• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn: 8/5/2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 11 tháng 5 năm 2020 TOÁN

TIẾT 116: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: HS Thực hiện được các phép tính với phân số.

Bài tập cần làm bài 1(a, b), bài 2(a, b), bài 3 (a, b), bài 4 (a, b) và bài 5* dành cho HS khá giỏi.

2. Kĩ năng: HS Tính thành thạo các phép tính của phân số.

3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS làm lại bài tập 1.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Hướng dẫn làm bài Bài 1: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Tự làm bài.

- Nhận xét, chốt nội dung: củng cố kĩ

năng cộng phân số.

Bài 2: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Nhắc lại cách làm.

- Làm bài.

- Nhận xét, rèn kĩ năng thực hiện phép trừ phân số

- 1HS làm bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

a.

2 4 10 12 22 3 5 1515 15

b.

5 1 5 2 7

12 6 12 12 12

c.

3 5 18 20 38 4 6 24 24 24

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS nêu các làm.

- 3 HS làm bài, lớp làm vào vở.

a.

23 11 69 55 14 5 3 15 15 15

b.

3 1 6 1 5

7 14 14 14 14

c.

5 3 20 18 2 6 4 24 24 24

= 1 12 - HS lắng nghe.

(2)

Bài 3: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Hướng dẫn cách làm sau đó cho HS tự làm bài.

- Nhận xét, chốt nội dung: rèn kĩ năng thực hiện phép nhân các phân số.

Bài 4: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Nhắc lại cách làm, sau đó làm bài.

- Nhận xét, chốt nội dung: rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số

Bài 5: (6’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Hướng dẫn HS làm bài:

+ Tìm số đường còn lại

+ Tìm số đường bán vào buổi chiều + Tìm số đường bán được cả buổi - Suy nghĩ làm bài.

- Nhận xét, chốt nội dung: biết giải bài toán có liên quan đến tìm giá trị phân số của một số

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Muốn trừ (nhân, cộng, chia ) hai phân số ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS về nhà.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 3 HS làm bài, lớp làm vào vở.

- HS sửa bài.

a) 3 4×5

6=3×5 6=15

24 b)

4

5×13=4×13 5 =52

5 c) 15 x

4

5=15×4 5 =12 - 1HS đọc yêu cầu.

- 3HS lên bảng làm. Lớp làm vở.

8 5:1

3=8 5×3

1=24 5 3

7:2= 3 7×2= 3

14 2 :

3

7=2×7 3 =14

3 - HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS theo dõi.

- HS làm bài, 1HS lên thực hiện bài giải Bài giải

Số kg đường còn lại là:

50 - 10 = 40 (kg) Buổi chiều bán được số kg đường là:

40 x 3

8 = 15 ( kg) Cả hai buổi bán được số kg đường là:

10 + 15 = 25(kg) Đáp số: 25 kg

- 2 HS nêu.

- HS lắng nghe.

(3)

TẬP ĐỌC

GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Đọc thành tiếng: HS đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn.

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài; biết đọc lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.

- Đọc trôi trảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Đọc hiểu: Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Xác định giá trị: Các em có nhận thức được có lòng dũng cảm sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách.

- Tự nhận thức: Biết dũng cảm vượt qua mọi khó khăn.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

- Kĩ năng ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Đọc theo đoạn bài Thắng biển

+ Tìm những từ ngữ hình ảnh (trong Đ1) nói lên sự đe doạ của cơn bão biển.

+ Những từ ngữ, hình ảnh nào (trong Đ3) thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?

- Nhận xét.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Đưa tranh minh hoạ và miêu tả

những gì thể hiện trong bức tranh?

- Tranh vẽ chú bé Ga-vrốt đang đi nhặt đạn ngoài chiến lũy giúp nghĩa quân, giữa làn mưa đạn của kẻ thù. Ga-vrốt là nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Huy-gô. Bài Ga-vrốt ngoài

HS1: Đọc Đ1+2.

+ Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió lên … nhỏ bé”.

- HS2: Đọc Đ3.

* Những từ ngữ, hình ảnh là:

“ H¬n hai ...chôc”

- Nhận xét.

- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trả lời:

Tranh vẽ một thiếu niên đang chạy trong bom đạn với cái giỏ trên tay. Những tiếng bom rơi, đạn nổ bên tai không thể làm tắt đi nụ cười trên gương mặt chú bé.

- HS lắng nghe.

(4)

chiến luỹ là một trích đoạn của tác phẩm trên.

2. Luyện đọc (12’) - Chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu … mưa đạn.

+ Đoạn 2: Tiếp theo … Ga-vrốt nói.

+ Đoạn 3: Còn lại,

- Đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ

- Luyện đọc theo cặp.

- Thi đọc theo cặp.

- Đọc toàn bài.

- Đọc diễn cảm cả bài và nêu giọng đọc.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’) - Đọc thầm đoạn 1.

- Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?

- Đọc đoạn 2:

- Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?

- Đọc tiếp đoạn 3:

- Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?

* Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt.

- Hình ảnh chú lúc ẩn, lúc hiện, lúc nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, phốc ra, tới, lui trong lửa khói mịt mù đã được Huy-gô khắc họa thật rõ nét và sinh động. Chú bé ấy như một thiên thần mà đạn giặc không thể đụng tới được

- Đọc thầm lại bài và tìm ND bài?

- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn( lần 1), kết hợp sửa từ.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn (lần 2) HS kết hợp giải nghĩa từ.

- Từng cặp HS luyện đọc.

- 2 HS thi đọc.

- 1 HS đọc.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.

- Nghe nghĩa quân sắp hết đạn nên Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu.

- 1HS đọc đoạn 2.

- Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch. Cuốc-phây-rắc giục cậu quay vào nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để

nhặt đạn …

- HS đọc thầm đoạn 3.

- Vì chú bé ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần./Vì đạn bắn theo Ga-vrốt nhưng Ga-vrốt nhanh hơn đạn …/Vì Ga-vrốt như có phép giống thiên thần, đạn giặc không đụng tới được.

* Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng.

* Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt.

* Ga-vrốt là tấm gương sáng cho em học tập.

* Em rất xúc động khi đọc truyện này.

- Lắng nghe

* Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.

(5)

- GV chốt ND bài.

4. Đọc diễn cảm(8’)

- Đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, nêu cách đọc toàn bài.

- Nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.

- Đưa bảng phụ đoạn 3 hướng dẫn HS đọc đoạn:

- Đọc mẫu đoạn.

- Nêu chỗ nhấn giọng trong đoạn.

- Đọc đoạn diễn cảm.

- Đọc theo cặp.

- Thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà.

- 2 HS đọc nội dung bài.

- 3 HS nối tiếp đọc bài và nêu giọng đọc toàn bài.

- HS nêu cách đọc từng đoạn.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS phát biểu.

- 2 HS đọc thể hiện.

- HS đọc theo cặp.

- 3 HS thi đọc.

- Nhận xét, bình bầu.

- Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.

- Lắng nghe.

CHÍNH TẢ

THẮNG BIỂN, BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: HS Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích trong bài

“thắng biển”.

- HS Nhớ - viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể loại tự do và trình bày các khổ thơ trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2)a.

2. Kĩ năng: HS Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ.

3. Thái độ: - Giáo dục HS Yêu thích môn học

* BVMT: Thắng biển: GD cho HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Đọc cho HS viết: Cái rao, soi dây, gió thổi, lênh khênh, trên trời

- Nhận xét.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài Trực tiếp.

I. Bài thắng biển 1. Viết chính tả

a. Hướng dẫn chính tả(7’)

- Đọc đoạn 1+ 2 bài Thắng biển.

- 2 HS lên bảng viết, HS còn lại viết vào giấy nháp.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.

- Hình ảnh cơn bão biển hiện ra rất hung dữ,

(6)

- Qua đoạn văn em thấy hình ảnh cơn bão biển hiện ra như thế nào?

* BVMT: GD cho HS lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.

- Luyện viết những từ khó: lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng

b. GV đọc cho HS viết (hs viết bài ở nhà)

2. Hướng dẫn HS làm bài tập(8’) Bài 2: Điền vào chỗ trống l hay n - Đọc yêu cầu của bài.

- Tự làm bài.

- Trình bày kết quả.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cần điền lần lượt các âm đầu l, n như sau:

lại - lồ - lửa - nãi - nến - lóng lánh - lung linh - nắng - lũ lũ - lên lượn.

II. Bài thơ về tiểu đội xe không kính 3. Hướng dẫn HS làm bài tập (8’) Bài 2:

- Nêu yêu cầu của bài.

- Treo bảng phụ viết sẵn đề bài và

hướng dẫn HS làm bài: các em chỉ tìm các tiếng không viết với dấu ngã hoặc dấu hỏi.

- Nhận xét, chốt kết quả.

Đáp án:

- Trường hợp không viết với dấu ngã:

ảo, ảnh, ẳng, ẩn, bản, bảng….

- Trường hợp không viết với dấu hỏi:

ẵm, bẵng, bỡn, cỡ, cỡn…

- Nhận xét.

* GD B, HĐ: GD cho HS hiểu thêm về cảnh quan đại dương, vẻ đẹp và sự đa dạng của môi trường dưới dáy biển, GD HS có ý thức bảo vệ. dạng của môi trường dưới dáy biển, GD HS có ý thức bảo vệ.

C. Củng cố, dặn dò (7’) - Nhắc lại nội dung.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà.

nó tấn công dữ dội vào khúc đê mỏng manh.

- HS lắng nghe.

- HS luyện viết từ, 2 HS lên bảng viết.

- HS lắng nghe nhận xét.

- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài cá nhân.

- 3 HS lên thi điền phụ âm đầu vào chỗ trống.

- Lớp nhận xét.

- HS chép lời giải đúng vào VBT.

- HS lắng nghe - 1 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của đề bài, làm bài - 2 em làm trên bảng, cả lớp làm vở.

- Nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe.

(7)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa (BT1);

2. Kĩ năng: - HS hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ theo chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).

3. Thái độ : - Giáo dục hs Yêu môn học.

* ATGT: GD cho HS nắm được phẩm chất của một số nhân vật hi sinh cứu người tham gia giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng nhóm, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Nêu đặc điểm của CN trong câu kể Ai là gì?

- Nêu ví dụ và xác định CN trong câu?

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Hướng dẫn HS làm bài tiết 1 Bài 1: (8’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Gợi ý: Từ gần nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau.

- Phát giấy khổ to có bài tập 1 để HS làm việc theo nhóm: Gạch dưới những từ gần nghĩa với từ dũng cảm.

- Suy nghĩ làm bài.

- Trình bày bài.

- Nhận xét. Chốt nội dung.

Bài 2: giảm tải Bài 3: (7’)

- Đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc cá nhân nối vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4: (8’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Gợi ý: ở mỗi chỗ trống, điền từ ngữ cho sẵn tạo ra câu có nội dung thích hợp.

