• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi giữa kì Ngữ văn 6 năm học 2020 - 2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi giữa kì Ngữ văn 6 năm học 2020 - 2021"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG

Năm học 2020 - 2021

MỤC TIÊU, MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/11/ 2020 ĐỀ SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức của học sinh về các văn bản, các đơn vị kiến thức tiếng Việt đã được học từ tuần 1 đến hết tuần 7.

- Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (văn kể chuyện) 2. Kĩ năng:

- Kiểm tra kĩ năng làm bài, vận dụng các kiến thức đã học theo cách thức kiểm tra đánh giá mới.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức làm bài, học bài nghiêm túc, trung thực, có hiệu quả

4. Năng lực: tổng hợp, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, cảm thụ, tưởng tượng, phân tích…

II. MA TRẬN ĐỀ : TT Cấp độ tư duy

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

1

Văn

Tác giả, tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt

1

1.5

2

3 ý nghĩa chi tiết,

hình ảnh ….

1

1.5 2

Tiếng Việt

Từ, giải nghĩa từ, từ loại, cụm từ….

1

0.5 2

1.5

3

2

3 TLV Văn tự sự 1

5 1 5

Tổng số câu 2

2 20%

3

3 30%

1

5 50%

6 10 100%

Tổng số điểm Tỉ lệ %

(2)

UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG

Năm học 2020 - 2021 ĐỀ SỐ

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/11/ 2020

Câu 1(5điểm): Cho đoạn trích sau:

“Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời ”.

(Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản đó?

b. Giải nghĩa từ “lẫm liệt”.

c. Nêu ý nghĩa chi tiết: “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.

d. Chỉ ra cụm danh từ trong câu văn: “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt."

e. Em hãy phân tích mô hình cấu tạo của các cụm danh từ vừa tìm được trong câu trên.

Câu 2 (5 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau để làm bài:

Đề 1: Kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.

Đề 2: Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.

Chúc các em làm bài thi tốt!

(3)

UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG

Năm học 2020 - 2021

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian: 90 phút

ĐỀ SỐ

Câu Nội dung Điểm Câu 1.

5 điểm

a - Đoạn trích trên thuộc văn bản: Thánh Gióng - Thể loại: Truyện truyền thuyết

- Nhân vật chính: Thánh Gióng

0.5đ 0.5đ 0.5đ

b. Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm 0.5đ

c- Đây là chi tiết hay thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân nhằm thần thánh hóa, bất tử hóa hình tượng người anh hùng.

- Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường.

- Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng cho thấy mục đích chiến đấu của Gióng là vì dân vì nước, không màng danh lợi

0.5đ 0.25đ 0.75đ

d. - Cụm danh từ là:

+ một cái

+ một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt

0.5đ

- Phân tích cấu tạo:

Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau

một cái

một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt

Câu 2.

5 điểm

a. Yêu cầu:

*Hình thức:

- Đúng thể loại văn tự sự, đúng ngôi kể

- Bài rõ bố cục, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.

*Nội dung: Các đề cần đảm bảo nội dung sau:

Đề 1:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể.

- Thân bài: Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện (theo trình tự thời gian và diễn biến các sự việc).

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Gióng cất tiếng nói đòi đánh giặc và nhận trách nhiệm đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi.

+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

+ Gióng đánh tan giặc.

(4)

+ Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

+ Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

+ Những dấu tích còn lại của Gióng.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa về bài học rút ra từ câu chuyện.

Đề 2:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể.

- Thân bài: Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện (theo trình tự thời gian và diễn biến các sự việc).

+ Vua Hùng kén rể + Hai thần đến cầu hôn.

+ Vua ra điều kiện cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh

+ Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau mất Mị Nương, đuổi theo để cướp nàng.

+ Trận đánh dữ dội giữa hai vị thần: kết quả Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh thua -> Rút quân

+ Hàng năm, hai thần vẫn kịch chiến, Thủy Tinh đều thất bại -> rút lui.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa về bài học rút ra từ câu chuyện.

b. Biểu điểm:

- Đáp ứng đủ yêu cầu trên, hành văn lưu loát, thể hiện tình cảm với đối tượng; có thể đôi chỗ diễn đạt còn vụng về hoặc sai sót nhỏ về chữ viết nhưng không ảnh hưởng đến nội dung

- Bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhất là về nội dung; có một vài sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể, diễn đạt lưu loát, rõ ràng; hoặc đạt 2/3 yêu cầu về nội dung nhưng văn viết có cảm xúc, sai ít lỗi chính tả hoặc dùng từ.

- Bài đạt ½ yêu cầu trên, về nội dung có thể sơ sài nhưng phải đủ các ý chính; diễn đạt chưa tốt nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường.

- Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt quá kém, không thể hiện được nội dung hoặc chỉ thực hiện được 1/3 số ý, hoặc mắc quá nhiều lỗi diễn đạt về từ và câu.

- Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn

(Căn cứ vào các thang điểm, tuỳ thuộc bài viết của HS, GV có thể cho mức điểm còn lại)

5 điểm

4 điểm

3 điểm

1-2 điểm

0 điểm

BGH duyệt TTCM duyệt

Nguyễn T. Thanh Thủy

NTCM duyệt

Nguyễn T.Hồng Khanh

GV ra đề

N.T. Hương Tươi

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm các phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng?. Thuyền cố lấn

b) Nội dung: HS vận dụng các quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ và các tính chất trao đổi và thảo luận hoàn thành các bài toán thực tế theo yêu cầu của

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình... Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy

- Hiểu được nội dung bài đọc: Bạn nhỏ mong muốn được trở lại trường học để gặp bạn bè sau kì nghỉ hè; tích cực chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho năm học

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

- Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.. - Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn

Tên bài Nội dung chính Nhân vật Giọng

Hiểu tác dụng và cách dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.. Tìm một thành ngữ hay tục ngữ đã học trong mỗi chủ điểm nêu ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ. hoặc nêu hoàn