• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3

Ngày soạn: 20/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2019 Tập đọc

I. MỤC TIÊU:

* MT chung:

- KT: Biết đọc liền mạch các từ:chặn lối,chạy như bay,lo, ngã ngửa.Cụm từ trong câu;

ngắt nghỉ hơi đúng và rõ ràng.

- KN: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người. ( trả lời được các CH trong sgk)

-TĐ: GD hs biết sẵn lòng giúp đỡ bạn bè.

* MT riêng: ( HS Nam: Khả năng nghe, viết của Hảo chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Xác định giá trị:có khả năng hiểu rõ những giá trị của bản thân,biết tôn trọng và thừa nhận người khác có những giá trị khác.

- Lắng nghe tích cực.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ Sgk.

- Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Nam

Tiết 1 1.Kiểm tra bài cũ:( 5')

- Gọi 2 em đọc bài: Làm việc thật là vui.

-Trả lời một số câu hỏi cuối bài.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:(1')

- Gv treo tranh và hỏi HS các con vật trong tranh đang làm gì?

- Muốn biết vì sao chú Nai lại húc ngã con Sói chúng ta sẽ học bài tập đọc ngày hôm nay:Bạn của Nai nhỏ.

2.2. Luyện đọc: ( 34') a. GV đọc mẩu toàn bài:

- Gv đọc to,rõ ràng phân biệt rõ giọng đọc của các nhân vật

-Gọi 1 HS khác đọc lại toàn bài b.Hướng dẫn Hs phát âm từ

- 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi của giáo viên.

- Hs trả lời - Lắng nghe.

- Lớp đọc thầm - 1Hs đọc

-Lắng nghe cô giáo đọc

- Nhìn lên bảng đọc các từ khó cô đã viết và đọc mẫu

- Chỉ được dấu phẩy, dấu chấm có trong bài.

(2)

khó:

- Gv cho Hs đọc:chặn lối,chạy như bay,ngã ngửa….

- Đọc từng câu:

c.Hướng dẫn ngắt giọng

- Gv treo bảng phụ có ghi các câu dài cho Hs luyện đọc

b. Đọc từng đoạn:

- Yêu cầu hs đọc

c. Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu hs đọc theo nhóm - GV theo dõi

d. Thi đọc:

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt

e. Đọc đồng thanh:

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh Tiết 2

2.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 15')

-Y/c đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

- Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?

- Cha Nai Nhỏ nói gì ?

-Y/c đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :

- Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình ?

- Y/c Hs đọc đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi :

- Mỗi hành động của Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt gì của bạn ấy?

- Em thích nhất điểm nào?

- 3-5 Hs đọc.Cả lớp đọc đồng thanh từ khó

- Hs nối tiếp đọc từng câu - Một lần khác,/chúng con đang đi dọc bờ sông/tìm nước uống/thì thấy lão Hổ hung dữ/

đang rình sau bụi cây.//

- Lần khác nữa,/chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non.//

- Nối tiếp đọc từng đoạn

- Các nhóm luyện đọc - Đại diện các nhóm thi đọc - Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn

nhóm đọc tốt - Đọc đồng thanh

- Đọc bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Đi chơi xa cùng bạn.

- Cha Nai Nhỏ hỏi về người bạn của con

- Hành động cứu bạn của bạn Nai nhỏ.

- Mỗi hành động đó nói lên một điều là :bạn của Nai nhỏ thông minh,nhanh nhẹn,khỏe mạnh,dũng cảm.

- Tự nêu ý kiến của mình.

- Em đọc nối tiếp đoạn cùng bạn trong nhóm

- Nhìn vào tranh chỉ và trả lời: Tranh vẽ những ai?

Nai nhỏ và bạn

- Nghe, nhìn lên bảng đọc các từ khó

- Chỉ được các dấu phẩy, dấu chấm ở đoạn 3 + 4.

(3)

- Gv cho Hs thảo luận nhóm 2 : - Theo em người bạn tốt là người như thế nào?

- Em hãy xem mình đã bao giờ sống vì người khác chưa?

2. 4. Luyện đọc lại: (20')

- Yêu các nhóm tự phân vai thi đọc lại toàn bộ câu chuyện.

- Theo dõi, nhận xét tuyên dương

3. Củng cố, dặn dò:(5') - 1 hs đọc lại toàn bài

- Gv : Qua câu chuyện em học được điều gì ở bạn của Nai Nhỏ?

* Trẻ em có quyền được sống với cha mẹ và tự do kết giao bạn bè

- Nhận xét giờ học:

- Tuyên dương một số em đọc tốt, nhắc nhở một số em đọc chưa tốt.

- Về nhà chuẩn bị bài sau: “Gọi bạn”

Dặn: Quan sát tranh, tập kể lại câu chuyện này.

-Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.

- Tự nêu ý kiến - Hs suy nghĩ trả lời

- Các nhóm phân vai và luyện đọc

- Thi đọc giữa các nhóm, lớp theo dõi, nhận xét nhóm, cá nhân, nhóm đọc tốt

- Đọc bài

- Nêu ý kiến của mình

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Luyện đọc câu cuối bài

*********************************

Toán

Tiết12: TỰ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU:

*MT chung:

- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:

- KT:Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền sau, số liền trước.

- KN: -Kĩ năng thực hiện cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 - Giải toán bằng một phép tính đã học.

- Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.

- Giáo viên đánh giá được mức độ học tập của học sinh.

- TĐ: Giáo dục ý thức tự giác trong làm bài.

* MT riêng: ( HS Nam: Khả năng nghe, viết của Hảo chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

(4)

- Hs thực hiện phép tính trong phạm vi 20 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv:đề kiểm tra

- Hs:giấy,bút.thước kẻ…

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Nam

1 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.(2')

2 Bài mới: (37' - 38')

Phát đề bài kiểm tra cho học sinh làm:

Bài 1: Viết các số : a. Từ 60 đến

80 : ...

...

b. Từ 55 đến

65 :...

...

Bài 2:

a.Viết số liền sau của 99 là ? b.Viết số liền trước của 68 là ? Bài 3 : Tính

Bài4 : Mẹ và Trang hái được 55 bông hoa.Mẹ hái được 25 bông hoa.Hỏi Trang hái được bao nhiêu bông hoa?

Bài 5 : Đo và viết số đo độ dài đoạn thẳng sau:

A B

GV Theo dõi học sinh làm bài và giúp đỡ một số em yếu.

GV Thu bài và kiểm bài.

- HS làm bài kiểm tra vào VBT Toán

- Viết các số theo phép tính và tính?

6 + 6 = 6 + 1 = 6 + 8 = 6 + 2 =

******************************************

Ngày soạn: 21/9/2019

Ngày giảng: Thứ ba,ngày 24 tháng 9 năm 2019 Toán

Tiết 13: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10

I.MỤC TIÊU:

*MT chung:

- KT: Biết cộng hai số có tổng bằng 10.

(5)

+ Biết dựa vào bảng cộng để tìm số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.

+ Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.

+ Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số.

+ Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12.

- KN:

+ Thực hiện dựa vào bảng cộng để tìm số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.

+ Thực hiện viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.

+ Thực hiện cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số.

+ Thực hiện xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.

- TĐ: Phát huy tính tích cực trong học toán.

