• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
50
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

NS: 12/10/2018

NG: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018

TOÁN

TIẾT 26: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu: Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở ô ly; Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

8 cm2 = ... mm2 9000 mm2 = ... cm2 12 m2 = ... cm2 2400 hm2 = ... km2 - GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Luyện tập: 30’

Bài 1. SGK trang 28: 7’

a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông.

- GV hướng dẫn phân tích mẫu tính mẫu:

6m2 35dm2

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- 3 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

(2)

= 6m2 +

35 100 m2

= 6

35 100 m2

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

8m2 27dm2 = 8m2 +

27

100 m2 = 8

27 100 m2

26 dm2 =

26 100 m2

b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

4dm2 65cm2 = 4dm2 +

65

100 dm2 = 4

65 100 dm2

95cm2 =

95 100 dm2

102dm2 8cm2 = 102dm2 +

8

100 dm2

= 102

8

100 dm2

- Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.

Bài 2. SGK trang 28. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 7’

- GV nhận xét:

- Tiến trình tương tự phần a.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả, giải thích cách

(3)

B. 305 mm2

- Củng cố so sánh số đo diện tích.

Bài 3. SGK – trang 29. >, <, =: 8’

? Muốn so sánh được ta phải làm gì?

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

2dm2 7cm2 = 207 cm2 300mm2 > 2cm2 89 mm2 3cm2 < 4m2

61 km2 > 610 hm2 Bài 4. SGK – trang 29: 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm diện tích căn phòng ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt đáp án đúng:

Bài giải

Diện tích một viên gạch HV là:

40 x 40 = 1600 (cm2) Diện tích căn phòng là:

làm.

- HS đọc yêu cầu.

- Đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó mới so sánh.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Giải thích vì sao lại điền dấu đó.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách làm.

- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

(4)

1600 x 150 = 240 000 (cm2) Đổi: 240000 cm2 = 24m2 Đáp số: 24m2

- GV nhận xét, củng cố giải toán liên quan đến số đo diện tích.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà làm BT trong VBT. Chuẩn bị giờ sau.

TẬP ĐỌC

TIẾT 11. SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Phản đối chế độ phân biệt chủng và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của người da đen ở Nam Phi.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ và thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

3. Thái độ: yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh.

* GDQPAN: Lấy VD minh họa về tội ác diệt chủng ở Cam-pu-chia năm 1975-1979.

*QTE: - Quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da chủng tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài “Ê- mi-li, con...” và trả lời câu hỏi:

(5)

+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

+ Nêu nội dung của bài tập đọc?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB (Ứng dụng PHTM) chiếu tranh: 1’

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: 12’

- GV hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn)

- GV đọc mẫu diễn cảm.

b. Tìm hiểu bài (Ứng dụng PHTM) chiếu bản đồ, ảnh, biểu đồ: 9’

- Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

- Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?

- 2 HS đọc.

- HS quan sát.

- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 1+ luyện đọc từ khó và câu văn dài.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 2.

- 1 HS đọc từ chú giải.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 3.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp; phải sống chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng; không được hưởng tự do, dân chủ.

- Họ đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành thắng lợi.

(6)

- Nêu nội dung của bài?

- Ghi bảng nội dung bài.

c. Đọc diễn cảm (Ứng dụng PHTM) chiếu đoạn luyện đọc: 10’

- GV chiếu đoạn 3 và hướng dẫn đọc diễn cảm.

- GV đọc mẫu.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

- HS phát biểu.

- Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

- 2 HS nhắc lại.

- 3 HS đọc nối tiếp lại bài.

- 1 HS nêu giọng đọc toàn bài.

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 6. CÓ CHÍ THÌ NÊN (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn.

2. Kĩ năng: Biết liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn.

3. Thái độ: GD học sinh ý thức vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý trí trong học tập và trong cuộc sống).

- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

(7)

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 3’

- Gọi HS đọc thuộc phần ghi nhớ của tiết 1.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 32’

1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1: Làm bài tập 3, SGK:

14’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- GV nhận xét.

- Trong lớp mình, trường mình có bạn nào gặp khó khăn?

- Chúng ta nên làm gì để giúp đỡ các bạn?

