• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

---o0o---

GIÁO ÁN TIỂU HỌC

TÊN BÀI: TUÀN 3

Người soạn : Phạm Thị Bích Tên môn : Toán học

Tiết : 3

Ngày soạn : 20/09/2020 Ngày giảng : 21/09/2020 Ngày duyệt : 21/09/2020

(2)

TUÀN 3

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức ...

TUẦN 3 NS: 14/9/2020 NG: 21/9/2020

Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020 CHÀO CỜ

I. MỤC TIÊU:         

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Tham gia buổi chào cờ nghiêm túc, hiệu quả.

- Thể hiện sự thân thiện với anh chị và các bạn.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

TOÁN

BÀI 7: SỐ 10 I. MỤC TIÊU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động 1: 15’

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu  

         

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờ chương trình của tiết chào cờ.

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần  

 

2. Hoạt động 2:20’

Tại lớp học

Tổ chức cho học sinh múa hát tập thể, thể hiện sự thân thiện với các bạn trong lớp.

- Nhận xét. Dặn dò

 

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ + Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

 

- HS lắng nghe  

- HS tham gia hoạt động  

- HS lắng nghe

(3)

1.

- Biết cách đếm các đồ vật có số lượng đến 10. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 10.

- Đọc, viết số 10.

- Nhận biết vị trí số 10 trong dãy các số từ 0 – 10.

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Thông qua việc sử dụng số 10 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 10 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: BD; Tranh; Bng ph.

2.  HS: VBT, SGK, BĐD III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (5’)

- Yêu cầu HS lên bảng viết số 0 - HS dưới lớp viết bảng con.

- Gọi HS NX

- GVNX tuyên dương B. Bài mới

1. Hoạt động khởi động. (5’)

 

- 2 HS lên bảng viết - HS viết bảng con - HSNX

- HS lắng nghe - Yêu cầu HS quan tranh khởi động. 

- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi: nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.

       

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- HS quan sát tranh

- HS đếm số quả mỗi loại rồi trao đổi với bạn:

+ Có 5 quả xoài + Có 6 quả cam + Có 8 quả na + Có 9 quả lê 2. Hoạt động hình thành kiến thức.  

2.1. Hình thành số 10. (5’)  

* Quan sát khung kiến thức.  

- GV yêu cầu HS đếm số quả táo và số chấm tròn.

     

- GV yêu cầu học sinh lần lượt lấy ra các thẻ tương ứng với số 10.

- HS đếm và trả lời :

+ Có 10 quả táo, có 10 chấm tròn. Số 10.

+ Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2.

- HS lấy thẻ số trong bộ đồ dùng gài số 10.

- HS lấy nhóm đồ vật số lượng là 10

(4)

- GV yêu cầu HS lấy 10 đồ vật bất kì trong bộ đồ dùng toán rồi đếm.

- Y/C HS lên bảng đếm.

- GVNX

(que tính, chấm tròn) rồi đếm.

- HS ở dưới theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe.

2.2 Viết số 10 (5’)

- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết số 10:

+ Số 10 gồm có mấy chữ số? Là các chữ số nào?

+ Số 10 gồm có các chữ số nào?

+ Chữ số nào đứng trước, chữ số nào đứng sau?

+ GV yêu cầu HS nêu lại quy trình viết chữ số 1 và chữ số 0.

- GV cho học sinh viết bảng con

 

- Học sinh theo dõi và quan sát  

+ Gồm có 2 chữ số. 

 

+ Chữ số 1 và chữ số 0

+ Chữ số 1 đứng trước, chữ số 0 đứng sau.

+ Vài HS lên chia sẻ cách viết  

- HS tập viết số 0

- GV nhận xét, sửa cho HS.  

3. Hoạt động thực hành luyện tập.   

Bài 1. a. Số ? (3’)  

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi.

       

- Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.

- Gọi HS nhận xét  

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số quả có trong mỗi hình đọc số tương ứng cho bạn :

+ 8 quả na + 9 quả lê

+ 10 quả măng cụt

- Đại diện một vài nhóm lên chia sẻ.

- HS nhận xét sự chia sẻ của các nhóm.

b. Chọn số thích hợp:

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc cá nhân  

     

- Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.

- GV gọi học sinh nhận xét phần chia sẻ của bạn.

 

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số quả có trong mỗi hình rồi chọn số thích hợp có trong ô:

+ 6 quả cam + 8 quả chuối + 10 quả xoài

- 3 HS lên chia sẻ trước lớp - HS nhận xét

Bài 2. Lấy số hình phù hợp (theo mẫu)

(3’)  

(5)

 

TIẾNG VIỆT BÀI 3A:  l - m I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các âm l, m; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn, trả lời được câu hỏi về đoạn đọc.

- Viết đúng l, m, lá, mẹ.

- Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về người, vật, sự việc trong tranh. Nói tên một số đồ vật, cây cối có tiếng mở đầu bằng l hoặc m.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV nêu yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS làm mẫu:

+ Bên dưới ô đầu tiên là số mẫy?

+ Tiếp theo ta phải làm gì?

 

- GV cho học sinh làm bài cá nhân - GV cho HS lần lượt lên chia sẻ kết quả - GV cùng HS nhận xét tuyên dương

- 2 - 3 học sinh nhắc lại yêu cầu.

 

+ Là số 8

+ Lấy 8 ô vuông nhỏ trong bộ đồ dùng bỏ vào trong khung hình

- HS lần lượt lấy 9 rồi 10 ô vuông nhỏ bỏ vào trong từng khung hình.

- HS báo cáo kết quả làm việc.

Bài 3. Số  ? (3’)  

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài cá nhân  

- GV tổ chức cho học sinh thi đếm 0-10 và 10-0.

- GV nhận xét.

- 2 - 3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống.

- HS thi đếm từ 0 đến 10 và đếm từ 10 đến 0.

4. Hoạt động vận dụng  

Bài 4. Đếm và chỉ ra 10 bông hoa mỗi

loại. (3’)  

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài theo cặp.

 

- GV yêu cầu học sinh kể tên các 10 đồ vật có xung quanh mình.

- GV nhận xét.

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS dếm đủ 10 bông hoa mỗi loại rồi chia sẻ với bạn cách đếm.

 - HS kể   

5. Củng cố, dặn dò (3’)  

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 10 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS trả lời

- HS ghi nhớ thực hiện

(6)

1. Giáo viên: Tranh ; Bảng phụ;  Mẫu chữ l,m.

2. Học sinh: Vở bài tập TV tập một; BĐD III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động (6’)

* KT kiến thức cũ:

+ Yêu cầu HS đọc các tiếng: cá, cò, cỗ, cờ, kẻ, kê, kì, gà, gò, gỗ, gỡ, ghẹ, ghế, ghi.

 

+ Gọi HS nhận xét.

+ GV nhận xét, tuyên dương

* HĐ1: Nghe - nói

- Cho học sinh quan sát tranh

+ Quan sát và cho cô biết  tranh vẽ những ai?

+ Mẹ và bé đang làm gì?

+ Trên tay bé cầm gì?

- Đây là bức tranh vẽ cảnh mẹ đang bế bé. Hai mẹ con đang nói chuyện với nhau, trên tay bé cầm 1 cành lá, hai mẹ con nói chuyện rất vui vẻ.

- Cả lớp thảo luận nhóm 2 trong thời gian 2 phút . Hỏi – đáp về hoạt động, lời nói của mẹ và bé ở trong tranh.

- Các nhóm trình bày.

                         

     

+ HS đọc các tiếng: cá, cò, cỗ, cờ, kẻ, kê, kì, gà, gò, gỗ, gỡ, ghẹ, ghế, ghi.

+ HS nhận xét.

+ Lắng nghe.

 

- HS quan sát tranh.

- Tranh vẽ hai mẹ con/ mẹ và con.

 

- Mẹ đang bế bé.

- Trên tay bé cầm cành lá.

- HS lắng nghe.

     

- HS thảo luận nhóm 2  

 

- Các nhóm lên trình bày.

Ví dụ: Nhóm 1

+ 1HS : Tranh vẽ những ai?

+ HS2: Mẹ và bé.

+ HS1: Mẹ và bé đang làm gì?

+ HS 2: Mẹ đang bế bé.

+ HS1: Trên tay bé cầm gì?

+ HS2: Trên tay bé cầm cành lá.

+ HS1: Theo bạn mẹ nói gì với bé.

+ HS2: Con cầm gì đấy.

+ HS1: Theo bạn bé trả lời mẹ như thế nào?

+ HS2: Con cầm cành lá ạ.

(7)

       

- Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

- Tuyên dương HS.

=> Tranh vẽ vừa rồi các con quan sát có chứa tiếng khoá ngày hôm nay học đó là tiếng “ lá”

và “ mẹ” ( GV ghi bảng tiếng khóa).

- Gọi HS đọc bài.

 

- GV ghi tiếng “lá” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

   

- GV ghi tiếng “mẹ” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

 

=> Vậy trong tiếng “lá” và tiếng “mẹ” có chứa âm “l” và “m” ngày hôm nay chúng mình sẽ học đó là Bài 3A: “l”,  “m”. ( GV viết tên bài).

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài: Bài 3A:

l- m

II. Hoạt động khám phá HĐ2: Đọc (28’)

1. Đọc tiếng, từ.

* Giới thiệu tiếng lá

+ Trong tiếng lá có âm nào học rồi, âm nào chưa học?

- GV đưa ra tiếng: lá - Yêu cầu HS đọc tiếng lá

+ Nêu cấu tạo của tiếng lá?( GV viết vào mô hình)

- GV đánh vần: lờ - a – la – sắc - lá.

 

- Trong tiếng lá có chưa âm l là âm thứ nhất mà chúng ta học ngày hôm nay.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp (l).

- Yêu cầu HS quan sát tranh

Nhóm 2:

+ HS1: Mẹ và bé đang làm gì?

+ HS 2: Mẹ đang bế bé.

+ HS1: Trên tay bé cầm gì?

+ HS2: Trên tay bé cầm cành lá.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe.

     

- HS đọc: “lá” và “ mẹ” ( nối tiếp, nhóm đôi, đồng thanh).

- Theo dõi.        

- HS đọc bài: “lá” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh,

- Theo dõi

- HS đọc bài: “mẹ” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh,

- HS lắng nghe.

     

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài  

       

+ Trong tiếng  lá có âm a học rồi, âm l chưa học chưa học.

 

- HS đọc nối tiếp.

- Tiếng lá có âm l ở phần đầu, âm a ở phần vần và thanh sắc.

- HS đọc nối tiếp, nhóm 2, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

 

(8)

+Trong tranh có gì?

- GV giải thích từ lá: Là bộ phận của cây, mọc ra ở cành hoặc thân và thường có hình dẹt, màu xanh.

- GV viết tiếng lá.

- GV yêu cầu đọc tiếng lá.

- Yêu cầu HS đọc l, lá, lá.

* Giới thiệu tiếng mẹ

+ Trong tiếng mẹ có âm nào học rồi, âm nào chưa học?

- GV đưa ra tiếng: mẹ - Yêu cầu HS đọc tiếng mẹ.

+ Nêu cấu tạo của tiếng mẹ? (GV viết vào mô hình)

- GV đánh vần: mờ - e – me – nặng – mẹ.

 

- Trong tiếng mẹ có chưa âm m là âm thứ hai  mà chúng ta học ngày hôm nay.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp (m).

 

- GV đưa tranh +Tranh vẽ ai?

- GV giải thích từ mẹ: mẹ là người sinh ra các con.

- GV đưa từ mẹ yêu cầu HS đọc.

- Yêu cầu HS đọc âm m, mẹ, mẹ.

+ Vừa rồi cô dạy các con hai âm mới gì nào?

- GV giới thiệu chữ l, m in thường và in hoa.

- Yêu cầu HS đọc bài trên bảng.

2. Tạo tiếng mới - GV đưa bảng phụ.

- Trên đây là cấu tạo của các tiếng đã biết phần đầu, phần vần và phần thanh.

- Yêu cầu HS đọc tiếng lê.

- Yêu cầu HS ghép tiếng lê.

+ Các em đã ghép tiếng lê như thế nào?

 

- Yêu cầu giơ bảng kiểm tra, nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

- HS đọc bài theo yêu câu.

- Trong tranh có lá - HS lắng nghe  

   

- HS đọc cá nhân, nhóm.

- HS đọc âm l, tiếng lá, từ lá.

 

+ Trong tiếng mẹ có âm e học rồi, âm m chưa học.

 

- HS đọc nối tiếp.

- Tiếng mẹ có âm m ở phần đầu, âm e ở phần vần và thanh nặng.

- HS đọc nối tiếp, nhóm 2, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc nối tiếp cá nhân, nhóm 4, đồng thanh.

 

- Tranh vẽ mẹ.

- HS lắng nghe  

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS đọc âm m, mẹ, mẹ - Âm l, m

 

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

 

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

 

- 2 HS đọc.

- HS ghép bảng gài.

(9)

- Tương tự cho HS ghép nối tiếp (nhóm bàn) lần lượt các tiếng ở hai bảng.

- Yêu cầu HS đọc bài trong nhóm.

- Yêu cầu các nhóm đọc to cho cả lớp nghe.

+ Ngoài các tiếng trên còn có những tiếng, từ nào chứa âm l, m?

* Giải lao.(1’) TIẾT 2

III. Hoạt động luyện tập 1. Đọc hiểu: (5’)

- GV cho HS quan sát tranh + Trong tranh vẽ lá gì?

+ Quan sát tranh 2 em thấy trong tranh có gì?

+ Quan sát tranh 3 em thấy trong tranh có gì?

-  Đọc cho cô 3 từ sau: lá me, lọ mơ, bộ li.

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi trong 2 phút  dựa vào tranh chọn thẻ từ đúng dán vào tranh.

- Đại diện 1 nhóm lên bảng làm.

- Nhận xét .

+ Tại sao em lại dán từ lọ mơ vào tranh này?

- Yêu cầu HS đọc 3 từ.

2. Viết (15’)

- GV đưa chữ mẫu.

- Yêu cầu HS đọc.

+ Chữ l gồm mấy nét, cao mấy ô li?

 

- GV hướng dẫn và viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV nhận xét bài HS.

- Yêu cầu đọc chữ m + Nêu độ cao con chữ m?

- GV hướng dẫn và viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV nhận xét bài HS.

- Yêu cầu HS đọc chữ lá.

+ Chữ ghi tiếng lá có những con chữ nào?

+ Nêu độ cao các con chữ?

 

- Phần đầu l ghép trước sau đó đến phần vần ê.

- HS giơ bảng.

 

- HS sinh làm theo yêu cầu.

 

- HS đọc.

- Đọc theo nhóm bàn.

- le, li, la, lo, lô, lơ, lí, lạ, má, mo…

       

- HS quan sát.

- Tranh vẽ lá me.

- Tranh có lọ mơ.

 

- Tranh có bộ li  

- HS đọc: lá me, lọ mơ, bộ li.

- HS thảo luận dán thẻ từ vào tranh.

 

- HS lên làm.

 

- Em thấy trong tranh vẽ lọ mơ.

- HS đọc.

   

-  HS đọc chữ l

- Chữ l gồm có 2 nét: nét khuyết trên và nét móc ngược .

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS lắng nghe.

-  HS đọc chữ m - Chữ m cao 2 ô li.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

(10)

- GV hướng dẫn và viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- GV nhận xét bài HS.

-Yêu cầu đọc chữ mẹ + Nêu cấu tạo của chữ mẹ?

- GV hướng dẫn cách viết.

- Cho HS viết bảng mẹ.

- Nhận xét sửa sai.

IV. Hoạt động vận dụng 1. HS quan sát tranh (5’) + Tranh vẽ gì?

 

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi thời gian 2 phút, nêu nội dung tranh?

- Đại diện các nhóm trình bày.

 

- Để biết được mẹ dỗ bé như thế nào chúng ta cùng chuyển sang bài Mẹ dỗ bé.

2. Luyện đọc trơn (5’) - Nghe giáo viên đọc mẫu.

+ Bài đọc có mấy câu?

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GV giải thích từ khó mẹ dỗ.

- Yêu cầu HS đọc cả bài.