- Làm việc theo nhóm trên phiếu.

- Các nhóm trình bày bài.

- 2 HS lên bảng.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài - HS lắng nghe.

- Nhận đồ dùng.

- HS làm bài vào vở.

- Đại diện từng nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- 2HS thi nối nhanh vào phiếu.

- Dán lên bảng, lớp nhận xét.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm làm bài vào phiếu.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

(8)

- Nhận xét.

2. Hướng dẫn HS làm bài tiết 2 Bài 1: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm.

- Cho HS làm bài. Phát giấy cho các nhóm làm bài.

- Trình bày kết quả.

- Nhận xét, chốt lại những từ HS tìm đúng.

Bài 2: (6’)

- Đọc yêu cầu của bài.

- Chọn một từ trong các từ đã tìm được, xem từ đó có nghĩa như thế nào? thường được sử dụng trong trường hợp nào? nói về phẩm chất gì? của ai? Sau đó em đặt câu với từ đó.

- Đọc câu mình vừa đặt.

- Nhận xét, khẳng định những câu HS đọc đúng, đặt hay.

Bài 3: (6’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế

nào?

- Tự làm bài.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

+ Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

+ Khí thế dũng mãnh.

+ Hi sinh anh dũng.

Bài 4, bài 5 (83) giảm tải C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Nêu lại các từ ngữ vừa được học?

- Dũng cảm có nghĩa là gì

*ATGT: GD cho HS nắm được phẩm chất của một số nhân vật hi sinh cứu người tham gia giao thông.

- Nhận xét giờ học.

- 2, 3 HS đọc lại đoạn văn đã điền.

- Cả lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm làm bài vào giấy.

- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp.

- Lớp nhận xét.

* Từ cùng nghĩa với dũng cảm: can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, anh hùng, anh dũng, quả cảm,

* Từ trái nghĩa với dũng cảm: nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn hạ, bạc nhược, … - 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS theo dõi.

- Mỗi em chọn 1 từ, đặt 1 câu.

- Một số HS lần lượt đọc câu mình đã đặt.

Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- Ghép từng từ vào chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa.

- HS làm bài.

- HS lần lượt đọc bài làm.

- Lớp nhận xét.

- 2 HS nêu

- Có dũng khí dám đương đầu với nguy hiểm để làm những việc nên làm.

- HS lắng nghe.

(9)

- Dặn dò HS về nhà.

Ngày soạn: 9/5/2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2020 TẬP ĐỌC

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bọc lộ thái dộ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

2.Kĩ năng: - Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

3.Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. Chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê; sơ đồ quả đất trong vũ trụ. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. bài cũ (5’)

- Đọc bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ, nêu nội dung bài đọc.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Luyện đọc (12’) - GV chia đoạn.

- Luyện đọc nối tiếp đoạn:

+ Đọc tiếp nối đoạn lần 1 kế hợp phát âm từ khó, dễ lẫn

+ Đọc tiếp nối lần 2 kết hợp giải nghĩa từ - Luyện đọc cặp.

- Tổ chức thi đọc theo cặp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Đọc toàn bài.

- Đọc diễn cảm toàn bài, nêu giọng đọc.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’) - Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?

- 2HS lên đọc bài, nêu ND bài - Nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến phán bảo của chúa trời

Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi.

Đoạn 3: Còn lại.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn( kết hợp sửa lỗi phát âm)

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn( kết hợp giải nghĩa từ)

- HS luyện đọc theo cặp - 2 cặp thi đọc.

- HS nhận xét bình bầu.

- 1 HS đọc.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc thầm, trả lời:

+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là

trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ,

(10)

- Đọc thầm đoạn 2:

+ Ga - li - lê viết sách nhằm mục đích gì?

- Đọc đoạn 3 trả lời:

+ Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?

- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga - li -lê thể hiện ở chỗ nào?

- Nội dung của bài muốn nói lên điều gì?

- GV chốt ND bài.

4. Luyện đọc diễn cảm (8’) - Đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài

- Hướng dẫn đọc diễn cảm đọan: Chưa dầy một thế kỉ sau… dù sao trái đất vẫn quay.

- Đọc mẫu yêu cầu HS theo dõi tìm chỗ nhấn giọng.

- Luyện đọc trong nhóm - Thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Bài tập đọc muốn nói điều gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà.

còn mặt trời, mặt trăng quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại - 1 HS đọc đoạn 2.

+ Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc- ních.

- 1 HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.

+ Toà án lúc ấy xử phạt ông vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngựơc với những lời phán bảo của chúa trời.

- Hai nhà khoa học giám nói ngược với lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ.

* Ca ngợi nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- 2 HS nhắc lại.

- HS nối tiếp nhau đọc, nêu lại giọng đọc của bài.

- HS theo dõi, tìm chỗ nhấn giọng.

- HS lắng nghe, 1 HS đọc lại - HS luyện đọc cặp đôi.

- Đại diện 3 cặp thi đọc diễn cảm đoạn.

- HS khác nhận xét, bình bầu.

- 1 HS nêu.

- HS lắng nghe.

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: HS Thực hiện được các phép tính với phân số.

2. Kĩ năng: HS Biết giải bài toán có lời văn.

Bài tập cần làm bài 1, bài 3(a, c), bài 4 và bài 2* ; bài 5 dành cho HS học tốt 3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(11)

A. Bài cũ (5’)

- Thực hiện các phép tính - Nêu cách làm

- Nhận xét, chữa bài

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: (5’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Suy nghĩ tự làm bài tập.

