• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
118
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN THỊ KHÁNH TRÂN

NIÊN KHÓA: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn ThịKhánh Trân Th.S Trần Quốc Phương Lớp: K49A - QTKD

Niên khóa: 2015 - 2019

Huế, tháng 04 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

ngành quản trị kinh doanh, được sự đồng ý của Ths. Trần Quốc Phương, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bảo Việt Nhân Thọ Thừa Thiên Huế”. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi xin được gửi lời cám ơn chân thành đến:

Ths. Trần Quốc Phương- giáo viên hướng dẫn, người đã giúpđỡ tôi rất nhiều, từ việc góp ý chọn đề tài đến giải đáp những thắc mắc giúp tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.

Ban Giám Đốc, các cô/chú/anh/chị phòng dịch vụ khách hàng của Công ty Bảo Việt Nhân Thọ - Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại công ty và đã cung cấp cho tôi những tài liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận này.

Mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng trong quá trình thực tập cuối khóa và tìm hiểu kỹ để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, nhưng trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên vẫn khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong giảng viên có thể bỏ qua và góp ýđể bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Huế, tháng 04 năm 2019 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Khánh Trân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ---v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT--- vi

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ---1

1.Tính cấp thiết của đề tài ---1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ---2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ---3

4. Phương pháp nghiên cứu---3

4.1 Thiết kế nghiên cứu---3

4.1.1 Nghiên cứu định tính: ---3

4.1.2 Nghiên cứu định lượng:---4

4.2 .Phương pháp chọn mẫu, xác định quy mô mẫu: ---4

4.2.1 Phương pháp chọn mẫu:---4

4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ---5

4.3.1 Số liệu thứ cấp:---5

4.3.2 Số liệu sơ cấp:---5

5. Kết cấu của đề tài ---8

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU---9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU---9

1.1. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm nhân thọ---9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bảo hiểm nhân thọ---9

1.1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm nhân thọ ---9

1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ--- 10

1.1.2. Các loạihình Bảo Hiểm Nhân Thọcơ bản --- 13

1.1.2.1. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời:--- 13

1.1.2.2. Bảo hiểm sinh kỳ:--- 14

1.1.2.3. Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ: --- 14

1.1.2.4. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp:--- 14

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.3. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ--- 16

1.2. Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ--- 17

1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh--- 17

1.2.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh--- 19

1.2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh --- 20

1.2.4. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh--- 21

1.2.5. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ- 23 1.2.5.1. Môi trường bên trong --- 23

1.2.5.2. Môi trường bên ngoài--- 24

1.3. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh --- 26

1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh truyền thống--- 26

1.3.1.1. Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp--- 26

1.3.1.2. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nguồn lực30 1.3.2. Mô hình nguồn lực động tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp--- 32

1.3.3. Mô hình nghiên cứu--- 34

1.3.3.1. Năng lực Marketing--- 35

1.3.3.2. Định hướng kinh doanh--- 37

1.3.3.3. Năng lực sáng tạo--- 37

1.3.3.4. Năng lực tổ chức dịch vụ--- 38

1.3.3.5. Danh tiếng doanh nghiệp--- 39

1.3.4. Mô hình hồi quy tuyến tính --- 40

1.3.4.1. Chỉ số đánh giá các nhân tố tạo thành năng lực cạnh tranh --- 40

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ--- 42

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ Thừa Thiên Huế --- 42

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Nhân Thọ Thừa Thiên Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

-- 42
(6)

2.1.3. Các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ Thừa Thiên Huế-- 46

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân Thọ Thừa Thiên Huế--- 48

2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ--- 55

2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất--- 55

2.2.2. Đặc điểm mẫu điều tra--- 57

2.2.3. Kết quả điều tra--- 58

2.2.3.1. Mô tả đặc điểm mẫu quan sát:--- 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ THỪA THIÊN HUẾ--- 74

3.1. Về năng lực Marketing --- 75

3.2. Về Năng lực tổ chức dịch vụ--- 76

3.3. Định hướng kinh doanh--- 76

3.4. Về Nănglực sáng tạo --- 77

3.5. Về Danh tiếng của doanh nghiệp--- 77

KẾT LUẬN--- Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO--- 83

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Bảng 1.1: Phân loại các nguồn lực--- 32

Bảng 2.1: Doanh thu khai thác mới từ 2016-2018 --- 49

Bảng 2.2: Tình hình tuyển dụng từ 2016-2018 --- 51

Bảng 2.3: Thông tin chung về đối tượng khách hàng được điều tra--- 60

Bảng 2.4 : Kiểm định độtin cậy của thang đo--- 62

Bảng 2.5 : Phân tích nhân tố các biến độc lâp- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH --- 63

Bảng 2.6: Phân tích nhân tố biến phụ thuộc – Năng lực cạnh tranh--- 65

Bảng 2.7: Tóm tắt mô hình hồi quy năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH --- 66

Bảng 2.8: Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH --- 67

Bảng 2.9: Kết quả phân tích ANOVA --- 70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Sơ đồ 1 –Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp--- 29 Sơ đồ 2. Mô hình phân tích chiến lược doanh nghiệp dựa trên nguồn lực--- 31 Sơ đồ 3. Cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Thừa Thiên Huế.-- 44

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

- BVNT-TTH : Bảo Việt Nhân ThọThừa Thiên Huế - BHNT : Bảo hiểm nhân thọ

- DNBH : Doanh nghiệp Bảo hiểm

- NXB : Nhà xuất bản

- DN : Doanh nghiệp

- SPSS : Statistical Package for the Social Sciences - WTO : Tổchức thương mại thếgiới