- Yêu cầu 2 HS thi đọc - Nhận xét, tuyên dương.

+ Bạn nào giỏi đọc cho cô câu hỏi trong bài?

- Yêu cầu bạn khác trả lời.

+ Ở nhà khi con hoặc em con bị ho mẹ đã làm gì?

*GV: Các con ạ! Mẹ phải đi làm và chăm sóc gia đình rất là vất vả. Vậy nếu có bị ho, ốm các con phải nghe lời mẹ uống thuốc, ăn uống đầy đủ nhé…

3. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Hôm nay chúng ta được học bài gì?

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Làm BT trong VBT.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc: Lá

- Con chữ l, a và thanh sắc

- Con chữ l cao 5 ô li, con chữ a cao 2 ô li

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS lắng nghe.

- HS đọc chữ mẹ

- Có chữ  m và chữ e và thanh nặng.

- HS quan sát.

- HS sinh viết bảng con.

   

- Tranh vẽ mẹ và bé, mẹ đang nói chuyện với bé.

- HS thảo luận  

- Tranh vẽ mẹ và bé, mẹ và bé đang nói chuyện với nhau.

- Lắng nghe  

 

- HS lắng nghe và đọc thầm.

- Bài có 3 câu.

- Đọc cá nhân, nhóm 2, nhóm 4 - HS lắng nghe.

 

- 2 HS  đọc bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- Có mẹ bế, mẹ dỗ, bé Hà đỡ ho.

- Mẹ cho uống thuốc….

- HS lắng nghe.

     

(11)

 

TIẾNG VIỆT BÀI 3B: n - nh  

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các âm n, nh; các tiếng , từ ngữ, các câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn.

- Trả lời được câu hỏi. Đọc hiểu đoạn " Bé ở nhà bà "

- Viết đúng : n, nh, na, nho.

- Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về các loại hoa quả, cây cối, con vật, hoạt động trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Tranh ; Bảng phụ;  Mẫu chữ n, nh.

2. Học sinh: Vở bài tập TV tập một; BĐD III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

- Âm l, m - HS lắng nghe.

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động (6’)

* KT kiến thức cũ:

- Gọi HS đọc bài Mẹ dỗ bé.

+ Có mẹ bế, mẹ dỗ, bé Hà như thế nào?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

* HĐ 1: Nghe - nói

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

+ Tranh vẽ gì ?  

+ Đó là những loại cây gì, quả gì?

+ Các quả đó có vị như thế nào?

   

- Gọi HS nhận xét.

+ Qua phần quan sát tranh và trả lời câu hỏi vừa rồi của các con cô yêu cầu lớp mình cùng thảo luận nhóm đôi để hỏi – đáp về các loại quả.

     

- HS đọc

- Có mẹ bế, mẹ dỗ, bé Hà đỡ ho.

- HS nhận xét - Lắng nghe.

 

- HS quan sát

+ Tranh vẽ ngôi nhà, cây và các loại quả.

+ Cây na, giàn nho.

+ Quả na có vị ngọt, mềm, thịt màu trắng kem, có nhiều hạt màu đen. Quả nho có vị ngọt thanh mát.

- HS nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi và hỏi đáp về các loại quả.

   

- HS nhận xét.

(12)

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Tranh vẽ vừa rồi các con quan sát có chứa tiếng khoá ngày hôm học đó là từ “ na” và “ nho” ( GV ghi bảng từ khóa).

- Gọi HS đọc bài.

 

- GV ghi tiếng “ na” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

 

- GV ghi tiếng “ nho” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

 

=> Vậy trong tiếng “na” và tiếng “ nho”

có chứa âm “n” và “ nh” ngày hôm nay chúng mình sẽ học đó là Bài 3B: n,  nh ( GV viết tên bài).

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài: Bài 3B:

n - nh

II. Hoạt động khám phá. (28’)

* HĐ 2: Đọc 1. Đọc tiếng, từ:

* Tiếng “ na”

- Bạn nào giỏi cho cô biết cấu tạo của tiếng “na”.

- Gọi HS nhận xét.

- Gọi HS khác nhắc lại

- Trong tiếng “na”có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy âm “n” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “n”

- GV đưa tiếng vào mô hình.

 

       

n a

- Cả lớp nghe cô đánh vần : nờ – a – na

=> na

- Đọc trơn : “na”

- GV gọi HS đọc lại các từ vừa học trên bảng

- HS lắng nghe.

       

- HS đọc: “ na” và “ nho” ( nối tiếp, nhóm đôi, đồng thanh).

- HS theo dõi.

- HS đọc bài: “ na” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh,

- HS theo dõi.

- HS đọc bài: “ nho” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh,

- HS lắng nghe.

     

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài  

       

- Tiếng “na” có âm n ở phần đầu, âm a ở phần vần và thanh ngang.

- HS nhận xét.

- 2 HS nhắc lại.

-  Âm “a”.

 

- Nối tiếp đọc bài, nhóm đôi, đồng thanh.

 

- HS quan sát.

   

- HS: nờ – a – na => na.( Cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh)

- 5 HS, đồng thanh.

- HS đọc

(13)

* Tiếng “ nho”

- 1 bạn nêu cấu tạo của tiếng “nho” cho cô ( GV viết bảng).

- Gọi HS nhắc lại

- Trong tiếng “ nho”có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy âm “nh” là âm mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “nh”( GV đưa tiếng nho vào mô hình)

       

nh o

 

- Cả lớp nghe cô đánh vần : nhờ - o – nho

=> nho

- Đọc trơn : “nho”

 

- GV đưa tranh, Tranh vẽ gì?

- Gọi HS nhận xét.

Đây là quả nho, là loại chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, nho có vị ngọt thanh mát, tác dụng của nho mang đến cho sức khỏe là tốt cho tim mạch, tốt cho mắt.

- GV đưa từ nho yêu cầu HS đọc.

- Gọi HS đọc lại các từ trên bảng.

- Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình 2 âm mới gì nào?

- Vậy bạn nào có thể so sánh cho cô âm “ n” và âm “ nh”có điểm gì giống và khác nhau nào?

- Gọi HS nhận xét, GV tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại các từ trên bảng.

* Tiếp theo cô sẽ giới thiệu cho lớp mình chữ  “ n”  - “ nh” in thường và

“ N” - “ Nh” in hoa.

- GV treo chữ, giới thiệu 2. Tạo tiếng mới.

=> Cô đã giới thiệu với lớp mình 2 âm mới “ n”, “ nh”, các tiếng và từ khóa giờ cô mời lớp mình cùng nhìn lên bảng.(

   

- Tiếng nho có âm nh ở phần đầu, âm o ở phần vần và thanh ngang.

- 2HS nhắc lại

- HS : Âm “ o”đã học  

- HS đọc( 3 HS), đồng thanh.

           

- Lắng nghe  

- Nối tiếp đọc bài, nhóm đôi, tổ, đồng thanh.

- Tranh vẽ quả nho - Nhận xét

         

- Cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh - Cá nhân -  Đồng thanh.

- HS: n - nh  

- HS: Âm “ n” và âm “ nh” giống nhau là đều có âm “ n”, còn khác nhau là âm “ nh” có “ h” đằng sau.

- HS nhận xét.

- 2 HS đọc, cả lớp đọc ĐT.

     

- HS quan sát.

(14)

GV treo 2 bảng phụ trong sgk)

n o / n

ó  

n

h a \  

n ơ   n

h e .  

n ơ ’   n

h ơ /  

- Trên đây là cấu tạo của các tiếng đã biết âm đầu , phần vần, phần thanh yêu cầu các con sẽ ghép các tiếng của nó.

- Gọi 2 HS đọc tiếng đã biết : “ nó” Yêu cầu HS ghép nhanh tiếng “ nó” vào bảng con.

- Con đã ghép tiếng “ nó” như thế nào?

   

- GV nhận xét.

- Cho HS giơ bảng kiểm tra.

- Gọi HS đọc bài nối tiếp tiếng “ nó”

- Cô thấy lớp mình ghép tiếng “ nó” rất tốt bạn nào ghép cũng đúng...Bây giờ tương tự như thế cô yêu cầu mỗi dãy bàn sẽ ghép một tiếng nối tiếp đến hết.

