• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề: Bốn phép toán với số tự nhiên - Toán lớp 4 | Hocthattot.vn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề: Bốn phép toán với số tự nhiên - Toán lớp 4 | Hocthattot.vn"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 1

THẦY LÊ HÒA HẢI

[Điện thoại: 097.529.0903

Facebook: Lê Hòa Hải – Fanpage: ThayLeHoaHai Địa chỉ: SN 8/18 Nguyên Hồng, Đống Đa, HN ]

-------

TÀI LIỆU GIÚP PHỤ HUYNH HƯỚNG DẪN CON HỌC

HỌC SINH TỰ HỌC

CHUYÊN ĐỀ LỚP 4 (CƠ BẢN)

BỐN PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

Hà Nội, 12/2016

(2)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 2

Lời ngỏ:

Thưa các anh/ chị phụ huynh. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, em nhận thấy rằng, đa số các anh/ chị phụ huynh bắt đầu thấy khó khăn với những dạng toán giúp con học bài khi con bước vào lớp 4, lớp 5.

Lớp 4, 5 là lớp quan trọng là nền tảng để cho con có được kiến thức vững chắc để bước vào cấp 2.

Hiểu được điều đó, em đã soạn một vài chuyên đề mà các phụ huynh thường gặp khó khăn, hay hỏi trên các diễn đàn, nhằm giúp các phụ huynh làm chủ được phương pháp giải toán tiểu học, để giúp con mình học tập tốt nhất.

Em hi vọng tài liệu sẽ hữu ích cho anh chị . Em xin cảm ơn!

I. Nhắc lại lý thuyết cho con

Anh/chị nhắc nhở con (học thuộc lòng) những tính chất sau, là những phần quan trọng sẽ kéo dài xuyên suốt trong các cấp học tiếp theo.

1. Các tính chất cơ bản

* Đối với phép tính cộng trừ

a) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

A + B = B + A

b) Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba

A + B + C = (A + B) + C = A + (B + C) = B + (A + C)

c) Quy tắc dấu ngoặc: Khi bỏ ngoặc hay thêm ngoặc, nếu trước ngoặc là dấu cộng (+) thì ta giữ nguyên dấu phép tính trong ngoặc, còn trước dấu ngoặc là dấu trừ (-) thì ta đổi dấu phép tính trong ngoặc ( dấu cộng đổi thành dấu trừ, dấu trừ đổi thành dấu cộng).

A + (B + C) = A + B + C A – (B + C) = A – B – C

CHUYỀN ĐỀ TOÁN LỚP 4 -5 DÀNH CHO PHỤ HUYNH

DẠNG TOÁN VỀ PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

(3)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 3

A + (B - C) = A + B – C A – (B - C) = A – B + C

Lưu ý: Sử dụng tính chất kết hợp, hay quy tắc dấu ngoặc để làm các bài toán tính nhanh. Bằng

cách kết hợp các số hạng, để có tổng tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…

Ví dụ: Tính nhanh:

a) 426 + 178 + 574 = (426 + 574) + 178

= 1000 + 178 = 1178

b) 2016 – (2016 – 89) = 2016 – 2016 + 89

= 0 + 89 = 89

* Đối với phép tính nhân

a) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi A x B = B x A

b) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba

(A x B) x C = A x (B x C)

c) Một số nhân với 1 tổng: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng kết quả với nhau.

A x (B+C) = A x B +A x C

d) Một số nhân với 1 hiệu: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.

A x (B - C) = A x B – A x C

Lưu ý: Sử dụng tính chất kết hợp, để làm các bài toán tính nhanh. Bằng cách kết hợp các thừa số

có tích là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… các cặp cơ bản cần nhớ (2 x 5 =10) ; (4 x 25 = 100) ; (8 x 125 =1000).

Ví dụ: Tính nhanh:

a) 4 x 37 x 25 = 37 x (4 x 25)

(4)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 4

= 37 x 100 = 3700

b) 2 x 78 x 50 = 78 x (2 x 50)

= 78 x 100 = 7800

* Đối với phép tính chia

a) Một tổng – một hiệu chia một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau (tương tự đối với một hiệu)

(A + B) : C = A : C + B : C , (A - B) : C = A : C - B : C

b) Một số chia 1 tích: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia

A : (B x C) = A : B : C

c) Một tích chia 1 số: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.