* MT riêng:( HS Nam : Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

-Hs đoc, viết được các số có 2 chữ số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Que tính, bảng gài, mô hình đồng hồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Nam

1.Kiểm tra bài cũ( 5'): Đặt tính rồi tính:

94 – 23 ; 45 – 20 ; - Gọi 1 em lên làm bài trên bảng lớp,cả lớp làm bảng con.

- Nhận xét, chữa bài.

2 Bài mới:( 32')

2.1.Giới thiệu bài: Gv ghi đề.

2.2.Giảng bài mới:

Hướng dẫn cách cộng bằng que tính.

- Yêu cầu học sinh lấy que tính để thao tác.

- Lấy 6 que tính thêm 4 que tính ta có mấy que tính.

- Viết lên bảng: 6 + 4 = 10 - Hướng dẫn đặt tính cột dọc

- GV cho Hs cộng thêm nhiều phép tính khác

2.3.Luyện tập:

Bài 1: Học sinh viết đúng các số có tổng bằng 10.

a.Số ?:

6 +……= 10

- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau nêu lần lượt các phép tính.

b.Viết theo mẫu :

- Làm theo yêu cầu.

- Hs lắng nghe

- Lấy que tính cùng làm với giáo viên.

- Học sinh quan sát và tự đặt được theo cột dọc.

- Hs cộng.

- Đọc yêu cầu bài toán

-Nêu nối tiếp:

a. 4 + 6 = 10 ;2 + 8 = 10 ; 9 + 1 = 10…

b. 10 = 9 + 1 ; 10 = 8 + 2 ;

- Đọc số 20, 45

-Đọc và viết được 2 số trong bài 1

.

(6)

- Gv nhận xét.

Bài 2: Học sinh tính được các phép tính có kết quả bằng 10

- Ghi lần lượt các phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm.

- Nhận xét.

Bài 3 : Tính nhẩm

- Yêu cầu học sinh tính nhẩm nhanh và đúng.

Bài 4:Rèn kĩ năng xem đồng hồ.

- Giáo viên để mô hình đồng hồ lên bàn yêu cầu học sinh đọc to kết quả trên mặt đồng hồ.

4.Củng cố ,dặn dò:( 3') - Nhắc lại bài học hôm nay.

- Về nhà làm bài trong SGK và xem bài tiết sau.

10 = 7 + 3…

- Đọc yêu cầu.

- 3 hs làm bảng ,dưới lớp làm VBT

- Làm nối tiếp bằng miệng.

- Nhìn đồng hồ và nêu to kết quả.

- Nhận xét bạn.

- 1 em nhắc lại. -Lắng nghe

****************************************

Kể chuyện

Tiêt 3: BẠN CỦA NAI NHỎ I. MỤC TIÊU:

*MT chung:

- KT:Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình (BT1); nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn (BT2) - KN Biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ở BT1.

- TĐ: GD hs sẵn lòng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn

(Ghi chú: HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của BT3(phân vai, dựng lại câu chuyện)

* MT riêng: ( HS Nam: Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Nam:

- Quan sát tranh chỉ và nêu được tên các nhân vật trong tranh.

- Được nghe, nhìn cô giáo kể chuyện và cho biết : Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu?

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ ở SGKphóng to.

- Các trang phục của Nai Nhỏ và Cha Nai Nhỏ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Nam

A Mở đầu:

- Giáo viên giới thiệu: chương trình kể chuyện trong sách giáo khoa tiếng việt L2

-HS lắng nghe. -HS lắng nghe.

(7)

B Dạy bài mới.

- Giới thiệu bài(1p).

- Giáo viên hỏi: Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc các em vừa học có tên là gì?( TL: Có công mài sắt, có ngày nên kim). Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó?

- Viết tên bài + Gọi HS nhắc lại tên bài Hướng dẫn kể chuyện:

*)Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.(15p)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- GV kể lần 1: Kể lại toàn bộ câu chuyện

+ Học sinh quan sát từng tranh trong SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.

- GV kể lần 2: Kể chuyện kết hợp chỉ tranh

- Kể chuyện theo nhóm

+ Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm. Hết một lượt, lại quay lại từ đoạn 1, nhưng thay đổi người kể.

- Gọi học sinh nhận xét: Về nội dung ( kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?). Về cách diễn đạt ( nói đã thành câu chưa? dùng từ có hợp không? đã biết kể bằng lời của mình chưa?). Về cách thể hiện ( Kể có tự nhiên không?

đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? giọng kể có thích hợp không?).

- Giáo viên nhận xét và khen các em.

+Kể toàn bộ câu chuyện. (17’)

- Tổ chức thi kể trước lớp. - Gọi học sinh nhận xét bạn kể.

- Giáo viên nhận xét.

*)KC phân vai, mỗi vai kể với một giọng riêng:

+Giọng người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.

+ Giọng bà cụ: Ôn tồn, hiền hậu.

+ Gọng cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.

( Có thể cầm sách, đi từ dễ đến khó).

- Cả lớp bình chọn những nhóm học

- 2-3 HS trả lời.

- 2 HS nhắc tên bài.

- Lắng nghe

-Làm việc cá nhân - Lắng nghe + Quan sát tranh

- Học sinh kể.

- Học sinh nhận xét.

2 - 3 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

*Làm việc nhóm - Học sinh lắng nghe.

-Học sinh kể lại câu chuyện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Nghe cô kể chuyện.

- Mở SGK xem tranh.

- Lắng nghe.

(8)

sinh, học sinh kể chuyện hấp dẫn nhất.

Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những ưu điểm của lớp, nhóm, cá nhân.

Nêu những điểm chưa tốt cần điều chỉnh.

- Lắng nghe

***********************************

Chính tả: ( Tập chép ) Tiết 4: BẠN CỦA NAI NHỎ I.MỤC TIÊU:

*MT chung :

- KT: Chép lại chính xác , trình bày đúng đoạn tóm tắt trong bài Bạn của Nai Nhỏ (sgk)

- KN: àm đúng BT2; BT(3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ - TĐ: GD hs ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

* MT riêng: ( HS Nam : Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

- Được hướng dẫn cách để vở, tư thế ngồi viết và giữ vở sạch sẽ.

- Được cô giáo hướng dẫn viết được 1 câu đầu của bài đúng cỡ chữ nhỏ.

- Có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chép sẵn đoạn cần viết vào bảng lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Nam

1.Kiểm tra bài cũ:(5')

- Giáo viên tự cho học sinh cả lớp viết 3 từ sai ở tiết trước vào bảng của mình.

- Nhận xét, sửa chữa.

2Bài mới:(32') 2.1. Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta sẽ chép đoạn văn tóm tắt bài:Bạn của Nai Nhỏ và làm một số bài tập.

2.2. Hướng dẫn tập chép:

a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép : - Giáo viên đọc đoạn cần viết - Gọi 2 học sinh đọc lại.

+ Đoạn này kể về ai?

+ Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi xa cùng bạn?

b.Hướng dẫn cách trình bày:

- Tự viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe

- Lắng nghe - 2 em đọc.

- Kể về Nai Nhỏ.

- Cha Nai Nhỏ thấy yên lòng vì con mình có một người bạn tốt.

- Lắng nghe

- Để đồ dùng lên trên bàn

- Lắng nghe.

(9)

? Bài chính tả có mấy câu? Cuối câu có dấu gì? Chữ cái đầu tiên phải viết như thế nào?

c.Hướng dẫn viết từ khó:khoẻ,nhanh nhẹn,..

d. Chép bài:

- Yêu cầu hs nhìn bảng chép bài.

- Theo dõi học sinh chép bài

-Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng, cách cầm bút cho học sinh.

e.Soát lỗi: Đọc cho học sinh dò bài.

g. Nhận xét, chữa bài:

- Chữa lỗi phổ biến cho học sinh.

2.3. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2 : Củng cố cách viết ng, ngh.

- Yêu cầu học sinh làm bảng con.

- Nhận xét, chữa bài.

*Lưu ý:Khi viết ngh trong các trường hợp đi kèm với âm e, ê, i.

Bài 3 : Điền vào chỗ chấm ch hay tr,đổ hay đỗ.

- Gọi học sinh nêu miệng từng bài nhỏ.

- Nhận xét bài bạn.

3 Củng cố-dặn dò:(3') - Nhận xét giờ học.

- Về nhà tự luyện viết thêm từ sai nhiều (nếu có)

- Có 3 câu.Cuối mỗi câu có dấu chấm.Chữ cái đầu câu phải viết hoa.

- Viết bảng con

- Chép bài vào vở.

- Đổi vở cho bạn

- Đọc yêu cầu.

- Làm theo yêu cầu.

- Nhắc lại lưu ý.

- Nêu miệng:cây tre,mái che,trung thành...đổ rác,thi đỗ...

- Nghe, ghi nhớ

- Mở SGK đọc thầm đoạn viết.

- Được cô giáo hướng dẫn cách để vở, tư thế ngồi viết và giữ vở sạch sẽ.

- Được cô giáo hướng dẫn viết được 1 câu đầu của bài đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết được từ: cây tre

- Lắng nghe.

***************************************

Đạo đức

BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỮA LỖI ( tiết 1) I.MỤC TIÊU:

*MT chung:

1. KT:- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sữa lỗi - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sữa lỗi

2. KN: Thực hiện nhận lỗi và sữa lỗi khi mắc lỗi.

3. TĐ: GD hs phải biết nhận lỗi và sữa lỗi.

(Ghi chú: Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sữa lỗi khi mắc lỗi)

* MT riêng: ( HS Nam : Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, biết nói lời chào, biết nói lời theo yêu cầu, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Được cô giáo và gia đình nhắc nhở HS Nam:

(10)

- Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm việc gì sai.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với vấn đề của bản thân

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nội dung câu chuyện :Cái bình hoa - Giấy khổ lớn,bút viết bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Nam

1.Kiểm tra bài cũ:(5')

- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có tác dụng gì?

- Hãy nêu thời gian biểu của em?

- Nhận xét, tuyên dương.

2 Bài mới: (32’) 2.1. Giới thiệu bài:

Trong cuộc sống ai cũng có thể mắc lỗi và bài học hôm nay sẽ giup các em biết nhận lỗi và sửa lỗi.Gv ghi đề bài.

2.2. Giảng bài mới:

Hoạt động 1: Phân tích truyện

“Cái bình hoa”

Mục tiêu: Học sinh xem xác định được ý nghĩa của hành vi nhận và sữa lỗi.

Cách tiến hành: Giáo viên chia nhóm cho học sinh theo dõi và thảo luận.

- Qua câu chuyện em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?

- Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì?

- Nhận xét, bổ sung.

- Gv:Trong cuộc sống ai cũng có thể mắc lỗi nhất là những em ở lứa tuổi nhỏ,nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi thế mới tiến bộ và được mọi người yêu mến.

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến và thái độ của mình.

Mục tiêu: Học sinh biết cách bày tỏ ý kiến và thái độ của

- 1 HS nêu.

- 2 em đọc thời gian biểu của mình.

- Lắng nghe.

- Chia nhóm4

Tự thảo luận và nêu.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Kể những việc em làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp: cất cặp sách vở gọn gàng, gấp quần áo gọn gàng...

(11)

mình.

Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu tình huống cho học sinh bày tỏ thái bằng thẻ.Giơ thẻ đỏ nếu đồng ý.Thẻ xanh nếu không đồng ý.Thẻ vàng lưỡng lự.

+ Người nhận lỗi là người dũng cảm?

+ Nếu có lỗi chỉ tự chữa lỗi không cần nhận lỗi?

+ ...

- Nêu ý kiến cho học sinh đưa thẻ và giáo viên có thể hỏi thêm vì sao em chọn cách đó?

- Nhận xét, kết luận:Bất cứ ai khi mắc lỗi đều phải nhận lỗi và sửa lỗi có thế mới mau tiến bộ.

3 Củng cố-dặn dò:(2')

- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ ở vở bài tập.

- Về nhà tự luyện thêm, chuẩn bị tiết 2 thực hành.

- Suy nghĩ đưa ra ý kiến, giải thích lí do

- Lắng nghe

- 2 em đọc.

- Nghe, ghi nhớ

- Lắng nghe

Được cô giáo , gia đình nhắc nhở HS Nam biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm việc gì sai.

- Lắng nghe

*****************************************

Ngày soạn : 22/9/2019

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2019 Tập đọc

Tiết 9: GỌI BẠN I.MỤC TIÊU:

*MT chung:

- KT:+ Biết ngắt nhịp rõ ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

+Đọc đúng các từ:xa xưa,thủa nào,sâu thẳm,lang thang…

- KN: Hiểu ND và ý nghĩa bài: Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. (trả lời được các câu hỏi trong sgk; thuộc hai khổ thơ cuối bài)

- TĐ: GD hs yêu quý tình bạn

* MT riêng : (HS Nam: Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm , đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

- Hs đọc được 3 dòng đầu

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tự nhận thức về bản thân:là bạn bè phải quan tâm tới nhau trong mọi khó khăn của c/s.

(12)

-Thể hiện sự cảm thông.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ ở SGK.

- Bảng phụ ghi từ khó câu khó để luyện đọc.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS Nam 1.Kiểm tra bài cũ:(5')

- Gọi đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ - Theo em người bạn tốt là người như thế nào?

- Nhận xét.

2 Bài mới: (32-33') 2.1. Giới thiệu bài:

Chúng ta thường thấy Dê kêu:

bê,bê.Vậy muốn biết vì sao Dê lại kêu như thế cô trò ta sẽ cùng nhau học bài tập đọc ngày hôm nay:Gọi bạn.

2.2Luyện đọc:

a.GV đọc mẩu toàn bài b.Hướng dẫn luyện đọc câu:

- Yêu cầu hs đọc từng dòng - Tìm tiếng từ khó đọc - Luyện phát âm

c Đọc từng đoạn:

- Yêu cầu hs đọc từng khổ thơ - Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc câu dài

- Giải nghĩa từ: nắng oi, giấc tròn d Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Yêu cầu hs đọc theo nhóm - GV theo dõi

e Thi đọc:

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt

g Đọc đồng thanh:

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh 1 lần

2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- 2 em đọc bài nối tiếp.Trả lời câu hỏi

- Tự nêu.

- Hs lắng nghe

- Lớp đọc thầm - Nối tiếp đọc

- Tìm và nêu:xa xưa,thủa nào, sâu thẳm…

- Cá nhân,lớp - Nối tiếp đọc

- Luyện đọc:Tự xa xưa/thủa nào.

Trongrừng xanh/sâu thẳm Đôi bạn/sống bên nhau Bê Vàng/và Dê trắng/

Vẫn gọi hoài:/Bê!//Bê!/

- Các nhóm luyện đọc

- Đại diện các nhóm thi đọc - Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt - Đọc đồng thanh

- Đọc 3 câu đầu

-Cùng bạn lắng nghe cô giáo đọc

Cùng bạn đọc trong nhóm

- Nêu tên tác giả của bài :Gọi bạn - Đọc 3 dòng đầu

(13)

- Yêu cầu đọc thầm và trả lời câu hỏi

? Bê vàng và dê trắng sống ở đâu?

? Vì sao Bê vàng phải đi tìm cỏ?

? Bê vàng quên đường về Dê trắng đã làm gì?

? Vì sao Dê trắng đến bây giờ vẫn còn kêu bê bê?

? Qua bài thơ ta thấy điều gì?

*GD quyền: Trẻ em quyền được vui chơi tự do giao kết bạn bè.

2.4. Học thuộc lòng bài thơ:

- Yêu cầu hs nhìn bảng đọc, gv xóa dần bảng.

- Gọi hs xung phong đọc - Nhận xét khen ngợi.

5. Củng cố, dặn dò:(3') - 1 hs đọc lại toàn bài

? Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn?

- Nhận xét giờ học:

- Tuyên dương một số em đọc tốt, nhắc nhở một số em đọc chưa tốt.

- Về nhà học thuộc lòng toàn bài.

- Đọc bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi

- Ở rừng xanh sâu thẳm.

-Vì trời hạn hán.

-Chạy khắp nẻo tìm Bê.

-Vì thương bạn quá, chạy khắp nẻo tìm Bê.

- Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.

- Luyện đọc và học thuộc lòng.

- 4-5 em đọc thuộc lòng

- Tự nêu ý kiến - Lắng nghe, ghi nhớ

- Quan sát, lắng nghe

*************************************

Toán

Tiết 13 : 26+4 ; 36 + 24 I. MỤC TIÊU:

1. KT: + Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24 + Biết giải bài toán bằng một phép cộng

2. KN: - Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100

- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24 - Thực hiện giải bài toán bằng một phép cộng

3. TĐ: Phát huy tính tích cực, say mê học toán.

* MT riêng:( HS Nam : Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

-Hs đọc được phép tính và lời giải của bài toán II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bộ đồ dùng, bảng gài.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ của HS Nam

(14)

1.Kiểm tra bài cũ:(5') Điền số: 7 + …… = 10 10 = 2 +……

-Nhận xét.

2. Bài mới:( 32') 2.1. Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta sẽ đi học và làm các bài tập về phép cộng trong phạm vi 100.

2.2 Bài mới:

- Giới thiệu : 26 + 4 =?

- Hướng dẫn học sinh thao tác bằng que tính.

- Hướng dẫn đặt tính theo cột dọc - Giới thiệu: 36 + 24 =?

- Hướng dẫn tương tự ví dụ trên.

*Lưu ý: Cần đặt đúng cột nếu đặt sai cột sẽ cộng sai kết quả.

- Nhận xét gì về 2 kết quả trên ở hàng đơn vị?

2.3. Bài tập:

Bài 1: Tính.

Củng cố cách tính cho học sinh.

- Yêu cầu học sinh làm bảng con.

- Gọi 3 em lên bảng làm.

- Yêu cầu hs nêu lại cách tính

Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn

- Gọi HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.

- Yêu cầu hs giải vào vở

- Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.

- Chữa bài.

Bài 3:-Gv y/c Hs đọc đề bài:

- Gv gợi ý Hs cách làm.

- Gv nhận xét

3 Củng cố-dặn dò:(2')

- Gọi hs nhắc lại cách đặt tính và

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.

- Hs lắng nghe.

- Lấy que tính thao tác tìm kết quả.

- Đặt tính theo cột dọc.(1 em lên bảng, lớp bảng con)

- Làm tương tự.

- Hàng đơn vị đều có chữ số 0.

- Đọc yêu cầu.

- Hs làm bảng con - Hs làm bài vào vở

- HS đọc

- Phân tích bài toán

- 1 em lên bảng giải, lớp tự giải vào vở.

Bài giải:

Hai tổ trồng được số cây là:

17 + 23 =40(cây)

Đáp số:40 cây - Hs làm bài: 25+5=30 ; 42+28=70…

- Hs lắng nghe.

-Cùng các bạn đọc 1 vài phép tính trong bảng cộng

-Cùng các bạn quan sát

- Đọc số: 26 + 4 36 + 24

- Lắng nghe

- Đọc được lời giải trong bài

- Lắng nghe

(15)

cách tính.

- Nhận xét giờ học

- Về nhà làm các BT trong SGK.

*************************************

Luyện từ và câu

Tiết 3: TỪ CHỈ SỰ VẬT; CÂU KIỂU “AI LÀ GÌ?”

I.MỤC TIÊU:

*MT chung:

- KT:Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý (BT1, BT2) - KN Biết đặt câu theo mẫu Ai là gì? (BT3)

- TĐ:Thể hiện tốt việc nói viết thành câu, yêu thích môn học.

* MT riêng: ( HS Nam : Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

-Hs nêu tên một số đồ vật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ BT3, bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Nam

1 Kiểm tra bài cũ:(5')

- Em đặt dấu gì ở mỗi cuối câu sau:

+ Tên em là gì?

+ Em học lớp mấy?

- Nhận xét.

2.Bài mới:(30') 2.1Giới thiệu bài:

Gv ghi đề bài.

2.2Giảng bài mới:

Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật ở các tranh

sgk

- Treo tranh học sinh tìm từ đúng với nội dung tranh.

- Giáo viên ghi lên bảng.

*Kết luận: Đây là những từ chỉ sự vật.

- Em hãy tìm những từ chỉ sự vật khác?

Bài 2: Tìm từ chỉ sự vật bảng sau.

- Giáo viên treo bảng học sinh nêu, giáo viên gạch chân từ chỉ sự vật.

- Gọi nhắc lại toàn bộ các từ đó.

Bài 3: Đặt câu theo mẫu sau:

- 2 em lên bảng làm.Lớp nhận xét.

+ Tên em là gì ? + Em học lớp mấy ?

- HS lắng nghe.

- Nêu yêu cầu bài.

- Quan sát tranh lần lượt nêu :Bộ đội,công nhân...

- Nhắc lại.

- Tự tìm thêm.

- Nêu yêu cầu.

- Suy nghĩ, trả lời

- Nối tiếp nêu :bạn,thước kẻ,cô giáo.thầy

giáo,bảng...

- Đọc yêu cầu bài.

- Lắng nghe

-Nhìn vào đồ vật , hình ảnh trong VBT nêu được tên đồ vật đó.

-Lấy đúng đồ dùng học tập của Hảo theo y/cầu của cô giáo( Bút máy, thước kẻ, bút chì, phấn, bảng con)

(16)

Ai (Cái gì, Con gì)/là gì ?

- Ghi mô hình lên bảng.Hướng dẫn cách xác định mẫu câu.

- Bạn Vân Anh trả lời cho câu hỏi nào ?

-Lớp 2A trả lời cho câu hỏi nào ? - Yêu cầu học sinh đặt theo mẫu đó vào vở.

- Chữa bài.

3. Củng cố-dặn dò :(3-5')

- Gọi vài em nêu một số từ chỉ sự vật ?

- Nhận xét giờ học

- Về nhà xem lại các bt.Chuẩn bị cho bài sau.

….Ai ?

…là gì/

- Làm bài vào vở.

- 2 em nêu lại các từ đó.

- Nghe, ghi nhớ

-Lắng nghe

- Lắng nghe

*********************************

Ngày soạn : 23/9/2019

Ngày giảng : Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2019 Toán

Tiết 14: LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU:

*MT chung:

KT: + Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 8 (Bài 1 - dòng 1)

+ Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+4; 36+24(BT 2. 3) + Biết giải toán bằng một phép tính ( Bài 4)

- KN: Rèn cho hs kĩ năng làm tính, giải toán nhanh, chính xác các loại toán trên - TĐ: GD cho hs lòng say mê học toán.

* MT riêng:( HS Nam : Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Nam:

- Biết cộng các số trong bảng 6 cộng với một số.

- Có hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- SGK,VBT toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của Hs Nam 1 Kiểm tra bài cũ:

Gọi học sinh làm: Đặt tính rồi tính:34+6;45+45;

- Nhận xét, chữa bài.

2 Bài mới:

- 2 em lên làm bài trên bảng

lớp, cả lớp làm bảng con. Quan sát các bạn làm bài

(17)

2.1.Giới thiệu bài:

GV Ghi đề

2.2.Giảng bài mới:

Bài 1: Tính nhẩm.

- Gọi HS đọc đề.

- Gọi học sinh nối tiếp đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét.

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập

- Đổi VBT cho bạn để bạn kiểm tra.

- Yêu cầu nêu kết quả.

- Gv nhận xét Bài 3:Số?:

- Yêu cầu làm bài vào Vbt.

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài4:

- Gọi 2 em đọc đề bài.

- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải bài toán vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 5: Số?:

-Yêu cầu học sinh dùng thước để làm bài.

- Củng cố cho học sinh cách đo độ dài đoạn thẳng.

3 Củng cố-dặn dò:

-Nhắc lại đề bài hôm nay học.

-Nhận xét giờ học: Tuyên dương một số em có nhiều cố gắng trong học tập.

-Về nhà làm bt trong SGK và chuẩn bị bài sau.

- Đọc yêu cầu.

- Nêu miệng nối tiếp từng bài:

9+1+8=18 ;9+1+6=16…

- HS làm bài.

- Đổi VBT để bạn kiểm tra.

- Nêu kết quả.

- 5 Hs lên bảng làm bài:

22+8=30 ; 87+3=90 ; 25+25=50

33+7=40+8=48 ;

27+33=60+20=80 - 2 em đọc

- Làm theo yêu cầu:

Bài giải:

Bố may hết số đề-xi-mét vải là:

19+11=30(dm) Đáp số:30dm -Dùng thước để đo.

-Nêu kết quả bài làm của mình.

-Nghe GV giới thiệu bài

-Nhìn mô hình trực quan đếm số cam ở hàng trên

-Đọc lại phép tính 5 + 2= 7 ( quả)

- Nêu câu lời giải và viết phép tính

-Nhờ GV giúp đỡ làm tiếp bài tập 2

Tập viết

Tiết 3 : CHỮ HOA B

(18)

I.MỤC TIÊU:

*MT chung:

- KT:Viết đúng chữ hoa B (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng:

Bạn(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Bạn bè sum họp (3 lần).

- KN: Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

-TĐ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ mẫu hoa B .

- Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng: Bạn bè sum họp

* MT riêng:( HS Nam: Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Nam : - Nắm được cấu tạo chữ B và bước đầu biết viết chữ B - Có hứng thú trong học tập.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chữ mẫu hoa B .

- Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng: Bạn bè sum họp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS Khải 1 Kiểm tra bài cũ:(5')

- Yêu cầu học sinh viết bảng con Ă, Â, Ăn.

- Nhận xét.

2 Bài mới:(32') 2.1Giới thiệu bài:

Gv giới thiệu và ghi tên đầu bài.

2.2 Hướng dẫn viết chữ B hoa:

- Yêu cầu quan sát nhận xét:

+ Chữ hoa B gồm mấy nét, cao mấy ô li?

- Hướng dẫn cách viết:

- Nét 1: Giống nét móc ngược trái phía trên hơi lệch sang phải đầu móc hơi cong.

- Nét 2: Kết hợp hai nét cơ bản cong trên, cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

- Giáo viên viết mẫu:

- Yêu cầu học sinh viết bảng con.

2.3H/d viết cụm từ ứng dụng.

- Treo bảng phụ gọi học sinh đọc từ ứng dụng

- Em hiểu cụm từ đó như thế nào?

- Giáo viên hướng dẫn cách viết: “Bạn bè sum họp’’

- Cả lớp viết bảng con

- Nhận xét bạn.

- Quan sát,nhận xét - 3 nét,nét thẳng đứng và 2 nét cong phải,cao 2,5 ô li.

-Quan sát giáo viên viết.

- Viết bảng con.

- Đọc to cụm từ đó.

- Tự nêu

- Cùng các bạn viết bảng con

- Lắng nghe lời nhận xét của các bạn

- Theo dõi GV viết mẫu

- Cùng các bạn viết BC

Viết BC chữ Dân

(19)

- Nhận xét độ cao các con chữ, khoảng cách các tiếng của cụm từ đó.

- Luyện bảng con tiếng: “Bạn”

- Luyện giấy nháp cả cụm từ đó.

2.4 H/d viết vào vở:

- Theo dõi học sinh viết bài và nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng cho học sinh.

2.5 Nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Thu vở chữa,nhận xét . 3 Củng cố-dặn dò:(3')

- Yêu cầu viết bảng con B hoa, Bạn.

- Chữ cao 2, 5 li:

B, h.

- Luyện bảng con.

- Luyện vở.

Viết bảng con

- Viết 2 dòng chữ D

- 2 dòng từ ứng dụng

**************************************

Tự nhiên xã hội HỆ CƠ I/ MỤC TIÊU

*MT chung:

- KT: Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ bụng, cơ tay cơ chân.

- KN: Biết được cơ nào cũng có thể co và duỗi được, nhờ đó mà cơ thể cử động được

- TĐ: GD hs có ý thức giúp cơ phát triển và săn chắc.

* MT riêng:( HS Nam: Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Nam : -Chỉ được vị trí các cơ

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ hệ cơ. Vở bài tập.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS Nam 1. Khởi động:(3') Cả lớp cùng

chơi trò: Đưa tay ra nào?

- Qua trò chơi em thấy mình đã khởi động những khớp nào?

2. Bài mới: (33') 1. Giới thiệu bài:

-Gv giới thiệu và ghi tên bài.

2. Bài mới:

Hoạt động1: Quan sát hệ cơ.

Mục tiêu: Học sinh nắm được tên gọi một số cơ trên cơ thể.

- Chơi trò chơi.

- Tự nêu.

- Hs lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Cùng các bạn làm việc trong nhóm

(20)

Cách tiến hành: Làm việc theo cặp.

-Yêu cầu quan sát sờ nắn và mô tả cơ bắp cánh tay.

-Duỗi cánh tay và quan sát.

-Báo cáo kết quả và nhận xét.

Kết luận: Hệ cơ khi co thì ngắn và chắc hơn.Khi duỗi dài hơn và mềm hơn.

Hoạt động 2:Giới thiệu hệ cơ -Quan sát và lên bảng chỉ vào tranh.

- Nêu một số cơ khác trên cơ thể mà em biết? Chỉ vào tranh.

- Cho học sinh chỉ lên cơ thể của mình các cơ mà em biết.

- Yêu cầu nhận xét bạn.

Hoạt động 3: Thảo luận.

- Mục tiêu: Biết được vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ săn chắc.

Cách tiến hành: Trả lời câu hỏi.

- Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc?

Kết luận: Cần ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên sẽ cho cơ phát triển tốt

3 Củng cố-dặn dò:(4')

? Nhờ đâu mà các bộ phận của cơ thể có thể co, duỗi được?

- Nhận xét giờ học

- Thực hiện tốt những điều đã học

- Làm việc theo cặp.

- Quan sát sờ nắn trên cơ thể.

- Báo cáo kết quả.

- Nêu lại kết luận.

- Chỉ vào tranh (4 - 5 em) - Nêu và học sinh nhận xét bạn.

- 3 - 4 em

- Quan sát bạn và nhận xét.

- Tự nêu.

- Nêu lại kết luận.

- Nhờ cơ mà ta có thể co duỗi được

- Lắng nghe

- Làm theo các bạn

- chỉ vị trí các cơ

- Quan sát và lắng nghe

HĐNG: VĂN HÓA GIAO THOÂNG Bài 1: ĐI BỘ AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

*MT chung:

- Hs nhận biết thế nào là hành vi an toàn của người đi bộ trên đường.

- Hs nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố (không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh.)

- Biết được cách ứng xử lịch sự, có văn hóa khi đi trên đường.

- GD Hs đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch, nói chuyện, dưới lòng đường làm ảnh hưởng tới người tham gia GT.

(21)

* MT riêng:( HS Nam: Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Nam : - Hs biết cách đi bộ trên vỉa hè

II.CHUẨN BỊ:

Tranh SGK, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ của HS HĐ của Hs Nam

1. Trải nghiệm (5’)

? Khi đi bộ các con cần chú ý điều gì? Vì sao?

- GV giới thiệu: Để giúp các con được an toàn khi đi bộ chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Đi bộ an toàn

2. Hoạt động cơ bản

- Gọi 1 HS đọc câu chuyện Ai đến trường nhanh hơn

- Gv yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện “Ai đến trường nhanh hơn”

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Bạn nào đến trường trước?

+ Nếu không gặp sự cố trên đường, Minh và Hải có đến trường trước hay không?

+ Em thấy cách cư xử của Minh và Hải khi gặp sự cố như thế nào?

+ Em có chọn cách đi nhanh đến trường như Minh va Hải không? Tại sao?

- GV nhận xét

- Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta phải làm gì?

- Gv kết luận: Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta không nên chen lấn, đẩy xô, không đi nhanh đi ẩu để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

3. Hoạt động thực hành :

* HS thảo luận nhóm đôi: Nếu được nói chuyện với Minh và Hải trong câu chuyện

“Ai đến trường nhanh hơn ?”, em sẽ nói với mỗi bạn điều gì ?

- Gọi HS các nhóm trả lời.

- GV NX, tuyên dương.

* Yêu cầu HS đọc câu chuyện BT2/ Tr6

- Hs trả lời

- HS đọc - HS đọc thầm

- Nam đến trường trước

- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

- Không chen lấn, xô đẩy, không đi nhanh

- HS thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhân xét bổ sung

-Lắng nghe

-Lắng nghe

- Nhắc laị câu trả lời của bạn

(22)

thảo luận nhóm các câu hỏi và ghi vào phiếu học tập:

a. Theo em, bạn Nam nói đúng không?

b. Tại sao mọi người trong quán chè đều nhìn Nam?

c. Nếu em là Nam, em sẽ ứng xử thế nào để thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa?

- GVNX

GV hướng dẫn HS đọc 4 câu thơ:

Cho dù mình đúng người sai Chớ nên cự cãi chẳng ai quý mình Cư xử sao cho thấu tình

Người thương bạn quý gia đình yên vui 4. Hoạt động ứng dụng:

Yêu cầu HS đọc tình huống trang 7 và trả lời câu hỏi:

Nếu em là bạn của Ngọc, em sẽ nói gì với các bạn ấy?

- GV NX

- GVKL : Vỉa hè là lối đi chung, không nên tụ tập đùa giỡn làm ảnh hưởng đến người tham gia GT.

5. Tổng kết - dặn dò :

- HS nêu lại nội dung bài học.

- Dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- HSTL, đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhân xét bổ sung

- HS trả lời, nhận xét

- HS nhắc nội dung

-Lắng nghe

**************************************

Ngày soạn : 24/9/2019

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2019 Toán

Tiết 15: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9 + 5 I.MỤC TIÊU:

*MT chung

1. KT: + Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9+5, lập được bảng 9 cộng với một số.

+ Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Giải toán bằng một phép tính cộng.

2. KN: - Thực hiện phép cộng dạng 9+5, lập được bảng 9 cộng với một số.

- Thực hiện trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng - Giải toán bằng một phép tính cộng.

3. TĐ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác.

(23)

* MT riêng:( HS Nam : Khả năng nghe, viết chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Nam:

- Biết giải 1bài toán về nhiều hơn - Có hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Que tính.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS Nam 1.Kiểm tra bài cũ:( 5') Gọi 2 HS

lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.

Đặt tính rồi tính:

25 + 5 ;4 + 26 ; -Nhận xét bài bạn.

2 Bài mới: ( 32- 33') 2.1 Giới thiệu bài:

-Gv giới thiệu và ghi tên bài 2.2 Bài mới:

*Giới thiệu phép cộng 9 + 5

- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.

- Ngoài cách sử dụng que tính còn có cách nào khác nữa không?

- Hướng dẫn học sinh đặt tính theo cột dọc.

*Hướng dẫn học sinh lập bảng công thức: 9 cộng với một số.

- Yêu cầu học thuộc lòng bảng đó.

- Kiểm tra và xoá dần.

2.3.Luyện tập:

Bài 1:Tính nhẩm

Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh.

- Yêu cầu học sinh nêu miệng nối tiếp từng bài.

- Nhận xét bạn.

Bài 2:Đặt tính rồi tính:

- Yêu cầu học sinh làm vào VBT.

- Nhận xét bài bạn.

Bài 3:Số ?:

- Gv gọi 4 Hs lên bảng làm bài

- 2 HS làm bài trên bảng lớp, dưới lớp làm vào giấy nháp.

- Hs lắng nghe

- Sử dụng que tính.

- Hs tự nêu.

- Tự lập bảng cộng dựa vào hướng dẫn của giáo viên.

- Học thuộc lòng bảng đó.

- Đọc yêu cầu

- Nêu miệng nối tiếp:

9+2=11 ; 9+4=13 ; 9+5=14 ;9+6=15

2+9=11 ; 4+9=13 ;5+9=14

; 6+9=15...

-HS làm vào VBT.

- 4 Hs lên bảng làm bài:

9+7=16+4=20 ;

-Theo dõi

-Nhờ GV gợi ý viết được câu trả lời và phép tính của bài toán

-Nghe các bạn đọc, đọc lại bài toán -Nhờ GV gợi ý tự giải bài toán.

(24)

- Gv nhận xét,Hs chữa bài vào vở Bài 4: Bài giải.

- Yêu cầu học sinh tự đọc đề và giải vào vở.

- nhận xét , chữa bài cho học sinh.

4. Củng cố-dặn dò:(3')

- Gọi 2 em đọc lại bảng cộng 9+

một số.

- Về nhà tự ôn lại và làm các bt trong SGK.

9+2=11+9=20

9+8=17+23=40 ; 9+4=13+17=30

- Tự giải vào vở.

