTGT đường hàng không mà con biết?

+ PTGT hàng không hoạt động ở đâu?

-> Giáo dục trẻ một số quy định khi ngồi trên máy bay: Ngồi ngay ngắn, thắt dây an toàn, không cho tay...ra cửa sổ..

4.Thể dục sáng a. Khởi động:

- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi kiễng chân, đi bằng gót bàn chân,… Về đội hình 3 hàng dọc tập bài tập phát triển chung

b. Trọng động Tập các độngtác:

+ Hô hấp: Thổi nơ bay

+ ĐT Tay: Tay đưa lên cao gập vào vai

+ ĐTChân: Hai tay chống hông đưa một chân ra trước + ĐT Bụng : Hai tay chống hông xoay người 90 độ + ĐT Bật: Bật chụm tách chân

Mỗi động tác tập 2lần x 8Nhịp c. Hồi tĩnh:

Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1-2 vòng

- Chào cô, chào bố mẹ, - cất đồ dùng vào nơi quy định.

- Trẻ đứng lên dạ cô

- Trò chuyện cùng cô.

- PTGT đường hàng không - Trẻ kể

- Trẻ trả lời

- Trẻ khởi động.

- Tập bài tập buổi sáng theo sự hướng dẫn của cô.

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng

(3)

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI

TRỜI

1.Hoạt động có mục đích

- Quan sát bầu trời và các hiện tượng trời nắng,gió, mây và hoạt động của con người.

2.Trò chơi vận động

- TC: Chơi thổi bong bóng xà phòng - Trò chơi: Mưa rơi.

3. Chơi tự do

- Cho trẻ chơi với cát và nước

- Trẻ nhận ra sự thay đổi của thời tiết,biết được sự khác biệt giữa trời nắng và trời mưa.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ nhận biết được thời tiết hôm qua khác ngày hôm nay.

- Biết được các hiện tượng nắng , gió , mây do thiên nhiên tạo ra.

- Trẻ biết chơi trò chơi. Biết thổi tạo thành bong bóng - Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường , không bôi bọt xà phòng lên mặt

- Trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước

- Trẻ vui vẻ thoải mái sau khi chơi trò chơi,

- Biết chơi sạch , chơi ngoan, an toàn

- Sân chơi, sạch sẽ an toàn

- Mũ, dép cho trẻ.

- Địa điểm quan sát.

- Lọ ống thổi bong bóng xà phòng

Sân chơi sạch sẽ an toàn.

- Sân chơi sạch sẽ an toàn

- Đồ chơi với cát , nước

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA TRẺ

1. Hoạt động có mục đích

* Dạo chơi, quan sát - Cho trẻ ra sân.

+ Con thấy hôm nay thời tiết như thế nào?

+ Trời có nắng bầu trời như thế nào?

+ Trời nắng và trời mưa bầu trời có gì khác nhau?

+ Trời râm có đặc điểm gì ? + Tại sao lá cây lại đung đưa ?

- Giáo dục trẻ không chơi ngoài nắng , ngoài trời có gió to, biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết ….

2.Trò chơi vận động: Hướng dẫn trẻ chơi:

*TC: “Thổi bong bóng xà phòng”

- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: Cô cầm ống thổi chấm vào lọ nước xà phòng đưa cao ngang tầm mặt và thổi nhẹ để tạo ra bong bóng

- Tổ chức cho trẻ chơi , khuyến khích trẻ thổi được nhiều bong bóng.

- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh không thổi xà phòng vào bạn.

* TC: “Mưa rơi”

- Cách chơi: Cho trẻ đứng vòng tròn khi cô nói mưa nhỏ thì trẻ nói “Tí tách,tí tách”đồng thời 2 tay đưa ra trước vẫy lên xuống theo nhịp.khi cô nói mưa to thì trẻ nói “Ào ào” và 2 tay đưa lên đầu làm động tác che ô.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát quá trình chơi của trẻ.

- Cô quan sát động viên trẻ chơi, nhắc trẻ đoàn kết bạn bè.

3.Chơi tự do:

- Cho trẻ chơi với cát, nước

- Cô bao quát, nhắc nhở trẻ chơi sạch sẽ, an toàn, không ném cát vào mắt

- Trẻ đi dạo cùng cô - Trời nắng không có mây,trời mưa có nhiều mây.

- Trời mát không có nắng …

- Vì có gió - Do thiên nhiên mang lại, do con người tạo

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Chơi theo ý thích

(5)

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

*Góc đóng vai:

- Chơi bán hàng nước giải khát .

