• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình"

Copied!
101
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH NAM

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH

QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tí́ Huí́

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ “ Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẩn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Phát. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.

Quảng Bình, Ngày tháng năm 2018 Học viên

Nguyễn Thanh Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luân văn tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế; Ban Giám đốc, cán bộ, nhân viên Bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạch và các cơ quan đơn vị… Đặc biệt để có được kết quả này tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng Kính trọng sâu sắc đối với PGS-TS Nguyễn Văn Phát đã hướng dẫn tận tình, chu đáo, giúp đỡ tôi hoàn thành luân văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các quý thầy giáo, cô giáo, các quý lãnh đạo cơ quan, các cá nhân cùng các bạn học viên. Sự giúp đỡ này đã giúp tôi nhận thức, làm sáng tỏ thêm cả lý luận và thực tiễn về lĩnh vực luận văn nghiên cứu.

Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn học viên.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơnsậu sắc đối với sự giúp đỡ quý báu đó./.

Tác giả

Nguyễn Thanh Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Nam

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Ứng dụng Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Phát

Tên đề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

1. Tính cấp thiết của đề tài

Với việc phát triển người dân tham gia Bảo hiểm y tế là mục tiêu hàng đầu của cơ quan BHXH, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao.

BHXH đã tập trung triển khai các mô hình về BHYT trong đó đề cao công tác phát triển BHYT toàn dân. mặc dù số lượng tham gia hàng năm có tăng trưởng nhưng vẫn chưa cao, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của huyện.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển Bảo hiểm y tế toàn toàn dân giai đoạn 2014-2016, đề xuất một số giải pháp nhằm Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

3. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra theo2 nhóm đối tượng, phường để thu thập số liệu sơ cấp. Các phương pháp phân tích, thống kê mô tả, so sánh, phương pháp dự báo.

4. Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bố Trạch, đánh gia thực trạng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân tại huyện giai đoạn 2014- 2016; đề xuất giải pháp nhằm phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC KÝHIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ASXH An sinh xã hội

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

CSSK Chăm sóc sức khoẻ

CMKT Chuyên môn kỹ thuật

DN Doanh nghiệp

DVKT Dịch vụ kỹ thuật

HĐND Hội đồng nhân dân

HSSV Học sinh sinh viên

KCB Khám, chữa bệnh

NLĐ Người lao động

NSNN Ngân sách Nhà nước

SDLĐ Sử dụng lao động

UBND Uỷ Ban nhân dân

VTYT Vật tư y tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG... viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ... ix

PHẦN 1: MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu của luận văn...4

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...6

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾTOÀN DÂN...6

1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ (BHYT)...6

1.1.1. Một số khái niệm...6

1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế...8

1.1.3. Vai trò của bảo hiểm y tếvà sựcần thiết của phát triển bảo hiểm y tếtoàn dân ...12

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHI ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ...13

1.2.1. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế toàn dân ...13

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bảo hiểm y tế toàn dân ...19

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ...20

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC

GIA TRONG KHU VỰC VÀỞ VIỆT NAM...23

1.4.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực...23

1.4.2. Kinh nghiệm thực hiện BHYT ở Việt Nam...25

1.4.3. Bài học kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân cho BHXH huyện Bố Trạch ...28

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH-TỈNH QUẢNG BÌNH...30

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BHYT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH...30

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên của huyện Bố Trạch...30

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội và tình hình dân số, lao động năm 2014-2016 ...31

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện Bố Trạch...34

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHYT VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH...39

2.2.1. Thực trạng Bao phủ BHYT...39

2.2.2. Thực trạng bao phủ về cơ sở khám chữa bệnh BHYT...46

2.2.3. Thực trạng về phát triển quỹ BHYT...47

2.2.4. Thực trạng về công tác khám chữa bệnh trên địabàn huyện...48

2.2.5. Thực trạng về công tác tổ chức khám chữa bệnh và chất lượng dịch vụ BHYT...56

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH...58

2.3.1. Tổ chức mạng lưới đại lý và cộng tác viên BHYT ...58

2.3.2. Tổ chức mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh BHYT...59

2.3.3. Công tác tổ chức truyền thông, vận động người dân tham gia BHYT ...60

2.4. PHÂN TÍCH Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN...62

2.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.4.2. Kết quả số người tham gia BHYT tại các đơn vị nghiên cứu...66

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH...69

2.5.1. Đánh giá kết quả đạt được...69

2.5.2. Những tồn tại...72

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại...74

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH...76

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...76

3.1.1. Quan điểm chung...76

3.1.2. Mục tiêu ...76

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ...78

3.2.1. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện...78

3.2.2. Nhóm giải pháp điều kiện đảm bảo...80

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...83

1.KẾT LUẬN...83

TÀI LIỆU THAM KHẢO...87

PHỤ LỤC...90 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số trên địa bàn huyện (người/km2)...33

Bảng 2.2. Đối tượng, số lượng người tham gia BHYT ...40

Bảng 2.3. Thực trạng bao phủ dân số BHYT theo địa bàn...43

Bảng 2.4. Thực trạng về cơ sở khám chữa bệnh BHYT...46

Bảng 2.5. Tình hình thu Quỹ BHYT...47

Bảng 2.6. Thực trạng năng lực khám chữa bệnh BHYT...49

Bảng 2.7. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo nhóm đối tượng...50

Bảng 2.8. Thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo tuyến...51

Bảng 2.9. Thực trạng Bao phủ về chi phí khám chữa bệnh (đúng tuyến)...53

Bảng 2.10. Thực trạng Bao phủ về chi phí khám chữa bệnh (không đúng tuyến)54 Bảng2.11. Tình hình chi quỹ BHYT...55

Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức đại lý thu BHYT...58

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức các cơ sở khám chữa bệnh BHYT...59

Bảng 2.14. Tình hình tổ chức tuyên triền về BHYT ...61

Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả điều tra nhóm NLĐ & chủ SDLĐ...62

Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả điều tra nhóm NLĐ & chủ SDLĐ...64

Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả điều tra nhóm người chưa tham gia BHYT tự nguyện...65 Bảng 2.18. Kết quả số người tham gia BHYT tại các đơn vị điều tra 2014-2016 66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ,SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch năm 2016...32