- Em hãy kể những khó khăn và cách vượt lên những khó khăn đó trong cuộc đời của BH mà em biết?

- Giáo dục HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương BH.

*Kết luận: Nếu ta gặp phải một khó khăn

- 4 HS đọc.

- Lớp nhận xét.

- HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- HS kể.

(8)

nào cũng cố gắng vượt qua như tấm gương ta đã được biết hoặc đã được nghe.

3. Hoạt động 2: Tự liên hệ (làm bài tập 4, SGK): 14’

- Yêu cầu HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu.

ST T

Khó khăn Những biện pháp khắc phục

1 2 3

*Kết luận: Sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

* Hướng dẫn HS làm BT 3 VBT.

3. Củng cố, dặn dò: 2’ (Ứng dụng PHTM)

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc bàivà chuẩn bị giờ sau.

- HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.

- 1, 2 HS trình bày trước lớp.

- HS thảo luận tìm cách giúp đỡ bạn có nhiều khó khăn trong lớp.

CHÍNH TẢ: (NhỚ VIẾT) TIẾT 6. Ê - MI - LI, CON...

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhớ viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài.

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(9)

- Phiếu học tập, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yêu cầu HS viết 3 tiếng chứa nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn HS viết chính tả nhớ viết: 20’

- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

- GV lưu ý HS cách trình bày.

- GV thu 7 bài chấm, nhận xét.

3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 12’ (Ứng dụng PHTM)

Bài 1. VBT – trang 34. Gạch dưới những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây: 7’

- 2 HS lên bảng.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

- 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4.

- Lớp nhẩm học thuộc lại 2 khổ thơ.

- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mê- li về được. Chú dặn con: khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ:

Cha đi vui xin mẹ đừng buồn.

- HS tìm các từ các từ khó, dễ lẫn và đọc các từ đó.

- HS nhớ và viết bài.

- Lớp đổi chéo bài kiểm tra nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

(10)

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: lưa, thưa, mưa, giữa; tưởng, nước, tươi, ngược.

- Nhận xét cách ghi dấu thanh?

Bài 2. VBT – trang 35. Điền tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau.

- GV nhận xét, chốt lại ý đúng:

+ Cầu được ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước.

+ Năm nắng mười mưa: Trải qua nhiều khó khăn, vất vả.

+ Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.

+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn

- HS làm bài vào VBT.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

+ Trong tiếng giữa: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.

+ Trong các tiếng tưởng, nước, ngược: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào VBT theo cặp.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.

(11)

luyện con người.

4. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT 3 và chuẩn bị giờ sau.

NS: 13/10/2018

NG: Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018 TOÁN

TIẾT 27: HÉC-TA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích ha, quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với ha) và vận dụng để giải bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- ta

- Thông thường, khi đo diện tích của một thửa ruộng, một khu rừng, ao,

- 2 HS làm bài 2, 4 SGK-29.

(12)

hồ...người ta dùng đơn vị đo là héc-ta.

- 1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và kí hiệu là ha.

- 1hm2 bằng bao nhiêu m2? - Vậy 1 ha bằng bao nhiêu m2? 3. Luyện tập: 30’

Bài 1. SGK – trang 29. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 8’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 4 ha = 40000 m2 20 ha = 200000 m2 1 km2 = 100 ha b) 60000 m2 = 6 ha 800000 m2 = 80 ha 1800 ha = 18 km2 27000 ha = 270 km2

- GV nhận xét, củng cố chuyển đổi các đv đo diện tích quan hệ với đv ha.

Bài 2. SGK – trang 30: 7’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Lớp nghe giảng.

- HS nối tiếp nhau đọc.

- 1hm2 = 10 000 m2 - 1ha = 10 000 m2

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm VBT.

- 2 HS làm bảng lớp.

- HS nhận xét.

(13)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

Bài giải

Đổi 2200 ha = 222 km2

Diện tích rừng Cúc Phương là:

222 km2

- Củng cố cách so sánh đơn vị đo diện tích.

Bài 3. SGK – trang 30. Đúng ghi Đ, sai ghi S: 8’

- GV làm mẫu 1 phần:

a) 85 km2 < 850 ha.

Ta có 85 km2 = 8500 ha. Vậy điền S vào ô trống.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

b, Đ c, S

- Nx, củng cố giải toán liên quan đến đv ha.

Bài 4. SGK – trang 30: 7’

? Bài toán cho biết gì.

? Bài toán hỏi gì.

? Muốn tìm diện tích xây tòa nhà ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài giải

- 1 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.

- HS tóm tắt bài toán.

- Lớp làm vở.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở, nêu kết quả.

- HS nhận xét.

(14)

12 ha = 120 000 m2 Tòa nhà chính của trường đó là:

120 000 x

1

40 = 3000 (m2) Đáp số: 3000 m2

- Củng cố cách tìm phân số của một số.

4. Củng cố, dặn dò: 3’

- Củng cố lại nôi dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng.

- Nx, chữa bài.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 11. MỞ RỘNG VỒN TỪ: HỮU NGHỊ HỢP TÁC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị - hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác.

2. Kĩ năng: Biết đặt câu với các từ đã học.

3. Thái độ: Có ý thức hợp tác trong cuộc sống.

*QTE: - Quyền được mở rộng quan hệ, đoàn kết hữu nghị với bạn bè năm châu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(15)

- VBT, Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB:1’

2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 30’

Bài 1. VBT – trang 35. Xếp các từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b: 10’ (Ứng dụng PHTM)

- GV hướng dẫn mẫu

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

a. Chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.

b. Hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.

- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ trên.

Bài 2. VBT – trang 35. Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b: 9’ (Ứng dụng PHTM)

- Tiến trình tương tự bài 1

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

a. Hợp nhất, hợp lực.

b. Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ,

- 3 HS lên bảng.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện cặp trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện cặp trình bày.

(16)

hợp pháp, hợp lí.

Bài 3. VBT – trang 36. Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2: 11’

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài vào VBT.

- 3 HS lên bảng đặt câu.

- HS nối tiếp đọc câu mình đặt.

+ Cô ấy ăn mặc rất hợp thời.

+ Bố em và bác An là chiến hữu.

+ Họ cùng hợp tác làm ăn.

+ Cô Lan giải quyết mọi vấn đề rất hợp lí.

+ Cửa hàng Hoa Hồng làm ăn hợp pháp.

+ Bác Hồ là người hợp nhất các tổ chức cộng sản đảng thành một đảng duy nhất có tên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 6. LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS tiếp tục kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. Câu chuyện phải có nội dung chính là ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh, có nhân vật, có ý nghĩa.

- Hiểu ý nghĩa của truyện các bạn kể.

(17)

2. Kĩ năng: Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể và ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

3. Thái độ: Rèn luyện thói quen ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS sưu tầm câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

- Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện tiết trước.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: 30’

- Gọi học sinh đọc lại đề và các gợi ý SGK.

- GV tổ chức cho HS tiết trước chưa được kể tiếp tục kể trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

+ Trong câu chuyện em thích nhận vật nào? Vì sao?

+ Chi tiết nào trong truyện em cho là hay nhất?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối

- 2 HS nối tiếp kể .

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài từng bạn.

- 2 HS đọc.

- HS kể.

- HS trả lời.

(18)

với phong trào yêu hoà bình, chống chiến tranh?

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà các bạn vừa kể và chuẩn bị bài sau.

KHOA HỌC

TIẾT 11. DÙNG THUỐC AN TOÀN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu những đặc điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.

2. Kĩ năng: Xác định khi nào nên dùng thuốc.

3. Thái độ: Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.

- Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 3’

- Việc từ chối hút thuốc lá; uống bia, rượu; sử dụng ma tuý có dễ không?

- 2 HS trả lời.

(19)

- Trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp:

10’

- Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng thuốc trong trường hợp nào?

- GV giảng: Khi bị bệnh chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn thậm chí có thê gây chết người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách dùng thuốc an toàn.

3. Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong VBT: 10’

- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 21.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:

1 - 4 ; 2 - 3 ; 3 - 1 ; 4 - 2

*Kết luận: - Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng và bản hướng dẫn kèm theo.

4. Hoạt động 3: TC: Ai nhanh, ai

- HS nối tiếp nhau trả lời.

- HS làm bài cá nhân.

- HS lần lượt trình bày trước lớp.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(20)

đúng: 10’

- GV chia lớp làm 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc:

+ Câu 1: c, a, b + Câu 2: c, b, a

* Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3 VBT trang 21, 22.

3. Củng cố, dặn dò: 3’ (Ứng dụng PHTM)

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- HS tiến hành chơi.

NS: 14/10/2018

NG: Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018 TOÁN

TIẾT 28: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố về các đơn vị đo diện tích đã học.

2. Kĩ năng: Giải bài toán có liên quan đến diện tích.

3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(21)

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yêu cầu HS làm bài 2, 3 VBT tiết trước.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Luyện tập: 30’

Bài 1. SGK trang 30. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông: 7’

- GV nhận xét.

a) 5 ha = 50 000m2 2km2 = 2000 000m2 b) 400 dm2 = 4m2 1500 dm2 = 15m2 70 000cm2 = 7 m2

- Củng cố mqh giữa các đơn vị đo diện tích.

Bài 2. SGK trang 30. >, <, =: 8’

- Muốn so sánh được ta phải làm ntn?

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nêu cách làm.

(22)

- GV nhận xét.

2m2 9dm2 > 29dm2 8dm2 5cm2 < 810cm2 790 ha < 79 km2

4cm2 5mm2 = 4

15

100 cm2

- Củng cố cách so sánh đơn vị đo diện tích.

Bài 3. SGK trang 30: 7’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính số tiền để lát sàn ta phải biết gì?

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài giải

Diện tích căn phòng đó là:

6 x 4 = 4 (m2)

Tiền mua gỗ để lát sàn căn phòng đó là:

280 000 x 24 = 6 720 000 (đồng) Đáp số: 6 720 000 đồng

- Củng cố giải toán liên quan đến diện tích.

Bài 4. SGK trang 30: 8’

- Tổ chức thực hiện tương tự bài 3.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

- Lớp tóm tắt.

- HS nêu cách làm.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(23)

Bài giải

Chiều rộng khu đất là:

200 x

3

4 = 150 (m) Diện tích khu đất đó là:

200 x 150 = 30 000 (m2) 30 000 m2 = 3ha

Đáp số: 30 000 m2 ; 3ha - Củng cố cách tính diện tích HCN.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

TẬP ĐỌC

TIẾT 12. TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, đọc đúng tên riêng và diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

3. Thái độ: Yêu hòa bình căm ghét chiến tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

(24)

- Gọi HS đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ a- pác - thai.” và trả lời câu hỏi:

+ Nhân dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

+ Nêu nội dung của bài?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’ (Ứng dụng PHTM)

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: 14’

- GV chia đoạn:

+ Đ 1: từ đầu ... chào ngài.

+ Đ 2: ... trả lời.

+ Đ 3: còn lại.

- GV đọc mẫu cả bài.

b. Tìm hiểu bài: 9’

- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ?

Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc bài.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 1+ luyện đọc từ khó và câu văn dài.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 2.

- 1 HS đọc từ chú giải.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 3.

- Lớp luyện đọc cặp đôi.

- Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri thủ đô nước Pháp, trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng.

Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ

(25)

- Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

- Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?

- Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?

- Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý nói gì?

- Câu chuyện muốn nói điều gì?

- Ghi bảng nội dung chính của bài c. Đọc diễn cảm: 10’ (Ứng dụng PHTM)

- GV treo bảng đoạn “ Nhận thấy...đến hết” và hướng dẫn HS đọc diễn cảm - GV đọc mẫu.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Nêu lại nội dung bài tập đọc.

thẳng tay, hô to: Hít-le muôn năm.

- Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng. Hắn càng bực khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức mà không đáp lời hắn bằng tiếng Đức.

- Là một nhà văn quốc tế.

- Ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.

- Si-le xem các người là kẻ cướp.

- Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã dạy cho tên sĩ quan phát xít Đức hống hách bài học sâu cay.

- 2 - 3 HS nhắc lại.

- 3 HS đọc nối tiếp lại bài.

- 1 HS nêu giọng đọc toàn bài.

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- 3 HS thi đọc diễn cảm.