- TVV : Tư vấn viên

- KMO : HệsốKaiser-Mayer-Olkin

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đềtài

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan bao trùm và chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế- xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế trong kinh doanh bảo hiểm là một phần không thể tách rời trong hội nhập của lĩnh vực tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bảo hiểm là một lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế xã hội, cho nên trong quá trình mở cửa và hội nhập, bảo hiểm là lĩnh vực mà các nước công nghiệp phát triển luôn chiếm ưu thế và rất lợi thế trong cạnh tranh. Nội dung quan trọng nhất của hội nhập quốc tế trong kinh doanh bảo hiểm là việc mở cửa thị trường bảo hiểm. Đó là việc có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép hoạt động, đi đôi với việc củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện có trên thị trường. Loại bỏ dần các rào cản thương mại để tạo sân chơi bìnhđẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nói riêng nâng cao khả năng tìm kiếm và tiếp cận thị trường, được tiếp cận với nhiều loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các kênh phân phối đa dạng và phương thức quản lý tiên tiến. Hiện nay, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ chủ yếu dưới hình thức thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Chính việc mở rộng quan hệ nước ngoài cùng với việc thành lập rất nhiều các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Thị trường Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện nay đã trở nên sôi động hơn khi có sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới như ACE Life, AIA của Mỹ, Prevoid của Pháp, Tập đoàn Dai-ichi của Nhật Bản, Prudential của Vương Quốc Anh và mới đây là Công ty bảo hiểm nhân thọ PVI Sun Life được phép thành lập trên cơ sở liên doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) và Công ty bảo hiểm Sunlife hàng đầu Canada …Với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

tương đối. Điều này cũng báo hiệu một sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, về nguồn lực con người trong thời gian tới. Cuộc cạnh tranh giữa các DNBH trong nước và các DNBH nước ngoài dưới nhiều hình thức đó đã bắt đầu và ngày càng trở nên quyết liệt. Cạnh tranh chính là cơ hội để sàng lọc và chỉ những DNBH nhân thọ thực sự “khoẻ” mới đủ sức để trụ vững và phát triển. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong các DNBH nhân thọ Việt Nam là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu không làm được điều này, các DNBH nhân thọ Việt Nam sẽ gánh chịu sự thất bại trên chính “sân nhà”.

Là một công ty thành viên của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ, BVNT-Thừa Thiên Huế đang phải chịu sức ép rất lớn từ sự cạnh tranh này. Sự chia sẻ thị phần này đã làm suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Trong môi trường cách tranh khốc liệt như vậy, việc phân tích môi trường kinh doanh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để có những chiến lược ứng phó, hội nhập và phát triển là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, không những đối với BVNT-Thừa Thiên Huế mà ngay cả đối với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nói chung và của BVNT-Thừa Thiên Huế nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần phải đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và tìm kiếm các giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh là điều rất cấp bách hiện nay.

Trước thực trạng đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bảo Việt Nhân thọ Thừa Thiên Huế" làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn Bảo Việt Nhân thọ vẫn tiếp tục duy trì vị trí doanh nghiệp BHNT hàng đầu trên thị trường BHNT tại Thừa Thiên Huế và phát triển bền vững trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh.

- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH trong thời gian qua thông qua việc thu thập ý kiến khách hàng bằng mẫu phiếu điều tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Tìm hiểu và xác định các nguồn lực ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BVNT-Thừa Thiên Huế để từ đó xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nguồn lực hình thành nên năng lực cạnh tranh.

- Đưa ra những chiến lược và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BVNT-TTH.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của công ty BVNT-Thừa Thiên Huế.

Đối tượng điều tra: Thông qua việc thu thập thông tin khách hàng của công ty (bằng việc trả lời mẫu phiếu điều tra) về các nhân tố được cho là có tác động đến năng lực cạnh tranh. Từ đó tiến đến phân tích hồi quy tuyến tính để xác định các nhân tố nàoảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là như thế nào.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi vềkhông gian: tại Công ty Bảo Việt Nhân ThọThừa Thiên Huế.

- Phạm vi nội dung: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo Việt Nhân Thọ TTH. Từ đó xác định mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố đó đến năng lực cạnh tranh của công ty để đưa ra giải pháp tối ưu để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

- Phạm vi thời gian:

+ Sốliệu sơ cấp thu thập từ01/01/2019đến ngày 21/04/2019.

+ Số liệuthứcấp từ năm 2016đến năm 2018.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Thiết kếnghiên cứu 4.1.1 Nghiên cứu định tính:

Thông qua việc thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia để xác định các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh của công ty BVNT-TTH, từ đó có những căn cứ vững

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

4.1.2 Nghiên cứu định lượng:

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và tổng hợp tài liệu liên quan, mẫu phiếu điều tra được xây dựng để thu thập ý kiến khách hàng.

Mẫu phiếuđiều tra được thiết kế như sau: phần đầu là giới thiệu và mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm tạo thiện cảm với khách hàng nhằm dễ dàng thu thập được thông tin; phần tiếp theo là thông tin cá nhân của khách hàng; phần chính của bảng hỏi được thiết kế với các câu hỏi Likert gồm 5 mức độ theo thứ tự tăng dần từ 1 (Rất không đồng ý) đến 5 (Rất đồng ý) để thu thập thông tin về năng lực cạnh tranh của công ty BVNT-TTH và phần cuối cùng của bảng hỏi là các câu hỏi mở nhằm thu thập những đề xuất, kiến nghị của khách hàngđể nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty. Bảng hỏi được thiết kế rõ ràng và có hướng dẫn cụ thể tránh để khách hàng không hiểu nội dung hoặc trả lời sai.

Phiếu điều tra được gửi cho những khách hàng đã và đangsử dụng các sản phẩm bảo hiểmdo công ty BVNT-TTH cung cấp.

4.2 .Phương pháp chọn mẫu, xác định quy mô mẫu:

4.2.1Phương pháp chọn mẫu:

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiệncó nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng chẳng hạn nhân viên điều tra có thể tiếp cận bất cứ người nào mà họ gặp ở Công ty Bảo Việt Nhân Thọ TTH để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác.

Theo phương pháp chọn mẫu này, điều tra viên sẽ phỏng vấn khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại Công ty Bảo ViệtNhân Thọ TTH dựa trên tính dễ tiếp cận đối tượng điều tra. Sau khi phỏng vấn đối tượng này xong, điều tra viên sẽ nhờ người đó giới thiệu những người mà họ biết đang sử dụng dịch vụ tại công ty. Trường hợp khách hàng này hạn chế giới thiệu thì điều tra viên tiếp tục tìm kiếm và phỏng vấn những người đang sử dụng dịch vụ. Cuộc điều tra được tiến hành cho đến khi phỏng vấn đủ

số lượng bảng hỏi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.2.2Phương pháp xác định quy mô mẫu:

Xác định quy mô mẫu: Sử dụng một số công thức tính kích thước mẫu như sau:

+ Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.20 (2008) cho rằng “Thông thường thì số quansát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố”. Trong bảng hỏi có23 biến quan sát, nên kích thước mẫuít nhất là 5*23=115.

+ Theo Hair & các cộng sự (1998): kích thước mẫu tối thiểu để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể theo nguyên tắc kích thước mẫu được chọn gấp 5 lần số biến độc lập.

Mô hình đo lường dự kiến có 23 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu cần thiết là 5*23=115.

+ Từ những phương pháp xác định kích thước mẫu trên, đề tài này xác định kích thước mẫu cần điều tralà 115 khách hàng.

+ Tuy nhiên, để hạn chế các trường hợp đối tượng không hoàn toàn hợp tác, bảng hỏi không hợp lệ, nội dung trả lời không trung thực, đề tài thực hiện dự phòng thêm một số lượng bảng hỏi, do đó để đảm bảo kích thước mẫu, đề tài tiến hành hành khảo sát tổng là 140 phiếu.

4.3Phương pháp tổng hợp và xửlý sốliệu 4.3.1 Sốliệu thứcấp:

Các thông tin thứ cấp như các số liệu về tài chính, về tình hình kinh doanh của các công ty BHNT tại Việt Nam, các thông tin vềBảo Việt và BVNT, các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường kinh doanh, … được thu thập qua các báo cáo do công ty cung cấp, các thông tin thị trường, các tạp chí, sách, báo, qua các trang web. Những thông tin này được kiểm tra tính xác thực và cân nhắc khi đưa vào luận văn.

4.3.2 Sốliệusơ cấp:

Các bảng hỏi sau khi thu về sẽ tiến hành chọn lọc, loại bỏ những bảng hỏi không hợp lệ, cuối cùng chọn được số bảng đủ dùng cho nghiên cứu. Sau đó dữ liệu được hiệu chỉnh, nhập vào máy, mã hóa, và xử lý. Ở đây bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả, phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê,... công cụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

phân tích là sử dụng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện phân tích cần thiết cho nghiên cứu bao gồm các bước sau:

- Thng kê mô t: mục đích của phương pháp này nhằm mô tả, hiểu rõđược đặc điểm của đối tượng điều tra. Thông qua các tiêu chí tần số(Frequency), biểu đồ, giá trị trung bình,độlệch chuẩn, phương sai.

- Đánh giá độtin cy của thang đo: tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệsố Cronbach’s Alpha. Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệsố Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là :

Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: hệ số tương quan cao Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: chấp nhận được

Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: chấp nhận được nếu thang đo mới - Phân tích nhân t khám phá EFA: phân tích nhân tố khám phá được sửdụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (theo Hair & cộng sự, 1998)

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1,0 và giá trị Sig nhỏ hơn 0,05 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố khám phá EFA có khả năng là không thích hợp với các dữ liệu.

Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion), các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Ma trận nhân tố (Compoment Matrix): ma trận nhân tố chứa các hệ số biển diễn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

các tiêu chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Trong đó, hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố, hệ số này cho biết các biến và các nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau hay không, từ đó kết luận có nên loại bỏ biến hay tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

- Phân tích hồi quy tương quan:

Sau khi tiến hành điều tra sơ bộ và lập bảng hỏi chính thức, đềtài sẽ rút ra được các biến định tính phù hợp để điều tra và xây dựng mô hình hồi quy với các biến độc lập và biến phụthuộc.

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố EFA, xem xét các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF, kiểm tra giá trị Durbin – Watson. Nếu các giả định ở trên không bị vi phạm, mô hình hồi quy được xây dựng. Hệ số R2 cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy có dạng:

Y =β0 +β1X1 +β2X2+ ….+ βnXn + ei Trong đó:

Y : Biến phụ thuộc

β0 : Hệ số chặn (Hằng số)

β1 : Hệ số hồi quy riêng phần (Hệ số phụ thuộc) Xi : Các biến độc lập trong mô hình

ei : Biến độc lập ngẫu nhiên (Phần dư)

Dựa vào hệ số Bê-ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biển phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và ảnh hưởng với mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để có những kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lựccạnh tranh của Công ty Bảo ViệtNhân ThọThừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

5. Kết cấu củađề tài

Kết cấu của đềtài bao gồm 3 phần, cụ thể như sau:

Phần 1: Đặt vấn đề.