Biểu đồ 2.2. Thực trạng bao phủ về dân số BHYT theo địa bàn...45

Biểu đồ 2.3. Tình hình cânđối quỹ BHYT...56

Biểu đồ 2.4. Số người tham gia BHYT 02 nhóm điều tra...67

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ...36

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài

Là chính sách xã hội quan trọng bậc nhất, an sinh xã hội là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội, một trong những nhân tố cơ bản thể hiện sự văn minh và phát triển của quốc gia. Đối với Việt Nam Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, từ nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, an sinh xã hội ngày càng được coi trọng, trở thành một trong những nhân tố hàng đầu bảo đảm phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ vữngchắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1995, đến nay đã hơn 22 năm, vinh dự được Đảng và Nhà nước giao trọng trách tổ chức thực hiện những chính sách trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Cùng với đó, các quy định về Bảo hiểm xã hội thường xuyên được quan tâm và thay đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng thời kỳ, vừa đảm bảo giữ gìn truyền thống đạo lý, bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại, vừa mang tính hiện đại, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đãđạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng qua các năm; thực hiện việc chi trả lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành, có kết dư và bảo toàn, tăng trưởng, tham gia đầu tư góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Quỹ bảo hiểm y tế bước đầu đã cân đối được giữa thu chi và có kết dư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Thực hiện lộ trình bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân trong chính sách “bảo đảm an sinh xã hội” ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số: 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế giai đoạn 2012-2020. Nghị quyết tiếp tục khẳng định “Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm Y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị- xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng và hoàn thiện các chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểmY tế có bước đi, lộtrình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân” là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tham gia bảo hiểm y tế là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cơ quan đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội và mỗi công dân, đồng thời là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếcòn một số hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, việc phát triển về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa đáp ứng yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn có thiếu sót.

Ngày 29/03/2013 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 538/QĐ- TTg về việc Phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020. Theo đó, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo yêu cầu các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm thực hiện thành công đề án đã phê duyệt. Như vậy, để đề án bảo hiểm y tế toàn dân thực thi có hiệu quả, đi vào thực tiễn cuộc sống thì yêu cầu mỗi địa phương, cơ quan chức năng liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ, có các giải pháp điều hành sáng tạo, hiệu quả, đặc biệt tại các đơn vị cơ sở phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo hiểm y tế trên địa bàn, từ đó xây dựng các giải pháp toàn diện phù hợp với đặc điểm tình hình để thực hiện đúng lộ trình bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân tại cơ sở, góp phần thực hiện thành công Đề án. Thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bìnhđang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan ở địa phương và tuân thủ chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai thực hiện Đề án. Xuất phát từ yêu cầu trên, với kinh nghiệm thực tiễn công tác tại Bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạch tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:“ Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch- tỉnh Quảng Bình”làm luận văn thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng,đề xuất một số giải pháp nhằm Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch- tỉnh Quảng Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển BHYT toàn dân.

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển BHYT trên địa bàn huyện Bố Trạch, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.

Đề xuất các giải pháp để phát triển bảo hiểm y tế nhằm đạt mục tiêu Phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứunhững vấn đề lý luận và thực tiễn vềcông tácphát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyệnBố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

+ Thời gian:Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đối với sốliệu thứ cấp: Được thu thập từ cơ quan ban ngành ở trung ương và địa phương và các tài liệu lý luận liên quan đến BHYT và phát triển BHYT.

Đối với sốliệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng phiếu điều tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

trực tiếp đến các nhóm đối tượngtham gia BHYT khác nhau:

- Nhóm 1: những người thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc làngười lao động và chủ sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia BHYT: Ở nhóm này tiến hành điều tra mẫu tại 3 đơn vị (01 doanh nghiệp nhà nước; 01 doanh nghiệp tư nhân; 01 đơn vị sự nghiêp) với 60 đối tượng.

- Nhóm 2: những người thuộc đối tượng chưa tham gia BHYT tự nguyện:

Tiến hành điều tra mẫu tạinhân dânvà người lao động tự dotại 2 đơn vị hành chính cấp xã (02 xã) với 60 đối tượng.

- Khảo sát tình hình có thẻ BHYT thuộc các đối tượng trên địa bàn huyện.

- Tìm hiểu nhu cầungười dân chưa có thẻtham gia BHYT.

- Tìm hiểu mức độhài lòng của người dân về công tác khám chữa bệnh tại cơ sở Y tế.

- Khảo sát công tác phát triển bảo hiểm y tếtại huyện BốTrạch.

- Xửlý sốliệu: Trên EXCEL

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích

- Phương pháp tổng hợp thống kê: Tổng hợp để có những đánh giá, kết luận, đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn trong công tác phát triển BHYT.

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp sử dụng bảng sốliệu, biểu đồ trong việc đánh giá và đưa ra kết quả.

- Phương pháp so sánh: để làm rõ sự giống nhau và khác nhau của vấn đề nghiên cứu qua các giai đoạn để từ đó có những nhận xét đánh giá và các đềxuất về phát triển BHYT.

- Phương pháp dự báo: dùng để phân tích và dự báovề phát triển BHYT trong thời gian tới.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm3 phần.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (gồm 3 chương)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀLÝ LUẬNVÀ THỰC TIỂNVỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾTOÀN DÂN

1.1. TỔNG QUAN VỀBẢO HIỂM Y TẾ(BHYT) 1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Bảo hiểm y tế

Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về BHYT, nhưng mục đích chung của BHYT đều giống nhau là huy động nguồn tài chính để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT khi bị ốm đau bệnh tật, nội dung các khái niệm theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) như sau: “BHYT là sự đóng góp theo chu kỳ đều đặn tạo nên một quỹ chung để cùng nhau chia sẽ những rủi ro thông qua hình thức thanh toán chi trả chi phí khám chữa bệnh bằng quỹ bảo hiểm”.

Mặc khác bảo hiểm y tế là một trong 9 nội dung của Bảo hiểm Xã hội được quy định tại Công ước 102 ngày 28/6/1952 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểucho các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Từ thực tế ở trên thế gới và vận dụng vào điều kiện Việt Nam, khái niệm về Bảo hiểm Y tế đãđịnh nghĩa như sau:

BHYT được trình bày trong cuốn “Từ điển Bách khoa Việt Nam I xuất bản năm 1995” - Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151 như sau: “BHYT là loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”.