+ Sau khi ghép xong các con hãy đọc các tiếng mình vừa ghép được cho nhau nghe.

+ GV gọi các nhóm đọc tiếng mà nhóm vừa ghép được

- GV nhận xét: vừa rồi cô thấy lớp mình đã ghép đúng các tiếng cô giáo yêu cầu, tuy nhiên còn một số nhóm ghép còn hơi chậm và khi đọc còn nhỏ các con cần cố gắng hơn nữa nhé.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi " tiếp sức"

- GV dán bảng phụ lên bảng. Cô chia lớp mình làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn lên tham gia chơi. Trên tay cô là các tấm thẻ chứa các tiếng và cô sẽ chia cho các đội, yêu cầu các con lên mỗi bạn sẽ cầm một tấm thẻ chứa tiếng và gắn tiếng trong tấm thẻ đó đúng với vị trí của nó trên bảng. Mỗi bạn chỉ gắn đúng một tiếng sau đó sẽ

 

- HS lắng nghe, theo dõi.

                 

-  2 HS đọc.

- HS ghép.

 

- HS trả lời: Con ghép âm“ n” trước sau đến vần “ o” và thanh sắc để trên đầu vần “ o”

- HS lắng nghe.

- HS giơ bảng.

- HS đọc bài nối tiếp.

- HS ghép nối tiếp các tiếng.

       

+ HS đọc trong nhóm đôi.

   

+ VD: nơ ,nở, nhà, nhẹ.

 

- HS lắng nghe.

       

- HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi.

 

(15)

chuyển cho bạn tiếp theo, đội nào gắn nhanh và đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- Cô mời tổ 1 và 3 trực tiếp lên tham gia chơi, tổ 2 sẽ làm ban giám khảo.

- Tổ 2 nhận xét.

- Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ mà bạn vừa ghép

- GV nhận xét và tuyên dương.

- GV gọi HS đọc lại các từ vừa ghép được.

=> Như vậy vừa rồi chúng mình đã tìm ra được những tiếng có chứa âm “ n” và âm “ nh” rất tốt, cô mời lớp mình chuyển sang tiết 2 của bài.

* Giải lao (1’) TIẾT 2

III. Hoạt động luyện tập 1. Đọc hiểu (5’)

* GV treo 3 bức tranh và các thẻ chữ trên bảng.

- Quan sát bức tranh thứ nhất con thấy gì ở hình 1?

+ GV nêu yêu cầu : Đọc các chữ trên mỗi bức tranh.

- Gọi HS nhận xét.

* GV treo bức tranh thứ 2 và 3 các thẻ chữ

- Tương tự như ở bức tranh thứ nhất các con hãy thảo luận nhóm đôi để nói tên vật và hoạt động ở trang 2 và 3.

+ Bức tranh vẽ gì?

     

- Qua phần thảo luận của các bạn, các con ghép thẻ chữ với tranh phù hợp.

- Các con cùng quan sát xem bạn ghép thẻ chữ  có đúng không.

- Gọi HS đọc lại các từ ngữ.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Một bạn nhắc lại cho cô và cả lớp hôm                    

- HS lên tham gia chơi.

 

- HS nhận xét.

- HS ở dưới lớp nói đúng hoặc sai.

 

- Lắng nghe

- 4 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.

 

- HS lắng nghe.

             

- HS quan sát.

 

- Thấy chiếc ca nô.

 

- HS đọc : ca nô  

-  Nhận xét.

- HS quan sát.

 

- HS thảo luận nhóm đôi thời gian 1 phút.

 

(16)

nay các con học 2 âm mới nào?

- 1 HS đọc lại cả bài trên bảng.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Yêu cầu HS cất SGK lấy bảng con.

2. Viết (15’)

a) GV treo chữ mẫu " n" viết thường + Quan sát chữ nờ viết thường và cho cô biết : Chữ nờ viết thường cao mấy ô li và rộng bao nhiêu ô li?

- Gọi HS nhận xét.

- GV HD: Chữ nờ viết thường gồm 2nét : + Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ thứ 2 và đường kẻ thứ 3, viết nét móc xuôi trái, dừng bút ĐK 1.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần DDK2 để viết tiếp nét móc hai đầu, dừng bút ở DDK2.

- Yêu cầu HS viết chữ n viết thường vào bảng con

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét.

b) GV treo chữ mẫu " nh" viết thường + Quan sát chữ thờ viết thường và cho cô biết : Chữ nhờ viết thường  gồm mấy con chữ ghép lại, đó là những con chữ gì ? - Các con có nhận xét gì về con chữ " h"

- Gọi HS nhận xét.

- Lắng nghe cô HD cách viết: Đầu tiên ta viết 1 con chữ nờ cao 2 ô li rộng 3,5 ô li.

Từ điểm kết thúc của con chữ nờ rê bút viết tiếp 1 con chữ " h" cao 5 ô li rộng 1,5 ô li.

- Yêu cầu HS viết 1 con chữ " nh" vào bảng con.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

c) GV treo chữ mẫu " na" viết thường - Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp .

- Tiếng " na " gồm những con chữ nào ghép lại?

- Gọi HS nhận xét.

+ Bức tranh 2 vẽ bà đang nhổ cỏ ở vườn rau.

+ Bức tranh 3 vẽ một ngôi nhà bằng nợp bằng lá.

- 1 nhóm lên trình bày ghép thẻ chữ.

 

- HS so sánh.

 

- 5 -7 HS đọc :ca nô, nhổ cỏ, nhà lá.

- Đồng thanh đọc - HS: n - nh  

- 1 HS đọc bài.

- Đọc đồng thanh.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

   

- HS quan sát.

+ Chữ nờ viết thường cao 2 ô li và rộng 3,5 ô li.

- HS nhận xét.

- HS quan sát lắng nghe.

             

- HS viết chữ n viết thường vào bảng con.

- HS nhận xét.

     

+ Chữ nhờ viết thường gồm 2 con chữ ghép lại: con chữ n và con chữ h

   

(17)

- Quan sát cô HD viết chữ ghi tiếng " tổ".

Đầu tiên ta viết một con chữ " n" sau đó nhấc bút viết tiếp 1 con chữ " a" ta được chữ ghi tiếng '' na''

- Yêu cầu HS viết bảng.

- HS nhận xét.

d) GV treo chữ mẫu " nho" viết thường - Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp .

- Tiếng " nho " gồm những con chữ nào ghép lại?

- Gọi HS nhận xét.

- Quan sát cô HD viết chữ ghi tiếng "

nho". Đầu tiên ta viết một con chữ " nh"

sau đó nhấc bút viết tiếp 1 con chữ " o" ta được chữ ghi tiếng '' nho ''

- Yêu cầu HS viết bảng.

- HS nhận xét.

- Gọi HS đọc lại các chữ vừa viết trên bảng.

IV. Hoạt động vận dụng

*Đọc hiểu đoạn : Bé ở nhà bà 1. Quan sát tranh: (5’)

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và cho cô biết trong tranh vẽ gì?

- GV nhận xét, khen HS.

- Cô mời lớp mình tiếp tục quan sát bức tranh và thảo luận nhóm đôi cho cô về nội dung bức tranh.

- Gọi HS lên trình bày  

   

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét khen ngợi HS.

- Đây cũng chính là nội dung của bài đọc ngày hôm nay: Bé ở nhà bà.

2. Luyện đọc trơn: (5’)

- Cả lớp lắng nghe GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp từng câu.

- Con chữ  " h " cao 5 ô li và rộng 1, 5 ô li.

- HS nhận xét.

-  HS quan sát .  

     

- HS viết.

 

- HS nhận xét.

   

- 3 HS đọc : na

- Tiếng " na " gồm những con chữ " n" , con chữ " a "  ghép lại.

- HS nhận xét.

- HS quan sát.

     

- HS viết bảng.

- HS nhận xét  

 

- 3 HS đọc : nho

- Tiếng " nho " gồm những con chữ "

nh" , con chữ " o " ghép lại.

- HS nhận xét.

- HS quan sát.

     

- HS viết bảng.

- HS nhận xét.

- 2 HS đọc.

   

(18)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu theo nhóm bàn.

-  Gv nhận xét và khen HS.

- 1 bạn cho cô biết trong bài có những nhân vật nào?