- Trao đổi nhóm làm bài rồi báo cáo kết quả trước lớp.

- Nhận xét, chốt kiến thức: rèn kĩ

năng thực hiện các phép tính với phân số

Bài 2: (6’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Hướng dẫn học sinh tính: Khi thực hiện nhân 3 phân số với nhau ta có thể lấy 3 tử số nhân với nhau, 3 mẫu số nhân với nhau

- Nhận xét, chốt nội dung: biết thực hiện nhân 3 phân số.

Bài 3: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài, nhắc HS chọn được MSC nhỏ nhất để tính.

- Nhận xét.

Bài 4: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- 3 HS lên bảng, lớp làm nháp

2 4 10 12 22 3 5 15 15 15

8 1 8 3 24

5 3: 5 x1 5

3 1 6 1 5

7 14 1414 14

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài.

- 4HS lần lượt nêu ý kiến:

+ Phần c là phép tính làm đúng.

- Các phần còn lại sai.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS nghe hướng dẫn sau đó làm bài, 3 HS lên bảng; nhận xét bài làm của bạn.

a ) 1 2×1

4×1

6=1×1×1 2×4×6= 1

48 b)

1 2×1

4:1 6=1

2 x 1 4 x

6 1 =

6 8=3

4 c)

1 2:1

4 x 1 6=1

2 x 4 1 x

1 6=1

3 - HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài, 3 HS lên bảng - Kết quả bài làm đúng:

a) 5 2 x

1 3+1

4=5 6+1

4=10 12+ 3

12=13 12 b)

5 2+1

3×1 4=5

2+ 1 12=30

12+ 1 12=31

12 c)

5 21

3:1 4=5

21 3×4

1=5 24

3=15 6 8

6=7 6 - 1HS đọc yêu cầu.

(12)

- Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Để tính được phần bể chưa có nước phải làm như thế nào?

- Tự làm bài.

- Nhận xét, chốt nội dung: rèn kĩ

năng thực hiện các phép tính với phân số để giải toán có lời văn.

Bài 5: (7’) - Đọc đề bài.

- Tự làm bài.

- Nhận xét bài làm của HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhắc lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS.

- Tính phần bể chưa có nước.

- Lấy cả bể trừ đi phần đã có nước.

- HS làm bài, 1 HS làm bảng.

Bài giải Số phần bể đã có nước là:

3 2 29 7 5 35

(bể) Số phần bể còn lại chưa có nước là:

29 6 13535

(bể)

Đáp số:

6 35 bể

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 1HS lên bảng làm, lớp làm vở Bài giải

Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là:

2710 x 2 = 5420 (kg) Số ki-lô-gam cà phê lấy ra cả 2 lần là

2710 + 5420 = 8130 (kg)

Số ki-lô-gam cà phê còn lại trong kho là:

23450 - 8130 = 15320(kg) Đáp số: 15320 kg cà phê - Lắng nghe.

- 1 HS nêu.

- HS lắng nghe.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÂU KHIẾN

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: - HS Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng: - HS Nhận biết câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).

- HS học tốt tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT 2, mục III) đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3).

- HS NK: tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III); đặt được 2 câu khiến đối với 2 đối tượng khác nhau (BT3).

3. Thái độ: - Giáo dục HS Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DAY- HỌC : - Bảng phụ.

(13)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Đọc các câu thành ngữ nói về lòng dũng cảm.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Tìm hiểu ví dụ(12’) Bài 1, 2:

- Đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Câu nào trong đoạn văn được in nghiêng?

- Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?

- Câu cuối có sử dụng dấu gì?

- Câu Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! là

lời của Gióng nói với mẹ. Gióng nói để

nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Những câu dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, ...

người khác một việc gì gọi là câu khiến.

Cuối câu khiến thường dùng dấu chấm than

Bài 3:

- Đọc yêu cầu bài.

- Như thế nào gọi là câu khiến?

- Thảo luận tập nói dưới lớp.

- Sửa chữa cách dùng từ, đặt câu cho HS

- Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến?

3. Ghi nhớ: SGK

- Đọc lại ghi nhớ trong SGK - Hãy đặt câu khiến

4. Luyện tập

- 2 HS thực hiện.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

- Câu in nghiêng là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào

- Sử dụng dấu chấm than - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Những câu dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, ... người khác một việc gì gọi là câu khiến

- Thảo luận cặp đôi.

VD: HS mượn bút có thể nói:

+ Nam ơi, cho mình mượn cái bút của bạn!

+ Cho mình mượn cái bút của bạn với!

+ Làm ơn, cho tớ mượn cái bút nhé!

- Câu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả, mong muốn ... của người nói, người viết với người khác. Cuối câu thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm - 2 HS đọc ghi nhớ

- 3,4 HS tiếp nối đọc câu của mình:

* Mẹ cho con đi chơi nhé!

* Thưa cô, cho con ra ngoài ạ!

* Cho tớ đọc truyện chung với!

(14)

Bài 1: (6’)

- Đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Đọc thầm các đoạn văn trong bài.

- Suy nghĩ làm bài.

- Đọc chữa bài.

- Đọc lại các câu khiến cho phù hợp với nội dung và giọng điệu.

- Quan sát tranh minh họa và nêu xuất xứ từng đoạn văn.

Bài 2: (6’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt - Đọc các câu khiến mà mình tìm được - Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (6’)

- Đọc yêu cầu bài.

- Suy nghĩ tự đặt câu.

- Khi đặt câu cần chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn, là

bạn cùng lứa tuổi, anh chị là người lớn tuổi hơn, với thầy cô giáo là bậc trên - Đọc câu mình đặt

- Nhận xét, sửa sai cho HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Câu khiến có tác dụng gì? Dấu hiệu câu khiến?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà.

- 2 HS đọc.

- Lớp đọc thầm.

- HS làm bài vào VBT, 2 HS làm bảng phụ.

Đoạn a: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

Đoạn b: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!

Đoạn c: Nhà vua hoàn lại gương cho Long Vương!

Đoạn d: Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta!

- Luyện đọc

- Đoạn a: trong truyện Ai mua hành tôi Đoạn b: trong bài Cá heo trên biển Trường Sa

Đoạn c: trong bài Sự tích Hồ Gươm Đoạn d: trong truyện Cây tre trăm đốt - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tìm viết vào vở bài tập.

- 3, 4 HS đọc:

+ Hãy viết 1 đoạn văn nói về ích lợi của 1 cây mà em biết

+ Bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy: Vào ngay!/

Tí ti thôi! - Ga-vrốt nói.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ đặt câu.

+ Bạn đi nhanh lên đi!

+ Anh sửa cho em cái bút với!

+ Chị giảng cho em bài toán này nhé!

+ Con xin phép cô ra ngoài!

- HS tiếp nối đọc câu mình đặt.

- 2 HS trả lời - Lắng nghe.

(15)

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: Nắm hai cách kết bài ( mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích.

2. Kĩ năng: Viết đúng thể thức đoạn kết bài.

3. Thái độ: Giáo dục Hs Yêu thích môn học

* GD BVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây cối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh, ảnh một số loài cây: na, ổi, mít, tre, tràm, đa - Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’) - Kiểm tra 2 HS.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Các em đã học về hai cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.

Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được luyện tập về 2 cách kết bài mở rộng và

không mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối.

2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: (7’)

- Đọc yêu cầu BT1.

- Thảo luận nhóm.

- Suy nghĩ làm bài.

- Trình bày bài làm.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Khi viết bài có thể sử dụng các câu ở đoạn a, b để kết bài vì đoạn a đã nói được tình cảm của người tả đối với cây. Đoạn b nêu lên ích lợi và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng

- 2 HS lần lượt đọc mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả ở tiết TLV trước.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi.

- HS các cặp làm bài.

- Trả lời: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài. Đoạn a nói lên tình cảm của người tả đối với cây. Đoạn b nêu lên ích lợi và tình cảm của người tả đối với cây.

- Lắng nghe.

- Trong bài văn miêu tả cây cối, kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả

đối với cây hoặc nêu lên ích lợi của cây - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- 1 HS đọc các câu hỏi.

(16)

- Thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối?

Bài 2: (7’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Đưa bảng phụ viết sẵn các câu hỏi.

- Quan sát một số tranh.

- Trình bày câu trả lời.

- Nhận xét và sửa lỗi (nếu có)

* GD BVMT: Cây mang lại nhiều ích lợi cho chúng ta. Vậy các em cần làm gì để bảo về cây cối?

Bài 3: (8’)

- Đọc yêu cầu của BT3.

- Suy nghĩ làm bài.

- Đọc bài trước lớp. Sửa chữa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho HS.

- Tuyên dương những HS đã viết kết bài theo kiểu mở rộng hay.

Bài 4: (8’)

- Đọc yêu cầu của bài.

- Giao việc: Các em chọn một trong ba đề tài a, b, c và viết kết bài mở rộng cho đề tài em đã chọn.

- Tự viết kết bài.

- Đọc kết bài.

- Nhận xét, tuyên dương những kết bài hay.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Có mấy cách kết bài. Đó là những cách nào?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà.

- Quan sát tranh.

- 3 -5 HS nối tiếp trả lời:

a) Em quan sát cây bàng (cây cam)

b) Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành để làm chất đốt. (cây cam cho quả ăn)

c) Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em. (Cây cam này do ông em trồng ngày còn sống. Mỗi lần nhìn cây cam em lại nhớ ông)

- Nhiều HS nêu.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS viết kết bài vào vở.

- 3, 5HS đọc bài.

+ Em rất yêu cây bàng ở trường em. Cây bàng có rất nhiều ích lợi. Nó không những là cái ô che nắng, che mưa cho chúng em, lá bàng dùng để gói xôi, cành để làm chất đốt, quả bàng ăn chan chát, ngòn ngọt, bùi bùi, thơm thơm. Cây bàng là người bạn gắn bó với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò chúng em.

+ Em thích cây phượng lắm. Cây phượng chẳng những cho bóng mát cho chúng em vui chơi mà còn làm cho phong cảnh trường em thêm đẹp. Những trưa hè mà

được ngồi dưới gốc phượng hóng mát hay ngắm hoa phương thì thật là thích.

- 1 HS đọc to yêu cầu của bài

- HS làm bài cá nhân, trao đổi với bạn, góp ý cho nhau.

- Một số HS nối tiếp đọc đoạn kết bài.

- Lớp nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(17)

LỊCH SỬ

THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức:

- HS Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển( cả buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,…)

2. Kĩ năng:

- HS Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS Yêu thích môn học.

- Giảm tải: Chỉ yêu cầu miêu tả vài nét về ba đô thị (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, cư dân ngoại quốc).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu học tập, bản đồ Việt nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

+ Nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong của chúa Nguyễn.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Nội dung

a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10’) - Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là

trung tâm chính trị, quân sự mà còn là

nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển

- Treo bản đồ VN, hãy xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (10’) - Đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An (SGK) để điền vào bảng.

- Nhận xét, chốt bài.

c. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (10’) - Nhận xét chung về số dân, quy mô và

hoạt động buôn bán trong thành thị ở n- ước ta thời đó.

- Theo em, hoạt động buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình

- HS trả lời.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe

- HS lên chỉ.

- HS đọc SGK để làm bài vào phiếu.

- HS báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Thành thị là nơi tập trung đông dân, quy mô hoạt động buôn bán lớn, sầm uất.

+ Nói lên sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

(18)

kinh tế ở nước ta thời đó?

- Kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và

buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Đọc nội dung bài.

C. Củng cố, dặn dò (5’) - Hệ thống lại bài.

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà.

- Lắng nghe, thực hiện.

- 2 HS đọc : Vào TK 16-17 một số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng thời đó - HS lắng nghe

ĐỊA LÍ

NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của ĐBDH miền Trung.

- HS biết giải thích được: Dân cư tập trung khá đông ở đồng bằng Duyên hải miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất (đất canh tác, nguồn nước sông, biển)

2.Kĩ năng: - Trình bày một số nét tiêu biểu về HĐSX: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản…

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học

- HS NK: Giải thích vì sao người dân ở ĐBDHMT lại trồng lúa, mía và làm muối; khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.

* SDNLTK&HQ: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta (tiết 2)

* GDBĐ + GDBVMT: - HS biết được các nguồn tài nguyên từ biển (qua khu vực đồng bằng ven biển miền Trung.

- Những hoạt động sản xuất gắn với việc khai thác nguồn tài nguyên biển: làm muối, đánh bắt cá...

- Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển.

- Ý thức về môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình ảnh trong bài.

- Bản đồ phân bố dân cư VN.

- Tranh ảnh một số điểm du lịch ở duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp; lễ hội của người dân miền Trung.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

(19)

- So sánh sự giống và khác nhau về khí hậu giữa hai khu vực phía Bắc và phía Nam.

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Nội dung

a. Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc (15’)

- Thông báo số dân cư của các tỉnh miền Trung.

- Quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung?

- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét, khen những HS TLCH đúng.

b. Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân (15’)

- Thảo luận các ảnh của hình 3 đến hình 8, cho biết tên các hoạt động sản xuất của người dân nơi đây.

- Khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân đa số thuộc nghành nông nghiệp .

- Trình bày từng ngành sản xuất và

điều kiện để sản xuất từng ngành.

- Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác.

- Đọc nội dung bài học trong SGK.

a. Hoạt động 1: Hoạt động du lịch (10’)

- YC HS quan sát hình 9 SGK/141 và

đọc nội dung hình.

- Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp của bãi biển Nha Trang để làm gì?

- HS thực hiện. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn. Song nếu so sánh với đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng.

- HS quan sát tranh trả lời: Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cổ cao; phụ nữ Chăm mặc áo, váy dài, có đai thắt ngang và khăn quàng đầu.

- HS nhận xét

- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- 4 HS lên bảng trình bày bài.

- Cả lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc

- HS phát biểu theo ý hiểu của mình.

- HS lắng nghe.

- Để làm các hoạt động dịch vụ du lịch, địa điểm vui chơi, khách sạn...

- 1HS đọc to trước lớp.

- Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô

(20)

- Gọi HS đọc mục 3 SGK/141.

- Dựa vào mục 3 và liên hệ thực tế hãy kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết.

- Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?

- ĐK phát triển du lịch ở ĐB DHMT có tác dụng gì đối với đời sống người dân?

* Kết luận: ĐK phát triển du lịch và việc tăng thêm các HĐ dịch vụ du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này…. Liên hệ BVMT GD HS biết được ô nhiễm không khí, nước do sinh hoạt của con người. Ô nhiễm biển do đánh bắt hải sản và khai thác dầu khí.

b. Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp (10’)

- YC HS quan sát H10 và đọc ND hình.

- Liên hệ bài trước, các em hãy giải thích lí do vì sao ở ĐBDHMT có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển?

- Các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn.

- Các em cho biết đường, bánh kẹo mà

các em hay ăn được làm từ cây gì?

- YC HS quan sát H12 và đọc ND hình c. Hoạt động 3: Lễ hội (10’)

- Gọi HS đọc mục 5 SGK/144

- YCHS quan sát hình 13 SGK và mô tả khu Tháp Bà

- Trong lễ hội Tháp Bà có những hoạt động nào?

- Người dân tập trung lại khu Thác Bà

để làm gì?

- GV kết luận.

C. Củng cố dặn dò (5’)

*B. HĐ + BVMT: Người dân ở Đồng bằng duyên hải miền Trung nên làm gì để bảo vệ các nguồn lợi từ đất phù sa

(Thừa Thiên-Huế), Mĩ Khê, Non Nước (Đà

Nẵng), Nha Tranh (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình THuận)

- Vì nơi đây có nhiều bãi biển đẹp, nhiều địa điểm vui chơi thích hợp cho việc tham quan, nghỉ mát.

- Người dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập làm giàu cho gia đình.

- Lắng nghe.

- Xưởng sửa chữa tàu.

- Vì do có nhiều tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách đến ĐBDHMT nên cần có nhiều xưởng để sửa chữa tàu thuyền.