Ở Việt Nam, “…BHYT là một đổi mới trong lĩnh vực ytế góp phần giảm bớt dần sự phân biệt giàu nghèo trong KCB, phát huy tính nhân đạo cộng đồng trong đời sống xã hội, đảm bảo thực hiện công bằng văn minh xã hội…”. Quỹ BHYT là nguồn kinh phí quan trọng cấu thành ngân sách của ngành y tế.

Theo điều 39 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

1992 (sửa đổi, bổ sung 2001): “Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân… thực hiện BHYT, tạo điều kiện cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ”. Và điều 61 Hiến pháp quy định: công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ…”

Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/11/2008 như sau: “ BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và đối tượng có trách nhiệm tham gia”.

Từ những nhận thức trên, có thể rút ra khái niệm: “ BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và đối tượng có trách nhiệm tham gia”.

1.1.1.2. Bảo hiểm y tế toàn dân

Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với thuật ngữ BHYT toàn dân. Từ nguyên tắc cơ bản của BHYT cho thấy BHYT toàn dân là một nguyên tắc quan trọng của BHYT. Theo từ điển tiếng việt thì “toàn” có nghĩa là tất cả. Vậy “toàn dân” có nghĩa là tất cả người dân, mọi người dân. Theo đó, BHYT toàn dân là mọi người dân đều được quyền tham gia và được bảo vệ bởi hệ thống BHYT. Từ góc độ mục tiêu, mục đích tổ chức thực hiện của BHYT cho thấy BHYT toàn dân chính là mục tiêu hướng tới của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Bảo hiểm y tế toàn dân thường được hiểu là chế độ BHYT áp dụng cho toàn bộ dân số trong một quốc gia, nhằm đảm bảo cho họ được tiếp cận một cách đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Nghị quyết số 58.33 của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 57 đã khẳng định, “bảo đảm rằng hệ thống tài chính y tế có phương thức chi trả trước cho chăm sóc sức khỏe, nhằm chia sẻ rủi ro giữa các thành viên của dân số và tránh chi quá mức cho y tế dẫn đến nghèo đói do tìm kiếm dịch vụ y tế”. Ở một số nước, BHYT toàn dân là chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho mọi công dân thực hiện bằng nguồn thuế của Nhà nước, hoặc chế độ BHYT xã hội do Nhà nước thực hiện cho mọi công dân của quốc gia đó. Ở Việt Nam, BHYT được tiếp cận như một quyền về chăm sóc sức khỏe của công dân đi đôi với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

nghĩa vụ đóng góp và chia sẻ trách nhiệm xã hội của cá nhân, cộng đồng,tổ chức sử dụng lao động và Nhà nước. BHYT còn được xem như là một sản phẩm của sự tiến bộ xã hội, mọi người có trách nhiệm với bản thân và xã hội về chăm sóc sức khỏe, không phải chỉ dựa vào điều kiện kinh tế của chính mình, sự hỗ trợ của gia đình, người thân khi đau ốm. BHYT là công cụ tạo ra sự bìnhđẳng trong khám chữa bệnh bởi quyền lợi đãđược quy định bởi Luật, không phải là cơ chế “xin cho” như các cơ chế miễn giảm viện phí trực tiếp cho người bệnh như đã từng áp dụng.

1.1.1.3. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Phát triển BHYT toàn dân là 100% dân số trong một quốc gia tham gia BHYT, phát triển BHYT trong chăm sóc sức khỏe.

Thứ nhất, đó là cam kết chính trị mạnh mẽ với mục tiêu chăm sóc sức toàn dân. Trước hết là thực hiện hoàn thiện các hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đổi mới chính sách tài chính y tế bảo đảm ngân sách đóng BHYT cho nhóm đối tượng chính sách và những người yếu thế trong xã hội.

Thứ hai, thực hiện BHYT toàn dân phải tuân thủ chiến lược mở rộng từng bước, xây dựng lộ trình cho từng nhóm đối tượng và mở rộng đối tượng bền vững.

Thứ ba, thay đổi nhận thức của người dân về BHYT thông qua chế tài và truyền thông, phải thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân và có chế tài cưỡng chế đối với hành vi trốn tránh tham gia, đồng thời tăng cường thông tin, truyền thông, vận động, giáo dục với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện tiếp cận thông tin.

Thứ tư, nâng cao năng lực và quản trị chất lượng dịch vụ trong khám chữa bệnh. Xây dựng, triển khai chương trình khám chữa bệnh đạttiêu chuẩn chất lượng, tăng cường đầu tư nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở.

Thứ năm, phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng sâu rộng trong quản lý thu và chi trả.

1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế 1.1.2.1. Về đối tượng tham gia

Theo luật BHYT và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Luật BHYT quy định đối tương có trách nhiệm tham gia BHYT và lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Với mỗi nhóm đối tượng, mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT, cũng như sự hỗ trợ của nhà nước được quy định cụ thể.

Căn cứ Điều 12 Luật BHYT đang quy định có 25 đối tượng và được xếp thành 5 nhóm theo trách nhiệm đóng gồm:

Người lao động gồm: Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau;Doanh nhiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; Hợp tác xã, liên hiệp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã; Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác); Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Ngườihoạt độngkhông chuyên tráchở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH được cơ quan BHXH đóng toàn bộ.

Người thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng toàn bộ mức đóng BHYT.

Người thuộc đối tượngngân sách hỗ trợ một phần mức đóng BHYT.

Người tự nguyện tham gia BHYT, thuộc nhóm đối tượng phải tự đóng toàn bộ mức đóng BHYT.

1.1.2.2. Về mức đóng

Mức đóng BHYT được hiểu là mức phí mà người tham gia (Nhà nước,chủ sử dụng lao động, người lao động và người tham gia) phải trả (đóng, nộp) cho cơ quan BHYT để được hưởngquyền lợi BHYT. Theo quy định hiện hành mức đóng BHYT được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức tiền lương, tiền công của người lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

động, người tham gia hoặc căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành, các đối tượng khác nhau thì quyđịnh tỷ lệ (%) nộp BHYT cũng khác nhau và được chia thành hai nhóm sau:

BHYT bắt buộc: Chính phủ quy định mức đóng BHYT các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc căncứ vào mức thu nhậptừ lương và các khoản có tính chất lương đồng thời nhà nước quy địnhtỷ lệ đóng tối thiểu trên mức tiền lương, tiền công của người lao động hoặc căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành qua từng thời kỳ.

BHYT tự nguyện: mức đóng của nhóm đối tượng BHYT tự nguyện do người tham gia BHYT đăng ký, theoquy địnhtỷ lệ đóng tối thiểu trên mức lương cơ sởdo nhà nước ban hành qua từng thời kỳ.

1.1.2.3. Tỷ lệ đóng

Để đóng BHYT chủ yếu căncứ vào tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp và mức lươngtối thiểu do nhà nước quy định từng giai đoạn cụ thểvới:

Nhóm người sử dụng lao động và người lao động là đối tượng BHYT bắt buộc tỷ lệ đóng bằng 4,5% tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất như lương (trong đó người sử dụng lao động đóng tỷ lệ 3% và người lao động đóng tỷ lệ 1,5%).

Nhóm được cơ quan BHXH đóng bằng 4,5%tiền lương, tiền trợ cấp.

Nhóm được NSNN đóng toàn bộ tỷ lệ đóng bằng 4,5%tiền lươngtối thiểu.

Nhóm được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng tỷ lệ đóng bằng 4,5% tiền lương tối thiểu (trong đó hộ cận nghèo được NSNN hỗ trợ 70% mức đóng, HSSV được NSNN hỗ trợ 30% mức đóng).

Nhóm tham gia BHYT tự nguyện tỷ lệ đóng bằng 4,5% lương tối thiểu do người tham gia đóng và được giảm dần mức đóng với các thành viên trong hộ gia đình người thứ nhất phải đóng 100% mức đóng; người thứ hai đóng70% mức đóng của người thứ nhất; người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất; người thứ tư đóng 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng 40%

mức đóng của người thứnhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.1.2.4. Về quyền lợi khám chữa bệnh BHYT

Quyền lợi khám chữa bệnh BHYT từ khi thực hiện Luật BHYT được quy định tại điều 22 như sau:

- KCB đúng quy định, có 3 mức thanh toán

Với KCB thông thường: 100% chi phí đối với: Trẻ em dưới 6 tuổi, người có công; Lực lượng công an nhân dân, dân tộc thiểu số; bảo trợ xã hội, vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn, người nghèo; KCB tại tuyến xã và chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu. 95% chi phí đối với: Hưu trí, trợ cấp mất sức, cân nghèo, thân nhân người có công theo NĐ31. 80%chi phí đối với các đối tượng còn lại.

Sử dụng dịch vụ kỹthuật cao chi phí lớn: 100% chi phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi; một số đối tượng người có công, lực lượng Công an nhân dân, dân tộc thiểu số; bảo trợ xã hội, vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn, người nghèo. 100% một số đối tượng người có công nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu. 95% đối với đối tượng hưu trí, mất sức lao động; cận nghèonhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu. 80%đối với các đối tượng khác nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu.

- KCB không đúng quy định

Với KCB thông thường có trình thẻ BHYT: 70% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng III; 50%chi phí đối với cơ sở hạng II; 30% chi phí đối với cơ sởKCB hạng I, hạng Đặc biệt.

Sử dụng DVKT cao, chi phí lớn có trình thẻ BHYT: 70% chi phí đối với trường hợp KCB tại cơ sở KCB hạng III; 50% chi phí đối với cơ sở hạng II; 30%

chi phí đối với cơ sở KCB hạng I, hạng Đặc biệt. Mức thanh toán không quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sửdụng DVKT cao, chi phí lớn.

- Mức hưởng trong một số trường hợp

KCB tại cơ sở y tếkhông ký hợp đồng KCB BHYT; không đủthủtục; KCB ở nước ngoài: Quỹ BHYT thanh toán theo chi phí thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá theo mức chi phí bình quân theo tuyến chuyên môn kỹ thuật. Căn cứ DVKT được cung cấp, tuyến CMKT và chứng từhợp lệBHXH thanh toán trực tiếp cho người bệnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Thanh toán chi phí vận chuyển: Từtuyến huyện trở lên trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú chuyển viện; Đối tượng: Người có công, bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; mức thanh toán bằng 0,2 lít xăng/km (cả đi và về) tính theo địa giới hành chính. Cơ sở y tế nơi chuyển bệnh nhânthanh toán sau đó thanh toán với BHXH hoặc thanh toán trực tiếp đối với một sốtrường hợp.

Sử dụng thuốc điều trị ung thư và chống thải ghép ngoài danh mục: Đối tượng: Người tham gia BHYT liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; trẻ em dưới 6 tuổi;

các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, Ban Cơ yếu Chính phủ khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác đang tham gia BHYT. Quỹthanh toán 50% chi phí theo mức hưởng khi KCB đúng quy định, không đúng quy định.

Tai nạn giao thông: Thanh toánđối với trường hợp không vi phạm pháp luật.

Trường hợp chưa xác định được là có vi phạm pháp luật về giao thông hay không thì người bị tai nạn tự thanh toán chi phí điều trị với cơ sở y tế. Không thanh toán đối với trường hợp tai nạn giao thông do vi phạm pháp luật về giao thông và trường hợp người bị tai nạn giao thông nhưng thuộc phạm vi thanh toán theo quy định của pháp luật vềtai nạn lao động.

Tai nạn lao động: Không thanh toán đối với trường hợp tai nạn lao động theo quy định của Bộluật Lao động.

KCB ngoài giờ hành chính ngày nghỉ, ngày lễ: Khi cơ sở y tế quá tải; quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo phạm vi quyền lợi BHYT như trong ngày làm việc. BộY tế, SởY tếphối hợp với BHXH chỉ đạo thực hiện phù hợp với điều kiện thực tếcủa đơn vị.

1.1.3. Vai trò của bảo hiểm y tếvà sự cần thiết của phát triển bảo hiểm y tếtoàn dân

BHYT trước hết là một nội dung của BHXH, một trong những bộ phận quan trọng của hệ thốngan sinh xã hội. Cùng vớicác hệ thống cung cấp xã hội (hay còn gọi là ưu đãi xã hội, chế độ bao cấp) và cứu trợ xã hội, hoạt động của BHYT nói riêng và hoạt động của BHXH nói chung, đã thực sự trở thành những hòn đá tảng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

xây dựng nên nền móng vững chắc cho sự ổn định xã hội. Chính vì vai trò cực kỳ quan trọng của BHXH như vậy cho nên ở mọi quốc gia trên thế giới, hoạt động của BHXH luôn do Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện theo hệ thống pháp luật về BHXH. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để phân biệt giữa Bảo hiểm xã hội về y tế và Bảo hiểm tư nhân về y tế. Trong các nước công nghiệp phát triển thì loại hình BHYT tư nhân cũng được phát triển và cùng tồn tại song song với BHXH về y tế.