*Góc xây dựng:

- Xây dựng khu công viên, khu nghỉ mát

*Góc Nghệ thuật:

- Vẽ tranh cảnh mùa hè .

- Hát những bài hát thuộc chủ đề

*Góc sách

- Làm sách tranh về hiện tượng tự nhiên.

* Góc thiên nhiên:

- Chơi với cát , nước, thả các vật chìm , nổi

- Trẻ thể hiện được vai chơi ở góc

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ.

- Biết được công việc của người bán hàng nước - Trẻ biết cách lựa chọn, sắp xếp các hình khối tạo ra các nhà nghỉ, khu vui chơi, khu nghỉ mát . - Trẻ biết tô màu hoặc cắt dán vẽ trang trí tranh về mùa hè với những nét đặc trưng như có hoa phượng,cảnh mọi người đang tắm biển..

- Trẻ biết đặc điểm của thời tiết mùa hè . Biết hoạt động của con người trong mùa hè .

- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ

- Trẻ biết được tính chất của cát,nước,biết được đặc điểm của các vật khi được thả trong nước. - Biết tác dụng của cát , nước trong đời sống con người.

- Đồ chơi bán hàng, chai nước ngọt,sữa, các loại quả

Đồ chơi xây dựng, thảm cỏ

- Bút sáp màu, bút chì, giấy màu, hồ dán

- Dụng cụ âm nhạc

- Tranh ảnh về thời tiết mùa hè và hoạt động của con người trong mùa hè

- Cát, nước, miếng xốp, sỏi, đá, thuyền giấy, sắt .

(6)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Giới thiệu các góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Đàm thoại về nội dung các góc chơi

- Cho trẻ tự nhận góc chơi, hướng trẻ vào góc

2. Quá trình chơi: Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi.

* Góc phân vai:

- Cô gợi mở để trẻ tự nhận vai chơi + Con đang đóng vai gì?

+ Công việc con đang làm là gì?

- Con bán những thứ gì?

- Nếu con là người bán hàng thì con sẽ làm gì ?

* Góc xây dựng:

Hướng dẫn trẻ xây dựng khu công viên, khu nghỉ mát + Các bác đang xây gì đây

+ Xây công viên để làm gì + Bác cần những nguyên liệu gì?

* Góc nghệ thuật: Hướng dẫn trẻ vẽ tranh cảnh mùa hè + Con đang tranh gì? Mùa hè mọi người thường đi đâu?

- Cô cho trẻ quan sát tranh vịnh Hạ long và gợi mở ý tưởng cho trẻ.

+ Con biết những bài hát nào nói về các hiện tượng tự nhiên?

+ Con sẽ hát bài hát nào?

* Góc học tập:

- Hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh .

- Trò chuyện với trẻ về thời tiết mùa hè và hoạt động của con người trong mùa hè

+ Bức tranh vẽ gì?+ Mọi người đang làm gì?...

Giáo dục trẻ phải bảo vệ môi trường khi được đi du lịch cùng gia đình.

* Góc thiên nhiên

- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi như:làm bánh từ cát, thả và quan sát các vật khi được thả vào nước.

3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ tham quan góc chơi .

- Mời trưởng nhóm các góc nêu kết quả góc chơi của mình.

- Trẻ nghe.

- Đàm thoại cùng cô - Nhận góc, vào góc chơi

- Trẻ nhận vai chơi - Bán hàng giải khát.

- Có nước ngọt, dừa…

- Trả lời

- Xây khu công viên - Để vui chơi, giải trí

- Cảnh mùa hè - Đang tắm biển…

- Đi du lịch

- Trẻ hát

- Thăm quan các góc.

Nêu kết quả góc chơi

(7)

NỌI DUNG HĐ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG ĂN

1. Trước khi ăn

2. Trong khi ăn

3. Sau khi ăn

-Trẻ có thói quen vệ sinh tay mặt trước khi ăn -Trẻ nắm được thao tác rửa tay rửa mặt

-Trẻ biết được các thức ăn và các chất dinh dưỡng trong món ăn

- Đồ dùng vệ sinh:

Khăn mặt, chậu - Phòng ăn, bàn ghế, bát thìa, khăn lau miệng

- Các món ăn

HOẠT ĐỘNG NGỦ

1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

- Tạo thói quen nề nếp trước khi ngủ

- Giúp trẻ có thói quen ngủ ngon và sâu giấc ngủ đúng giờ

-Trẻ có thói quen đi vệ sinh vận động sau khi ngủ dậy

- Phòng ngủ thoáng mát sạch sẽ ánh sáng dịu, -Phản, chiếu, gối, chăn ấm

Quà chiều

CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

1. Ôn tập- Ôn lại các bài thơ bài hát,câu chuyện đã học

2. Chơi hoạt động theo ý thích: Chơi theo ý thích sắp xếp đồ chơi gọn gàng.

3. Nêu gương- Biểu diễn văn nghệ

- Nhận xét tuyên dương - Thưởng cờ cuối ngày, bé ngoan cuối tuần.

4. Trả trẻ:-VS cá nhân trẻ trước khi ra về. Biết chào cô, bạn khi về

- Ôn những bài đã học - Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên - Tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp gọn gàng.

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên

- Biết tự nhận xét mình và bạn, biết học theo gương các bạn ngoan trong lớp.

- Trẻ có thói quen chào hỏi khi đến lớp và khi về với bố mẹ.

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề.

- Đồ chơi trong các góc

- Tranh ảnh về các nghề

- Đàn, máy tính.

- Bảng bé ngoan, cờ, bé ngoan.

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

(8)

1. Trước khi ăn

- Cụ nhắc lại cỏc thao tỏc rửa tay và rửa mặt - Cho lần lượt từng tổ thực hiện

- Trẻ thực hiện xong cho trẻ vào bàn ăn 2. Trong khi ăn

- Cụ chia cơm cho trẻ, giới thiệu mún ăn và giỏ trị dinh dưỡng của cỏc mún ăn

- Cụ động viờn giỳp trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất.

3. Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong cụ hướng dẫn trẻ lau mặt sau đú cho trẻ đi vệ sinh

- Sau khi trẻ ăn xong cụ cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 10- 15 phỳt

-Trẻ cất đồ dùng đồ chơi.

- Rửa tay dưới vũi nước chảy theo sự hướng dẫn của cụ

-Trẻ mời cụ và cỏc bạn trước khi ăn

- Trẻ tự lau miệng

1. Trước khi ngủ

- Cụ kờ phản, trải chiếu chuẩn bị gối cho trẻ - Cụ ổn định lớp và cho trẻ vào chỗ ngủ 2. Trong khi ngủ

- Cụ nhắc nhở trẻ khụng núi chuyện trong khi ngủ - Cụ chỳ ý sửa tư thế nằm của trẻ, bao quỏt trẻ ngủ 3. Sau khi ngủ:-Trẻ ngủ dậy cho trẻ làm vệ sinh cỏ nhõn: Nhắc trẻ đi vệ sinh

- Sau đú cho trẻ vận động nhẹ nhàng ăn quà chiều

- Cụ chia quà giới thiệu quà chiều, động viờn trẻ ăn hết xuất

- Đọc bài thơ giờ đi ngủ

- Vận động nhẹ nhàng 1. ễn tập:- Cho trẻ ụn lại bài thơ: Cầu vồng, bài hỏt

“Cho tụi đi làm mưa với”; “Trời nắng trời mưa”

- Mời trẻ đọc lại thơ theo tranh và theo trớ nhớ của trẻ - Cho trẻ đọc thơ, ca dao, bài hỏt về chủ điểm,…

2. Chơi hoạt động theo ý thớch - Xem tranh ảnh về chủ đề

- Giỏo viờn rốn trẻ sắp xếp đồ chơi ở cỏc gúc chơi - Giỏo dục cho trẻ biết chấp hành ATGT

3. Nờu gương

- Cụ cho trẻ biểu diễn văn nghệ theo chủ đề

- Giỏo viờn cho trẻ tự nhận xột mỡnh và cỏc bạn. Nờu gương bạn ngoan.

- Giỏo viờn nhận xột trẻ,phỏt cờ cho trẻ cắm.

- Cựng trẻ kiểm tra cờ, phỏt bộ ngoan cho trẻ vào cuối tuần

4. Trả trẻ

- Cho trẻ làm vệ sinh trước khi ra về

- Cụ trao đổi với phụ huynh về tỡnh hỡnh của trẻ ở lớp - Biết lễ phộp chào cụ cỏc bạn trước khi ra về.

- Trẻ đọc

- Sắp xếp đồ chơi - Trẻ chơi theo ý thớch - Trẻ biểu diễn tự nhiờn -Trẻ nhận xột mỡnh và cỏc bạn.

-Trẻ nhận cờ cắm vào

đúng ống cờ của mình.

-Trẻ nhận bé ngoan.

- Chào cụ, bố, mẹ, cỏc bạn

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 01 thỏng 4 năm 2019

(9)

Tên hoạt động:: Thể dục: -VĐCB: Bò chui qua ống dài - TCVĐ: Ném vòng

Hoạt động bổ trợ: Hát: Trời nắng trời mưa.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết bò chui qua ống dài,lưng không chạm vào ống.

- Biết tập đúng, đều, đẹp các động tác của bài tập phát triển chung.

2. Kỹ năng:

- Rèn sự khéo léo,sự phối hợp tay,chân mắt góp phần phát triển thể lực, sức khỏe cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể,biết lắng nghe và chú ý trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô : 2 đường ống dài 3 m,vòng thể dục, cột ném vòng.

2. Đồ dùng của trẻ: Giầy thể dục,trang phục gọn gàng . 3. Địa điểm: - Sân tập

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRE

1. Ổn định

- Cho trẻ cùng hát bài: Trời nắng trời mưa + Bài hát nói về hiện tượng tự nhiên gì?

+ Trời mưa có những đặc điểm gì ? + Mưa có tác dụng gì ?

-Giáo dục trẻ biết ích lợi của nước đối với đời sống con người.

2.Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô và các con thực hiện bài tập” Bò chui qua ống dài,chúng mình cùng chú ý nhé.

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ 3.Hướng dẫn.

*Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ khởi động theo bài “Trời nắng, trời mưa” : Đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót chân, đi khom theo bài hát:Trời nắng,trời mưa.

- Cho trẻ xếp đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

* Hoạt động 2: Trọng động

- Tập bài tập phát triển chung: Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác:

+ĐT1: Nơ ai giơ cao : Tay đưa ra trước lên cao (NM ) + ĐT2: Nơ bay:

+ĐT3: Nhặt dây nơ:Đứng cúi gập người về phía trước + ĐT4: Nhảy: Bật nhảy tại chỗ(NM)

- Mỗi động tác tập 2x 8 nhịp.ĐTNM tập 3x 8 nhịp - Vận động cơ bản: Bò chui qua ống dài

-Trẻ hát

- Nắng, mưa

- Khởi động - Xếp đội hình 3 hàng ngang.

- Tập bài tập PTC

(10)

- Cô làm mẫu lần 1

- Cô làm mẫu lần 2+ Giải thích:

Phía trước mỗi hàng có một ống dài, để chui qua được đoạn ống đó các con phải bò qua trước hết các con hãy chuẩn bị bò bằng cách đặt 2 bàn tay và cẳng chân sát xuống sàn,khi bò đầu cúi xuống lưng thẳng để không chạm vào ống,bò phối hợp tay này chân kia để chui qua ống, khi bò hết đường ống các con đứng lên đi về cuối hàng của mình đứng.

-Mời 2 trẻ lên làm mẫu

- Trẻ thực hiện :Lần 1,2 cho trẻ thực hiện lần lượt từng trẻ

- Lần 3 cho trẻ bò nối đuôi nhau.

- Trò chơi vận động : Ném vòng

-Cách chơi:Trước mỗi đội có một cột đứng cao 50 cm,trẻ đứng trước vạch chuẩn cầm vòng ném cho thật khéo vào cột đích.

-Luật chơi:Sau khi hết thời gian quy định đội nào ném được nhiều vòng trúng cột đích đội đó là đội chiến thắng.

-Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi.

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng thả lỏng tay, chân 4. Củng cố giáo dục

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập vận động gì ? - Chúng mình được chơi trò chơi gì ?

- Nhận xét tuyên dương trẻ

5.Kết thúc: Cho trẻ hát “Trời nắng trời mưa” và ra ngoài chơi.

- Đứng thành 2 hàng - Quan sát, lắng nghe

- Xung phong - Thực hiện - Trẻ thi đua

- Lắng nghe

- Chơi trò chơi -Trẻ đi nhẹ nhàng.

-Bò chui qua ống dài.

- Ném vòng

- Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………....

………

………

………

Thứ 3 ngày 02 tháng 4 năm 2019 TÊN HOẠT ĐỘNG: KPKH: Các hiện tượng tự nhiên

(11)

HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ: Đọc thơ: Cầu vồng I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, phân biệt được một số hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, bão lụt

2.Kỹ năng:

- Phát triển khả năng quan sát,so sánh,nhận biết,phân biệt cho trẻ - Rèn kỹ năng diễn đạt lời nói cho trẻ

3.Giáo dục thái độ:

- Trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường,bảo vệ thân thể.

II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô :

- Một số hình ảnh như trời nắng,trời mưa,gió bão 2. Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô về các hiện tượng tự nhiên III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức.

- Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Cầu vồng” -Trẻ đọc thơ

+ Các con vừa đọc bài thơ nói đến hiện tượng gì ? - cầu vồng sau cơn mưa +Tại sao lại có cầu vồng?

2. Giới thiệu

- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên , các con học ngoan nhé!

3.Hướng dẫn.

*Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ quan sát 1 số hiện tượng tự nhiên.

* Cho trẻ quan tranh trời nắng.

+ Con thấy trong tranh là hiện tượng tự nhiên gì?

+Trời nắng có đặc điểm gì?

+ Khi trời nắng thì sinh hoạt của con người như thế nào?

+ Cây cối và các loài vật thì sao?

+Mọi người phải làm thế nào để tránh nắng?

-Các con ạ khi trời có nắng thì sẽ làm cho nhiều loài cây xanh tốt ra hoa kết trái,nhưng cũng sẽ rất nóng bức làm sinh ra các dịch bệnh cho con người vì thế các con phải biết bảo vệ cơ thể mình bằng cách không chạy đùa ngoài trời khi nắng to. Ngoài ra khi nắng kéo dài sẽ gây ra hiện tượng hạn hán dẫn đến các loài vật bị chết do thiếu nước.

-Trời nắng

- Bầu trời trong xanh,có ánh nắng

* Quan sát tranh khi trời mưa nhỏ.

+ Con thấy trong tranh có những gì?

+ Cảnh vật trong tranh như thế nào ? + Có gì khác với cảnh vật lúc chưa mưa?

+ Hiện tượng mưa nhỏ thường có trong mùa nào?

- Có mưa.

- Cây cối xanh tươi hơn.

- Mọi vật bị ướt.

(12)

- Các con ạ vào mùa xuân khi mưa thường mưa nhỏ còn được gọi là mưa phùn, hay mưa xuân,mưa xuân giúp cho cây cối tươi xanh hơn.

* Cho trẻ quan sát tranh khi mưa to

+Con thấy trong tranh là hiện tượng thời tiết gì?

+Tranh trời mưa có đặc điểm gì?

+ Những hạt mưa như thế nào?

- Các con ạ vào mùa hè thường có mưa rào hạt mưa to và còn có cả gió bão nữa hiện tượng mưa bão này thường gây ra hiện tượng lụt lội làm cho cuộc sống của con người gặp nhiều khó khăn.

- Là trời mưa.

- Bầu trời tối hơn,có hạt mưa và gió.

- Hạt mưa to.

* Cho trẻ quan sát tranh lũ lụt.

+ Con thấy trong tranh là hiện tượng gì?

+ Vì sao lại bị lũ lụt?

+ Làm thế nào để phòng tránh lũ lụt?

- Hiện tượng lũ lụt.

- Do trời mưa nhiều.

- Không chặt phá rừng,khơi thông các dòng chảy.

* Cho trẻ so sánh cảnh trời mưa to và mưa nhỏ.

+ Trời mưa to và mưa nhỏ có gì giống nhau?

+ Trời mưa to và mưa nhỏ có gì khác nhau?

- Đều là trời mưa.

- Mưa to có gió bão.

* Cho trẻ so sánh cảnh trời nắng và cảnh lũ lụt.

+Khi trời nắng và khi lũ lụt có gì khác nhau?

- Trời nắng cây cối xanh tốt, mọi người đi lại dễ dàng.

Còn bị lũ lụt sẽ làm cho cây cối bị chết do bị ngập trong nước, mọi người đi lại khó khăn,các phương tiện giao thông không di chuyển được.

- Trời nắng cây xanh tốt.

- Khi bị lũ cây sẽ bị héo úa.

Hoạt động 2 :

- Trò chơi:Ai chọn nhanh hơn.

Cách chơi: Cô phát tranh lô tô cho trẻ yêu cầu trẻ chọn tranh về các hiện tượng tự nhiên theo yêu cầu của cô.

- Trò chơi:Mưa to mưa nhỏ.

Cách chơi:Trẻ cùng đi chơi khi nghe tiếng sắc xô to,dồn dập kèm theo lời nói “ Mưa to”Trẻ phải chạy nhanh và lấy 2 tay che đầu,khi cô gõ sắc xô nhỏ chậm và nói “mưa tạnh” thì trẻ chạy chậm bỏ tay xuống khi cô dừng gõ thì trẻ đứng im tại chỗ.

-Trẻ cùng chơi

4.Củng cố giáo dục.

+ Hôm nay các con đã tìm hiểu về cái gì?

- Giáo dục: Qua bài học hôm nay các con nhớ phải đội mũ khi đi ra ngoài trời nắng,biết bảo vệ môi trường để phòng tránh hiện tượng mưa bão gây lụt hoặc hạn hán.

- Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên.

5.Kết thúc.

- Cho trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa với. - Trẻ hát

(13)

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

………

Thứ 4 ngày 03 tháng 4 năm 2019 Tên hoạt động: LQCC: Làm quen chữ cái p, q

Hoạt động bổ trợ:Hát: Cho tôi đi làm mưa với I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết phân biệt được chữ cái p,q. Trẻ phát âm đúng chữ cái p, q.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ

- Phát triển khả năng nhận xét, so sánh phân biệt.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thích môn học và thích đọc các chữ cái II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng đồ chơi của cô

- M¸y vi tÝnh, m¸y chiÕu, bé thÎ ch÷ rçng p, q, que chØ, hai b¶ng gµi ch÷ c¸i, 4 b¶ng gµi thÎ ch÷ ch¬i ghÐp ch÷

- Tranh kèm từ có chứa chữ cái p,q 2. Đồ dùng đồ chơi của trẻ

- Rổ đựng thẻ chữ cái p,q , bảng 3. Địa điểm: - Lớp học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”

+ Bài hát nói về hiện tượng tự nhiên gì?

- Cô giáo dục trẻ biết mang dù khi trời nắng, mưa.

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô cùng các con làm quen với chữ cái p, q, các con chú ý nhé

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Nhận biết chữ cái p, q a. Nhận biết chữ p

- Cô cho trẻ quan sát tranh '' Cây phượng '' + Cô có bức tranh vẽ gì đây ?

+ Hoa phượng thường nở vào mùa nào ? + Hoa phượng có màu gì ?

- Hát - Trả lời

- quan sát - Trả lời

(14)

- Cho trẻ đọc từ '' cây phượng'' dưới tranh (2-3 ) lần - Cho trẻ lên tìm chữ p mà trẻ đã biết.

- Cô giới thiệu chữ p và phát âm p ( 3 lần ).

- Cho lớp phát âm chữ p ( 3 lần ) - Cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.

- Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ

+ Cô đố lớp mình biết chữ p có cấu tạo gồm mấy nét ? - Cô giới thiệu chữ p gồm có 2 nét : 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong kín ở bên phải nét sổ thẳng.

- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ p.

- Cô giới thiệu các kiểu chữ p cho trẻ biết - Cho trẻ phát âm lại chữ p ( 2-3 lần ).

b. Nhận biết chữ q

- Cho trẻ quan sát tranh '' Qủa khế '' - Cho trẻ nhận xét về nội dung tranh - Cho trẻ đọc từ '' Qủa khế '' dưới tranh - Cho trẻ tìm các chữ cái đã học

- Cô giới thiệu chữ cái còn lại là chữ q, cô phát âm mẫu '' chữ q '' 3 lần .

- Cho trẻ phát âm 3 lần.

- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ q.

- Cô khái quát lại cấu tạo chữ q : Chữ q gồm 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong ở bên trái nét sổ thẳng.

- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ q

- giới thiệu các kiểu chữ q cho trẻ biết - Cho cả lớp phát âm chữ q ( 2-3 lần )

* Hoạt động 2: So sánh 2 chữ p-q

- Các con thấy 2 chữ p-q có đặc điểm gì giống nhau ? - Chữ p và chữ q có điểm gì khác nhau ?

- Cô nhắc lại điểm giống và khác nhau của chữ p-q : Chữ p và chữ q giống nhau là đều có 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong kín. Khác nhau là chữ p nét cong ở bên phải nét thẳng còn chữ q nét cong ở bên trái nét thẳng.

*Hoạt động 3: Luyện tập:

a. Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh

- Cô phát âm chữ cái nào thì các con tìm nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm chữ cái vừa tìm.

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời b.Trò chơi : Gắn quả cho cây .

- Cach chơi : Trẻ phải bật qua 3 vòng thể dục lên lấy quả và gắn cho cây. Kết thúc bản nhạc đội nào gắn

- Đọc

- Trả lời

- Quan sát - Trẻ đọc

- Trẻ phát âm

- Trẻ so sánh

- Trẻ nghe và thực hiện

(15)

được nhiều quả hơn sẽ thắng cuộc . - Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cho trẻ đếm số quả mỗi đội gắn được, cô nhận xét và tuyên bố đội thắng cuộc .

4. Củng cố giáo dục

- Các con vừa được làm quen với chữ cái gì ?

- Giáo dục trẻ: Về nhà các con sẽ tìm thêm các chữ cái đã học qua tranh ảnh, sách báo nhé.

5. Kết thúc

- Cô cho trẻ hát “Trời nắng, trời mưa” và ra ngoài chơi.

- Làm quen với chữ p, q

- Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

Thứ 5 ngày 04 tháng 4 năm 2019 Tên hoạt động: LQVT: Đếm đến 10.Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng.

Nhận biết số 10.

Hoạt động bổ trợ: Hát : Đồng dao “Con chuồn chuồn”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Kiến thức:

- Trẻ biết đếm đến 10 ,nhận biết các nhóm có 10 đối tượng,nhận biết được số 10 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đếm và cách sắp xếp các nhóm đối tượng 3. Thái độ:

-Trẻ hứng thú với tiết học.Rèn cho trẻ tính cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô

- cô và trẻ có 10 con thỏ,10 củ cà rốt.Các số từ 1-9, 2 thẻ số 10.

- Bảng, phấn, thẻ có số chấm tròn là 10.

- Các nhóm đồ chơi có số lượng 10 đặt xung quanh lớp.

2. Đồ dùng của trẻ: trẻ có 10 con thỏ,10 củ cà rốt.Các số từ 1-9, 2 thẻ số 10.

3. Địa điểm: - Trong lớp học

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1: Ổn định

-Cô và trẻ cùng đọc đồng dao“ Con chuồn chuồn”

+ Con chuồn chuồn bay thấp, bay cao, bay vừa thì báo có các hiện tượng tự nhiên gì sắp xảy ra?

2.Giới thiệu bài:

-Hôm nay cô hướng dẫn các con “Đếm đến 10.Nhận

(16)

biết các nhóm có 10 đối tượng. Nhận biết số 10” các con học ngoan nhé!

3: Nội dung .

*Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 9.

- TC : Số nào biến mất

Cách chơi :Cô gắn lên bảng 4 thẻ chấm tròn có số lượng khác nhau không theo thứ tự,cho trẻ quan sát sau đó trẻ nhắm mắt cô cất 1 thẻ chấm tròn,trẻ mở mắt đoán xem thẻ chấm tròn nào biến mất.

- Cho trẻ chơi 3- 4 lượt những lần sau có thể đổi thẻ chấm tròn có số lượng khác để trẻ đoán xem thẻ nào biến mất và có thẻ nào mới.

*Hoạt động 2:

-Tạo nhóm có số lượng 10 - Đếm đến 10- Nhận biết số 10

+ Các con lấy số cà rốt trong rổ dọn bữa sáng cho các chú thỏ

+ Có 9 chú thỏ đến ăn sáng các con đặt mỗi chú thỏ cạnh 1 củ cà rốt

+ Các con thấy các bạn thỏ có ăn hết số cà rốt không ? Vì sao?

- Đếm số thỏ và số cà rốt.

+ Có 9 chú thỏ mà lại có 10 củ cà rốt thế còn thiếu mấy con thỏ để ăn hết số cà rốt.

- Chúng mình hãy gọi thêm 1 bạn thỏ nữa

+ Bây giờ số thỏ và số cà rốt đã bằng nhau chưa?và đều bằng mấy?

- Các con hãy tìm xem những nhóm đồ dùng đồ chơi nào cũng có số lượng bằng 10.

- Có nhiều nhóm có số lượng là 10 các con có biết phải chọn số mấy để đặt vào những nhóm có số lượng là 10.

- Bạn nào biết số 10 lên chọn giúp cô.

+ Có bạn nào chọn số 10 khác bạn A không ?

- Các con hãy chọn số 10 giơ lên xem đã đúng chưa và hãy đặt số 10 vào cạnh nhóm cà rốt,chọn số 10 nữa đặt cạnh nhóm thỏ.

+ Bạn nào giúp cô chọn và đặt số 10 vào các nhóm đồ chơi khác xung quanh lớp.

Các chú thỏ đã ăn no bây giờ chúng mình giúp thỏ mang cà rốt về nhà (Hướng dẫn trẻ cất dần số thỏ,số cà rốt và đếm từ 1-10

*Hoạt động 3 : Luyện tập.

- TC: Về đúng nhà

- Xếp cà rốt thành hàng - Đặt mỗi chú thỏ cạnh 1 củ cà rốt.

- Vì còn thừa 1 củ cà rốt -Có 9 con thỏ,10 củ cà rốt.

- Thiếu 1 con thỏ

- Trẻ lấy thêm 1 chú thỏ _ Trẻ đếm số thỏ và cà rốt ( Đều bằng 10)

- Đếm đồ chơi xung quanh lớp.

- Đặt số 10 - Trẻ chọn số 10

- Trẻ cất dần số thỏ và cà rốt (vừa cất vừa đếm)

-Chữ số 10.

(17)

Cách chơi : Cô vẽ các vòng tròn trong đó có vẽ các số 8,9,10 làm kí hiệu các ngôi nhà.Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ số ,cho trẻ đi chơi khi có hiệu lệnh trẻ chạy nhanh về nhà cố số giống thẻ số trên tay của mình.

-Luật chơi:Ai về không đúng nhà phải nhảy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi và thay đổi hiệu lệnh liên tục để rèn luyện phản xạ cho trẻ.

4.Củng cố:

Hôm nay chúng mình đã nhận biết số lượng mấy và học chữ số mấy.

- Giáo dục trẻ tìm đọc các chữ số trong các tranh ảnh…

5.Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

………

………

Thứ 6 ngày 05 tháng 4 năm 2019 Tên hoạt động: Tạo hình: Làm đám mây bằng bông

Hoạt động bổ trợ: Hát : Cho tôi đi làm mưa với

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

-Trẻ sử dụng bông để làm thành những đám mây.

-Thể hiện được ý tưởng của mình thông qua sản phẩm.nêu những nhận xét của bản thân về sản phẩm.

2. Kỹ năng

- Rèn khả năng chú ý quan sát,cách sử dụng các thao tacstrong hoạt động tạo hình

- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay.Kích thích trẻ sáng tạo 3. Thái độ

- Trẻ biết yêu quý cái đẹp biết bảo vệ, giữ gìn trang phục sạch sẽ, gọn gàng.

II. CHUÂN BỊ:

1. Đồ dùng của cô

- Tranh mẫu đám mây làm từ bông.

2. Đồ dùng đồ chơi của trẻ

- Vở tạo hình,bút màu,bông,keo dán, 3. Địa điểm

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

(18)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô cho trẻ vận động theo bài “Cho tôi đi làm mưa với”

+ Các con vừa vận động bài gì?

+ Bài hát nói về hiện tượng tự nhiên gì?

2.Giới thiệu bài

- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con cách làm đám mây bằng bông. Chúng mình học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu.

+ Cô có bức tranh gì đây?

+ Các con có nhận xét gì về bức tranh( Bố cục,màu sắc) + Đám mây được làm từ nguyên liệu gì?

+ Có bao nhiêu đám mây?

+ Những khi nào thì trời có nhiều mây?

- Khi trời sắp mưa sẽ có nhiều mây,mưa có tác dụng làm cho cây cối xanh tươi, nước mưa chảy xuống ao hồ sông suối nước mưa dùng làm nước sinh hoạt cho con người.Nhưng mưa cũng có những tác hại như gây lũ lụt.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ làm đám mây bằng bông.

-Bước 1: Chia bông thành nhiều đám mây có kích thước khác nhau

-Bước 2: Phết keo dán vào những vị trí đặt đám mây.

-Bước 3: Dán bông lên những đám mây đã phết keo tạo thành những đám mây trắng

- Bạn nào nhắc lại giúp cô xem làm đám mây gồm mấy bước.

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

-Cô đến bên trẻ hướng dẫn để trẻ làm được những đám mây bằng bông

* Hoạt động 4:Nhận xét sản phẩm

- Cô hướng dẫn trẻ mang tranh lên trưng bày?

- Gợi ý trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình của mình.

+ Con đã làm được sản phẩm gì?

+ Con đã sử dụng những nguyên liệu gì?

+ Con thích sản phẩm của bạn nào?

+Bạn đã làm được bao nhiêu đám mây?

- Cô nhận xét bài của trẻ.Động viên những trẻ chậm, kém để trẻ cố gắng những lần sau.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình đã làm gì?

- Chúng mình nhớ không ra ngoài đùa nghịch khi trời

-Trẻ vận động -Trả lời

- Có đám mây

-Trời sắp mưa - Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện

-Mang tranh lên trưng bày

- Trẻ trả lời

(19)

mưa nhé...

5.Kết thúc: Cho trẻ hát: Cho tôi đi làm mưa với và ra

ngoài sân chơi. -Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

………

………

Hồng Thái Đông, ngày.../04/ 2019 Người duyệt

(20)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh cùng cô chính - Trò chuyện xem tranh cùng với trẻ về chủ đề - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc, bao quát trẻ chơi - Cho trẻ chơi tự do theo

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Các con ạ thời tiết mùa hè rất nắng nóng đôi khi còn có giông bão sấm chớp nên khi các con ra ngoài phải biết đội mũ, mặc áo chống nắng, khi trời mưa không được ở

- Các con ạ thời tiết mùa hè rất nắng nóng đôi khi còn có giông bão sấm chớp nên khi các con ra ngoài phải biết đội mũ, mặc áo chống nắng, khi trời mưa không được ở