- 2 em nêu.

************************************

Chính tả (Nghe -viết) Tiết 5: GỌI BẠN I.MỤC TIÊU:

*MT chung:

- KT: Nghe-viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ Gọi bạn

- KN: Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm được BT2; BT (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ.

- TĐ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, ý thức rèn chữ, giữ vở.

* MT riêng: ( HS Nam: Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

- Được hướng dẫn cách để vở, tư thế ngồi viết và giữ vở sạch sẽ.

- Được cô giáo hướng dẫn viết được 1 câu đầu của bài đúng cỡ chữ nhỏ.

- Có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập 2,3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ của HS Nam 1.Kiểm tra bài cũ:(5')

- Giáo viên đọc: Trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ.

-Nhận xét học sinh viết.

2 Bài mới: (32')

2.1 Giới thiệu bài:Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe cô đọc và viết lại 2 khổ thơ cuối bài Gọi bạn và làm các bt chính tả.

- Cả lớp viết bài vào bảng con.

-Hs lắng nghe

- Theo dõi

- Để đồ dùng lên

(25)

2.2 Hướng dẫn viết chính tả:

a.Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.

- Đọc 2 khổ thơ cuối bài.

- Gọi 2 em đọc lại.

+ Bê Vàng đi đâu? Tại sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?

+ Khi Bê Vàng đi lạc Dê Trắng đã làm gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu? Mỗi câu có mấy dòng?

- Có những dấu câu nào?

c.Hướng dẫn viết từ khó: Nẻo, lang thang,

d. Hướng dẫn viết bài vào vở:

- Kể từ lề lui vào 3 ô.

-Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Đọc đúng yêu cầu bộ môn.

+ Chú ý: Cách viết dấu mở ngoặc kép.

e.Đọc soát lỗi: Đổi vở cho bạn soát lỗi.

2.3 Bài tập chính tả:

Bài 2: Gọi 2 em đọc yêu cầu bài.

-Gọi 1 em làm mẫu.Cả lớp làm vở nháp.

Đáp án: Nghiêng ngả, nghi ngờ.

Nghe ngóng,ngon ngọt Bài 3: Gọi 2 em đọc yêu cầu.

Làm bài vào bảng con.Nhận xét bạn

Đáp án:Trò chuyện,che chở… Màu

- 2 em đọc.

- Bê Vàng đi tìm cỏ .Vì trời hạn hán.

- Dê trắng đã đi tìm bạn.

- Đoạn văn có 8 câu.

- Tự nêu.

-Viết vào bảng con.

-Viết vào vở.

-Đổi vở soát lỗi bạn.

-Đọc yêu cầu.

-Làm theo yêu cầu.

-Đọc yêu cầu.

-Làm bài nhận xét bài bạn.

-Viết vào bảng con.

trên bàn.

- Được cô giáo hướng dẫn cách để vở, tư thế ngồi viết và giữ vở sạch sẽ.

- Được cô giáo hướng dẫn viết được 1 câu đầu của bài đúng cỡ chữ nhỏ.

- Nhìn vào bảng chữ cái nhận mặt và đọc được tên các chữ cái

(26)

mỡ, cửa mở….

3 Củng cố- dặn dò:(3')

- Viết lại từ sai nhiều trong bài.

- Dặn Hs về nhà tự luyện thêm.

*****************************

Tập làm văn

Tiết 3: SẮP XẾP CÂU TRONG BÀI, LẬP DANH SÁCH HỌC SINH I.MỤC TIÊU:

*MT chung

+ Sắp xếp đúng thứ tự các tranh; kể được nối tiếp từng đoạn câu chuyện Gọi bạn (BT1)

+ Xếp đúng thứ tự các câu trong truyện Kiến và ChimGáy(BT2); lập được danh sách từ 3 đến 5 HS theo mẫu (BT3)

-Biết vận dụng kiến thức đã học để lập bảng danh sách. Rèn cách trình bày và sử dụng lời văn cho phù hợp.

- GD HS ý thức học tôt, rèn tính cẩn thận.

* MT riêng: ( HS Nam: Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tư duy sáng tạo:khám phá và kết nối các sự việc,độc lập suy nghĩ - Hợp tác

- Tìm kiếm và xử lí thông tin III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ bài tập 1.

- Phiếu bài tập

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS Nam 1 Kiểm tra bài cũ:( 5')

- Gọi 2 em đọc bản Tự thuật - Nhận xét, đánh giá.

2 Bài mới:( 32') 2.1. Giới thiệu bài:

Gv vừa nói vừa ghi tên đề bài lên bảng.

2.2.H/d Hs làm bài tập:

- 2 em đọc.

- Nhận xét bạn.

- Đọc yêu cầu bài.

Quan sát, lắng nghe

(27)

Bài 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự nội dung câu chuyện Gọi bạn.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để làm.

- Gọi vài nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

- Thứ tự: 1, 4, 3, 2.

- Gọi 2 em đại diện 2 nhóm thi kể, kể lại toàn bộ câu chuyện theo tranh.

- Nhận xét nhóm bạn kể.

Bài 2:Sắp xếp các câu theo đúng thứ tự sự việc xảy ra

- Gọi 2 em đọc bài.

- Yêu cầu học sinh làm vào phiếu bài tập.

- Nêu cách sắp xếp của mình.

- Nhận xét bài bạn.

Bài 3: Lập danh sách các bạn trong tổ em theo mẫu ở sgk.

- Yêu cầu các em làm bài vào vở - Nhận xét, chữa bài cho học sinh.

3 Củng cố- dặn dò (3')

- Chốt lại nội dung học hôm nay.

- Nhắc nhở các em về nhà tập lập danh sách nhà mình theo thứ tự an pha bê.

- Thảo luận nhóm đôi.

- 2 đến 3 nhóm nêu.

- 2 em kể.

- Nhận xét nhóm bạn kể.

- Đọc yêu cầu bài.

- Làm bài vào phiếu.

- Nêu cách sắp xếp.

- Tự đọc yêu cầu bài và làm vào vở.

- Nhắc lại đề bài.

Nhắc lại 1 câu trong tranh

Viết các số theo thứ tự tranh

Ghi được tên 2 – 3 bạn trong tổ

SINH HOẠT A/ Kĩ năng sống

Bài 1: KÍ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH (Tiết 1) I Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết các hành vi nguy hiểm có thể xảy ra gây tai nạn thương tích cho mình và những người xung quanh.

- Biết từ chối và khuyên các bạn không tham gia các hành vi gây tai nạn thương tích.

- Học sinh rèn kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động II. Đồ dùng dạy - học:

- Bài tập thực hành kĩ năng sống

III. Các hoạt động dạy và học cơ bản:

Hoạt động của thầy Hoạt động của thầy

1: Kiểm tra bài cũ.- Kiểm tra sách vở hs 2: Bài mới

a: Giới thiệu bài b; Dạy bài mới Hoạt động 1:

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát

- Quan sát tranh - Thảo luận nhóm 3

(28)

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để nêu điều nguy hiểm có thể xảy ra ở từng tranh

Tranh 1: Trèo cây cao để hái quả ( bắt tổ chim).

Tranh 2: Trèo lên cột điện để lấy diều bị mắc trên dây điện.

Tranh 3: Vừa tắm vừa đùa nghịch ở hồ nớc lớn.

Tranh 4: Ngồi trên xe khách thò đầu, thò tay ra ngoài .