- Để đọc tốt hơn nữa cô mời lớp mình luyện đọc trong nhóm đôi thời gian 2 phút sau đó cô sẽ mời đại diện 2 nhóm lên thi đọc xem đội nào đọc hay và đúng hơn nhé.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Bạn nào giỏi đọc cho cô câu hỏi ở trong bài?

- Yêu cầu bạn khác trả lời.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Bà có gì để dỗ bé ? - GV nhận xét chốt.

- GV mời đại diện 3 tổ lên thi đọc - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.

3. Củng cố dặn dò: (5’)

- Nhắc lại cho cô hôm nay chúng ta học gì?

-  GV nhận xét tiết học.

   

- HS: Tranh vẽ bà và bé  

 

- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi nội dung bức tranh.

 

- Đại diện nhóm lên trình bày:

+ Xin chào các bạn tớ xin được trình bày nội dung bức tranh: Bức tranh vẽ bà đang bế em bé, dỗ bé và chơi với bé.

- HS nhận xét.

       

- HS nghe và theo dõi trong SGK.

- HS  đọc nối tiếp câu ( cả lớp).

 

- HS  đọc nối tiếp theo nhóm bàn ( 1 tổ).

 

- Bà và bé.

 

- HS luyện đọc nhóm đôi, đại diện 2 nhóm lên thi đọc.

     

- HS nhận xét.

 

- HS đọc.

 

- Mẹ để bé ở nhà bà.

 

- Có na, có nho - HS lắng nghe.

- Đại diện 3 tổ lên thi đọc.

(19)

1.

NS: 14/9/2020 NG: 22/9/2020

Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020  

TOÁN

BÀI 8: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10. Biết đọc, viết các số trong phạm vi 10, thứ tự vị trí của mỗi số trong dãy số từ 0 – 10.

- Lập được các nhóm có đến 10 đồ vật.

- Nhận dạng và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Thông qua các hoạt động : đếm số lượng nêu số tương ứng hoặc với mỗi số lấy tương ứng số lượng đồ vật. Học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Thông qua việc tìm quy luật xếp hình đơn giản, liên hệ thực tế tìm những con vật có 2 chân, 4 chân,…  Học sinh có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: BD; Tranh; Bng ph.

2.  HS: VBT, SGK, BĐD  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  

- HS nhận xét.

 

- 1 HS đọc bài.

 

- Hôm nay học bài 3B Âm n- nh  

- Lắng nghe

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: (5’)

- Yêu cầu HS lên bảng viết số 10 - HS dưới lớp viết bảng con.

- Gọi HS NX

- GVNX tuyên dương B. Bài mới:

1.Hoạt động khởi động. (5’)

 

- 2 HS lên bảng viết - HS viết bảng con - HSNX

- HS lắng nghe

* Trò chơi : Tôi cần, tôi cần.

- Giáo viên hướng dẫn cách chơi: chọn 2-3 đội chơi, mỗi đội 3-5 người chơi. Quản trò

 

- HS nghe hướng dẫn chơi  

(20)

nêu yêu cầu. Chẳng hạn: “Tôi cần 3 cái bút chì”. Nhóm nào lấy đủ 3 chiếc bút chì nhanh nhất được 2 điểm. Nhóm nào được 10 điểm trước sẽ thắng cuộc.

- GV cho học sinh chơi thử.

- GV cho học sinh chơi

       

- HS chơi thử.

- HS chơi 2. Hoạt động thực hành luyện tập.   

Bài 1. Mỗi chậu có mấy bông hoa? (4’)   - GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm việc cá nhân.

         

- Gọi HS lên chia sẻ trước lớp.

- Gọi HSNX

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài - HS đếm số bông hoa và trả lời

+ Chậu hoa mầu hồng có 10 bông hoa.

+ Chậu hoa mầu xanh có 9 bông hoa.

+ Chậu hoa mầu vàng không có bông hoa nào.

- Một vài HS lên chia sẻ.

- HS nhận xét sự chia sẻ của các bạn.

Bài 2. Trò chơi “Lấy cho đủ số hình” (5’)   - GV nêu yêu cầu bài tập

- GV hướng dẫn HS cách chơi: Chia lớp thành các nhóm 4. 2 bạn lấy ra 2 số trong phạm vi 10, 2 bạn còn lại lấy ra số đồ vật tương ứng có trong bộ đồ dùng học toán.

Sau đó đổi vai. Bạn nào làm nhanh và đúng bạn đó chiến thắng.

- GV cho học sinh chơi theo nhóm bốn - GV cho HS lần lượt lên chia sẻ kết quả - GV nhận xét tuyên dương

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu.

- Lắng nghe  

       

- HS chơi trong vòng 5 phút - HS báo cáo kết quả làm việc.

Bài 3. Số  ? (4’)  

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài cá nhân  

- GV tổ chức cho học sinh đọc các số trong bài

- GV nhận xét tuyên dương

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống.

- HS đọc

3. Hoạt động vận dụng  

Bài 4. Đếm số chân của mỗi con vật sau.

(5’)  

- GV nêu yêu cầu bài tập - 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

(21)

 

TIẾNG VIỆT BÀI 3C: ng -ngh I. MỤC TIÊU

       - Đọc đúng các âm ng, ngh; các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu, trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn văn.

        - Viết đúng, ng, ngh, ngô, nghé.

       - Nêu được tên con vật hoặc hoạt động được nói đến trong tranh.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

         1. Giáo viên: Tranh ; Bảng phụ;  Mẫu chữ ng, ngh.

2. Học sinh: Vở bài tập TV, tập một; BĐD III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  

- GV cho học sinh chơi trò chơi: Đố bạn - GV phổ biến luật chơi: Một bạn lên chỉ vào hình các con vật chỉ định 1 bạn bất kì nói số chân của con vật đó.

- GV cho HS chơi thử - GV cho HS chơi  

- GV nhận xét.

 

- HS lắng nghe  

 

- HS chơi thử

- HS quan sát và kể số chân con vật được chỉ định

  Bài 5. Tìm hình phù hợp. (4’)   - GV nêu yêu cầu bài tập

- GV cho học sinh làm bài cá nhân  

- GV tổ chức cho học sinh lên báo cáo kết quả

 

- GV nhận xét tuyên dương

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu

- HS tìm quy luật rồi xác định hình phù họp vào ô trống.

- HS nêu kết quả a. Tam giác màu đỏ        b. hình chữ nhật màu xanh, hình chữ nhật màu vàng

4. Củng cố, dặn dò (3’)  

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 10 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS trả lời

- HS ghi nhớ, thực hiện

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động (6’)

*KT kiến thức cũ:

- Gọi HS đọc bài Bé ở nhà bà.

     

- HS đọc

(22)

+ Bé Hà đỡ ho. Mẹ để bé ở đâu?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

* HĐ 1: Nghe – nói

- Cả lớp: Nghe GV giao nhiệm vụ quan sát tranh của HĐ1 tìm tên cây/ con vật được vẽ trong tranh.

+ Tranh vẽ gì?

 

+ Cảnh đó ở đâu?

- Gọi HS nhận xét.

+ Qua phần quan sát tranh và trả lời câu hỏi vừa rồi của các con cô mời lớp mình thảo luận nhóm 2: Quan sát tranh, chú ý các chi tiết và sau đó cùng hỏi – đáp về các cây/ con vật trong tranh.

+ Tranh vẽ những cây gì, quả gì?

+ Trong tranh có những con vật nào?

- Yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Tranh vẽ vừa rồi các con quan sát có chứa các tiếng khóa ngày hôm nay học đó là tiếng “ ngô” và “ nghé” (Gv ghi bảng từ khóa).

- Gv cho HS quan sát các chữ ng, ngh được viết mẫu.

- HS đọc bài.

- Trong tiếng “ ngô” âm nào con đã học, âm nào chưa học?

- Gọi Hs nhận xét.

- GV ghi tiếng “ ngô” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

- Trong tiếng “ nghé” có âm nào con đã học, âm nào chưa học?

- Gọi Hs nhận xét.

- Gv ghi tiếng “ nghé” lên bảng.

- Hs đọc bài.

=> Vậy trong tiếng “ ngô” và tiếng “

+ Bé Hà đỡ ho. Mẹ để bé ở nhà bà.

- HS nhận xét - Lắng nghe.

 

- HS quan sát tranh  

 

- Tranh vẽ nhà sàn, ruộng ngô, có con trâu mẹ và con nghé đang gặm cỏ.

- Cảnh vẽ ở vùng nông thôn.

- HS nhận xét.

- Hs thảo luận nhóm 2.

       

- Cây na, cây ngô.

- Con nghé, con trâu.

- HS nêu.

 

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

       

- HS quan sát.

 

- HS đọc ngô, nghé.

- Tiếng “ ngô” âm “ô” con đã học, âm

“ng” con chưa học.

- Hs nhận xét.

- Hs theo dõi.

- “ngô”.

- Tiếng “ nghé” âm “ e” đã học, âm “ ngh” chưa học.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

(23)

nghé” có chứa âm “ ng và ngh” ngày hôm nay chúng mình sẽ học đó là Bài 3C: “ ng – ngh”. ( Gv ghi tên bài).

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài: Bài 3C: ng - ngh.

II. Hoạt động khám phá. (28’)

*HĐ 2. Đọc 1. Đọc tiếng, từ.

* Tiếng “ ngô”

- Bạn nào thông minh cho cô biết cấu tạo của tiếng “ ngô”.

- Gọi HS nhận xét.

-Trong tiếng “ ngô” âm “ô” đã được học rồi, vậy âm “ ng” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm

“ngờ”.

- GV đưa tiếng vào mô hình

ng ô

- Cả lớp nghe cô đánh vần: ngờ - ô –ngô

=> ngô.

- Đọc trơn: “ ngô”

- Cô mời cả lớp mình quan sát tiếp.

- GV treo tranh có hình cây ngô.

+ Tranh vẽ gì?

- GV: Ngô là tên một loai lương thực có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện nay ngô được canh tác ở khắp thế giới. Cây ngô có thân nhiều đốt giống như cây tre, cây mía. Từ các đốt này mọc ra các lá ngô, bên trong phần lá là tai ngô. Chúng là các cụm hoa cái được bọc kín trong rất nhiều lớp bẹ khác. Trên mỗi bông hoa là một nhụy hoa vươn dài ra hai bên ngoài bẹ lá.

Hạt ngô sẽ được hình thành khi các nhụy này hứng được phấn hoa từ hoa đực trên đỉnh cây ngô. Và đây là cây ngô.

- Trong tiếng “ ngô” có âm nào hôm nay vừa học nhỉ?

- Gọi hs đọc lai các từ vừa học trên bảng.

* Tiếng “ nghé”

- 1 bạn nêu giúp cô cấu tạo của tiếng

“ nghé” ( GV ghi bảng)

- HS đọc “Nghé”.

       

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài.

         

- Tiếng “ ngô” có âm đầu “ ng” và  âm

“ô” nằm ở phần vần.

- HS nhận xét.

- Nối tiếp đọc bài, nhóm đôi, đồng thanh.

   

- HS quan sát.

   

- HS: ngờ - ô –ngô => ngô ( CN, N2, ĐT).

- 6 HS, ĐT.

- HS quan sát.

 

- Tranh vẽ cây ngô.

- HS lắng nghe.

                     

(24)

- Gọi HS nhắc lại.

- Trong tiếng “ nghé” âm nào chúng ta đã học rồi?

- Vậy âm “ ngh” là âm mới tiếp theo mà hôm nay chúng ta sẽ học. Nghe cô phát âm “ ngh” ( Gv đưa tiếng nghé vào mô hình)      

       /

ngh e

 

- Cả lớp nghe cô đánh vần: ngờ - e nghe – sắc – nghé => nghé.

- Đọc trơn : nghé.

- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát.

- Con có nhận xét gì về bức tranh này?

- Gọi HS nhận xét.

- GV: Đây là bức tranh về làng quê, có cánh đồng lúa những con bò, con trâu, con nghé...gắn bó với những người nông dân,

- Gọi hs đọc lại các từ trên bảng.

- Hôm nay các con vừa được học 2 âm gì mới?

- Vậy bạn nào thông minh so sánh giúp cô âm ng – ngh có gì giống và khác nhau nào?

- Gọi HS nhận xét.

- Gọi HS đọc lại các tiếng trên bảng.

* Tiếp theo cô sẽ giới thiệu cho lớp mình chữ ‘ ng – ngh” in thường và Ng – Ngh in hoa.

2. Tạo tiếng mới

- Cô mời lớp mình cùng quan sát lên bảng ( GV treo bảng phụ trong SGK) - Trên đây là cấu tạo của các tiếng đã biết âm đầu, phần vần, phần thanh yêu cầu chúng mình ghép các tiếng của nó.

- Gọi 2 hs đọc các tiếng đã biết: “nga”

- Yêu cầu HS ghép nhanh tiếng “ nga”

vào bảng con.

- Con đã ghép tiếng “ nga” như thế nào?

     

- HS đọc CN, ĐT.

   

- Nghé có âm đầu ngờ, vần e và dấu thanh sắc.

- 3-4 nhắc lại.

- Âm e.

 

- Nối tiếp đọc bài, N2, ĐT.

           

- Ngờ - e – nghe -sắc  nghé.( CN, N2, ĐT)

- Nghé.

- HS quan sát.

- HS nêu.

- Hs nhận xét.

       

- Hs đọc bài.

- Âm ng – ngh.

 

- Âm ng – ngh giống nhau là đều có âm ng, khác nhau là âm “ ngh” có  “ h” đằng sau.

- Hs nhận xét.

- 3 Hs đọc, cả lớp ĐT.

   

(25)

- GV nhận xét.

- Cho Hs giơ bảng kiểm tra.

- Gọi Hs đọc bài nối tiếp tiếng “ nga” rất tốt, bây giờ tương tự như thế cô mời mỗi dãy bàn sẽ ghép một tiếng nối tiếp đến hết. Sau khi ghép xong các con hãy đọc các tiếng mà nhóm vừa ghép được.

- GV nhận xét.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”

- GV dán bảng phụ, chia lớp làm 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn lên tham gia chơi.

Trên tay cô là các tấm thẻ chứa các tiếng và cô sẽ chia cho các đội, yêu cầu các bạn lên mỗi bạn sẽ cầm 1 tấm thẻ chứa tiếng và gắn thẻ chứa tiếng trong tấm thẻ đó đúng vị trí của nó trên bảng, mỗi bạn chỉ gắn đúng 1 tiếng sau đó chuyển cho bạn tiếp theo, đội nào gắn nhanh và đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- GV mời đại diện nhóm lên chơi, các bạn còn lại làm giám khảo.

- GV gọi hs nhận xét.

- Gọi 1- 2HS đọc các từ bạn vừa ghép.

- Như vậy vừa rồi chúng mình đã tìm được những tiếng có chứa âm “ ng – ngh”

rất tốt, cô mời lớp mình cùng chuyển sang tiết 2 nhé.

* Giải lao (1’) TIẾT 2

III. Hoạt động luyện tập 1. Đọc hiểu (5’)

- YC HS quan sát tranh và các thẻ chữ trên bảng.

+ GV nêu y/c: Đọc 2 câu trên mỗi bức tranh.

- Tranh 1 vẽ gì?

- Gọi HS nhận xét.

- Y/ C HS đọc câu.

- GV treo tranh 2 và làm tương tự như tranh 1.

- Gọi HS đọc cả 2 câu.

   

- HS quan sát.

       

- HS đọc - HS ghép.

 

- Con ghép âm ngờ trước sau đến âm a.

 

- HS lắng nghe.

- HS giơ bảng.

- HS đọc nhóm đôi.

       

-  HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe Gv phổ biến luật chơi.

                   

- HS tham gia chơi.

 

- HS nhận xét.

- HS đọc.

- Lắng nghe.

(26)

   

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Hôm nay các con đã được học 2 âm nào mới?

- 1 HS đọc cả bài trên bảng.

- Lớp đọc ĐT toàn bài trên bảng.

- Y/c HS cất SGK và lấy bảng con.

2. Viết (15’)

- GV treo mẫu chữ ng, ngh viết thường.

- Y/c HS quan sát và cho cô biết chữ ng- ngh viết thường gồm mấy con chữ ghép lại?

- GV nêu cấu tạo của chữ, độ cao, độ rộng, khoảng cách nối chữ. HD HS viết, GV viết mẫu trên bảng vừa viết vừa nêu quy trình viết.

- Y/C HS viết bảng con.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Gv treo chữ mẫu “ ngô” viết thường.

- Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp.

- Tiếng “ngô” gồm những con chữ nào ghép lại?

- Y/c HS nhận xét.

- Y/c Hs quan sát GV viết mẫu, vừa viết vừa HD cách viết.

- Y/C HS viết bảng con.

- Nhận xét.

* Gv treo mẫu chữ “ nghé” viết thường.

- Gọi HS đọc trên bảng lớp.

- Tiếng nghé gồm những con chữ nào ghép lại?

- Gọi HS nhận xét.

- Y/c HS quan sát GV viết mẫu, vừa viết vừa HD cách viết.

- Y/C HS viết bảng con.

- Nhận xét.

- Gọi hs đọc lại các chữ trên bảng vừa viết.

             

- Quan sát.

 

- Nhà bà có bê, có nghé. / Bố Hà bẻ ngô.

- Tranh vẽ bà, con bê, con nghé.

- HS nhận xét.

- HS đọc: Nhà bà có bê, có nghé.

- Hs làm tương tự.

 

- 5- 7 HS đọc.

+ Nhà bà có bê, có nghé.

+ Bố Hà bẻ ngô.

 

- ng – ngh.

 

- 1 HS đọc.

- Cả lớp đọc.

- HS thực hiện.

   

- HS nêu.

   

- Lắng nghe và quan sát.

     

- HS viết.

- Hs nhận xét.

   

- HS đọc. ngô

(27)

IV. Hoạt động vận dụng 1. Quan sát tranh: (5’)

- GV treo tranh, yêu cầu hs quan sát tranh  và cho cô biết trong tranh có những nhân vật nào?

- GV nhận xét,  tuyên dương.

- Bạn nào cho cô biết bê, nghé đang làm gì trên bờ đê?

- Cô mời lớp mình tiếp tục quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi cho cô biết về nội dung bức tranh.

- Gọi HS lên trình bày.

         

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

=> Đây cũng chính là nội dung bài đọc ngày hôm nay. Ở bờ đê

2.  Luyên đọc trơn. (5’) - Cả lớp nghe GV đọc mẫu.

-Y/C hs đọc nối tiếp từng câu

-Y/C hs đọc nối tiếp từng câu theo nhóm bàn.

- GV nhận xét, khen hs.

- 1 bạn cho cô biết trong bài có những nhân vật nào?

- Để luyện đọc tốt hơn cô mời lớp mình luyện đọc nhóm đôi.( 2 phút) sau đó cô sẽ mời đại diện nhóm lên thi đọc xem đội nào đọc hay và đúng hơn nhé.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Bạn nào có thể đọc cho cô câu hỏi ở trong bài.

 

- Gọi HS trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Tiếng ngô gồm con chữ ng ghép lại với ô.

- HS nhận xét.

- Quan sát.

 

-  HS viết bảng.

   

- Nghé.

- Chữ ngh ghép với chữ e và thanh sắc trên đầu chữ e.

- HS nhận xét.

- Quan sát.

 

- HS viết bảng.

- Nhận xét.

- 2 HS đọc.

     

- HS trả lời: Con bê, con nghé, cỏ ở bờ đê.

   

- Đang ăn cỏ.

 

- Hs quan sát và thảo luận nhóm đôi.

   

- Đại diện 2 nhóm trình bày.

+ Xin chào: Nhóm mình xin được trình bày nội dung bức tranh. Bê và nghé nhà Nga đang ăn cỏ ở bờ đê, ở đó có cỏ, bê và nghé ăn no cỏ.

+ Xin chào: Nhóm mình xin được trình bày nội dung bức tranh. Bê, nghé nhà Nga đang ăn cỏ ở bờ đê, ở đó có cỏ, bê và nghé ăn no cỏ.

- HS nhận xét.

(28)

 

        NS: 14/9/2020

NG: 23/9/2020

Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT

BÀI 3D: u - ư I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các âm u,ư; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn.

- GV mời đại diện 3 tổ lên thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét, - Gv nhận xét.

- 1 HS đọc lại toàn bài.

3. Củng cố - dặn dò. (5’)

- Nhắc lại cho cô hôm nay chúng ta học bài gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Lắng nghe  

   

- HS nghe và theo dõi.

- HS đọc nối tiếp câu.( Cả lớp)

- HS đọc nối tiếp câu.( tổ 1, tổ 2,tổ 3).

   

- Bê, nghé.

 

- Hs thi đọc.

     

- HS  nhận xét.

 

- Nhà Nga có:

a) bê, nghé.

b) cỏ.

- Nhà Nga có bê, nghé.

 

- Đại diện 3 tổ lên thi đọc.

- Nhận xét.

 

- 1 HS đọc.

 

- Bài 3C: ng - ngh

(29)

- Trả lời được câu hỏi. Đọc hiểu đoạn " Thỏ và gà"

- Viết đúng u, ư, nhụ, ngừ.

- Nói, viết tên các con vật, mà tên gọi có vần là u hoặc ư.

- Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh vật tranh ở hoạt động 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Tranh ; Bảng phụ;  Mẫu chữ u, ư.

2. Học sinh: Vở bài tập TV tập một; BĐD III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động (6’)

* KT kiến thức cũ:

- Gọi HS đọc bài Ở bờ đê.

+ Nhà Nga có con vật gì?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

* HĐ 1: Nghe  - nói

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh.

+ Tranh vẽ gì ? + Cảnh vật đó ở đâu?

+ Vậy 2 con cá đang làm gì?

- Gọi HS nhận xét.

+ Qua phần quan sát tranh và trả lời câu hỏi vừa rồi của các con cô yêu cầu lớp mình cùng thảo luận nhóm đôi để hỏi – đáp về cá nhân vật trong tranh

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét tuyên dương.

=> Tranh vẽ vừa rồi các con quan sát có chứa tiếng khoá ngày hôm học đó là từ “ cá nhụ” và “ cá ngừ” ( GV ghi bảng từ khóa).

- Gọi HS đọc bài.

 

- Trong từ “ cá nhụ” có tiếng nào các con đã học, tiếng nào chưa học?

- Gọi HS nhận xét.

     

- HS đọc bài Ở bờ đê + Nhà Nga có bê, nghé.

- HS nhận xét - Lắng nghe.

 

- HS  quan sát tranh  

+Tranh vẽ 2 con cá

+ 2 con cá  đang ở dưới biển.

+ Hai con cá đang nói chuyện với nhau.

- HS nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi và hỏi đáp về các nhân vật trong tranh.

   

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

       

- HS đọc: “ cá nhụ” và “ cá ngừ”

 ( nối tiếp, nhóm đôi, đồng thanh).

- HS trả lời: Tiếng “cá” học rồi, tiếng

“nhụ” chưa học.

(30)

- GV ghi tiếng “ nhụ” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

 

- Trong từ “ cá ngừ” có tiếng nào các con đã học, tiếng nào chưa học?

- Gọi HS nhận xét.

- GV ghi tiếng “ ngừ” lên bảng.

- Gọi HS đọc bài.

 

=> Vậy trong tiếng “nhụ” và tiếng       “ ngừ” có chứa âm “u” và “ ư” ngày hôm nay chúng mình sẽ học đó là Bài 3D: “ u”,  “ư”. ( GV viết tên bài).

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài: Bài 3D:

u - ư

II. Hoạt động khám phá.

2. HĐ2 Đọc (28’) 1. Đọc tiếng, từ:

* Tiếng “ nhụ”

- Bạn nào giỏi cho cô biết cấu tạo của tiếng “nhụ”.

- Gọi HS nhận xét.

 

- Trong tiếng “nhụ”có âm nào chúng ta đã học rồi?

- Vậy âm “u” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “u”

- GV đưa tiếng vào mô hình.

       

nh u

       .

- Cả lớp nghe cô đánh vần: nhờ - u – nhu – nặng => nhụ

- Đọc trơn : “nhụ”

- Cô mời cả lớp mình quan sát tiếp:

+ GV treo tranh có hình cá nhụ.