- 2 HS nêu.

(26)

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 11. LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết hình thức của một lá đơn.

2. Kĩ năng: Biết cách viết một lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn.

3. Thái độ: Rèn tính chính xác, khoa học.

* QTE: - Quyền đựơc bảo vệ khỏi mọi sự xung đột.

- Quyền được bày tỏ ý kiến, tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết lại trong tiết trả bài văn tả cảnh giờ trước.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài 1. VBT – trang 36. Đọc bài văn Thần chết mang 7 sắc cầu vồng, trả lời vắn tắt các câu hỏi sau: 10’

- Chất độc màu da cam gây ra những

- 4 HS đọc đoạn văn viết lại trong tiết trả bài văn tả cảnh giờ trước.

- 2 HS đọc bài Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng.

(27)

hậu quả gì với con người?

- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt lỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?

- GV giới thiệu tranh, ảnh về thảm họa do chất độc da cam gây ra.

Bài 2. VBT – trang 37. Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu gia cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện: 20’ (Ứng dụng PHTM) - Hãy nêu tên đơn em sẽ viết?

- GV nhận xét.

- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

- Phá hủy hơn 2 triệu ha rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho con người...

- Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- HS nối tiếp nhau nêu tên đơn.

- HS làm bài vào VBT.

- 2 HS làm phiếu khổ to.

- HS dưới lớp đọc đơn mình viết.

(28)

NS: 15/10/2018

NG: Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018 TOÁN

TIẾT 29: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố về các đơn vị đo diện tích đã học; cách tính diện tích các hình đã học.

2. Kĩ năng: Giải bài toán có liên quan đến diện tích.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

- Gọi HS lên bảng làm BT 1, 2 trong VBT tiết trước.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Luyện tập: 30’

Bài 1. SGK trang 31: 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm số số viên gạch ta làm ntn?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(29)

Bài giải

Diện tích của 1 viên gạch là:

30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích của căn phòng đó là:

9 x 6 = 54 (m2) Đổi: 54 m2 = 540 000 cm2 Số viên gạch để lát kín nền căn phòng đó là:

540 000 : 900 = 600 (viên) Đáp số: 600 viên.

- Củng cố cách tính diện tích HCN và HV.

Bài 2. SGK trang 31: 7’

- Gọi HS đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV nhận xét.

Bài giải

a) Chiều rộng của thửa ruộng là:

80 x

1

2 = 40 (m) Diện tích của thửa ruộng là:

80 x 40 = 3200(m2)

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

(30)

b) 3200 m2 gấp 100 m2 số lần là:

3200 : 100 = 32 (lần)

Số thóc thu được từ thửa ruộng đó là:

50 x 32 = 1600 (kg) = 16 tạ Đáp số: a) 3200 m2 b) 16 tạ

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Củng cố cách tính diện tích HCN.

Bài 3. SGK trang 31: 7’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Em hiểu tỷ lệ 1:1000 là như thế nào?

- Muốn tính diện tích mảnh đất đó ta làm ntn?

- GV nhận xét.

Bài giải

Chiều dài của mảnh đất đó là:

5 x 1000 = 5000 (cm) Đổi: 5000 cm = 50 m Chiều rộng của mảnh đất đó là:

3 x 1000 = 3000 (cm)

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu .

- Là hình vẽ có 1cm ngoài thì thực tế có 1000cm.

- HS nêu cách làm.

- HS làm bài vào vở.

- 1HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

(31)

Đổi: 3000cm = 30m Diện tích của mảnh đất đó là:

50 x 30 = 1500 (m2) Đáp số: 1500 m2

Bài 4. SGK trang 31

- Muốn tính diện mảnh bìa đó ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà làm BT trong VBT và chuẩn bị giờ sau.

- HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả.

C. 224 cm2 - 1 nhóm nêu cách làm.

(32)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 12. LUYỆN TẬP: TỪ ĐỒNG ÂM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng âm.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được từ đồng âm trong câu, đoạn văn, trong lời nói hàng ngày.

- Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm.

3.Thái độ: Yêu thích Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 3’

- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ đồng âm.

- Thế nào là từ đồng âm?

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Nhận xét: 10’

Bài 1. SGK. trang 51. Đọc các câu sau đây.

- Viết bảng:

+ Ông ngồi câu cá.

+ Đoạn văn này có 5 câu.

- 3 HS lên bảng.

(33)

Bài 2. SGK. trang 51. Đọc các câu sau đây.

- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng :

+ Câu (cá): bắt cá, tôm,... bằng móc sắt nhỏ.

+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn.

- Kết luận: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau song nghĩa khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.

3. Ghi nhớ: 3’

- Yêu cầu HS nhẩm học thuộc ghi nhớ ngay tại lớp

4. Luyện tập: 18’

Bài 1. VBT – trang 31: 7’

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:

+ Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, để cày cấy, trồng trọt.

+ Đồng trong tượng đồng: đồng là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi.

+ Đồng trong một nghìn đồng : đơn vị tiền

- 3 HS hai đọc câu văn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu.

- HS tiếp nối nhau phát biểu.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc ghi nhớ.

- HS lấy ví dụ minh họa.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài theo cặp vào VBT.

- HS tiếp nối nhau phát biểu.

(34)

VN.

+ Đá trong hòn đỏ: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng.

+ Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa.

+ Ba trong ba má: bố.

+ Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.

Bài 2. VBT – trang 32: 7’

- Gợi ý: HS đặt 2 câu với mỗi từ để phân biệt từ đồng âm.

- Nhận xét.

Bài 3. VBT – trang 32: 6’

- Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng?

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 4. VBT – trang 32: 6’

- GV đọc các câu đố.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm vở bài tập.

- 3 HS làm bài trên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm: tiền tiêu.

+ Tiền tiêu: tiêu có nghĩa là tiền để chi tiêu.

+ Tiền tiêu: tiêu là vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước

(35)

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:

a) Con chó thui.

b) Cây hoa súng và khẩu súng.

3. Củng cố dặn dò: 2’ (Ứng dụng PHTM)

Thế nào là từ đồng âm?

- Nhận xét tiết học và giao BTVN.

khu vực đóng quân, hướng về phía địch.

- HS thi giải nhanh các câu đố.

- 2 HS nêu.

LỊCH SỬ

TIẾT 6 : QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.

2. Kĩ năng: Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử.

* GDTNMTBĐ: - Biết được cảng Nhà Rồng trên sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)

- Có ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lich sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Nêu những điều em biết về PBC?

- Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?

- 3 HS trả lời.

(36)

- Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào Đông du?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của NTT (Ứng dụng PHTM) chiếu ảnh: 6’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm

- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm BT 1 trong VBT trang 15:

Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu về quê hương và thời niên thiếu của NTT.

- GV nhận xét và nêu một số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của NTT.

2. Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của NTT (Ứng dụng PHTM) chiếu bản đồ và ảnh: 6’

- Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài làm gì?

- NTT đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như PBC, PCT?

- GV giảng: Với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, BH đã quyết tâm đi về phương Tây.

3. Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm dường cứu nước của NTT: 6’

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nguyễn Tất Thành quyết định tìm con đường cứu nước.

- NTT chọn đường đi về phương Tây.

Người không đi theo các bậc tiền bối vì các con đường này đều thất bại.

(37)

- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:

+ NTT đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài?

+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn ntn?

+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của người ntn? Theo em vì sao người có được quyết tâm đó?

+ NTT ra đi từ đâu, trên con tàu nào, vào ngày nào?

- KL: Năm 1911, với lòng yêu nước thương dân, NTT đã từ cảng nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

* Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3, 4, 5, 6 VBT trang 15, 16, 17.

4. Củng cố, dặn dò: 3’ (Ứng dụng PHTM)

- Yêu cầu HS sử dụng các ảnh tư liệu kể lại sự kiện NTT ra đi tìm đường cứu nước.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 HS đọc bài học trong SGK.

(38)

- 2 HS trình bày.

ĐỊA LÍ

TIẾT 6. ĐẤT VÀ RỪNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

- Biết vai trò của rừng, đất đối với đời sống con người.

2. Kĩ năng: Chỉ được trên bản đồ vùng phân bố đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

3. Thái độ: HS ý thức bảo vệ và khai thác đất, rừng hợp lí.

*BVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường đất và rừng.

* SDNLTKVHQ: - Rừng cho ta nhiều gỗ

- Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 3’

- Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta

- Biển có vai trò đối với đời sống và sản xuất của con người ntn?

- GV nhận xét.

- 2 HS trả lời.

(39)

B. Bài mới: 30’

1. GTB: 1’

2. Đất ở nước ta: 15’ (Ứng dụng PHTM)

- Yêu cầu HS đọc sgk và hoàn thành bài tập 1 VBT trang 11:

+ Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên VN.

+ Điền các nội dung phù hợp.

Tên loại đất

Vùng phân bố

Một số đặc điểm Phe-ra-lít

Phù sa

- GVgiảng: Đất là nguồn tài nguyên quý nhưng có hạn, sử dụng cần bảo vệ và cải tạo.

?Hãy nêu một số biện pháp cải tạo đất?

* Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe- ra-lít màu đỏ và đất phù sa ở đồng bằng.

3. Rừng ở nước ta: 14’ (Ứng dụng PHTM)

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3;

đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:

+ Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- 3 HS lên bảng chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính.

- Vài HS nêu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn...

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

(40)

+ Điền các nội dung phù hợp.

Rừng Vùng phân

bố

Một số đặc điểm Rừng rậm

nhiệt đới Rừng ngập mặn

* KL: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở vùng ven biển.

- Rừng có vai trò ntn đối với đời sống của con người?

- Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?

- Địa phương em có rừng không? Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?

- GV: Rừng là nguồn tài nguyên quý, hiện nay diện tích rừng đang bị thu hẹp vì vậy chúng ta cần có biện pháp khai thác đi đôi với trồng và bảo vệ rừng.

* Hướng dẫn HS làm bài 2, 3, 4 VBT trang 12.

3. Củng cố, dặn dò: 2’ (Ứng dụng PHTM)

- GVnhận xét giờ học.

- Về nhà đọc bàivà chuẩn bị giờ sau.

- 3 HS chỉ vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

- Rừng cung cấp gỗ; điều hòa khí hậu;

hạn chế lũ lụt...

- HS nêu.

- 2 HS đọc bài học trong SGK.

(41)

NS: 16/10/2018

NG: Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018

TOÁN

TIẾT 30: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.

2. Kĩ năng: Giải bài toán liên quan đến tìm PS của 1 số, tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

- Gọi HS lên bảng làm BT 1, 2 trong VBT tiết trước.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Luyện tập: 30’

Bài 1. SGK trang 31. Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 7’

- 2 HS lên bảng bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

(42)

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

a)

18 28 31 32

; ; ;

35 35 35 35 b)

1 2 3 5

; ; ; 12 3 4 6

- Củng cố so sánh phân số Bài 2. SGK trang 31. Tính: 7’

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

a)

6; 11 b)

3 ; 32 c)

1; 7 d)

15. 8

Bài 3. SGK trang 32: 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính diện tích hồ nước ta làm ntn?

- GV nhận xét.

Bài giải

5ha = 50000 m2 Diện tích của hồ nước là:

- 2 HS làm phiếu.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS làm bảng lớp.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(43)

50000 x

3.

10 = 15000 (m2) Đáp số: 15000m2.

- Củng cố dạng toán tìm PS của một số.

Bài 4. SGK trang 32: 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính tuổi của mỗi người ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài giải Tuổi con là:

30 : (4 – 1) = 10 (tuổi) Tuổi bố là:

30 + 10 = = 40 (tuổi)

Đáp số: Bố: 40 tuổi.

Con: 10 tuổi.

- Củng cố dạng toán hiệu - tỉ.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về nhà làm BT trong VBT và chuẩn bị giờ sau.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(44)

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 12: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước đã chuẩn bị giờ trước.

2. Kĩ năng: Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.

3. Thái độ: Bảo vệ, giữ gìn các cảnh đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 4’

- Yêu cầu HS đọc bài tập viết đơn tuần trước.

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn HS luyện tập: 30’

Bài 1: 10’

- Đoạn văn đã miêu tả đặc điểm gì của biển?

- Chi tiết nào cho biết điều đó?

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?