- Gọi học sinh nhận xét - GV kết luận tranh

Hoạt động 2: Xử lí tình huống - Gv nêu yêu cầu:

? Nếu em chứng kiến việc làm của các bạn trong từng tình huống trên em sẽ khuyên các bạn như thế nào?

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi - Gọi đại diện các nhó nêu ý kiến - HS nhận xét

- Giáo viên đa giải pháp đúng cho từng tranh.

3: Củng cố:

? Nêu lại các tình huống nguy hiểm ở các tranh.

4:Dặn dò:

- Thực hiện theo lời khuyên ở hoạt động 2.

- Nhận xét tiết học.

- Trình bày kết quả thảo luận

T1: Ngã từ trên cây xuống

- T2: Bị điện giật (ngã từ trên cột điện xuống).

-T3: Bị chết đuối

- T4:Gây tai nạn giao thông cho bản thân và người đi đường.

- Thảo luận nhóm đôi - Nêu ý kiến

TH1: Không nên trèo cây cao hái quả.

Th2: Không được trèo lên cột điện vì có thể bị điện giật hoặc ngã.

TH3: Không nên tắm ở ao khi không có người lớn đi cùng.

TH4: Khi ngồi trên xe khách cần ngồi yên không được nô nghịch.

************************************

NỘI DUNG SINH HOẠT TUẦN 3 I. MỤC TIÊU :

- Nắm được ưu nhược điểm trong tuần.

- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 3 . - Đề ra phương hướng tuần 4.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng tổng hợp ưu khuyết điểm tuần 3 - Phương hướng kế hoạch tuần 4

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1. Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần của tổ.

(29)

2. Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp.

3 . GV Nhận xét các hoạt động trong tuần 3:

+ Đạo đức

- Ngoan không có hiện tượng nói tục chửi bậy

- Bạn bè đoàn kết có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau tuy nhiên trong tuần học vừa qua còn một số bạn trêu trọc nhau dẫn đến là bạn bè chưa đoàn kết

- ( Hùng, Trà Linh) + Học tập :

- Đi học đều đúng giờ, có tinh thần chuẩn bị bài cũ

- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.Bên cạnh vẫn còn một số học sinh chưa có ý thức trong học tập còn nói chuyện làm việc riêng trong giờ học như Chi, Đạt, Lan Anh, Diệu, Đức Anh, Mến.

+ Lao động- vệ sinh:

- Thực hiện tốt vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa sạch sẽ còn để mực giây ra quần áo, chân tay, sách vở .

- + Thực hiện An toàn giao thông

- Thực hiện và chấp hành tốt luật ATGT đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy và không đùa nghịch khi đi trên đường.

2 Phương hướng tuần 4:

- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm

- Ngoan ngoãn , chăm chỉ lễ phép , kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè. Chấm dứt ngay hiện tượng trêu đùa bạn.

- Tiếp tục thi đua chăm học , chăm lao động .

- Thực hiện nghiêm túc các nền nếp của nhà trường qui định đề ra . - Trong lớp hăng hái phát biểu, về nhà xem bài, luyện chữ .

- Hăng hái trong mọi hoạt động của trường, Đội đề ra Luyện Tiếng Việt

THỰC HÀNH I. MỤC TIÊU

* MT chung

- Luyện tập đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.

- Dựa theo truyện “ Lời hứa và lời nói khoác ” viết lời xin lỗi của Khỉ Con trong một đoạn đối thoại.

*MT riêng: HS Khải

- Biết kể tên con vật có trong truyện và đọc được đoạn 2.( nếu có tranh con khỉ y/c quan sát trnh nói tên con vật trong tranh)

- Rèn kỹ năng quan sát.

- Có hứng thú học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở thực hành Toán và T.Việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HĐ của GV HĐ của HS HĐ của HS Khải

A/ Ỏn định lớp(1’) B/ Bài mới( 30’)

* Hd hs ôn tập

(30)

Bài tập 1: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

Bài tập 2: Viết lời xin lỗi của Khỉ Con trong đoạn đối thoại.

Dựa theo truyện “ Lời hứa và lời nói khoác ” để viết lời xin lỗi của Khỉ Con.

- GV nhận xét và sửa sai cho hs, tuyên dương hs có câu văn hay.

C.Củng cố - dặn dò(2’) - GV nhận xét tiết học.

Hs đọc yêu cầu - HS trả lời miệng từng câu

- Hs viết lại câu trả lời vào dưới mỗi câu hỏi, viết câu hỏi ở phần e

VD: Tớ xin lỗi các cậu, vì tớ mải chơi nên đã quên không lấy được quà về cho các cậu.

- 3- 4 hs đọc bài làm của mình - Lắng nghe.

- Biết kể tên con vật có trong truyện và đọc được đoạn 2.

( nếu có tranh con khỉ y/c quan sát trnh nói tên con vật trong tranh)

( P/án đa trình độ)

- Lắng nghe.

********************************

Luyện Toán LUYỆN TẬP TIẾT 1 (THTV&T) I. MỤC TIÊU:

*MT chung:

- Củng cố cách đặt tính và tính tổng khi biết các số hạng.

- Củng cố cách tính nhẩm các số tròn chục.

- Giải bài toán có lời văn.

* MT riêng: ( HS Nam: Khả năng nghe, viết của Nam chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

II. CHUẨN BỊ:

- Sách THTV&T

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv 1Ổn định tổ chức (2’)

- GV kiểm tra sách vở của học

Hoạt động của Hs - HS kiểm tra

HĐ của HS Nam -Theo dõi

(31)

sinh

2, Luyện tập (30’)

* Bài tập 1 : Tính nhẩm 6 +4 +7 9+1+8 8+2+5 7+3+2 9+1+1 5+5+6 - HS nêu y/c của bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

+ Nêu cách làm bài.

* Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính : 28 +2 54+26 37+33 9 +21

- HS nêu y/c của bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở ô li.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

+ Nêu cách làm bài.

* Bài tập 3 :

- 2 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm theo.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- 1 HS lên bảng giải, - Lớp làm vào VBT.

- Nhận xét bài trên bảng.

? Nêu câu lời giải khác.

* Bài tập 4 : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?

- HS nêu y/c của bài.

- HS lên bảng chỉ và nêu giờ - Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

+ Nêu cách làm bài.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học

- Tính nhẩm - HS làm bài tập - HS chữa bài

6 +4 +7=17 9+1+8=18 8+2+5=15

7+3+2=12 9+1+1=11 5+5+6=16

Đặt tính rồi tính : - HS làm bài tập - HS chữa bài

28 54 37 9 + + + + 2 26 33 21 30 80 70 30 Tóm tắt :

Có : 42 cây cam Trồng thêm : 18 cây cam Có tất cả : ... cây cam ?

Bài giải

Trong vườn có tất cả số cây cam là :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện... 3/ Dựa theo tranh kể lại được đoạn 3 theo lời của

Chính tả (Tập chép) Bạn của Nai Nhỏ.. Phân biệt

Chính tả

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi ta phải kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?. Lời nói và ý nghĩ cũng nói lên tính cách nhân vật và ý

+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như

Nhắc lai lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn.( BT2) - Biết lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét đánh giá lời kể của

Nghe Nai Nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi lão Hổ hung dữ, cha Nai Nhỏ nói gì?... Hãy nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe

1, Kiến thức: Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình( Bài1); Nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần kể về bạn