+ Tranh vẽ gì ?

- GV: Cá nhụ là một loại cá thuộc họ cá vây tua. Đây là loại cá nuôi có giá trị thương phẩm cao, sống ở tầng đáy vùng

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS đọc bài: “ nhụ” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh,

- HS trả lời: Tiếng “cá” học rồi, tiếng

“ngừ” chưa học.

- HS nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS đọc bài: “ ngừ” nối tiếp, nhóm 2, tổ, đồng thanh,

- HS lắng nghe.

     

- HS nối tiếp nhắc lại tên bài  

       

- Tiếng “nhụ”. có âm “nh” vần “u” và thanh nặng.

- HS nhận xét.

- 2 HS nhắc lại.

-  Âm “nh”.

 

- Nối tiếp đọc bài, nhóm đôi, đồng thanh.

 

- HS quan sát.

     

- HS nhờ - u – nhu – nặng => nhụ. (Cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh)

- 5 HS, đồng thanh.

 

+ HS quan sát.

+ Tranh vẽ cá nhụ.

- HS lắng nghe.

(31)

ven biển.

- Trong tiếng “cá nhụ” có âm nào hôm nay chúng ta đã học ?

- GV gọi HS đọc lại các từ vừa học trên bảng

* Tiếng “ ngừ”

- 1 bạn nêu cấu tạo của tiếng “ngừ” cho cô ( GV viết bảng).

- Gọi HS nhắc lại

- Trong tiếng “ ngừ”có âm nào chúng ta đã học ?

- Vậy âm “ư” là âm mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ư” ( GV đưa tiếng thú vào mô hình)

      \

ng ư

 

- Cả lớp nghe cô đánh vần: ng – ư – ngư – huyền – ngừ  => ngừ

- Đọc trơn : “ngừ”

     

- Cô mời lớp mình quan sát lên bảng.

- Con có nhận xét gì về bức tranh này?

- Gọi HS nhận xét.

Đây là tranh vẽ 1 loại cá, đó chính là cá ngừ. cá ngừ là loại cá lớn thuộc họ cá bạc má, sinh sống ở vùng biển ấm. là 1 loại thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng.

- Gọi HS đọc lại các từ trên bảng.

- Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình 2 âm mới gì nào?

- Vậy bạn nào có thể so sánh cho cô âm “ u” và âm “ ư”có điểm gì giống và khác nhau nào?

- Gọi HS nhận xét, GV tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại các từ trên bảng.

     

- HS : Âm “u”

 

- HS đọc (3 HS), đồng thanh.

   

- HS : Tiếng “ ngừ”có âm “ ng” vần “ư”

và thanh huyền.

- 2 HS -  Âm “ư”

 

- Nối tiếp đọc bài, nhóm đôi, tổ, đồng thanh.

         

- HS: ng – ư – ngư – huyền – ngừ  =>

ngừ

( Cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh) + Nhóm bàn đọc trơn: “ngừ”

+ Cá nhân + Đồng thanh.

- HS quan sát.

- HS nêu - HS nhận xét.

         

- HS đọc bài.

- HS: u - ư  

- HS: Âm “ u” và âm “ ư” giống nhau là

(32)

* Tiếp theo cô sẽ giới thiệu cho lớp mình chữ  “ u”  - “ ư” in thường và

“ u” - “ ư” in hoa.

- GV treo chữ, giới thiệu 2. Tạo tiếng mới.

=> Cô đã giới thiệu với lớp mình 2 âm mới “ u”, “ tư”, các tiếng và từ khóa giờ cô mời lớp mình cùng nhìn lên bảng.(

GV treo 2 bảng phụ trong sgk)  

d u \ d

ù  

d ư .  

n

g u ?   n

h ư    

c u   c ư ?  

- Trên đây là cấu tạo của các tiếng đã biết âm đầu , phần vần, phần thanh yêu cầu chúng mình sẽ ghép các tiếng của nó.

- Gọi 2 HS đọc tiếng đã biết : “ dù” Yêu cầu HS ghép nhanh tiếng “ dù” vào bảng con.

- Con đã ghép tiếng “ dù” như thế nào?

- GV nhận xét.

- Cho HS giơ bảng kiểm tra.

- Gọi HS đọc bài nối tiếp tiếng “ dù”

- Cô thấy lớp mình ghép tiếng “ dù” rất tốt bạn nào ghép cũng đúng...Bây giờ tương tự như thế cô yêu cầu mỗi dãy bàn sẽ ghép một tiếng nối tiếp đến hết.

+ Sau khi ghép xong các con hãy đọc các tiếng mình vừa ghép được cho nhau nghe + GV gọi các nhóm đọc tiếng mà nhóm vừa ghép được

- GV nhận xét , tuyên dương.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi " tiếp sức"

- GV dán bảng phụ lên bảng. Cô chia lớp mình làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn lên tham gia chơi. Trên tay cô là các tấm thẻ chứa các tiếng và cô sẽ chia cho các đội, yêu cầu các con lên mỗi bạn sẽ cầm một tấm thẻ chứa tiếng và gắn tiếng trong tấm thẻ

đều có âm “ u”, còn khác nhau là âm “ ư” có “ dấu ư” trên đầu.

 

- 2 HS đọc, cả lớp đọc ĐT.

     

- HS quan sát.

 

- HS lắng nghe, theo dõi.

                     

-  2 HS đọc.

- HS ghép.

 

- Ghép âm“ d” trước sau đến vần “ u” và thanh huyền để trên đầu âm “ u”

- HS lắng nghe.

- HS giơ bảng.

- HS đọc bài nối tiếp.

- HS ghép nối tiếp các tiếng.

       

+ HS đọc trong nhóm đôi.

   

+ Các nhóm đọc.

(33)

đó đúng với vị trí của nó trên bảng. Mỗi bạn chỉ gắn đúng một tiếng sau đó sẽ chuyển cho bạn tiếp theo, đội nào gắn nhanh và đúng nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- Cô mời tổ 1 và 3 trực tiếp lên tham gia chơi, tổ 2 sẽ làm ban giám khảo.

- Tổ 2 nhận xét.

- Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ mà bạn vừa ghép

- GV nhận xét và tuyên dương.

- GV gọi HS đọc lại các từ vừa ghép được.

=> Như vậy vừa rồi chúng mình đã tìm ra được những tiếng có chứa âm “u” và âm “ ư” rất tốt, cô mời lớp mình chuyển sang tiết 2 của bài.

* Giải lao (1’) TIẾT 2

III. Hoạt động luyện tập 1. Đọc hiểu (5’)

* GV treo 2 bức tranh :

- Quan sát bức tranh thứ nhất con thấy:

+ Tranh vẽ gì?

- Gọi HS nhận xét.

- Yêu cầu HS đọc câu - GV nhận xét

* GV treo bức tranh thứ 2 - Tranh vẽ gì?

- Gọi HS đọc câu: đu đủ nhà bà.

- Gọi HS đọc cả 2 câu  

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Một bạn nhắc lại cho cô và cả lớp hôm nay các con học 2 âm mới nào?

- 1 HS đọc lại cả bài trên bảng.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Yêu cầu HS cất SGK lấy bảng con.

2. Viết (15’)

a) GV treo chữ mẫu " u" viết thường + Quan sát chữ “u” viết thường và cho cô

 

- HS lắng nghe.

   

- HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi.

                 

- HS lên tham gia chơi.

 

- HS nhận xét.

- HS ở dưới lớp nói đúng hoặc sai.

   

- 4 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.

 

- HS lắng nghe.

                 

+ Tranh vẽ 1 con hổ - HSnhận xét.

+ 5 - 7 HS đọc: dữ như hổ.

- HS quan sát.

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

và lập luận toán học.Thông qua việc sử dụng số 10 để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn các ví dụ về số 10 trong thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển

- HS  phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của

HS  phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh. -  HS tích

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

- Thông qua các hoạt động quan sát tranh, đếm số lượng, nhận biết số 10 trong các tình huống thực tiễn, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề

+ Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.. - Có khả năng

+ Phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật trong tranh.. - Có khả năng

+ Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi với bạn về số lượng của sự vật