Hoạt động BHYT cótính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao; nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ có sự chia sẻ giữa người khỏe mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già và giữa người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. Đảm bảo tính công bằng trong xã hội, an sinh xã hội do đó cần phải phát triển bảo hiểm y tế toàn dân.

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHI ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂNBẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN

1.2.1. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế toàn dân 1.2.1.1. Phát triển về số lượng

a. Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT

Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là một quá trình từ ban hành và triển khai thực thi cơ chế chính sách về BHYT của nhà nước, thực hiện các giải pháp tạo động lực thúc đẩy người dân tham gia BHYT nhằm làm gia tăng số người, số nhóm đối tượng tham gia BHYT thông qua nhiều phương thức tham gia, đóng góp…

Như vậy phát triển về số lượng người tham gia bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở tăng về số lượng, tỷ lệ đảm bảo người tham gia BHYT trong từng nhóm đối tượng, đảm bảo đối với các nhóm tham gia BHYT bắt buộc đạt 100% số người tham gia, đối với nhóm đối tượng hiện tại đang tham gia BHYT tự nguyện cần tiếp tục phân nhóm để đưa dần vào nhóm tham gia BHYT bắt buộc theo lộ trình đồng thời xã hội hóa BHYT tự nguyên nhằm đảm bảo 100%dân số tham gia BHYT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Hiện tại, các nhóm đối tượng tham gia BHYT được phân loại như sau:

Nhóm 1: do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT.

Nhóm 2: do quỹ bảo hiểm xã hội đóng BHYT.

Nhóm 3: do ngân sách nhà nước (NSNN) đóng BHYT.

Nhóm 4: do cá nhân đóng BHYT và NSNN hỗ trợ mức đóng.

Nhóm 5: do cá nhân tự đóng BHYT.

Quyết tâm của chính phủ về thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân là tổng hợp các hệ thống cơ chế chính sách về Y tế của chính phủ giải pháp từ ban hành cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy thực thi các chính sách phát triển BHYT sẽ trực tiếp mở rộng và gia tăng số lượng người tham gia BHYT. Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT sẽ làm tăng số lượng và tỷ lệ người tham gia trong các nhóm đối tượng, là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân với tiêu chí cụ thể là mức độ “Bao phủ về dân số tham gia BHYT”.

b.Gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT

Gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT là quá trình đưa các cơ sở khám chữa bệnh hiện có chưa tham gia hệ thống khám chữa bệnh BHYT vào danh sách hệ thống cơ sở khám chữa bệnh BHYT đồng thời đầu tư xây dựng mới cơ sở khám chữa bệnh BHYT bao gồm cả cơ sở nhà nước, tư nhân ở tất cả các tuyến như phòng khámđa khoa, trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyếnthành phố huyện, tỉnh, trung ương. Theo đó tạo ra một mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh BHYT hoàn chỉnh, phân cấp theo yêu cầu chuyên môn và được phân tuyến tuyến kỹ thuật của mạng lưới.

Gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT thuận lợi hơn, về mặt địa lý sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cơ sở khám chữa bệnh và nơi cư trú của người bệnh tham gia BHYT, người tham gia BHYTcó nhiều lựa chọn hơn khi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu và được chuyển tuyến theo yêu cầu. Mặt khác, gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT sẽ làm giảm tải đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh BHYT đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Như vậy, gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT người dân sẽ thuận lợi hơn khisử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng BHYT với chất lượng tốt hơn, điều này sẽ thúc đẩy người dân chuyển từ nhu cầu khám chữa bệnh bằng dịch vụ y tế thông thương mại thành sử dụng dịch vụ y tế thông qua BHYT, làm tăng số lượng người tham gia BHYT từ đó sẽ tăng tỷ lệ bao phủ về dân số tham gia BHYT.

Những điều kiện cơ bản để thực hiện gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT bao gồm:

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh hiện tại, trình độ chuyên môn và số lượng của đội ngũ y bác sỹ phải đáp ứng yêu cầu về khám chữa bệnh BHYT.

- Đầu tư khu vực nhà nước và khu vực tư nhân về lĩnh vực khám chữa bệnh phải được chính phủ chú trọng nhằm đạt mục tiêu Bao phủ về cơ sở khám chữa bệnh đối với BHYT, đặc biệt phải có cơ chế khuyến khích thu hút khu vực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.

- Chính phủ phải có cơ chế khuyến khích hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia khám chữa bện BHYT đồng thời với nó là cơ chế kiểm soát giá dịch vụkhám chữa bệnh BHYT.

- Khi gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT thì yêu cầu phát triển hệ thống mạng lưới cơ quan Bảo hiểm xã hội tăng lên nhằm phối hợp trong công tác quản lý khám chữa bệnh và thực hiện thu chi quỹ BHYT, do đó điều kiện để gia tăng cơ sở khám chữa bệnh BHYT phải đồng bộ với phát triển mạng lưới quản lý BHXH.

Người tham gia BHYT được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu và được chuyển tuyến theo yêu cầu chuyên môn, trên cơ sở phân tuyến kỹ thuật của mạng lưới khám chữa bệnh. Các cơ sở thực hiện KCB BHYT bao gồm các cơ sở nhà nước, tư nhân ở tất cả các tuyến như phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố huyện, tỉnh, trung ương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

c. Gia tăng mức đóng góp BHYT

Một trong những mục tiêu của BHYT toàn dân là đạt được độ bao phủ 100%

về mức chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với người tham gia BHYT, để đạt được mục tiêu này cần phải có được nguồn quỹ BHYT đáp ứng nhu cầu thanh toán. Như vậy gia tăng mức đóng BHYT sẽ tạo ra nguồn tài chính (quỹBHYT) để tăng gói quyền lợi về dịch vụ khám chữa bệnh BHYT đồng thời tăng độ bao phủ đối với mức chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT, mặt khác chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng cao do có mức chi trả thích hợp.