- Lắng nghe - Cây mía

- Đê chắn sóng ở khu cảng Dung Quất.

- 1 HS đọc to trước lớp.

- Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp, có đỉnh nhọn, được xây từ rất lâu rồi và vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

- Văn nghệ, thi múa hát, thể thao: bơi thuyền, đua thuyền.

- Để ca ngợi công đức Nữ thần và cầu chúc một cuộc sống b ình yên, ấm no, hạnh phúc.

(21)

và biển?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà.

Ngày soạn: 10/5/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2020 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: - HS Rút gọn được phân số.

- Nhận biết được phân số bằng nhau.

2. Kĩ năng:

- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3.

3. Thái độ: - HS Yêu thích môn học, rèn tính toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Thực hành các phép tính về phân số.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài Trực tiếp.

2. Luyện tập Bài 1: (7’) - HS đọc đề bài.

- Lớp tự làm bài vào vở: tự rút gọn và

tìm ra các phân số bằng nhau.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Nhận xét, chốt nội dung: ôn tập củng cố nội dung về phân số: rút gọn và

phân số bằng nhau.

Bài 2: (7’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Suy nghĩ làm bài.

+ 3 tổ chiếm mấy phần số HS cả lớp?

- 2HS lên bảng thực hiện. Lớp thực hiện ra nháp

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS tự thực hiện vào vở.

- 2 HS lên làm bài trên bảng.

- Nhận xét bài bạn.

* Rút gọn:

25

30=25:5 30:5=5

6 ; 9

15= 9 :3 15:3=3

5 10

12=10:2 12:2=5

6 ; 6

10= 6 :2 10:2=3

5

* Các phân số bằng nhau:

3 5= 9

15= 6

10 ; 5 6=25

30=10 12 - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài

(22)

+ 3 tổ có bao nhiêu HS?

- Nhận xét, chốt kết quả

Bài 3: (8’) - Nêu đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Làm thế nào để tính được số ki-lô-mét còn phải đi nữa?

- Vậy trước hết chúng ta phải tính được gì?

- Tự làm bài vào vở.

- Nhận xét, chốt nội dung: rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

Bài 4: (8’) - Đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu tìm gì?

- Làm thế nào để tính được số lít xăng có trong kho lúc đầu?

- Trước hết chúng ta phải tính được gì?

- HS tự làm bài vào vở.

a. 3 tổ chiếm 3

4 số HS cả lớp b. Số HS của ba tổ là:

32×3 4=24

(bạn) - HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Quãng đường dài 15km. Đã đi 2

3 quãng đường

- Tìm xem còn phải đi bao nhiêu ki-lô-mét nữa

- Lấy cả quãng đường trừ đi số ki-lô-mét đã đi.

- Tính số ki-lô-mét đã đi.

- Tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng thực hiện.

Bài giải Đoạn đường đã đi là:

15×2 3=10

(km) Đoạn đường còn phải đi tiếp dài là:

15 - 10 = 5 (km )

Đáp số: 5 km

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- Lần đầu lấy: 32850 l Lần sau lấy bằng

1

3 lần đầu Còn lại: 56200 l

- Tìm số xăng có trong kho lúc đầu

- Lấy số xăng của hai lần đã lấy cộng với số xăng còn lại

- Phải tính được lần thứ hai lấy bao nhiêu lít xăng

- Tự làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ.

Bài giải:

Lần sau lấy ra số lít xăng là:

32850 : 3 = 10950 (l) Cả hai lần lấy ra số lít xăng là:

32850 + 10950 = 43800 (l) Số xăng có trong kho lúc đầu là:

(23)

- Nhận xét, chốt nội dung: tiếp tục rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Tiết học hôm nay củng cố những nội dung gì?

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS về nhà.

56200 + 43800 = 100 000 (l) Đáp số: 100 000 l xăng

- 2 HS nêu.

- HS lắng nghe.

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: Hs Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.

2. Kĩ năng: Hs Dựa vào dàn ý được lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn cây cối xác định.

3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích thiên nhiên, cảnh vật.

* GD BVMT: HS thể hiện hiểu biết, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý (gợi ý 1)

- Tranh, ảnh một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Đọc đoạn kết bài kiểu mở rộng đã viết ở tiết TLV trước.

- Nhận xét.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

Trong các tiết TLV trước, các em đã được luyện viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối.

2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập(10’)

- Đọc đề bài trong SGK.

- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trên đề bài đã viết trước trên bảng lớp.

Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.

- Dán một số tranh ảnh lên bảng lớp, giới thiệu lướt qua từng tranh.

- Nói về cây mà em sẽ chọn tả.

- Đọc gợi ý trong SGK.

- Các em cần viết nhanh ra giấy nháp dàn ý để

tránh bỏ sót các ý khi làm bài.

* GD BVMT: Ở vườn nhà các em có trồng

- 2 HS lần lượt đọc đoạn kết bài kiểu mở rộng đã viết ở tiết TLV trước.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát và lắng nghe GV nói.

- HS lần lượt nói tên cây sẽ tả.

- 4 HS lần lượt đọc 4 gợi ý.

- HS trả lời

(24)

nhiều cây ăn quả không?

- Kể tên các cây đó và nêu lợi ích của cây?

- Mỗi cây ăn quả đều có lợi ích đối với chúng ta, vậy chúng ta lên làm gì để cây luôn được xanh tốt?

3. HS viết bài (20’)

- Dựa vào dàn ý tự viết bài.