(A x B) : C = (A : C) x B = A x (B : C)

(5)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 5

2. Tìm thành phần chưa biết của phép tính (Học thuộc lòng)

* Muốn tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết Ví dụ: x + 3 = 5

* Muốn tìm số bị trừ trong 1 hiệu, ta lấy hiệu cộng với số trừ Ví dụ: x - 3 = 2

* Muốn tìm số trừ trong 1 hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu Ví dụ: 8 - x = 5

* Muốn tìm thừa số chưa biết trong 1 tích, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết Ví dụ: x x 2 = 6

* Muốn tìm số bị chia trong phép chia, ta lấy thương nhân với số chia Ví dụ: x : 2 = 5

* Muốn tìm số chia trong phép chia, ta lấy số bị chia chia cho thương Ví dụ: 8 : x = 4

3. Thứ tự tính toán trong 1 biểu thức (Học thuộc lòng)

- Trong phép tính chỉ gồm các phép toán cộng, trừ, ta thực hiện theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải

- Trong phép tính chỉ gồm các phép toán nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải

- Trong phép tính gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự nhân chia trước, cộng trừ sau.

- Trong phép tính nếu có dấu ngoặc, ta cần thực hiện phép toán ở trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau

(6)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 6

II. Bài tập áp dụng

Bài 1.1. Tính bằng cách thuận tiện

a) 73 + 45 + 27 b) 3743 + 3860 + 6257 + 6140 c) 492 + 387 + 74 – 92 – 87 + 26 [Anh/ chị hướng dẫn con]

Sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng, phép trừ Nhóm các số cộng lại được số tròn chục, tròn trăm, ….

Bài giải:

a) 73 + 45 + 27

= (73 + 27) + 45

= 100 + 45

= 145

b) 3743 + 3860 + 6257 + 614

= (3743 + 6257) + (3860 + 6140)

= 10 000 + 10 000

= 20 000

c) 492 + 387 + 74 – 92 – 87 + 26

= (492 - 92) + (387 - 87) + (74 + 26)

= 400 + 300 + 100

= 800

Bài 1.2. Tính bằng cách thuận tiện

a) 37 x 5 x 2 b) 4 x 123 x 25 c) 125 x 753 x 8

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân

Nhóm các số nhân với nhau được số tròn chục, tròn trăm, ….

Bài giải:

a) 37 x 5 x 2

= 37 x (5 x 2)

= 37 x 10

= 370

b) 4 x 123 x 25

= 123 x (4 x 25)

= 123 x 100

= 12 300

c) 125 x 753 x 8

= 753 x (125 x 8)

= 753 x 1000

= 753 000

(7)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 7

Bài 1.3. Tính nhanh

a) 275 x 13 + 275 x 87 b) 75 x 137 – 75 x 37 c) 101 x 81 – 81 [Anh/ chị hướng dẫn con]

Sử dụng tính chất nhân một số với 1 tổng (hoặc 1 hiệu) (hay còn gọi là đặt thừa số chung) Bài giải:

a) 275 x 13 + 275 x 87

= 275 x (13 + 87)

= 275 x 100

= 27 500

b) 75 x 137 – 75 x 37

= 75 x (137 - 37)

= 75 x 100

= 7500

c) 101 x 81 – 81

= 101 x 81 – 81 x 1

= 81 x (101 – 1)

= 81 x 100

= 8100

Bài 1.4. Tìm x biết

a) x + 42 768 = 103 219 b) x – 1027 = 12 985 c) 12 635 – x = 4578 d) x24 1344 e) : 8x 75 g) 306 :x17

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Dạng này sử dụng cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.

Anh/chị cho con làm để ôn luyện lý thuyết đã học thuộc lòng ở trên.

CHÚC CÁC CON HỌC TẬP TỐT!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cách 1 (phân tích theo cột dọc ): Chia số n cho một số nguyên tố (xét từ nhỏ đến lớn ), rồi chia thương tìm được cho một số nguyên tố (cũng xét từ nhỏ đến lớn), cứ tiếp

b) Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị

Trong đợt quyên góp ủng hộ học sinh vùng lũ lụt, trường Tiểu học Thành Công đã quyên góp được 1 475 quyển vở, trường. Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được ít hơn

� Bài 21.. � Viết phương trình đường thẳng � dạng tổng quát và dạng tham số trong các trường hợp sau:. Bài 26. Viết phương trình đường

Bên dưới, nhóm tác giả có tổng hợp gần 100 bài toán Số học trong đề thi tuyển sinh THPT Chuyên của các tỉnh, khối chuyên trên cả nước1. Có một số nơi mà trong đề thi

Ngoài ra mình không thêm bớt bất kỳ thứ gì khác.. Bài

Trong tài liệu này, tôi sẽ tổng hợp các bài toán hay được đề xuất bởi các học sinh cũng như cựu học sinh trường THPT Chuyên Bến Tre.. Các bài toán xoay quanh các chủ

Tích này viết lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất.. Tích này viết lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng