• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đoạn thơ đầu: Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đoạn thơ đầu: Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Lớp 9A1

Tiết PPCT: 123-124 NÓI VỚI CON

Y Phương I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Y Phương sinh năm 1948 , tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước , dân tộc Tày.

- Quê : Trùng Khánh , Cao Bằng .

- Năm 1993 : ông là chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng.

2. Tác phẩm: bài thơ Nói với con

- Sáng tác 1980, được in trong “Thơ Việt Nam 1945-1985”.

- Thể thơ : Tự do, câu nhịp theo cảm xúc.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Đoạn thơ đầu: Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.

- Hình ảnh hiện lên trước mắt là quá trình em bé tập đi tập nói -> mỗi người đều trải qua trong cuộc đời của mình.

- Con cái luôn lớn lên trong vòng tay che chở yêu thương của cha mẹ.

- Con được lớn lên trong lao động, trong đời sống hằng ngày được sự dạy dỗ thương yêu của cha mẹ, bao bọc bởi quê hương, thiên nhiên xứ sở.

 Gia đình , quê hương là cái nôi cho con khôn lớn, trưởng thành.

2. Đoạn thơ thứ 2: Cha nói với con về truyền thống quê hương và mong ước của cha về con.

a. Nói với con về sức sống, truyền thống quê hương.

Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình:

- Sống mộc mạc, khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ ( như sông như suối ).

- Nghèo khổ, vất vả nhưng cần cù, chung thủy tình nghĩa với quê hương.

- Sáng tạo và lưu truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp.

- Người đồng mình giản dị, mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, và khát vọng xây dựng quê hương, làm nên quê hương với truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa riêng.

- Họ sống gắn bó, thủy chung với quê hương và mang khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp,

- Họ và cha và con là những con người cùng chung cội nguồn sinh dưỡng chung tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương.

b. Mong ước của người cha đối với con:

- Mong con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận vượt qua gian lao, thử thách bằng ý chí, nghị lực, niềm tin. Biết sống gắn bó và san sẻ, cao thượng, mãnh liệt.

- Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(2)

 Dặn con phải biết tự hào với truyền thống quê hương; sống xứng đáng; tự tin, vững bước trên đường đời. Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha đối với con.

III. Tổng kết 1. Nghệ thuật:

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.

- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ.

- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên 2. Nội dung:

Bài thơ thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

IV. Bài tập vận dụng:

Câu 1: Nếu em là đứa con trong bài thơ em sẽ đáp trả lại tấm lòng của người cha mình như thế nào? Viết đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em.

Câu 2 : Viết đoạn văn 200 chữ nêu cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.

– Nội dung cần đạt:

+ Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con (cội nguồn sinh dưỡng của con – gia đình – quê hương).

+ Những đức tính cao đẹp của người dân tộc (người đồng mình) và những mong ước, những tình cảm lớn lao của người cha qua lời tầm tình với con.

+ Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài thơ đã thể hiện được dòng cảm xúc nhớ thương của người con xa quê thông qua sự gặp gỡ với lá cơm nếp, từ đó tác giả gửi gắm tình yêu gia đình, yêu quê hương

Tản văn “Sa mạc và những vệt nhớ ” của nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa, bằng một tình cảm sâu lắng xuyên suốt trong từng trang văn, đã gợi nên những vẻ đẹp của quê

[r]

Bài tập 2: Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu Đây là bãi biển PhanThiết,.. một cảnh đẹp nổi tiếng của

 - Để biết cội nguồn tổ tiên, quê hương, dân tộc mình, hiểu cuộc sống đấu tranh, lao động và sáng tạo của loài người?.  - Để hiểu những gì chúng ta đang thừa hưởng

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày