• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/11/2019 Ngày giảng:4/11

Tiết 22

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ 1/. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm biến dị, phân biệt được biến dị Di truyền và biến dị không Di truyền, viết được sơ đồ các loại biến dị.

- Trình bày được khái niệm, tính chất biểu hiện, vai trò và nguyên nhân phát sinh các dạng đột biến đối với sinh vật và con người.

- Phân biệt được các dạng đột biến.

- Hiểu khái niệm thường biến. Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về 2 phương diện: Khả năng di truyền và sự biểu hiện thành kiểu hình.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

- Rèn kĩ năng quan sát trên tranh và tiêu bản, kĩ năng sử dụng kính hiển vi, hoạt động nhóm.

3/. Thái độ:

- Giáo dục thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường đất, nước.

- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

- Giáo dục đạo đức: giáo dục học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống để hạn chế các đột biền về gen

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước tập thể.

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử /giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet... để tìm hiểu khái niệm, vai trò của đột biến.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

- Cơ sở khoa học và nguyên nhân một số bệnh ung thư ở người -> Giáo dục thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường đất, nước.

- Liên hệ, lồng ghép về ứng phó biến đổi khí hậu.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

(2)

- Năng lực sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

- Năng lực thí nghiệm.

BIẾN DỊ

Biến dị đột biến Biến dị không di truyền (thường biến)

Đột biến gen Đột biến NST

Đột biến cấu trúc Đột biến số lượng BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS nêu được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen.

- Kể và xác định được các dạng đột biến gen, lấy được ví dụ.

- HS hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với SV và con người.

- Cơ sở khoa học và nguyên nhân một số bệnh ung thư ở người.

2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

3/. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

- Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài bản địa.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước tập thể.

(3)

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử /giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet... để tìm hiểu khái niệm, vai trò của đột biến gen.

- Liên hệ về ứng phó biến đổi khí hậu trong mục II.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học; Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản; Năng lực giao tiếp.

- Năng lực sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán; Năng lực tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

- Năng lực thí nghiệm.

II/. Chuẩn bị

* GV: Phiếu HT; Bài giảng PowerPoint., PHTM

* HS: Học kĩ kiến thức về khái niệm, chức năng của gen.

Nghiên cứu trước bài ở nhà.

III/. Phương pháp dạy học -Vấn đáp - tìm tòi.

-Trực quan; Dạy học nhóm.

- Hỏi và trả lời.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra: Không kiểm tra.

3/. Các hoạt động dạy học (2 phút):

Vào bài: GV chiếu các hình đột biến cho HS quan sát và hỏi:

? Em thấy những hình ảnh trên có gì khác so với bình thường?

- Gọi HS trả lời.

? Hiện tượng con cái có sự sai khác so với bố mẹ gọi là gì?

? Nhắc lại khái niệm biến dị?

(4)

- GV chiếu sơ đồ Chương Biến dị và giới thiệu: Biến dị có thể di truyền được hoặc không di truyền được. Biến dị di truyền là những biến đổi trong ADN và NST làm biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình gọi là đột biến, biến đổi trong tổ hợp gen gọi là biến dị tổ hợp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những biến đổi trong ADN.

Hoạt động 1. Đột biến gen là gì ? (15 phút) - Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được khái niệm của đột biến gen.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV chiếu H22.1 giới thiệu sự biến đổi từ gen a thành các gen b, c, d và yêu cầu HS q/s thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi:

+ Gen a ban đầu có số lượng, thành phần, trình tự các Nu như thế nào?

+ Các gen b, c, d khác gen a như thế nào?

+ Đặt tên dạng biến đổi?

HS: Q/s H22.1, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

- Gen a biến đổi thành gen b, c, d.

- Gồm 5 cặp (10 Nu).

- Thành phần: 3 cặp A-T, 2 cặp G-X.

- Trình tự: T - G – A – T - X A – X – T – A - G

GV: Cho HS đổi chéo phiếu học tập cho nhau sau đó chiếu đáp án lên bảng cho HS so sánh, chấm điểm.

=> Những biến đổi này được gọi là đột biến gen, vậy đột biến gen là gì? Có mấy dạng?

HS: Dựa vào ND SGK/63 trả lời:

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu.

- Có 3 loại đột biến gen: mất 1 số cặp Nu, thêm 1 số cặp Nu, thay thế 1 số cặp Nu.

Tại sao không nói mất, thêm một nuclêôtit mà là một cặp nuclêôtit?

I/. Đột biến Gen 1. Khái niệm: ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

2. Phân loại:

Các dạng đột biến gen là : Mất cặp Nu ; Thêm cặp Nu ; Thay thế cặp Nu này bằng cặp Nu khác

(5)

- Vì ADN có cấu trúc 2 mạch bổ sung, sự biến đổi một nuclêôtit ở mạch này sẽ kéo theo sự biến đổi nuclêôtit bổ sung với nó trên mạch kia và ngược lại.

Có thể quan sát đột biến gen xảy ra trong tế bào bằng mắt thường được không? Vì sao?

- Không. Vì đây là những biến đổi rất nhỏ ở cấp độ phân tử.

GV đưa hệ thống câu hỏi mở rộng:

Mất 1 cặp Nu có những trường hợp nào? Sự thay đổi số liên kết hiđrô trong đoạn gen đột biến thay đổi như thế nào?

HS: Mất 1 cặp Nu: N giảm 2 Nu.

+ Mất cặp A - T: số liên kết H giảm 2.

+ Mất cặp G - X: số liên kết H giảm 3.

Thêm 1 cặp nu có những trường hợp nào? Sự thay đổi số liên kết hiđrô trong đoạn gen đột biến thay đổi như thế nào?