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Bảo ViệtNhân ThọThừa Thiên Huế.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bảo ViệtNhân ThọThừa Thiên Huế.

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung vềhoạt động kinh doanh của Bảo hiểm nhân thọ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bảo hiểm nhân thọ

1.1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ ra đời xuất phát từ nhu cầu trong cuộc sống của con người.

Nhu cầu trong cuộc sống của bất kỳmột người bình thường nào trước hết là đảm bảo cho cuộc sống của chính họ, khi còn trẻcũng như khi đã vềgià. Trong quá trình sống, những đòi hỏi khác nhau về các nhu cầu vật chất, tinh thần của mỗi con người chỉ có thể được thỏa mãn nếu có một nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu đó. Bảo hiểm nhân thọlà loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm trên thếgiới.

Bảo hiểm nhân thọ ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc thực hiện và giải quyết các nhu cầu tài chính liên quan đến con người trong trường hợp người được bảo hiểm gặp phải rủi ro tử vong, thương tật vĩnh viễn, mất sức lao động. Mọi người đều coi BHNT là giải pháp thực tiễn để có thể đáp ứng những nhu cầu tài chính cho họ: chuẩn bị một tài sản hay một nguồn vốn đểbảo vệsựan tòan tài chính cho gia đình cũng như trang bị cho con em sẽ có một trình độ học vấn cao trong tương lai.

BHNT thực chất là bảo hiểm cho tính mạng, tình trạng sức khỏe và những sựkiện có liên quan đến tuổi thọcủa con người.

Có nhiều khái niệm khác nhau vềbảo hiểm nhân thọ. Thực tếbảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa Công ty bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) trong đó Công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả cho người tham gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) một khoản tiền nhất định khi có những sựkiện định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết, thương tật toàn bộvĩnh viễn, hay còn sống đến một thời điểm chỉ rõ trong hợp đồng). Còn người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.

Tuy nhiên, đứng trên phương diện pháp lý và kỹ thuật, có những khái niệm về bảo hiểm nhân thọ khác. Đó là:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Trên phương diện pháp lý: Bảo hiểm nhân thọbao gồm các hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, theo đó, để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một người hay nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một sốtiền nhất định hoặc những khoản trợ cấp định kỳ trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hoặc sống đến một thời điểm nhất định đãđược ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm.

- Trên phương diện kỹ thuật: Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm bao hàm những cam kết mà sự thực thi những cam kết này phụ thuộc vào tuổi thọ của con người.

Qua các định nghĩa trên có thnhn thy :

Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro. Đây là một trong những đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ khác hẳn với các loại hình bảo hiểm khác. Khi tham gia BHNT khi người bảo hiểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm trả một số tiền (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người được hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thỏa thuận từ trước. Ngòai ra BHNT thể hiện tính chất tiết kiệm ởchỗSTBH cònđược chi trả như một khoản tiền tiết kiệm trong trường hợp khi đáo hạn người được bảo hiểm không xảy ra rủi ro nào trong thời gian được bảo hiểm. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người đảm bảo trả cho người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cảkhi họmới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.

1.1.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp là những tổchức kinh tế độc lập cơ bản của nền kinh tế, có tư cách pháp nhân, hoạt động sản xuất và kinh doanh trên thị trường vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận và phát triển của xã hội. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sựkiện bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có những đặc điểm như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Tổchức hoạt động kinh doanh theo định hướng thị trường :

Trước đây, các công ty bảo hiểm nhân thọ có xu hướng là tổ chức theo định hướng sản phẩm nên chỉ tập trung vào bán sản phẩm với giá cạnh tranh thông qua các hệthống phân phối mà không quan tâm đến nhu cầu và sởthích của khách hàng. Ngày nay, Công ty bảo hiểm nhân thọ trở thành một tổ chức theo định hướng thị trường, có nghĩa là công ty bảo hiểm nhân thọ chú trọng đến nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Sau khi xác định được nhu cầu khách hàng, công ty bảo hiểm nhân thọ phát triển và thiết kếsản phẩm cũng như tổchức các kênh phân phối để đáp ứng những nhu cầu đó. Khi các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì thị trường sẽvận hành hiệu quả hơn.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọcung cấp các dịch vụ đảm bảo tài chính:

Công ty bảo hiểm nhân thọ phát triển sản phẩm và cung cấp những dịch vụgiúp cá nhân và tổ chức quản lý một số tổn thất tài chính có thể xảy ra như trong trường hợp người có thu nhập chính trong gia đình không may quađời, những người còn sống sẽ gặp những khó khăn tài chính nghiêm trọng. Công ty bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm những tổn thất tài chính liên quan đến một số rủi ro để đảm bảoổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm. Những người được bảo hiểm đầy đủ sẽ vững tâm để theo đuổi những kếhoạch của mình trong cuộc sống.

Hoạt động kinh doanh với tư cách là tổchức trung gian tài chính:

Công ty bảo hiểm nhân thọlà một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng trên thị trường với chức năng chuyển tiền nhàn rổi từ những người và doanh nghiệp muốn cho vay sang những người và doanh nghiệp muốn vay. Trong quá trình thực hiện chức năng này, các tổ chức trung gian tài chính cũng tạo ra lợi nhuận cho bản thân mình. Công ty bảo hiểm nhân thọ là tổ chức trung gian tài chính vì công ty bảo hiểm sửdụng một phần phí thu được của khách hàng để đầu tư trực tiếp sang các ngành các doanh nghiệp hoặc gián tiếp thông qua ngân hàng thương mại hay đầu tư vào các loại chứng khoán khác.Vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ giúp những doanh nghiệp nhận vốn duy trì hoạt động, mở

Trường Đại học Kinh tế Huế

rộng phát triển kinh doanh.
(21)

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dựphòng nghiệp vụ:

Dựphòng nghiệp vụbảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm đã giao kết.

Luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam quy định về các loại dự phòng nghiệp vụ đối với Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm có :

+ Dựphòng toán học: Là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểmnhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dựphòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

+ Dự phòng bồi thường: Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

+ Dự phòng chia lãi: Dự phòng được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Dự phòng cho phần lãi chưa công bố: Dựphòng cho phần lãichưa công bố là giá trị hiện tại của phần lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai,được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãiđã phân bổ trong năm hiện tại.

+ Dựphòng đảm bảo cân đối: Các Công ty Bảo hiểm nhân thọ đều phải có khả năng giải quyết các quyền lợi cho khách hàng khi các rủi ro thực tế xảy ra xấu hơn dự kiến khi định phí. Mặc dù tỷ lệ tử vong đã được giả định căn cứ vào các số liệu thống kê qua nhiều năm nhưng vẫn có sự dao động trong các trường hợp đặc biệt như xấy ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

bệnh dich...hoặc là các công ty bảo hiểm nhân thọ không thu được khoản lãi đầu tư như dự kiến khi được tính vào phí và chi phí hoạt động có thể tăng cao so với dự kiến.

Dự phòng đảm bảo cân đối được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.

1.1.2. Các loại hình Bảo Hiểm Nhân Thọcơbản

Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống.

Đối với những người tham gia bảo hiểm mục đích chính của họ hoặc để bảo vệ con cái và những người thân trong gia đình tránh khỏi những nỗi bất hạnh về cái chết bất ngờ của họ hoặc tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu về tài chính trong tương lai.

Tại điều 1 khoản 7 của Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi qui đinh chi tiết các loại hình bảo hiểm nhân thọ như sau:

- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời.

- Bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ.

- Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ.

- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.

- Bảo hiểm trả tiền định kỳ.

- Bảo hiểm liên kết đầu tư.

- Bảo hiểm hưu trí.

1.1.2.1. Bảo hiểm nhân thọtrọn đời:

Đây là loại hình bảo hiểm có thời gian bảo hiểm dài hạn trong suốt cuộc đời với mức phí không thay đổi theo tuổi của người được bảo hiểm. Giá trị bằng tiền của một hợp đồng tại một thời điểm phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như số tiền bảo hiểm của hợp đồng, thời gian hợp đồng đã có hiệu lực, thời hạn thanh toán phí của hợp đồng. Dự phòng và giá trị bằng tiền của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời sẽ tăng theo thời gian và cuối cùng sẽ đạt giá trị bằng số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, giá trị bằng tiền của hợp đồng chỉ đạt giá trị bằng số tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi cuối cùng trong bảng tỷ lệ tử vong sử dụng trong tính phí cho chủ hợp đồng, thông thường là độ tuổi 99 hay 100. Tại độ tuổi này, công ty bảo hiểm thường trả số tiền bảo hiểm của hợp đồng cho chủ hợp đồng cho dù người được bảo hiểm vẫn còn sống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.1.2.2. Bảo hiểm sinh kỳ:

Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp sống của người được bảo hiểm. Khi người được bảo hiểm sống đến một thời điểm đãđược quy định trong hợp đồng, công ty bảo hiểm phải chi trả số tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

1.1.2.3. Bảo hiểm nhân thọtửkỳ:

Là nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo hiểm cho khả năng chết xảy ra trong thời gian đã quyđịnh cụ thể trong hợp đồng. Khi người được bảo hiểm chết trong thời gian đó, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm. Đây là quyền lợi cơ bản của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ chỉ cung cấp sự bảo vệ tạm thời, khi kết thúc thời hạn đã quyđịnh, hợp đồng chấmdứt. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tử kỳ thường quy định cho phép người được bảo hiểm tiếp tục được bảo hiểm sau khi thời hạn của hợp đồng đó kết thúc. Nếu hợp đồng đảm bảo cho người được bảo hiểm quyền được tiếp tục được bảo hiểm theo chính hợp đồng đó với thời hạn bổ sung thì hợp đồng đó được gọi là hợp đồng bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục. Nếu hợp đồng đảm bảo cho người được bảo hiểm quyền chuyển đổi hợp đồng sang sản phẩm bảo hiểm dài hạn khác thì hợp đồng đó được gọi là hợp đồng bảo hiểm tử kỳ có thể chuyển đổi.

1.1.2.4. Bảo hiểm nhân thọhỗn hợp:

Là nghiệp vụ bảo hiểm cung cấp quyền lợi nhất định nếu người được bảo hiểm sống đến hết thời hạn bảo hiểm hoặc chết trong thời hạn bảo hiểm. Mỗi hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp xác định rõ ngàyđáo hạn (ngày hợp đồng kết thúc hiệu lực), tại ngày đó công ty bảo hiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm của hợp đồng cho người được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm vẫn còn sống. Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đáo hạn, công ty bảo hiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm của hợp đồng cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định. Như vậy, hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp trả quyền lợi cố định cho dù người được bảo hiểm sống đến ngày đáo hạn của hợp đồng hay chết trước ngày đáo hạn đó.