- 4 HS đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu và 2 đoạn văn - Sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc mây trời.

- Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

- Vào các thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi

(45)

- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị gì?

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2: 20’

- Lưu ý HS: Dựa vào kết quả quan sát của em từ tiết TLV cuối tuần 5.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

bầu trời ầm ầm giông gió.

- Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.

- Quan sát vào mọi thời điểm trong ngày.

- Thị giác, xúc giác.

- Hình dung được cái nắng, nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS làm vbt.

- 2 HS làm phiếu khổ to.

- HS nối tiếp trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét.

KHOA HỌC

(46)

TIẾT 12. PHÒNG BỆNH SỐT RÉT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Nêu tác nhân đường lây truyền bệnh.

2. Kĩ năng: Làm cho nhà ở, nơi ngủ không có muỗi. Biết tự bảo vệ mình và có ý thức ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.

3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.

*BVMT: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.

- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thông tin, hình trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. KTBC: 3’

- Khi nào nên dùng thuốc?

- Khi dùng thuốc phải chú ý những gì?

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK: 15’

(Ứng dụng PHTM)

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm

- Yêu cầu các nhóm quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(47)

SGK trả lời câu hỏi:

+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh sốt rét?

+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?

+ Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?

+ Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

*Kết luận: Bệnh sốt rét rất nguy hiểm có thể gây thiệt mạng cho người bị bệnh.

3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận:

15’ (Ứng dụng PHTM) - GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- GV phát phiếu thảo luận:

+ Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà?

+ Khi nào muỗi bay ra để đốt người?

+ Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?

+ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?

+ Bạn làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?

- GV nhận xét, chốt lại.

*Kết luận: Cần dọn vệ sinh xung quanh nhà cửa, diệt muỗi, ngủ mắc màn.

* Hướng dẫn HS làm BT 1, 2, 3 trang 23 VBT.

3. Củng cố, dặn dò: 3’ (Ứng dụng PHTM)

- GV nhận xét giờ học.

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.

(48)

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 6

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận ra ưu - khuyết điểm trong tuần.

- Đề ra phương hướng hoạt động và chỉ tiêu phấn đấu trong tuần học tới.

II. Chuẩn bị: GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. Hoạt động chủ yếu:

A. Hát tập thể:

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 6:

1. Sinh hoạt trong tổ (tổ trưởng điều hành tổ).

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp.

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động-vệ sinh của lớp.

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động của lớp.

5. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của lớp tuần 4:

Ưu điểm

* Nền nếp:

- Các em đi học đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ. Thực hiện hát đầu giờ nghiêm túc và có chất lượng.

- Trang phục đúng quy định.

- Ý thức tự quản tốt. Có ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ của công.

- Tham gia vào các hoạt động ngoài giờ nhanh nhẹn.

- Thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm.

* Học tập:

- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ phục vụ tốt cho việc học tập.

- Thực hiện truy bài đầu giờ có hiệu quả.

(49)

- Học bài và làm bài bài đầy đủ trước khi đến lớp.

* TD-LĐ-VS:

- Mặc đồng phục đúng qui định, đeo khăn quàng đầy đủ.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.

Tồn tạị:

- Một số em chữ viết chưa cẩn thận, chưa chú ý, nói chuyện riêng trong giờ học.

trong giờ học.

* Yêu cầu HS bình bầu học sinh chăm ngoan và xếp loại thi đua giữa các tổ.

C. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 7:

- Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có và khắc phục những tồn tại của tuần trước.

- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

- Ban ATGT của lớp thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn giao thông.

- Phòng tránh tai nạn trong trường học, lớp học.

D. Sinh hoạt tập thể:

- Hát theo chủ đề: Bài hát tặng mẹ, tặng cô.

- Dọn vệ sinh lớp học

(50)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác.. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích

Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác.. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích

Kĩ năng: Rèn học sinh đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan về diện tích nhanh, chính xác.. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, thích

- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,…; đến cùng một hàng nào đó, số..

Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ lớn lớn đến bé?. đến

[r]

Hỏi tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ bao nhiêu

-Ôn tập kĩ bảng đơn vị đo diện tích và cách đổi đơn vị diện tích. -Xem trước bài Ôn tập về