Khi các yếu tố: gói quyền lợi, mức bao phủ về chi trả, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tăng lên sẽ là động lực, động cơ cho người dân tham gia BHYT, chuyển bộ phận dân cư có nhu cầu khám chữa bệnh với dịch vụ chất lượng cao tham gia BHYT sẽ làm tăng nguồn quỹ BHYT và số lượng người tham gia BHYT, từ đó sẽ sớm đạt được mục tiêu phát triển BHYT toàn dân.

Những điều kiện cơ bản để thực hiện gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT bao gồm:

- Điều kiện kinh tế: Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng cao, ổn định, thu nhập bình quân của dân cư tăng lên thì người dân mới có nguồn tài chính để chi trả cho phần tăng thêm của mức đóng BHYT. Đồng thời, chính phủ cũng cân đối được nguồn từ Ngân sách nhà nước và quỹ BHXH để đóng BHYT cho đối tượng được nhà nước hỗ trợ đóng BHYT (nhóm 2,3ở phần trên).

- Chính phủ thực hiện tăng lương tối thiểu cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước nhằm tăng mức đóng BHYT của các đối tượng được tính trên cơ sở tiền công, tiền lương.

- Chính phủ thực hiện kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả quá trình thực hiệnchi trả quỹ BHYT đảm bảo công khai, minh bạch sẽ tiết kiệm nguồn quỹ, tạo niềm tin cho người tham gia BHYT, đây là điều kiện để người dân ủng hộ chính sách gia tăng mức đóng BHYT của Chính phủ. Từ năm 2009 trở về trước tỷ lệ đóng bằng 3%

mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc mức tiền lương tối thiểu, từ năm 2010 đến nay tỷ lệ đóng bằng 4,5% tiền lương, tiền công, hoặc mức tiền lương cơ sở; Mức tiền lương cơ sởcũng được điều chỉnh tăng theo lộ trình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

1.1.1.2. Phát triển về chất lượng

Chất lượng BHYT được hiểu là chất lượng của quá trình cung cấp dịch vụ BHYT của các tổ chức liên quan (cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh ...) cho người thụ hưởng là người tham gia BHYT. Theo đó quá trình nàyđược thực hiện từ việc xác lập các thủ tục để cam kết cung cấp dịch vụ, quản lý thu chi quỹ, tổ chức hoạt động khám chữa bệnh... và nó được đo lường bằng mức độ thỏa mãn của người tham gia BHYT.

* Chất lượng BHYT được xem xét trên các mặt sau:

- Chất lượng công tác tổ chức quản lý cung ứng dịch vụ, tổ chức hệ thống KCB BHYT, công tác quản lý chuyên môn trong khám chữa bệnh, được thể hiện trong việc làm thủ tục tham gia BHYT, thủ tục khám chữa bệnh, thủ tục chuyển tuyến thanh toán viện phí,các thủ tục rỏ ràng, đơn giản, minh bạch, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng và kiểm soát được quyền lợi của minh khi tham gia BHYT.

- Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh.

- Chất lượng khám chữa bệnh gồm: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và trách nhiệm của đội ngũ y bác sỹ, danh mục thuốc và vật tư y tế, thái độ chăm sóc, phục vụ người bệnh và các dịch vụ đi kèm như cung cấp thực phẩm nước uống, vệ sinh công nghiệp...

- Gói quyền lợi vật chất và tinh thần của người tham gia BHYT được hưởng đólà tỷ lệ chi phí được BHYT chi trả/tổng chi phí khám chữa bệnh.

Như vậy chất lượng BHYT được kết hợp từ nhiều yếu tố như trên nhưng cuối cùng phải được đo lường bằng mức độ cải thiện sức khỏe sau khi được khám chữa bệnh và sự hài lòng của người tham gia BHYT.

* Những điều kiện cơ bản để phát triển chất lượng BHYT.

- Chính phủ chú trọng huy động các nguồn lực ưu tiên cho đầu tư trong lĩnh vực ytế, đặc biệt là đầu tư công củachính phủ phải đóng vai trò chủ đạo đồng thời khuyến khích xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực này đi đôi với cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực khám chữa bệnh:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Hệ thống đào tạo và chính sách thu hút, ưu tiên làm việc trong lĩnh vực khám chữa bệnh đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng khám chữa bệnh đi đôi với cơ chế trách nhiệm rỏ ràng.

- Có cơ chế huy động và sử dụng nguồn quỹ BHYT hiệu quả đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trả cho khám chữa bệnh BHYT với danh mục thuốc và vật tư y tế chất lượng cao, nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi.

* Nâng cao chất lượng BHYT được thực hiện cụ thể:

- Gia tăng quyền lợi BHYT: Gói quyền lợi về BHYT bao gồm danh mục thuốc, danh mục kỹ thuật, vật tư y tế tiêu hao và vật tư thay thế phải cập nhật thường xuyên đề người bệnh được thụ hưởng đầy đủ.

Quyền lợi về khám chữa bệnh của người tham gia BHYT tương đối toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn với như cầu khám chữa bệnh đang ngày càng gia tăng.

Hầu hết các loại thuốc, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đang được thực hành tại các bệnh viện điều thuộc phạm vi chi trả từ quỹ BHYT.

Để bảo đảm quyền lợi của người bệnh BHYT cần có sự cải tiến trong cơ chế thu viện phí như:

+ Giá thu viện phí phải binh bạch, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ đề người có thẻ BHYT yên tâm điều trị.

+ Phương thức thanh toán mới phải được áp dụng triển khai đầy đủ, tính thực tiễn và khoa học khi xác định công thức chính xác tạo cho hoạt động của bệnh viện để đảm bảo quyền lợi của người bệnh.

+ Quy định cùng chi trả không có giới hạn (theo các mức 5% hoặc 20% tùy theo nhóm đối tượng và phần chi phí mà người bệnh phải thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn nếu vượt mức 40 tháng lương cơ sở) đã có tác động đáng kể đến người bệnh, nhất là những người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người mắc các bệnhdài ngày.

- Gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế:

+ Thông qua việc quy định về thủ tục, thanh toán khám chữa bệnh BHYT.

+ Thông qua những quy định trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT góp phần giúp người có thẻ BHYT tiếp cận dịch vụ y tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

- Gia tăng chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Chất lượng khám, chữa bệnh BHYT cần phải đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở.

Hệ thống y tế cơ sở một số nơi nhất là tuyến cơ cở chưa đáp ứng đủ điều kiện khám chữa bệnh, nên người bệnh BHYT nên thường có xu hướng chuyển đổi nơi đăng ký ban đầu, hoặc chuyển khám chữa bệnh không đúng tuyến. Điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư cho tuyến cơ sở vật chất trang thiết bị, đội ngũ y bác sỹ trong khám chữa bệnh BHYT tăng lên; đồng thời cần gia tăng chất lượng dịch vụ cung ứng cho người bệnh.

Tóm lại: Phát triển nâng cao chất lượng BHYT là yếu tố cốt lõi, tạo niềm tin, thúc đẩy người dân lựa chọn giải pháp chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thông qua dịch vụ BHYT, từ đó sẽ đạt được mục tiêu phát triển BHYT toàn dân.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bảo hiểm y tế toàn dân 1.2.2.1. Bao phủ về dân số tham gia BHYT

Tỷ lệ người tham gia BHYT trên tổng dân sốlà tiêu chí được theo dỏi và đánh giá cụ thể theo từng nhóm đối tượng vàlàm căn cứ xây dựng cơ chế phát triển BHYT toàn dân.

Luật BHYT hiện nay đang quy định có 25 nhóm đối tượng và được xếp thành 5 nhóm theo trách nhiệm đóng BHYT.Kết quả thực hiện BHYT năm 2016 của từng nhóm theo trách nhiệm đóngcho thấy:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng đạt tỷ lệ 77%, trong đó đối tượng hành chính sự nghiệp có tỷ lệ tham gia đạt 100%;

- Nhóm do quỹ BHXH đóng đạt tỷ lệ100%

- Nhóm do NSNN đóng có tỷ lệ 99,7%. Một số nhóm đối tượng do NSNN đóng vẫn chưa đạt tỷ lệ 100% như: trẻ em dưới 6 tuổi, điều này có liên quan đến cách thức tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện BHYT đối với đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý.

- Nhóm được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng như: cận nghèo đạt 90% và học sinh, sinh viên đạt99%;

- Nhóm tự đóng toàn bộ mức đóng BHYT (tự nguyện tham gia BHYT) bao gồm nông dân, thân nhân người lao động, lao độngtự do đạt tỷ lệ 28%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Trong khoảng 22,8% dân số chưa tham gia BHYT gồm người lao động trong các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình cận nghèo được nhà nước hổ trợ 1 phần kinh phí đóng, nông dân, người lao động tự do và các đối tượng khác chưa tham gia BHYT.

1.2.2.2. Bao phủ về gói quyền lợi bảo hiểm y tế

- Cơ sở khám chữa bệnh BHYT: Tiêu chí này phản ánh độ bao phủ của mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh BHYT và mức độ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo phân cấp và phân tuyến phù hợp.

Người tham gia BHYT được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu và được chuyển tuyến theo yêu cầu chuyên môn, trên cơ sở phân tuyến kỹ thuật của mạng lưới khám chữa bệnh. Các cơ sở thực hiện KCB BHYT bao gồm các cơ sở nhà nước, tư nhân ở tất cả các tuyến như phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến huyện, tỉnh, trung ương.

- Khám chữa bệnh BHYT và tiếp cận dịch vụ y tế của người có thẻ BHYT:

Tiêu chí này phản ánh phạm vi dịch vụ y tế, tuyến khám và điều trị mà người tham gia BHYT được hưởng bao gồm danh mục bệnh được khám và điều trị, danh mục dịch vụ kỷ thuật y tế, danh mục thuốc và vật tư y tế…

1.2.2.3. Bao phủ về chi phí khám chữa bệnh và cân đối thu chi của Quỹ BHYT Tiêu chí này phản ánh tỷ lệ chi phí được chi trả từ quỹ BHYT/tổng chi phí khám chữa bệnh trên cơ sở cân đối thu chi của tổng quỹ BHYT.

Tiêu chí này được đánh giá theo tỷ lệ bình quân đối với toàn bộ người tham gia BHYT và được phân tích theo từng nhóm đối tượng để so sánh, làm cơ sở ban hành cơ chế BHYT phù hợp.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾTOÀN DÂN

Thực hiện BHYT toàn dân là một vấn đề lớn của những nước đã và đang phát triển. Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, có thể đánh giá việc tổ chức thực hiện BHYT toàn dân không phải là một quá trình dễ dàng. Tổ chức y tế thế giới đã tổng kết lên 7 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định tham gia BHYT của người dân như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Thứ nhất: Sự phát triển về kinh tế có tác động mạnh mẽ đến chính sách BHYT, sự tác động thuận hay nghịch với chính sách tùy theo sự điều tiết vĩ mô của nhà nướcqua từng giai đoạn cụ thể. Trong khi đó thu nhập bình quân củangười làm nông lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công hiện nay còn thấp so với những đối tượng lao động trong cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp (theo ý kiến phỏng vấn tham khảo trên báo chí thì mức lương bình quân của cán bộ công chức, người lao động trong các đơn vị kinh doanh hiện nay mới chỉ đáp ứng đủ mức sống tối thiểu). Để người dân trích một phần thu nhập để chăm sóc sức khỏe cho bản thân bằng việc tham gia BHYT là rất khó khăn. Do đó mức thu nhập bình quân, mức thu nhập càng cao, càngổn định thì càng cóđiều kiện thúc đẩy nhanh việc phát triển BHYT toàn dân.

Điềukiện này đảm bảo thỏa mãnđược nhu cầu chi phí y tế cơ bản cho toàn dân.

Thứ hai:Cấu trúc của nền kinh tế: quy mô của lĩnh vực lao động chính quy và không chính quy. Khu vực lao động không chính quy càng lớn thì càng khó thực hiện BHYTtoàn dân vì những khó khăn trong xác định đối tượng, xác định mức thu nhập để tính toán mức đóng BHYT toàn dân cũng như khó khănvề khả năng đóng góp của nhóm đối tượng tham gia.