1.1.2.5. Bảo hiểm nhân thọtrảtiền định kỳ:

Là nghiệpbảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, Nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ thiết kế và tung ra thị trường những hợp đồng bảo hiểm cam kết chi trả những khoản thu nhập cho người được bảo hiểm theo định kỳ đều đặn, đặc biệt là thu nhập khi nghỉ hưu. Những khoản tiền này thường được mô tả là khoản tiền hàng năm(

niên kim), mặc dù trong thực tế nó có thể được trả mỗi nửa năm, hang quý hoặc hàng tháng. Niên kim có thể được trả ngay vào thời điểm kí kết hợp đồng hoặc trả sau, khi hợp đồng đã có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.2.6. Bảo hiểm liên kết đầu tư :

Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp giữa hình thức bảo hiểm nhân thọ truyền thống với các sản phẩm đầu tư tài chính. Bảo hiểm liên kết đầu tư đã có mặt trên thị trường thế giới cách đây hơn 40 năm. Đầu tiên là tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ. Tại thị trường châu Á, sản phẩm này cũng rất phổ biến và trở thành xu thế mới từ những năm 1990. Ở Việt Nam, phải đến đầu năm 2008 những sản phẩm liên kết đầu tư đầu tư đầu tiên mới được cho phép triển khai theo quyết định số 96/2007/QĐ-BTC. Bảo hiểm liên kết đầu tư có những đặc điểm như sau:

+ Phí bảo hiểm được tách thành hai phần đó là phần phí dành cho bảo hiểm rủi ro và phần phí còn lại dành cho đầu tư. Khoản phí bảo hiểm dành cho đầu tư được đóng góp vào một quỹ đầu tư do DNBH quản lý và bên mua bảohiểm được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung.

+ Tính linh hoạt cao: Bên mua bảo hiểm có thể thay đổi quỹ, thay đổi tỷ lệ đầu tư vào mỗi quỹ cho phù hợp hơn với mục tiêu đầu tư của mình,đóng thêm phí bảo hiểm, rút một phần giá trị từ quỹ, thay đổi số tiền bảo hiểm…

+ Tính minh bạch cao: Bên mua bảo hiểm biết được việc sử dụng phí bảo hiểm cho từng mục đích, được thong báo định kỳ về hoạt động của các quỹ đầu tư.

1.1.2.7. Bảo hiểm hưu trí :

Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảohiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.1.3. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các mối quan hệ luật pháp dân sự, thuộc về một trong những loại hợp đồng như vậy, hợp đồng bảo hiểm là một loại quan hệ hợp pháp dân sự về việc chấp nhận rủi ro giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm. Khi một cá nhân mua bảo hiểm nhân thọ, trước hết cá nhân đó và công ty bảo hiểm phải đạt được một thỏa thuận, cá nhân phải đồng ý mua bảo hiểm của công ty và công ty phải chấp thuận cung cấp loại hình bảo hiểm đó. Cá nhân và công ty bảo hiểm đó cũng phải nhất trí về mức giá mà cá nhân sẽ thanh toán cho công ty bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm mà công ty sẽ giải quyết cho cá nhân đó. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ mô tả các điều khoản của thỏa thuận này.

Hợp đồng BHNT là sự thỏa thuận có hiệu lực pháp lý giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm,

Sự kiện bảo hiểm trong BHNT thường bao gồm: tử vong, hết hạn hợp đồng, sống đến độ tuổi nhất định. Do tính chất quan trọng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối với việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng sức khỏe của con người nên luật pháp có một số quy định về hình thức và nội dungcủa hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm được coi là hợp pháp khi đáp ứng đúng theo yêu cầu của pháp luật. Nội dung và hình thức của hợp đồng được quy định như sau:

+ Về mặt nội dung:Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung cơ bản như : tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; đối tượng bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; thời hạn bảo hiểm; mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

+ Về mặt hình thức: Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành bằng văn bản, bên cạnh đó, những bằng chứng về giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Hợp đồng BHNT rất đa dạng do các công ty bảo hiểm thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu phong phú của người tham gia bảo hiểm. Các quy định trong hợp đồng có nhiều điểm khác nhau ở mỗi nước. Tuy vậy, nó đều có những điểm chung phải tuân thủ như các loại hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự khác nhau : Trách nhiệm, quyền lợi… Đồng thời về nguyên tắc và cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm là giống như sự tự nguyện, tính chất tin tưởng tuyệt đối, tính thương mại…

Hợp đồng BHNT là hợp đồng dài hạn vì vậy chủ yếu được ký kết với từng cá nhân. Việc ký kết theo nhóm rất ít và nếu có chủ yếu là loại bảo hiểm tử vong có kỳ hạn xác định.

1.2. Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Cạnh tranh trên thị trường là một xu thế của thời đại, trong đó ai chiếm được ưu thế thì người đó sẽ chiếm được quyền chủ động trong tiến trình hội nhập. Có thể nói, cạnh tranh có tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế và lợi ích của mỗi quốc gia. Vì vậy nghiên cứu vấn đề cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược để giành lấy vị trí có lợi trong cuộc cạnh tranh.

1.2.1. Khái niệm vềcạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là hai vấn đề được đề cập nghiên cứu rất nhiều. Cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất hang hóa và trở thành đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Lý luận cạnh tranh qua nhiều thời đại, đã không ngừng được bổ sung và phát triển dựa vào sự nghiên cứu, tiếp cận và vận dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học (NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội) : “Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ…dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.”

Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

phần. Bản chất của cạnh
(27)

tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quảcủa quá trình cạnh tranh là sựbình quân hoá lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu, dẫn đến hệquảgiá cảcó thểgiảm đi.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì “Cạnh tranh của một doanh nghiệp, ngành hay quốc gia là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia tạo ra mức thu nhập yếu tố và tuyển dụng yếu tố tương đối cao khi phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế” .