- Thêm 1 cặp Nu N tăng 2:

+ Thêm cặp A - T: số liên kết H tăng 2.

+ Thêm cặp G - X: số liên kết H tăng 3.

Thay thế 1 cặp Nu có những trường hợp nào? Sự thay đổi số liên kết hiđrô trong đoạn gen đột biến thay đổi như thế nào?

- Thay thế 1 cặp nu: N không đổi.

+ Thay cặp A, T = G, X: số liên kết H tăng 1.

+ Thay cặp G, X= A, T: số liên kết H giảm 1.

GV: NX và giảng giải lại cho HS hiểu và chốt lại kiến thức.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức vào vở học.

GV chiếu cho HS quan sát 1số hình ảnh do đột biến gen gây ra.

Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen (10 phút).

- Mục tiêu: Chỉ ra được các nguyên nhân phát sinh đột biến gen

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế đột biến về gen

GV chiếu cho HS quan sát lại H22.1 và một số hình ảnh gây

II/. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen

(6)

đột biến gen do con người, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và H22.3/62.

Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?

HS: Dựa vào ND SGK/63 trả lời.

- Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể ->

Dẫn đến sự rối loạn (sao chép nhầm) của phân tử AND.

Những yếu tố nào của MT -> Ảnh hưởng đến sự rối loạn phân tử ADN?

+ Vật lý: Tia tử ngoại, tia phóng xạ, nhiệt độ..

+ Hoá học: Các hoá chất, chất phóng xạ.

+ Sinh học: Tác động của một số vi rút (Vi rút viêm gan B…).

+ Ngoài ra những rối loạn trong sinh lý, sinh hoá của tế bào (ảnh hưởng môi trường trong cơ thể) - > gây đột biến gen.

GV chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh gây đột biến gen do các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học, …

Đột biến gen xảy ra trong điều kiện nào?

- ĐBG có thể xảy ra trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.

Đột biến gen gây nên những hậu quả gì?

Đa số đột biến gây hại ở động vật  phòng tránh các tác nhân gây đột biến cho người và động vật.

Tuy nhiên, đột biến ở thực vật lại có thể tạo giống mới ưu việt, năng suất cao  sử dụng trong công nghệ sinh học. Hiện nay ở một số nơi, người dân sử dụng hầu hết các loài thực vật có năng suất cao nhập nội  giảm đa dạng loài bản địa  suy giảm đa dạng sinh học.

- GV chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh gây ô nhiễm môi trường và giải thích hậu quả của nó.

Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để hạn chế phát sinh đột biến gen và tác hại do đột biến gen gây nên?

- Gọi HS trả lời, GV bổ sung.

- Tự nhiên: Do dối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN, dưới ảnh hưởng của MT trong và ngoài cơ thể.

-Thực nghiệm: Do con người gây ra các đột biến bằng tác nhân vật lí, hoá học.

Hoạt động 3: Vai trò của đột biến gen (10 phút).

-Mục tiêu: Nắm được vai trò của đột biến gen.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế đột biến về gen

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, q/s H21.2 - H21.4, ảnh tự sưu tầm.

GV: Đột biến gen nào có lợi cho SV và con người?

HS: ĐBG có lợi cho SV, con người: Lúa cho cây cứng, nhiều bông…

GV: Đột biến gen nào có hại cho SV và con người? Vì sao?

HS: ĐBG có hại cho SV và con người là lá mạ màu trắng, đầu và chân sau lợn bị dị dạng) …

GV: Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?

HS: Vì đột biến gen làm biến đổi cấu trúc Pr mà nó mã hoá, gây ra biến đổi ở kiểu hình.

GV: Tại sao đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật?

- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Protein.

- Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn.

Về nhà em hãy tìm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra?

Đột biến gen có lợi hay có hại?

GV: Chốt lại kiến thức. HS ghi nhớ Kiến thức vào vở.

III/. Vai trò của đột biến gen

- Đa số đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân SV.

- Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người và có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.

4/. Củng cố (5 phút)

* Bài tập: Cho 1 đoạn ADN sau: - A – T – G – G – X – X – A – T – G – X – A – A - - T – A – X – X – G – G – T – A – X – G – T – T -

Xác định các gen đột biến trong các trường hợp sau: Thêm 1 cặp A - T vào sau cặp thứ 3;

Mất cặp Nu thứ 5; Thay thế cặp thứ 4 bằng cặp A – T.

* GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/64.

A/ Đột biến gen là gì? Em hãy kể tên các dạng đột biến gen?

B/ Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình có hại cho bản thân SV?

C/ Nêu một vài ví dụ về đột biến gen có lợi cho con người?

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút)

(8)

- GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/64.

- Nghiên cứu trước các dạng đột biến NST.

V/. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Huyết động của não được cải thiện, thể hiện bằng sự tăng áp lực tưới máu não sau khi truyền và giảm chỉ số PI trên siêu âm doppler xuyên sọ, chứng tỏ trở

Tương tự như kết quả của một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này không thấy có sự liên quan đột biến hai gen KRAS, BRAF với nồng độ CEA ở bệnh nhân

Câu 38: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gcn quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toànA. Cho

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Bài 23: “ Thành tưụ nổi bật trong……… cây trồng ở Việt Nam là gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo ra biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo thể đa bội và áp

Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng kit Globin Strip ssay để xác định đột biến gen globin cho 3 nhóm đối tượng có khả năng mang gen bệnh

Ngoài ra, việc phát hiện vị trí, dạng đột biến còn có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn phƣơng pháp điều trị phù hợp ngay từ khi bắt đầu đối với những

Như vậy, nhìn chung có thể dự báo mức độ nặng của bệnh dựa trên kiểu gen đối với các thể MM và NHĐT, điều này đặc biệt quan trọng trong việc quyết định liệu