Thứ ba:Khả năng tổ chức thực hiện của hệ thống BHYT: liên quan đến cơ sở khám chữa bệnh, số lượng và chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong hệ thống y tế, thái độ phục vụ đối với người có thẻ BHYTtrong khám chữa bệnh. Theo thông tin đăng tải của các cơ quan báo chí, tại 1 số diễn đàn trên trang Web và qua tiếp xúc với một số đối tượng KCB bằng thẻ BHYT, hiện nay vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữangười KCB bằng thẻ BHYT vàngười không có thẻ, khả năng đáp ứng và tiếp cận dịch vụ y tếChất lượng khám chữa bệnh nhìn chung cònchưa đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, năng lực cán bộcòn hạn chếvề chuyên môn còn có những trạm y tế chưa có Bác sỹ, thái độ phục vụ của nhiều cơ sở KCB BHYTchưathật tốt, đã làm giảm lòng tin củangười tham gia BHYT. Hệthống y tế cơ sở thực chất mới đáp ứng được một phần về chăm sóc sức khỏe ban đầu chứ chưa đáp ứng đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT, nên việc chuyển đổi đăng ký

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

ban đầu về y tế tuyến cơ sở chậm. Việc phân tuyến kỹ thuật chuyên môn trong khám chữa bệnh chưa phù hợp với mô hình bệnh tật dẫn đến người bệnh phải chuyển tuyến hoặc tự vượt tuyến. Từ đó tình trạng quá tải tại các bệnh viện, nhất là ở các cơ sở tuyến tỉnh, tuyến trung ương phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho người dân không muốn tham gia BHYT, với nhiều người, BHYT chỉ thực sự có giá trị khi bị mắc bệnh nặng hoặc phải vào điều trị nội trú. Nên người dân vẫn còn dè dặt trong việc mua BHYT tựnguyện.

Thứ tư: Công tác thông tin truyên truyền đểtổ chức, cá nhân, người dân hiểu biết về chính sách BHYTtoàn dân và vai trò quan trọng của BHYTtoàn dân đối với tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội. Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân nhưng thực tếthời gian qua các cấpủy Đảng, chính quyềnchưathấy rõ trách nhiệm tuyên truyền về chính sách BHYT, coi đây là trách nhiệm của riêng ngành BHXH nên công tác tuyên truyền, phổbiến pháp luật vềBHYT ở một số địa phương chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về BHYT vừa không đủvềsố lượng, vừachưa đáp ứngđược yêu cầu vềchất lượng và thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiệm vụ tuyên truyền về chính sách BHYT phân công chưa rõ cơ quan nào là đầu mối. Công tác truyền thông, tuyên truyền thực hiện khôngthường xuyên và phương thứcchưa phù hợp,chưa có chiều sâu dẫn tới việc tiếp cận với thông tin vềchính sách BHYT còn rất ít, từ đó làm cho người dânchưa hiểu hết vềchính sách BHYT.

Thứ năm: Sự quan tâm và nhận thức của người tham gia cũng dẫn đến việc triển khai thực hiện BHYT gặp không ít khó khăn, vướng mắc do một bộ phận người dân không muốn tham gia BHYT. Mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi.Đây cũng là thực trạng đang diễn ra ở nhiều nơi.Vấn đề đặt ra hiện nay là người dân chưathấy hết tầm quan trọng, giá trị của bảo hiểm y tế.Đồng thời người dân xem vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bản thân, xem sức khỏe là tài sản vô giá, từ đó việc phát triển BHYT toàn dân mới đạt hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Thứ sáu: Truyền thống đoàn kết, chia sẻ khó khăn của nhân dân trong mỗi quốc gia. Đây là điều dễ hiểu vì bản chất của BHYTtoàn dân là sự chia sẻ nguy cơ, một người vì mọi người, từ đó người tham gia Bảo hiểm y tếmang ý thức chia sẻvì cộng đồng.

Thứ bảy: Hệ thống chính sách văn bản phải thống nhất từ các bộ ngành đến các địa phương, không để các văn bản chồng chéo lẫn nhau giúp cho người thực hiện dễ dàng tiếp cận và triển khai một cách đồng bộ và thống nhất.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BHYT TOÀN DÂN TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC VÀỞVIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực a. Nhật Bản

Nhật Bản thực hiện luật BHYT bắt buộc từ năm1922.Là quốc gia châu Á đầu tiên ban hành Luật BHYT toàn dân, nhưng đến năm 1961 chính sách BHYT toàn dân mới thực sự hoàn thành. Mức thu nhập bình quân khởi điểm của Nhật lúc bắt đầu triển khai BHYT toàn dân là 4.700 USD/người/năm. Có 2 loại quỹ BHYT chínhở Nhật: Quỹ BHYT quốc gia không có nghề nghiệp với khoảng 45triệu thành viên. Loại thứ hai là BHYT của người làm công ăn lương với khoảng 61 triệu thành viên. Bệnh nhân BHYT cùng chi trả chi phí KCB theo các mức khác nhau: người lao động tự do tự trả 30%, công chức tự trả 20% và người lao động hưởng lương tự trả 10%. Sau khi thực hiện BHYT toàn dân, BHYT của Nhật Bản đang đứng trước thử thách khủng hoảng tài chính do sự mất cân đối thu chi. Theo dự báo của BHYT Nhật Bản, năm 2001 quỹ tiếp tục bội chi khoảng 4,9 tỷ USD. Sau nhiều năm liên tục bội chi, quỹ dự phòng của BHYT quốc gia hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2001.

Nhu cầu cấp bách của hệ thống BHYT Nhật Bản hiện nay là làm sao giảm thiểu chi phí y tế nhưng triên khai là: Sử dụng thuốc hợp lý, thay đổi phương thức thanh toán theo phí dịch vụ bằng phương thức thanhtoán khác, thực hiện khám chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật.

b. Trung Quốc

BHYT ở Trung Quốc có hai loại: BHYT ở nông thôn (hợp tác y tế nông thôn) và BHYT ở thành phố (bảo hiểm cho nhân viên nhà nước; BH cho các xí nghiệp

Trường Đại học Kinh tế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ; giá bán lẻ không được cao hơn giá thuốc cùng loại trên thị trường (là

Cấp độ 3 Các phác đồ hướng dẫn chăm sóc người bệnh nguy cơ cao và thực hiện các thủ thuật/phẫu thuật nguy cơ cao được theo dõi, đánh giá và thông tin này được

Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở y tế, chính sách bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) của Việt Nam đang mang đến những cơ hội tốt hơn và tạo sự công bằng cho

d) Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định của Bộ Y tế khi tại địa bàn huyện miền

[r]

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thiết lập cơ sở dữ liệu và nhân sự cho việc tiếp nhận báo cáo sự cố y khoa, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Y tế thiết lập Ban An toàn người

[r]

[r]