Qua những khái niệm về cạnh tranh, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát theo quan điểm của tôinhư sau:Cạnh tranh là quá trình kinh tế, trong đó với những nỗlực chủquan của mình các chủthểkinh tếtận dụng các cơ hội thị trường đểkhông ngừng sáng tạo và phát triển các lợi thếso với đối thủcạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đềra.

Trong quá trình vận động, cạnh tranh có ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế thông qua vai trò cụ thể như sau:

- Đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung: Cạnh tranh có vai trò thúcđẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các DN tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên, hạn chế những méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập và nâng cao phúc lợi xã hội.

- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh tạo ra một sức ép buộc các DN phải cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, phát triển kỹ thuật công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế để không ngừng tăng năng suất, thúc đẩy hình thành lợi thế kinh tế quy mô.

- Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh tạo khả năng cho người tiêu dùng được lựa chọn rộng rãi hơn, điều tiết quan hệ cung cầu của thị trường, hạn chế việc áp giá tuỳ tiện làm méo mó thị trường và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.

- Đối với phạmvi quốc tế:Cạnh tranh buộc các DN tìm kiếm mở rộng thị trường, tìm kiếm các nguồn tài nguyên và nhân lực để tăng cường lợi thế so sánh trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế, hoàn thiện các điểm yếu kém và xây dựng được các chiến lược kinh doanh có tính cạnh tranh trên phạm vi quốc tế.

Như vậy cạnh tranh chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định và diễn ra ở

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

những mức độ khác nhau trong những môi trường kinh tế xã hội cụ thể. Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau là điều kiện cơ bản cho sự xuất hiện cạnh tranh tồn tại và phát triển. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu bằng những lý luận trên cho thấy rằng trong môi trường thị trường tự do, cạnh tranh chưa hẳn đã thực sự vận hành hiệu quả thậm chí còn có thể cản trở sự phát triển của nền kinh tế, do vậy trong những tình huống cụ thể cần phải có sự can thiệp của Nhà nước.

Vì vậy có thể nói rằng, cơ chế cạnh tranh chỉ có thể vận hành hiệu quả trong môi trường kinh tế thị trường có sự điềutiết hợp lý của Nhà nước.

1.2.2. Khái niệm lợi thếcạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là tập hợp các yếu tố tạo ra chi phí thấp hoặc thể hiện ở tính chất độc đáo, phân biệt với sản phẩm khác (bằng chất lượng, tính năng sản phẩm, hệ thống kênh phân phối, các dịch vụ trong và sau khi bán hàng…); phụ thuộc vào việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh và vào các hoạt động tạo ra, tìm kiếm, vận dụng và duy trì các yếu tố của lợi thế so sánh.

Như vậy, lợi thế cạnh tranh được xác định trên cơ sở mức độ phù hợp của sự lựa chọn: chiến lược chuỗi giá trị, chiến lược lợi thế chi phí, chiến lược về sự khác biệt hóa, chiến lược công nghệ và chiến lược chọn đối thủ cạnh tranh. Việc vận dụng và duy trì lợi thế cạnh tranh phải đặt trong mối tương quan thích hợp giữa các chiến lược của doanh nghiệp với chất lượng môi trường kinh doanh.

Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Ngoài ra còn có thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.

Theo quan điểm của tôi: Lợi thế cạnh tranh là việc sở hữu những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng thu được lợi nhuận vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh cụ thể. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủcạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu các điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.

Thực tếcho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thoả mãn đầy đủtất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chếvềmặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cốgắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như Marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệthống thông tin…

Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tốphản ánh năng lực cạnh tranh từnhững lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thểtổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

bán hàng; thông tin và
(30)

xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trìnhđộ lao động; thịphần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thịphần;

vịthế tài chính; năng lực tổchức và quản trịdoanh nghiệp.

Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thường được gắn với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường hoặc vị thế của doanh nghiệp được xác định bằng mức thị phần mà doanh nghiệp đó chiếm giữ trên một thị trường mục tiêu nhất định. Đó là sự khai thác, vận dụng lợi thếcạnh tranh và thực lực nội tại của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụhấp dẫn với người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủcạnh tranh.

Theo quan điểm của tôi: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, giảm thiểu chi phí sản xuất, dịch vụ để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng được thể hiện bằng mức thị phần trên thị trường cạnh tranh và lợi nhuận so với các đối thủ cạnh tranh khác.

1.2.4. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vừa tạo động lựcthúc đẩy sự phát triển của các công ty bảo hiểm, vừa tạo ra sức ép và đòi hỏi khả năng thích ứng của các công ty này. Nghiên cứu cạnh tranh giúp các công ty bảo hiểm nhìn rõ mình và hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh hơn để từ đó tìm ra các giải pháp phát huy thếmạnh và hạn chế những mặt yếu trong cạnh tranh thị trường góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Kinh tế thị trường đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Sự phong phú về hoạt động kinh doanh, tốc độ tăng trưởng cao vềkinh tế, mức thu nhập ngày càng cao của nhiều tầng lớp dân cư, tính phức tạp, đa dạng của các loại rủi ro là những yếu tố quan trọng tác động mạnh đến việc hình thành và tăng nhanh các nhu cầu về bảo hiểm trong xã hội. Chính vì vậy, hoạt động bảo hiểm ngày càng trở thành môi trường kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường nhiều hơn, thêm vào đó là các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ đầu tư mạnh mẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

vào thị trường Việt Nam. Thị phần trong nước có nguy
(31)

cơ bịchia nhỏ, tất yếu các doanh nghiệp cần phải tiến hành ngay các biện pháp để giữ vững thị phần cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường mới đầy sôi động.

Trong quá trình phát triển của Bảo hiểm Việt Nam, thời gian đầu, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam thực sự là doanh nghiệp đóng vai trò trụ cột trên thị trường.

Trong bối cảnh lúc ấy có thểnói Bảo Việt không hề có đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường Việt Nam. Ngày 18/12/1993, với việc ban hành nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của chính phủ đãđánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của ngành bảo hiểm nước ta. Trải qua quá trình hoạt động và phát triển, cùng với việc mở cửa thị trường trong bối cảnh hội nhập, đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài “đổbộ” vào Việt Nam. Các doanh nghiệp khi vào Việt Nam mang đến cho thị trường hệthống dịch vụvà sản phẩm phong phú hơn, chất lượng cao hơn, đem đến cho khách hàng nhiều sựlựa chọn. Các DNBH muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải tìmđến khách hàng và khai thác được nhu cầu của họ. Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng khốc liệt. Kết quả của quá trình cạnh tranh là các doanh nghiệp yếu kém sẽbị đào thải và các doanh nghiệp phát triển sẽ làm ăn có hiệu quả. Chính vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh là tất yếu đối với các DNBH. Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là nâng cao uy tín, tên tuổi, vị thế của DNBH trên thị trường, tạo lợi thế cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Nền kinh tếViệt Nam hiện nay cho thấy những dấu hiệu khả quan đã tạo ra nhiều yếu tốtích cực cho sựphát triển của thị trường bảo hiểm. Cùng với đó là yêu cầu khắt khe hơn của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sản phẩm bảo hiểm, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng đổi mới và cải thiện hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trong tiêu thụ, cạnh tranh trong nội bộ ngành, mà cạnh tranh còn diễn ra giữa các ngành (ngân hàng, chứng khoán,…), cạnh tranh trong ngắn hạn và dài hạn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài… Cạnh tranh diễn ra ngày càng sôi động và chi phối rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh để sẵn sàng bước vào thời kỳhội nhập kinh tế quốc tế, bình đẳng với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trên cùng một sân

chơi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

1.2.5. Các yếu tốtạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Có hai yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.

1.2.5.1.Môi trường bên trong

Phân tích các hoạt động bên trong của doanh nghiệp nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp đều có những điểm yếu và những điểm mạnh riêng, không có doanh nghiệp nào chỉ có điểm mạnh và ngược lại không có doanh nghiệp nào chỉ có điểm yếu. Chiến lược của doanh nghiệp là phải phát huy được những điểmmạnh, hạn chế khắc phục được những điểm yếu. Doanh nghiệp cần xác định được điểm mạnh của mình để đưa ra những quyết định về việc sử dụng nguồn lực và khả năng của mình. Nếu không phân tích những điểm yếu của mình doanh nghiệp không thể đương đầu với những mối đe dọa của thị trường một cách có hiệu quả.

Nguồn nhân lực, quản trị và điều hành:

- Năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực của một doanh nghiệp nói chung thể hiện ở những yếu tố như: Trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp… Nếu một doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ lưu chuyển nhân viên cao hay yếu kém trong nghiệp vụ thì doanh nghiệp đó sẽkhông có khả năng cạnh tranh.

- DNBH có một Ban giám đốc hay lãnhđạo các phòng ban yếu kém, không có khả năng đưa ra những chính sách, chiến lược hợp lý, thích ứng với những thay đổi của thị trường… sẽlàm lãng phí các nguồn lực và làm yếu đi năng lực cạnh tranh của DNBH đó.

Khả năng tài chính của đơn vị:

Năng lực tài chính là yếu tố quyết định sốngcòn tới mọi yếu tố của doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi chỉ có năng lực tài chính đủ mạnh thì doanh nghiệp mới đảm bảo khả năng thanh toán, chất lượng của sản phẩm bảo hiểm… Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh qua lăng kính tài chính, tài chính có mối quan hệ tương tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

với tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Như vậy năng lực tài chính của đơn vị chính là một nhân tố nội tại quyết định tới hoạt động đầu tư của nó.

Cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ của doanh nghiệp:

Cơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của người lao động, chất lượng phục vụ khách hàng, khả năng quản lý của đơn vị...Tất cả những điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thiết bị càng phù hợp với nhu cầu bao nhiêu càng làm nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị bấy nhiêu. Trên cơ sở đó có thể tạo ra năng lực cao trong phục vụ khách hang. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng như là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh. Công nghệcủa DNBH không chỉ bao gồm những công ngh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hơn nữa trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp, công ty nước ngoài có vốn

Đối thủ cạnh tranh tiểm ẩn của Công ty TNHH Xây dựng Số 10 chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô và năng lực tài chính muốn mở rộng thị trường, ngành nghề

Đầu tư phát triển phương tiện vận tải là một hoạt động tốn kém nhiều chi phí của công ty nhưng đây là một khoản đầu tư dài hạn và cần thiết, nó tạo điều kiện thuận lợi

Từ những khái niệm, cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau nêu trên, theo tác giả, cạnh tranh là sự ganh đua, sự phấn đấu, vươn lên không ngừng giữa các doanh

Năng lực cạnh tranh của DN là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi

- Rào cản rút lui khỏi ngành cao thì áp lực cao.. Qua đó có thể thấy rằng, hầu hết khách hàng đã có những lời đánh giá chưa thật sự tốt cho lắm về nhóm Giá

Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty trong việc báo cáo tình hình

Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ (Bảo Việt Nhân thọ - BAOVIETLIFE) trực thuộc Tập đoàn Bảo Việt, Bộ Tài chính, tự hào là doanh nghiệp khai mở thị trường Bảo hiểm nhân