- Đọc bài viết trước lớp.

- Nx và khen ngợi những HS viết hay.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà.

- HS nêu.

- HS trả lời. Thường xuyên tưới cho cây, làm cỏ cho cây...

- Viết ra giấy nháp viết vào vở.

- 3, 5HS đọc bài viết của mình.

- Lớp nhận xét.

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 11/5/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2020 TOÁN

HÌNH THOI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: - HS Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.

2. Kĩ năng: - HS tìm được hình thoi và một số đặc điểm của nó. Bài tập cần làm bài 1, bài 2.

3. Thái độ: - Giáo dục hs có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ, thước, ê ke, tờ giấy hình chữ nhật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Bài cũ (5’)

- Chữa bài tập 3 trong SGK.

- Nhận xét.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Kể tên các hình mà em biết

- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một hình mới đó là hình thoi.

2. Nội dung(12’)

a. Hình thành biểu tượng về hình thoi

- GV và HS cùng lắp ghép mô hình thành hình vuông.

- Dùng mô hình vừa ghép đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có một hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông lên bảng.

- Xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu cả lớp làm theo.

- Giới thiệu: Hình vừa tạo được từ mô hình

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Một số HS kể.

- Nghe giới thiệu.

- Thực hành ghép hình tạo thành hình vuông như hướng dẫn.

- HS thực hành vẽ hình vuông vừa ghép được vào vở.

- HS quan sát và tạo mô hình hình thoi.

- HS lắng nghe

(25)

được gọi là hình thoi.

- Dùng mô hình vừa vừa tạo đặt lên giấy nháp và vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ hình trên bảng.

- Quan sát hình đường viền trong SGK và

chỉ hình thoi có trong đường diềm.

- Đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi: Đây là hình gì?

b. Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi - Quan sát hình thoi ABCD.

- Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD.

- Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi.

- Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau?

* Vậy hình thoi có đặc điểm gì?

3. Luyện tập Bài 1: (6’

- Bài tập yêu cầu gì?

- Treo bảng phụ, có vẽ các hình như BT1, yêu cầu HS quan sát và TLCH:

+ Hình nào là hình thoi?

+ Hình nào không phải là hình thoi?

H1 H2

H3 H4

H5

- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì?

Bài 2: (6’)

- Nêu yêu cầu đề bài.

- Vẽ hình như SGK lên bảng.

B

- HS vẽ hình thoi vào vở.

- 2 HS ngồi cạnh chỉ cho nhau xem.

- HS: Hình thoi ABCD

- HS quan sát hình.

- Cạnh AB song song với DC, cạnh AD song song với BC.

- HS thực hiện đo + Hình thoi ABCD có:

- Các cạnh AB, BC, CD, DA có độ dài bằng nhau.

* Hình thoi có hai căp cạnh đối diện song song và có 4 cạnh bằng nhau.

- 2,3 HS nhắc lại

- 1HS đọc yêu cầu bài - Quan sát hình và trả lời:

+ Hình 1, 3 là hình thoi.

+ Hình 2, 4, 5 không phải là hình thoi

- Củng cố biểu tượng về hình thoi.

- 1HS đọc đề bài.

- HS quan sát hình và nêu lại:

(26)

+ Nối A với C đường chéo AC của hình thoi ABCD.

+ Nối B với D đường chéo BD của hình thoi ABCD.

+ Gọi O là điểm giao nhau của đường chéo AC và BD

- Hãy dùng ê ke kiểm tra 2 đường chéo của hình thoi xem có vuông góc với nhau không?

- Dùng thước có chia vạch để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không?

- Nhận xét, chốt nội dung: Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Bài 3: (6’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- Thực hành thi cắt hình thoi để xếp thành ngôi sao.

- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS cắt nhanh, đẹp

Thảo luận nhóm đôi (BT4- T.39): (10’) - GV nêu yêu cầu bài tập.

- GV kết luận:

+ b, c, e là việc làm nhân đạo.

+ a, d không phải là hoạt động nhân đạo.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT2- T/38- 39): (10’)

- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao tình huống để các nhóm thảo luận và thể hiện cách ứng xử

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm. GV bao quát và uốn nắn HS.

- Lần lượt các nhóm lên bày tỏ ý kiến, HS khác nx, bổ sung.

+ Hình thoi ABCD có 2 đường chéo là

AC và BD.

- Kiểm tra và trả lời: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau

- Kiểm tra và trả lời: hai đường chéo hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

- HS lắng nghe, 2 HS nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Lớp thực hiện gấp, cắt hình thoi như SGK, sau đó thi xếp thành hình ngôi sao

- Hình có hai cặp cạnh song song và 4 cạnh bằng nhau

- Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm thảo luận.

- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ HS nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống..

Nguyễn Văn Hạnh, Võ Xuân Hùng Trung tâm thông tin, dữ liệu biển và hải đảo Quốc gia Tóm tắt: Bài báo trình bày về việc xây dựng phần mềm quản lý và khai thác dữ liệu

*Giáo dục: Hiện nay một số biển đang kêu cứu vì ô nhiễm môi trường khai thác thủy sản cạn kiệt dẫn đến những thảm họa lớn cho cuộc sống con người như bão

Đảo Bạch Long Vĩ - Một trong những đảo xa bờ nhất ở nước ta.. + Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để

Bài 2 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy

Cảng Hải Phòng, Hải Phòng - Một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 142 sgk Địa lí lớp 9: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa

Biển là đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều phong cảnh đẹp; Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm