• Không có kết quả nào được tìm thấy

cho π ~ 3,14, phương trình dao động của vật là A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "cho π ~ 3,14, phương trình dao động của vật là A"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ma trận đề ôn tập THPT QG Môn Vật Lý

Chuyên đề - Số câu Nhận biết (1) Thông hiểu (2) Vận dụng thấp (3) Vận dụng cao (4)

Dao động điều hoà 4 3 1 1

Sóng cơ học 3 2 1 1

Dòng điện xoay chiều 4 3 2 1

Dao động và Sóng điện từ 2 1 1 1

Sóng ánh sáng 1 1 1

Luợng tử ánh sáng 1 1 1

Hạt nhân nguyên tử 1 1 1

Đề 1

1. Vật dao động điều hòa trong 10 s thực hiện 20 dao động toàn phần, tốc độ của vật tại VTCB là 62,8 cm/s, gốc thời gian là lúc vật qua vị trí có li độ là +2,5 cm và đang chuyển động theo chiều +, cho π ~ 3,14, phương trình dao động của vật là

A. x = 5cos(4πt - π/3) cm. B. x = 5cos(2πt - π/3) cm.

C. x = 2,5 2cos(8πt - π/4) cm. B. x = 2,5 2cos(4πt + π/4) cm.

2. Chất điểm DĐĐH với phương trình x = 2cos(10πt - π/2) cm; s. vận tốc của vật lúc t = 1/15 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng

A. -10π cm/s. B. 0. C. 10π cm/s. D. - 20π cm/s.

3. Chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox có phương trình là x = 2 3 cos(5πt - π/6) cm; s. Thời gian ngắn nhất để chất điểm đi từ thời điểm ban đầu đến vịtrí có li độ là -3 cm là

A. 1/5 s. B. 1/10 s. C. 1/15 s. D. 3/8 s.

4. Một vật dao động điều hòa với biên độ là 3 cm, chu kì 0,2 s. Tại thời điểm ban đầu vật qua vị tri có li độ cực đại +. Phương trình dao động điều hòa của vật là

A. x = 3cos(10πt) cm. B. x = 3cos(10πt + π/2) cm.

C. x = 3cos(2πt - π/2) cm. D. x = 3cos2πt cm.

5. Vật dao động điều hòa, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa li độ và vận tốc là

A. đường elip. B. đường thẳng. C. đường tròn. D. đường parabol.

6. Tốc độ truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất A. thép. B. không khí. C. nước biển. D. gang.

7. Chọn câu SAI

A. Nơi nào có sóng, nơi đó có hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ.

B. Nơi nào có hiện tượng giao thoa thì nơi đó có quá trình sóng.

C. Hai sóng kết hợp gặp nhau sẽ tạo ra hiện tượng giao thoa.

D. Hai sóng có cùng phương, cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp.

8. Tâm phát sóng có phương trình x = 2cos10πt (cm). Sóng có tốc độ lan truyền 30 cm/s. Hai điểm gần nhau nhất trên hai hướng truyền sóng ngược nhau cùng chậm pha 2π/3 so với nguồn có khoảng cách là

A. 4 cm. B. 2 cm. C. 1 cm. D. 1,5 cm.

9. Trên một dây dài vô hạn, một đầu được kích thích dao động tạo thành sóng ngang có phương trình sóng là u = 5cos(5πt – 0,02πx) ( t:s; x: cm). Tại thời điểm t = 2,25 s, điểm có tọa độ x = 20 cm sẽcó pha dao động và độ dời u được tính là

A. 10,85π; - 4,46 cm. B. 10π; 5 cm. C. 11π; 5 cm. D. 10,85π; 5 cm.

10. Một dây đàn có độ căng xác định, khi búng có âm cơ bản có tần số f. Người ta cưỡng bức dây dao động với tần số 2f. Số bụng xuất hiện trên dây khi dao động với tần sốđó là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

11. Mạch dao động lí tưởng, L = 5 mH và C = 50 µF, tích điện cho tụđến hiệu điện thế cực đại 4 V, thời điểm đầu là thời điểm tụ bắt đầu phóng điện, biểu thức q trên bản tụban đầu tích điện + và biểu thức cường độ dòng trong mạch là

A. q = 2.10-4cos2000t C; i = 0,4cos(2000t + π/2) A.

B. q = 2.10-2cos(200t + π/2) C; i = 0,4cos(200t + π) A.

C. q = 2.10-4cos200t C; i = 0,04cos(200t - π/2) A.

(2)

D. q = 2.10-2cos2000t C; i = 0,04cos(2000t + π/2) A.

12. Mạch dao động lí tưởng, L không đổi tụthay đổi được, khi giá trị tụ là C1 thì tần sốdao động là f1 = 1,5.106 Hz. Khi tụ có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng là:

A. 750.103 Hz. B. 375.103 Hz. C. 3000.103 Hz. D. 6000.103 Hz.

13. Mạch dao động lí tưởng LC, nếu dùng tụ C1 thì tần sốdao động của mạch là 30 kHz, nếu dùng C2 thì tần số là 40 kHz. Tần số khi mắc C1 nối tiếp C2 và khi C1 song song C2 có giá trị lần lượt là

A. 50 kHz; 24 kHz. B. 60 kHz; 20 Hz. C. 55 kHz; 36 kHz. D. 75 kHz; 15 kHz.

14. Mạch dao động điện từ lí tưởng có L = 1 µH và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 40 nF đến 4 µF. Tần số dao động riêng của mạch nằm trong khoảng

A. 8.104 Hz ≤ f ≤ 8.105 Hz. B. 8.105 Hz ≤ f ≤ 8.107 Hz.

C. 8.104 Hz ≤ f ≤ 8.106 Hz. D. 8.105 Hz ≤ f ≤ 8.107 Hz.

15. Cường độ dòng trong mạch LC lí tưởng có dạng là i = 0,04cos2000t (A). Cuộn dây có độ tự cảm L = 50 mH. Điện dung của tụđiện có giá trị bằng

A. 5 µF. B. 4 nF. C. 6 pF. D. 7.10-7 F.

16. Chiếu một chùm ánh sáng trắng hẹp song song đến mặt nước của một bể nước rộng với góc tới bằng 60o. Đáy bể nằm ngang nước trong bể có độ sâu nửa mét, đáy bể là một gương phẳng. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đó và tím có giá trị lần lượt là 1,33 và 1,34, bề rộng của chùm tia ló ra khỏi mặt nước sau một lần phản xạ từ gương là

A. 9 mm. B. 6 mm. C. 4,5 mm. D. 3 mm.

17. Giao thoa khe Young, a = 2 mm; D = 3 m, ánh sáng trắng có 0,38 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm, thu được hệ vân giao thoa, bề rộng của quang phổ bậc 3 và khoảng cách từ vệt sáng đỏ bậc 4 đến vệt sáng tím bậc 5 cùng phía vân trung tâm lần lượt là

A. 1,71 mm; 1,71 mm. B. 1,71 mm; 3,42 mm.

C. 3,42 mm; 2,85 mm. D. 4,56 mm; 2,85 mm.

18. Giao thoa khe Young, a = 1 mm; D = 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,55 µm. Khoảng cách từ vân tối thứ2 đến vân sáng thứ 4 cùng phía với vân trung tâm là

A. 2,75 mm. B. 2,75 cm. C. 1,375 mm. D. 1,375 cm.

19. Chiếu một chùm sáng trắng hẹp từ không khí đến mặt một khối thủy tinh với góc tới 60o. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 2 và 3 . Góc giữa tia khúc xạđỏ và tia khúc xạ tím trong thủy tinh bằng

A. 7,76o B. 5,26o C. 6,56o D. 9,76o

20. Giao thoa khe Young, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm, trên màn thấy hệvân giao thoa. Đặt một bản thủy tinh có bề dầy 10 µm trước một khe thì vân sáng trung tâm dời đến O’ trùng vào vị trí vân sáng bậc 10 trước đó. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng trong thí nghiệm trên là

A. 1,5 B. 1,35 C. 1,45 D. 1,6

21. Nguyên tử H ở trạng thái cơ bản hấp thụ một photon ε làm cho electron trong nguyên tử chuyển lên quỹ đạo dừng có bán kính tăng gấp 9 lần so với bán kính quỹđạo ban đầu. Photon đó là

A. 12,1 eV. B. 11,2 eV. C. 1,21 eV. D. 121 eV.

22. Một ống tia X phát ra chùm tia X có tần số lớn nhất bằng 7,5.1018 Hz. Bỏ qua tốc độ đầu của electron khi ra khỏi cathode, hiệu điện thế giữa anode và cathode là

A. 31,06 kV. B. 3,106 kV. C. 15,53 kV. D. 15,06 kV.

23. Công suất bức xạ của mặt trời bằng 3,9.1026 W, bán kính quỹ đạo của trái đất xung quang mặt trời là 150 triệu km. Năng lượng bức xạ của mặt trời trên trái đất là

A. 1379 W/m2 B. 1260 W/m2 C. 1323 W/m2 D. 1280 W/m2

24. Ống tia X có điện áp giữa anode và cathode 20 kV. Tia X phát ra từ ống này có bước sóng nhỏ nhất là A. 0,624

o

A B. 6,21

o

A C. 3,11

o

A D. 0,31

o

25. Ống tia X có điện áp giữa anode và cathode là 15 kV, cường độ dòng qua ống là 5 mA và hiệu suất tạo tia A X trong ống là 4,8 %. Số photon tia X sinh ra trong một giây là

A. 1,5.1015 B. 5.1015 C. 15.1016 D. 5.1017

26. Cho hạt nhân 22688Ra, bán kính của hạt nhân này là

A. 7,31.10-15 m. B. 7,31.10-14 m. C. 7,31.10-13 m. D. 7,31.10-16m

27. Cho biết khối lượng của một nguyên tử Ra là 226,0254u và khối lượng của electron là 0,00055u, khối lượng của một mol hạt nhân Ra là

(3)

A. 225,976 g. B. 226,024 g. C. 375,25.10-27 kg D. 224,056 g

28. Năng lượng cần thiết để giải phóng neutron liên kết yếu nhất trong hạt nhân 2040Ca có giá trịnào dưới đây?

Cho mCa40 = 39,9626u; mCa39 = 38,9707u; mn = 1,0087u; 1u = 931,5MeV/c2 A. 15,65MeV B. 31,03MeV C. 7,65MeV D. 12,05MeV

29. Trong hai hạt nhân 23He H;13 hạt nhân nào bền vững hơn? Cho mHe3 = 3,01603u; mp = 1,0073u; mn = 1,0087u; mH3 = 3,01605u; 1uc2 = 931,5MeV

A. 13H. A. 23He. C. bền như nhau D. không thể xác định.

30. Năng lượng liên kết riêng của 4298Mo23592U có giá trị lần lượt nào dưới đây? Cho mMo = 97,905u; mU = 234,99u; mp = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1uc2 = 931,5MeV

A. 8,448MeV/nucleon; 7,633MeV/nucleon B. 7,633MeV/nucleon ; 8,448MeV/nucleon C. 7,83MeV/nucleon; 8,64MeV/nucleon D. 8,64MeV/nucleon; 7,83MeV/nucleon

31. Cho hệ con lắc vướng đinh như hình vẽ dao động điều hòa li độ bé. Tính biên độ góc β0 theo α0 A. 0 0 1

2

l

β =α l B.β00 l12+l22 C. 0 0 2

1

2l

β =α l D. 0 0 2

1

l l β =α π

32. Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng có amax = 50 cm/s2 và vmax = 5π(cm s/ ). Chọn gốc thời gian là lúc vật có li độ x = 2,5 cm đang rời xa vị trí cân bằng. Biết gốc toạđộ trùng vị trí cân bằng vật chiều dương hướng xuống dưới và khối lượng vật treo m = 100 g. Tốc độ trung bình vật khi vật đi thời điểm ban đầu đến vị trí động năng = 1

3 lần thế năng lần thứ 2 là A. 6,33 cm/s. B. 21,12 cm/s.

C. 15,74 cm/s. D. 12,47 cm/s.

33. Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng có amax = 50 cm/s2 và vmax = 5π(cm s/ ). Chọn gốc thời gian là lúc vật có li độ x = 2,5 cm đang rời xa vị trí cân bằng. Biết gốc toạ độ trùng vị trí cân bằng vật chiều dương hướng xuống dưới và khối lượng vật treo m = 100 g. Những thời điểm động năng bằng cơ năng toàn phần là

A. cả C và B. B. 1 ( )

t= −6s+n s với n =1,2..

C. 5 ( )

t= +6 n s với n = 0,1.. D. 1 ( ) t=12+n s

34. Piston của một động cơ đốt trong, dừng tại hai vị trí cách nhau d = 12 cm. Khi piston chuyển động, trục khuỷu của động cơ quay n = 600 vòng/phút. Chọn chiều + của trục Ox hướng vềđỉnh của cylindre. Chọn thời điểm đầu là lúc piston ởđỉnh trên, phương trình dao động của piston là

A. x=6 cos 20

(

πt cm s

)

; B. 12 cos 20 ;

x=  πt+π2cm s.

C. 12 cos 10 ;

x=  πt+π2cm s

  D. x=6 cos 40

(

πt cm s

)

;

35. Con lắc đơn có khối lượng m = 50 g, l = 40 cm, dao động trên một cung tròn với góc ở tâm là α ≈ 5o; g ~ 9,8 m/s2; π ≈ 3,14. Tại vị trí biên: gia tốc hướng tâm của vật và lực căng dây có giá trị là

A. 0; 0,49 N. B. 1,9 m/s2; 0,49 N. C. 7,5 m/s2; 0,4895 N. D. 0; 49,4 N.

(4)

36. Con lắc đơn dùng làm đồng hồ (chu kì 2 s) có dây treo với hệ số nở dài là 1,2.10-5 K-1 chạy đúng giờ tại Sài Gòn vào mùa hè ở nhiệt độ 30 oC. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tại Sài Gòn giảm xuống 15 oC thì trong một ngày đêm nó chạy sai là

A. nhanh 7,78 s. B. chậm 7,78 s. C. chậm 8 s. D. nhanh 8 s.

37. Con lắc lò xo treo đứng có k = 100 N/m; m = 200 g đang ở vị trí cân bằng. Ném vào quả nặng một vật dẻo khối lượng m’ = 50 g với vận tốc theo phương thẳng đứng hướng xuống có độ lớn là v = 4 m/s. Sau va chạm hai thứ “dính” vào nhau, và hệ dao động điều hòa thẳng đứng, có g ~ 9,8 m/s2; π2 ≈ 10. Vị trí cân bằng mới của của hệ, di chuyển so với vịtrí ban đầu của quả nặng đã

A. xuống 0,5 cm. B. lên 1 cm. C. xuống 1 cm. D. lên 0,5 cm.

38. Cho đoạn mạch AB gồm R; C0; cuộn dây L, r mắc nối tiếp. Với uAB = 100 2cos100πt (V). cuộn dây có L = 2,5/π H; r = R = 100 Ω. Hệ số công suất của mạch điện là 0,8. Để công suất tiêu thụ trên mạch max, mắc thêm một tụ C1 với C0. C1 có giá trịvà được mắc như thế nào?

A. nối tiếp C0; 10 4

2 F

π

. B. song song C0; 2.104

3 F

π

. C. nối tiếp C0;

2.104

3 F

π

. D. song song C0; 10 4

2 F

π

.

39. Khung dây hình chữ nhật quay đều trong từtrường đều B = 0,6 T với tốc độ 600 vòng/ 1 phút. Tiết diện của khung là 400 cm2, trục quay của khung vuông góc với đường sức từ. Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng trong khung là

A. 1,51 V. B. 0,151V C. 0,628 V. D. 6,28 V.

40. Khung dây hình chữ nhật kích thước 30 cm × 40 cm gồm 200 vòng dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ là 0,5T. Khung quay quanh trục đối xứng của nó vuông góc với từtrường với tốc độ là 240 vòng/ phút.

Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là A. e = 301,6sin(8πt) V. B. e = 30,2sin(4πt) V.

C. e = 120,6sin(4πt) V. D. e = 102,6sin(8πt) V.

Đề 2

1. Nếu biên độ của một vật dao động điều hòa tăng lên gấp đôi thì đại lượng nào sau đây của nó cũng tăng lên gấp đôi?

A. Tốc độ cực đại. B. Chu kì. C. Pha ban đầu. D. Năng lượng toàn phần.

2. Hai con lắc đơn có cùng chiều dài, con lắc I bằng gỗ, con lắc II bằng thép. Nếu trong chân không cả hai con lắc cùng đếm giây thì trong không khí con lắc nào dao động nhanh hơn, bỏ qua ma sát giữa không khí với các con lắc?

A. Con lắc bằng thép dao động nhanh hơn.

B. Con lắc bằng thép dao động chậm hơn.

C. Chu kì dao động của hai con lắc bằng nhau.

D. Không xác định được.

3. Con lắc lò xo trên mặt phẳng nghiêng không ma sát có α = 30o, đầu dưới lò xo cố định, k = 50 N/m; m = 100 g. Từ vị trí cân bằng đẩy dọc vật nặng xuống một đoạn 2 cm thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Năng lượng dao động và tốc độ cực đại của vật là

A. 12,5 mJ; 0,5 m/s. B. 22,5 mJ; 0,67 m/s. C. 12,5 mJ; 0,67 m/s. D. 22,5 mJ; 0,5 m/s.

4. Một con lắc đơn có l = 1,2 m; m = 50 g, mang điện tích 6 µC, đặt trong vùng không gian có g ~ 9,8 m/s2 có điện trường đều nằm ngang 1,4.104 V/m. Khi con lắc tích điện ở trạng thái cân bằng, cắt điện trường. Mô tả nào là đúng với trạng thái con lắc sau đó

A. dao động tuần hoàn biên độ 20,6 cm; năng lượng 8,64 mJ.

B. dao động tuần hoàn biên độ 22 cm; năng lượng 9 mJ.

C. dao động điều hòa biên độ 22 cm; năng lượng 9 mJ.

D. dao động điều hòa với chu kì 2,2 s, biên độ 20,6 cm; năng lượng 8,64 mJ.

5. Một con lắc đơn có dây treo l = 120 cm kéo lệch khỏi vị trí cân bằng một góc là 5o, tại nơi có g ~ 9,81 m/s2. Tốc độ quả nặng qua vị trí cân bằng là

A. 30 cm/s. B. 0,31 m/s. C. 0,9 m/s. D.1 m/s.

(5)

6. Giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn A, B kết hợp cùng pha có tần số 16 Hz. Tại M cách A và B tương ứng là 30 cm và 25,5 cm sóng có biên độ max. Giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng ởmôi trường này là

A. 24 cm/s. B. 12 cm/s. C. 36 cm/s. D. 18 cm/s.

7. Hai âm có mức cường độ âm chênh nhau 1 dB. Tỉ số giữa các cường độ âm của chúng là A. 1,26 . B. 1. C. 2. D. 2,52.

8. Sóng ngang truyền trên một dây đàn hồi rất dài, tại thời điểm bằng nửa chu kì, một điểm nằm cách nguồn sóng một khoảng bằng 1/3 bước sóng có li độ bằng 5 cm. Biên độ sóng có giá trị là

A. 10 cm. B. 20 cm. C. 5 cm. D. 15 cm.

9. Sóng truyền trong một môi trường đàn hồi làm cho các phần tử của môi trường dao động theo phương trình cos 3

u=A π t cm,s. Độ lệch pha của dao động tại một điểm cách nhau khoảng thời gian 1 s là A. π/3. B. π/2. C. π/6. D. π.

10. Sóng ngang truyền trên một dây đàn hồi rất dài có phương trình là u=3cos 5

(

πt0, 05πx

)

cm,s. Tốc độ cực đại của phần tửdao động là

A. 47,1 cm/s. B. 41,7 cm/s. C. 12π cm/s. D. 14π cm/s.

11. Khung dây phẳng có diện tích 100 cm2 và 500 vòng dây, quay đều với tốc độ 3000 vòng/phút quanh một trục vuông góc với các đường sức của một từtrường đều có B = 0,1 T. Ban đầu thì vectơ pháp tuyến của khung ngược chiều với B

, chiều + là chiều quay khung. Biểu thức nào dưới đây là đúng? A. Φ = 0,5cos(100πt + π) Wb; e = 50πcos(100πt + π/2) V.

B. Φ = 5cos(100πt + π) Wb; e = 500πcos(100πt + π/2) V.

C. Φ = 0,5cos(100πt) Wb; e = 50πcos(100πt - π/2) V.

D. Φ = 0,05cos(100πt + π) Wb; e = 5πcos(100πt - π/2) V.

12. Đặt một điện áp u = 220 2cos(100πt + π/3) V vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần là 440 Ω.

Biểu thức cường độ dòng trong mạch là

A. i = 0,5 2cos(100πt + π/3) A. B. i = 0,5 2cos100πt A.

B. i = 0,5 2cos(100πt - π/6) A. D. i = 5 2cos(100πt + π/6) A.

13. Đặt một điện áp u = 220 2cos(100πt + π/4) V vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn thuần cảm L = 1/π H.

Cường độ dòng qua cuộn dây vào thời điểm t = 1/200 s là A. 2,2 A. B. 2A. C. 2,2 2A. D. 1,1 A.

14. Cường độ dòng qua một đoạn mạch có biểu thức: i = I0cos(100πt + π/3)A. Tính từ thời điểm ban đầu, thời điểm thứhai mà dòng điện có cường độ tức thời bằng cường độ hiệu dụng là

A. 11

1200s B. 1

100s C. 9

800s D. 1 600s

15. Đặt một điện áp u = 110 2cos(120πt + π/2) V vào hai đầu đoạn mạch. Thấy cường độ dòng trong mạch trễ pha π/6 so với điện áp trên và có giá trị hiệu dụng bằng 2 A, biểu thức cường độ đó là

A. i = 2 2cos(120πt + π/3) A. B. i = 2 2cos(120πt - π/6) A.

C. i = 2cos(120πt - π/3) A. D. i = 2cos(120πt + π/6) A.

16. Một chùm sáng đơn sắc song song có độ rộng là 3 mm chiều từ không khí vào chất lỏng với góc tới là 60o. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đơn sắc này là 3 . Độ rộng của chùm khúc xạ có giá trị là

A. 5,2 mm. B. 1,73 mm. C. 2,6 mm. D. 0,43 mm.

17. Giao thoa khe Young, a = 1 mm; D = 2 m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 µm đến 0,7 µm, có bao nhiêu bức xạ bị tắt tại điểm M cách vân sáng trung tâm 6 mm

A. 4. B. 3. C. 5. D. 7.

18. Giao thoa khe Young nguồn đơn sắc, D = 1,5 m; a = 1,5 mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối thứ6 bên kia vân trung tâm đo được là 6 mm. Vị trí vân sáng bậc 7 cách vân trung tâm một đoạn bằng A. 3,99 mm. B. 4,12 mm. C. 3,5 mm. D. 5,46 mm.

19. Giao thoa khe Young nguồn đơn sắc, a = 0,5 mm; D = 2 m; nguồn có bước sóng là 0,5 µm. Bề rộng của vùng giao thoa là 26 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là

A. 13. B. 14. C. 12. D. 11.

(6)

20. Giao thoa khe Young nguồn đơn sắc có bước sóng là 450 nm, D = 2 m. Thay đổi nguồn đơn sắc trên bằng nguồn đơn sắc khác λ’ = 0,5 µm. Để hệvân quan sát được trên màn không bịthay đổi thì cần thay đổi khoảng cách từ hai khe đến màn như thế nào?

A. Lại gần 20 cm. B. ra xa 1,8 cm. C. Ra xa 20 cm. D. Lại gần 1,8 cm.

21. Ống tia X phát ra tia X có tần số lớn nhất là 7,5.1017 Hz, bỏ qua tốc độ electron thoát khỏi cathode tính tốc độ electron khi đập vào đối âm cực, và điện áp giữa anode và cathode:

A. 3,3.107 m/s; 3,1 kV B. 1,55.107 m/s; 3,1 kV C. 3,3.107 m/s; 31 kV D. 15,5.107 m/s; 15 kV

22. Ống tia X có cường độ dòng qua ống là 2,5 mA, Chỉ có 2 % năng lượng chùm electron khi đập vào đối cathode là chuyển thành năng lượng chùm tia X và năng lượng của mỗi photon trong chùm tia X chỉ bằng 80

% năng lượng photon tia X có bước sóng ngắn nhất. Bỏqua động năng ban đầu của các electron. Số photon tia X phát ra từ ống này trong 1 s là

A. 3,9.1014 B. 4,9.1015 C. 2,9.1014 D. 2,45.1015

23. Hai hệdao động điều hòa có cùng hệ sốk, được kích thích dao động bởi cùng một năng lượng ban đầu W, có khối lượng m1 = 2m2, biên độ dao động và tốc độ max của chúng có tỉ số 1

2

A

A1

2

v

v tương ứng là A. 1; 1/ 2. B. 1; 2. C. 2; 1. D. 2; 1/ 2.

24. Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acosπt. Xác định thời điểm (s) động năng và thế năng chất điểm bằng nhau là:

A. 0,25 + 0,5k; k = 0,1,2… B. 0,5 + 0,5k; k = 0,1,2…

B. 0,25 + k; k = 0,1,2… D. 0,5 + k; k = 0,1,2…

25. Một hệ chịu tác dụng của một ngoại lực điều hòa dọc theo trục Ox: F = F0cos(10πt + π/2) N; t ≥ 0. Tần số dao động của hệ khi đó là

A. 5 Hz. B. 5π Hz. C. 10π Hz. D. 10Hz

26. Mạch RLC có C biến thiên, điện áp cưỡng bức là u = 100 2cos(100πt - π/2) V. Có hai giá trị của C là 5 µF và 7 µF ứng với cùng một dòng hiệu dụng trong mạch là 0,8 A. R và L có giá trị lần lượt là

A. 85,7 Ω; 1,74 H. B. 75,8 Ω; 1,24 H. C. 85 Ω; 1,5 H. D. 95,8 Ω; 2,74 H.

27. Mạch RLC với R = 100 Ω; C = 18,5 µF, song song với cuộn thuần cảm L có khóa K. Hai đầu mạch có điện áp cưỡng bức là u = 50 2cos(100πt - π/2)V và π ~ 3,14. Dù khi đóng hay mở khóa K thì cường độ dòng hiệu dụng trong mạch vẫn không đổi, độ tự cảm cuộn dây là

A. 1,1 H. B. 1,096 H. C. 1096,5 mH. D. 1096 mH.

28. Cuộn dây có L = 0,191 H và r, nối tiếp với tụđiện có C = 22,75 µF, hai đầu có u = 160cos100πt V. Cho dòng I = 1A và π ~ 3,14 và 2 ~ 1,41, công suất trong mạch là 80 W thì biểu thức của dòng i trong mạch là A. i = 2cos(100πt + π/4) A. B. i = 2sin100πt A.

C. i = 2cos100πt A. D. i = 2cos(100πt - π/4) A.

29. Máy phát điện AC một pha có e = E0cos120πt V. Tốc độ quay của rotor là 1200 vòng/ phút. Số cặp cực của máy là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

30. Một đường dây tải điện có điện trở là 50 Ω, đầu tiêu thụ có một máy hạ áp nhận được 11 kV, cấp cho tiêu dùng điện áp 220 V với dòng là 200 A. Coi hệ số công suất của mạch bằng 1 thì điện áp cấp cho đường dây và hiệu suất quá trình truyền tải là

A. 11,2 kV; 98%. B. 11,5 kV; 89%. C. 11,5 kV; 98%. D. 11,2 kV; 89%.

31. Con lắc đơn có chiều dài là 1 m và vật nặng nhỏ có khối lượng 100 g. Cho g ~ 9,8 m/s2, vật được tích điện đến +2,5.10-4 C. Con lắc được đặt trong một điện trường đều E = 1000 V/m theo phương nằm ngang. Chu kì dao động của con lắc là

A. 1,97 s. B. 2 s. C. 2,39 s. D. 2,5 s.

32. Một con lắc đơn dao động điều hòa trong điện trường đều có vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi vật treo chưa tích điện thì chu kì dao động là 2 s. Khi vật treo lần lượt tích điện là q1 và q2 thì chu kì dao động tương ứng là T1 = 2,4 s và T2 = 1,6 s. Tỉ số q1/ q2

A. - 44/81. B. - 57/24. C. - 81/44. D. - 24/57.

33. Một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ trong không khí, chịu lực cản tỉ lệ thuận với vận tốc, biên độ giảm dần theo cấp số nhân với công bội là 0,99. Biên độ ban đầu là 5 cm. Để duy trì biên độ này, người ta

(7)

cung cấp cho con lắc một công suất là 1,25.10-5 W. Cho khối lượng vật nặng là 100 g, và g ~ 10 m/s2. Chiều dài của con lắc là

A. 1 m. B. 1,5 m. C. 2 m. D. 0,5 m.

34. Mạch dao động gồm tụcó điện dung 50 µF và cuộn dây có độ tự cảm 5 mH. Điện áp cực đại trên tụ là 6 V. Cường độ dòng trong mạch tại thời điểm điện áp trên tụ bằng 4 V là

A. 5

( )

5 A . B. 2

( )

5 A . C. 5

( )

2 A . D. 3

( )

2 A .

35. Mạch dao động LC lí tưởng có L = 2 mH; C = 20µF. Điện tích cực đại trên tụ là 9.10-10C. Khi điện tích trên tụ là 4,5.10-10C thì dòng điện trên mạch có độ lớn là:

A. 3,9.10-6 A. B. 2,6.10-4 A. C. 4,2.10-6 A. D. 1,8.10-7 A.

36. 21084Po là chất phóng xạ α thành hạt nhân X, ban đầu mẫu là nguyên chất, sau 140 ngày thì khối lượng chất X và Po trong mẫu bằng nhau. Chu kì bán rã của Po là:

A. 138,075 ngày B. 170 ngày C. 140 ngày D. 238,07 ngày

37. 21084Po là chất phóng xạ α thành hạt nhân X, ban đầu mẫu là nguyên chất, vào thời điểm t1, khối lượng Po là hạt nhân X bằng nhau. Sau thời điểm t1 139 ngày, khối lượng chất X bằng 3 lần khối lượng Po, thời điểm t1 so với ban đầu là:

A. 138,63 ngày B. 140 ngày C. 139,63 ngày D. 141,63 ngày

38. 21084Po là chất phóng xạ α thành hạt nhân X, ban đầu mẫu là nguyên chất có khối lượng 5,25g, chu kì bán rã là 140 ngày. Sau 35 ngày thì độ phóng xạ của mẫu trên là:

A. 19603,3 Ci B. 1960 Ci C. 48300 Ci D. 37000 Ci

39. Ban đầu có 10,5 g 210Po là chất phóng xạ α có chu kì bán rã 140 ngày, sau 1 năm ( 365 ngày ) thể tích khí He tạo thành ởđiều kiện tiêu chuẩn là:

A. 0,936 lít B. 900 cm3 C. 0,693 lít D. 765 cm3

40. Xét các mạch điện sau: I: mạch chỉ có tụđiện; II: mạch cuộn dây gồm điện trởR và độ tự cảm L. Lần lượt đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu mỗi đoạn mạch trên, tần số góc của điện áp là ω. Tỉ số công suất tiêu thụ của mạch I đối với mạch II là:

A. 0. B.

2

2 2 2

RU

R +Lω . C.

2 2

2

R LC U

ω

+ . D.

2 2

2 1

RU

R L

ω C ω

 

+ −  .

Đề 3

1. Trong một thí nghiệm cộng hưởng, tác dụng lực điều hòa có tần sốtăng chậm theo thời gian Ω = 2π + 0,1πt.

Tại t0 = 0, lực đó tác dụng vào một hệ dao động có tần số riêng là 10 Hz. Thời điểm biên độ dao động của hệ đạt giá trị cực đại là

A. 180 s. B. 20 s. C. 12 s. D. 32 s.

2. Con lắc đơn có khối lượng 50 g, l = 40 cm dao động trên một cung tròn với góc ở tâm là α = 5o; g ~ 9,8 m/s2; π ~ 3,14. Khi quả nặng qua vị trí cân bằng, gia tốc hướng tâm của nó và lực căng dây là

A. 0,0185 m/s2; 0,491 N. B. 7,5 m/s2; 49,4 N.

C. 7,5 m/s2; 0,49 N. D. 1,9 m/s2; 0,49 N.

3. Con lắc đơn dao động điều hòa trên một toa xe chuyển động thẳng đều theo phương ngang với tần số là 1 Hz. Khi xe tăng tốc nhanh dần đều với gia tốc là 2 m/s2, phương cân bằng mới của con lắc lệch một góc α so với phương thẳng đứng và chu kì dao động mới là T’. Cho g ~ 10 m/s2. Giá trị của α và T’ là

A. 11o18’; 0,99 s. B. 78o41’; 0,44 s. C. 11o32’; 0,9898 s. D. 78o27’; 0,45 s.

4. Một vật dạng hình trụ đứng có tiết diện là S, khối lượng m nổi lềnh bềnh trên một chất lỏng có khối lượng riêng ρ. Từ vị trí cân bằng, ấn nó xuống một đoạn nhỏ rồi buông. Bỏ qua mọi lực cản. Cho gia tốc trọng trường là g, trên mặt chất lỏng không có sóng khi dao động. Chu kì dao động được tính là

A. 2 m

π gS

ρ B. 2 2

m π gS

ρ

C. m

ρgS D. 2

m ρgS

(8)

5. Con lắc lò xo dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 16 cm. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 4 cm thì tỉ số giữa cơ năng và động năng là

A. 4/3. B. 15. C. 16. D. 3.

6. Dây đàn hồi AB dài một mét, đầu B cốđịnh, đầu A gắn với bản rung tạo sóng ngang trên AB, bản rung với tần số 10 Hz thì thấy trên AB có 6 nút kể cả A, B. Nếu muốn trên AB có 4 bụng thì bản rung phải dao động với tần số là

A. 8 Hz. B. 4 Hz. C. 6 Hz. D. 5 Hz.

7. Dây AB treo lơ lửng, đầu A gắn với 1 nhánh của âm thoa dao động với tần số 25 Hz, thấy trên AB có sóng dừng, khoảng cách từ B đến nút thứ 3 là 15 cm. Cho g ~ 10 m/s2. Dây AB dài 27 cm số nút sóng trên dây là A. 5. B. không có sóng dừng trên dây. C. 6. D. 12.

8. Mức cường độ âm tại một nơi giảm đi 20 dB thì cường độ âm tại nơi đó tăng hay giảm bao nhiêu lần?

A. giảm 100 lần. B. Tăng 10 lần. C. Tăng 100 lần. D. giảm 10 lần.

9. Dòng điện trong mạch dao động lý tưởng có biểu thức là i = 5cos(4000t - π/2) mA. Cho C = 2,5 µF. Độ tự cảm cuộn dây và biên độdao động của điện tích của tụtương ứng là

A. 25 mH; 1,25 µC. B. 2,5 mH; 2 µC. C. 2,5 mH; 20 µC. D. 25 mH; 2 µC.

10. Mạch dao động lý tưởng có L = 0,5 mH và C biến thiên, cho π2 ~ 10. Để tần số dao động riêng có giá trị từ 1,2 MHz đến 2,4 MHz thì C phải có giá trị trong khoảng:

A. từ 34,7 pF đến 8,68 pF. B. từ 41,7 µF đến 20,8 µF.

C. từ 417 µF đến 208 µF D. từ 41,7 pF đến 20,8 pF.

11. Tụđiện có điện dung là

( )

C =π µ5 F chịu hiệu điện thế u = 310cos(100πt - π/2) V. Cho 2~ 1,41; π ~ 3,14; π2 ~ 10. Biên độ dao động của điện tích trên tụ và cường hiệu dụng qua tụ có giá trị lần lượt là

A. 195 µC; 44 mA. B. 194,7 µC; 43,97 mA.

C. 200 µC; 4397 mA. D. 194 µC; 43 mA.

12. Một điện áp AC lần lượt đặt vào một tụđiện C = 10 µF, và một cuộn thuần cảm L = 0,1 H. Để dòng hiệu dụng trong hai trường hợp đó bằng nhau, phải chọn tần số góc của nguồn là

A. 1000 rad/s. B. 100 rad/s. C. 200 rad/s. D. 400 rad/s.

13. Mạch RLC có u = U0cos(ωt - π/2) V. Khi ω = ω1 = 200π rad/s và ω = ω2 = 50π rad/s thì dòng qua mạch có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Đểcường độ hiệu dụng của mạch đạt max thì tần số góc của điện áp cưỡng bức là

A. 100π rad/s. B. 40π rad/s. C. 125π rad/s. D. 250π rad/s.

14. Chọn câu SAI. Giao thoa khe Young nguồn đơn sắc,

A. Tại các vân giao thoa bậc cao, thì các vân giao thoa nằm xa nhau hơn. B. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc một bằng hai lần khoảng vân.

C. Hệ vân giao thoa sẽ không thay đổi nếu nguồn được di chuyển dọc theo đường thẳng vuông góc với hai khe.

D. Hệ vân giao thoa sẽthay đổi nếu một trong ba đại lượng a, D, λ thay đổi.

15. Thí nghiệm Young, giao thoa ánh sáng đơn sắc với a = 0,2 mm, khoảng cách D = 1 m. Thấy khoảng cách tạo bởi 10 vân sáng liên tiếp là 2,7 cm. Tịnh tiến màn một đoạn d, tại vị trí có vân sáng bậc 3 lúc đầu thì giờ là vân sáng bậc 2. Màn được tịnh tiến theo hướng nào? Bao nhiêu?

A. Ra xa 50 cm. B. ra xa 25 cm. C. Tới gần 40 cm. D. Tới gần 30 cm.

16. Thí nghiệm khe Young, a = 0,2 mm; D = 1 m, nguồn phát hai bức xạđơn sắc là 0,6 µm và 0,5 µm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân trùng là

A. 2 cm. B. 1,2 cm. C. 1,5 cm. D. 2,5 cm.

17. Giao thoa ánh sáng với khe Young, hai khe cách nhau 1 mm và cách màn quan sát 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạđơn sắc λ1 và λ2 = 0,6 µm vào hai khe thì thấy vân sáng bậc 3 của λ2 trùng với vân sáng bậc 4 của λ1. Giá trị của λ1

A. 0,45 µm. B. 0,75 µm. C. 0,4 µm. D. 0,6 µm.

18. 21084Po nguyên chất có khối lượng ban đầu 1 g. Tính độ phóng xạ ban đầu và độ phóng xạ của mẩu chất đã cho sau thời gian bằng 5 chu kì bán rã, cho chu kì bán rã là 138 ngày?

A. 4,5.103Ci; 1,41.102Ci B. 1,67.1013Bq; 5,12.1012Bq C. 1,67.1014Bq; 5,12.1011Bq D. 4,5.103Ci; 1,41.103Ci

19. 1122Na ban đầu có 5 mg có chu kì bán rã 2,6 năm, thời gian để mẩu chất này còn lại 1mg là:

(9)

A. 2204,6 ngày. B. 7 năm. C. 5,5 năm D. 2.109s

20. 20079Au, độ phóng xạ của mẩu chất có khối lượng 0,003 mg là 58,9 Ci, hằng số phóng xạ của chất này là A. 2,41.10-4 s-1 B. 2,41.10-5 s-1 C. 2,88.10-3 s-1 D. 2,88.10-3 s-1

21. 22286Ra, ban đầu có 2 mg, chu kì bán rã 3,8 ngày, số hạt nhân đã bị phân rã sau thời gian 2,5 chu kì bán rã là

A. 4,47.1018 B. 3,51.1022 C. 1,92.1018 D. 5,43.1018

22. Một tượng cổ bằng gỗ có độ phóng xạ β- là 0,15 Bq, mẩu gỗ cùng loại cùng khối lượng với bức tượng từ cây vừa mới chặt đo được độ phóng xạ β- là 0,25 Bq, biết 14C có chu kì bán rã là 5600 năm, tuổi của bức tượng đó là

A. 4127,9 năm B. 4000 năm C. 4271,9 năm D. 4712,9 năm

23. Một vật dao động điều hòa với chu kì là 1 s. Lúc t = 2,5 s vật đi qua li độ là - 5 2cm với vận tốc là 10π 2

cm/s. Phương trình dao động của vật là A. 10 cos 2

x=  πt−π4cm. B. 10 sin 2

x=  πt+π3cm. C. 5 cos 2

x=  πt+π2cm. D. 10 sin 2 3

x=  πt+ 4π cm

24. Mắc một vật có khối lượng m0 đã biết vào một lò xo rồi kích thích cho hệ dao động, đo được chu kì T0. Khi mắc thêm vào lò xo vật nặng có khối lượng m thì con lắc dao động với chu kì là T. Khối lượng m được tính bằng:

A.

2

0 0

T 1 .

m m

T

  

 

=   −

  

 

. B.

2 0

1 . 0

m T m

T

  

=   −  .

C.

2 0 0

1 T .

m m

T

   

 

= −  

   

 

. D.

2 0

1 T . 0

m m

T

   

= −     .

25. Con lắc lò xo, m; k = 40 N/m. Kích thích quả cầu dao động với biên độ là 5 cm. Động năng quả cầu ứng với vịtrí có li độ là 3 cm là

A. 0,032 J. B. 0,018 J. C. 0,32 J. D. 0,18 J.

26. Đặt u = 120 2cos100πt V vào hai đầu một đoạn mạch gồm một cuộn dây có L 3H r; 100

= π = Ω nối tiếp với một điện trở thuần R và tụđiện C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch RC bằng 60 V và uRC

trễpha hơn u một góc π/3. Cường độ hiệu dụng trong mạch bằng A. 0,52 A. B. 0,25 A. C. 0,32 A. D. 0,64 A.

27. Đặt một điện áp u = 200 3 cos100πt V vào một đoạn mạch gồm một điện trở thuần R = 100 3 Ω, cuộn thuần cảm L và một tụđiện có

10 4

C 2 F π

= nối tiếp, thì thấy cường độ dòng trễpha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch, hệ số công suất của đoạn mạch bằng 0,5. Độ tự cảm của cuộn dây và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ là

A. 5/π H; 100 2 V. B. 2/π H; 100 3 V. C. 3/π H; 200 2V. D. 1/π H; 150 3 V.

28. Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, điện áp hai đầu mạch có biểu thức là u = 100 2cosωt (V). Cho L, C và ω không đổi. Thay đổi R đến giá trị 100 Ω thì công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại có giá trị là

A. 50 W. B. 100 W. C. 100 2 W. D. 200 W.

29. Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, điện áp hai đầu mạch có biểu thức là u = U0cosωt (V) với U0 và ω không đổi. Độ tự cảm và điện dung được giữkhông đổi. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch max. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch là

A. 2

2 . B. 0,5. C. 0,85. D. 1.

30. Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, điện áp hai đầu mạch có biểu thức là u = U 2sinωt (V). Dung kháng đoạn mạch là 20 Ω. Khi R thay đổi đến giá trị 100 Ω thì công suất tiêu thụ cực đại. Khi đó cảm kháng của cuộn dây là

(10)

A. 120 Ω. B. 20 Ω. C. 100 Ω. D. 80 Ω.

31. Nguồn AC nối vào một máy giảm thếlí tưởng. Cuộn thứ cấp nối với một biến trở R. Khi giá trị R trong mạch thứ cấp giảm thì

A. I2tăng; I1tăng. B. I2 giảm; I1 giảm. C. I2 giảm; I1tăng. D. I2tăng; I1 giảm.

32. Cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng được nối vào mạng AC có điện áp hiệu dụng là 380 V và tần số 50 Hz. Số vòng cuộn sơ và thứ lần lượt là 95 và 50. Cuộn thứ mắc với mạch điện gồm cuộn dây có L và r

= 30 Ω; tụ điện có C; điện trở thuần R = 66 Ω mắc nối tiếp. Điện năng tiêu thụ trên mạch thứ cấp trên mỗi phút bằng 9 kJ. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây lệch pha π/4 so với dòng điện. L và C nhận các giá trị là A. 0, 3

( )

;10 2

( )

H 158 F

π π

. B. 0, 3

( )

;102

( )

H 15 F

π π

. C. 3

( )

;10 2

( )

H 158 F

π π

. D. 3

( )

;10 2

( )

H 15 F

π π

.

33. 2760Colà đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã là 5,7 năm. Để độ phóng xạ H0 của nó giảm đi e lần thì cần một khoảng thời gian là:

A. 8,22 năm B. 8,55 năm C. 9 năm D. 8 năm

34. Chất phóng xạ 21084Po phát tia α biến đổi thành 20682Pb. Chu kì bán rã của Po là 138 ngày đêm. Ban đầu có 100g Po thì sau bao lâu lượng Po chỉ còn 1g?

A. 916,85 ngày B. 834,45 ngày C. 653,28 ngày D. 548,69 ngày

35. Một động cơ điện có ghi 220 V – 176 W; cosϕ = 0,8 mắc vào mạch AC có điện áp hiệu dụng 380 V. Để động cơ hoạt động bình thường, điện trở thuần cần mắc nối tiếp với động cơ phải có giá trị là

A. 180 Ω. B. 360 Ω. C. 90 Ω. D. 176 Ω.

36. Động cơ điện tiêu thụ công suất 10 kW và cung cấp cho bên ngoài năng lượng 9000 J trong 1 s. Dòng điện qua động cơ điện là 10 A. Điện trở thuần qua cuộn dây trong động cơ điện có giá trị

A. 10 Ω. B. 100 Ω. C. 90 Ω. D. 10/9 Ω.

37. Một vật có khối lượng m = 100 g thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là x1 = 6cos2πt cm và x2 = 6 2cos(2πt + π/2) cm. Lực tác dụng lên vật tại thời điểm t = 4 s là

A. - 0,24 N. B. 2,4 N. C. - 2,4 N. D. 0,24 N.

38. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương là x = 2 3 cos4πt cm. Một trong hai dao động thành phần là x1 = 2cos(4πt + π/2) cm. Phương trình của dao động thành phần thứ hai là

A. x2 = 4cos(4πt - π/6) cm. B. x2 = 4cos(4πt - π/3) cm.

C. x2 = 2cos(4πt - π/6) cm. D. x2 = 2 2cos(4πt + π/6) cm.

39. Một vật nặng m được gắn vào giữa hai lò xo có độ cứng là k1 và k2, đặt nằm ngang trên một mặt phẳng không ma sát. Độ cứng tương đương của hệ hai lò xo là:

A. k1 + k2 B. 1 2

1 2

k k

k +k C. 1 2

1 2

k k

kk D. k1k2

40. Giao thoa khe Young; ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,6 µm. Trên màn thấy có 6 vân sáng liên tiếp trải ra trên một vùng rộng 9 mm. Chiếu thêm bức xạ λ2, trên màn thấy từđiểm M cách vân trung tâm 10,8 mm đến vân trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân trung tâm và M là một trong ba vân đó. Bức xạ λ2 có giá trị là A. 0,4 µm. B. 0,5 µm. C. 0,48 µm. D. 0,55 µm.

Đề 4

1. Một vật đang dao động điều hòa, tại vị trí động năng bằng hai lần thế năng, gia tốc của vật có độ lớn nhỏ hơn gia tốc cực đại

A. 3 lần. B. 2 lần. C. 2 lần. D. 3 lần.

2. Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng với chu kì 4 s. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật lặp lại trạng thái thế năng bằng động năng là

A. 1 s. B. 0,5 s. C. 2 s. D. 4 s.

3. Ở một thời điểm nào đó, vận tốc của vật dao động điều hòa bằng 50% vận tốc max, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là

A. 1/3. B. 3. C. 2. D. ½ .

(11)

4. Con lắc lò xo có khối lượng vật năng là m, dao động điều hòa với biên độ A, năng lượng dao động là W.

Khi vật có li độ x = A/ 2 thì tốc độ của vật có giá trị là A. 3

2 W

m . B. 2W

m . C.

2 W

m . D. 2 3

W m . 5. Chọn phát biểu đúng.

A. Thế năng dao động ngược pha động năng.

B. Khi vật đi qua vị trí cân bằng, tốc độđạt giá trị lớn nhất nên lực tác dụng lên vật là lớn nhất.

C. Năng lượng con lắc giảm khi li độ x giảm.

D. Chu kì là đại lượng nghịch đảo tần số góc.

6. Chọn câu không đúng:

A. Tai người nghe thính âm có tần số thấp hơn âm có tần số cao.

B. Các họa âm làm thành một cấp số cộng với công sai là tần số âm cơ bản.

C. Ngưỡng nghe là giá trị nhỏ nhất của mức cường độâm mà tai con người có thểnghe được.

D. Nhạc âm là những âm có đồ thịâm dao động là đường hình sin.

7. Hai họa âm liên tiếp do một dây đàn phát ra có tần số hơn kém nhau 80 Hz, họa âm thứ tư và họa âm thứ mười có tần số lần lượt là

A. 320 Hz; 800 Hz. B. 160 Hz; 400 Hz.

C. 240 Hz; 600 Hz. D. 200 Hz; 500 Hz.

8. Hai nguồn phát sóng âm cùng biên độ, cùng pha và cùng tần số f = 855 Hz, đặt cách nhau 1,2 m. Ta phải đứng ởđâu trên đường nối hai nguồn để không nghe thấy âm? Cho tốc độ âm trong không khí là 342 m/s.

A. cách một trong hai nguồn 50 cm.

B. Cách một trong hai nguồn 60 cm.

C. Cách một trong hai nguồn 80 cm.

D. Cách một trong hai nguồn 100 cm.

9. Mạch AB gồm R = 100 Ω, cuộn dây thuần cảm với L 2H

=π , điểm M giữa cuộn dây và tụđiện. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz thì uAB và uAM vuông pha với nhau. Điện dung của tụ là

A.

4.10 5

π

F. B.

10 5

π

F. C.

10 5

F. D.

2.10 5

π

F.

10. Một mạch điện RLC nối tiếp, cho R = 100 3 Ω; 10 4 C 2

π

= F, cuộn dây thuần cảm L. Đặt vào hai đầu

đoạn mạch điện áp u = 200 2cos100πt V. Hệ số công suất toàn mạch là 3

2 , độ tự cảm của cuộn dây và số chỉ amper kế lần lượt là

A. 3 H,1 H;1A

π π . B. 2H,4 H; 2A

π π . C. 3 , 1 ; 2

4 H 2 H A

π π . D. 1 H,2H;1A

π π .

11. Đặt u = 200 2cos(100πt + π/6) V vào hai đầu một đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện.

Cường độ hiệu dụng là 0,8 A, điện áp tức thời hai đầu cuộn dây sớm pha hơn cường độ dòng trong mạch π/3, điện áp giữa hai đầu tụ trễpha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch là π/6. Giá trị R, ZL, ZC lần lượt là

A. 125 Ω; 125 3 Ω; 250 3 Ω. B. 150 Ω; 100 Ω; 200 Ω.

C. 100 Ω; 200 Ω; 150 Ω. D. 125 3 Ω; 375 Ω; 125 Ω.

12. Đoạn mạch AB gồm một biến trở R nối tiếp với một hộp kín X chứa hoặc cuộn thuần cảm có 1 L 2 H

= π hoặc tụ 10 4

C 2 F π

= . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp AC có tần số 50 Hz không đổi. Chỉnh R để cho

công suất tiêu thụ max, thấy dòng trễpha hơn điện áp hai đầu mạch, cuộn X là … và R bằng A. cuộn cảm, R = 50 Ω. B. tụ, R = 50 Ω.

C. cuộn cảm, R = 200 Ω. D. tụ, R = 200 Ω.

(12)

13. Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, điện áp hai đầu mạch có biểu thức là u = U0cos100πt (V). Cho R = 50 Ω;

C = 10 4

π F

, L = 2

π H. Để công suất trên mạch max thì phải ghép thêm với điện trở R một điện trở R’ bằng bao nhiêu? Và cách ghép như thế nào?

A. R’ = 50 Ω, nối tiếp. B. R’ = 100 Ω, nối tiếp.

C. R’ = 50 Ω, song song. D. R’ = 100 Ω, song song.

14. Điện áp xoay chiều ởhai đầu một đoạn mạch điện có dạng u = U0cos(ωt + ϕ). Khi pha bằng π/3 thì giá trị tức thời của nó là 20 V; khi pha bằng 5π/6 thì giá trị tức thời của nó là

A. - 34,64 V. B. 34,6 V. C. 28,28 V. D. - 56,7 V.

15. Giao thoa ánh sáng với khe Young, hai khe cách nhau 2 mm và cách màn quan sát 1 m. Chiếu bức xạđơn sắc λ1 thì khoảng vân giao thoa trên màn là 0,2 mm. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc λ2 > λ1 thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của λ1 ta thấy một vân sáng của của ánh sáng λ2 , λ2 có giá trị là

A. 0,6 µm. B. 0,75 µm. C. 0,4 µm. D. 0,45 µm.

16. Giao thoa ánh sáng với khe Young, bằng ánh sáng trắng có λ từ 0,4 µm đến 0,7 µm. Khoảng cách giữa 2 khe là 0,5 mm và từhai khe đến màn là 2 m. Độ rộng quang phổ bậc 1 quan sát trên màn là

A. 1, 2 mm. B. 2,4 mm. C. 1,33 mm. D. 2, 8 mm.

17. Giao thoa ánh sáng với khe Young, bằng ánh sáng trắng có λ từ 0,4 µm đến 0,7 µm. Tại vị trí của vân sáng bậc 4 của ánh sáng đỏ có bước sóng là 700 nm có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng tại đó

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

18. Giao thoa ánh sáng với khe Young, a = 2 mm; D = 2 m. Nguồn ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và bậc ba có bề rộng là

A. 0,38 mm. B. 1,14 mm. C. 2,28 mm. D. 1,52 mm.

19. Giao thoa khe Young, Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 7 ở cùng một phía so với vân trung tâm có giá trị bằng 7 mm. Sốvân sáng quan sát được trên vùng giao thoa có bề rộng 15 mm là

A. 7. B. 5. C. 9. D. 11.

20. Ban đầu có một lượng chất phóng xạ nguyên chất X, chu kì bán rã T. Sau thời gian t = 2T, kể từ thời điểm đầu, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân các nguyên tố khác và số hạt nhân chất phóng xạ X còn lại là

A. 3 B. 4/3 C. 4 D. 1/3

21. Ban đầu chất phóng xạ có N0 nguyên tử. Sau 3 chu kì bán rã, số hạt nhân còn lại là:

A. N0/8 B. N0/3 C. 7N0/8 D. 3N0/8

22. 13153Ilà đồng vị phóng xạ từ vụ nổ lò phản ứng tại Nhật có chu kì bán rã 8 ngày. Lúc đầu có 200 g chất này, sau 24 ngày, số gam I phóng xạ biến thành chất khác là

A. 175 g. B. 50 g. C. 25 g. D. 150 g.

23. Chu kì bán rã của một chất phóng xạ X là 10 ngày, sau thời gian t, số nguyên tử của chất đó còn lại bằng 12,5% số nguyên tửban đầu. Thời gian phóng xạ t bằng

A. 30 ngày. B. 60 ngày. C. 5 ngày. D. 15 ngày.

24. Một đồng hồ quả lắc treo trên trần của một thang máy, gia tốc trọng trường tại nơi khảo sát là g. Khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a thì chu kì dao động của con lắc đơn là

A. 2 l g a

π + . B. 2 l

g a

π − . C. ( )

2 l g a

π g . D. 2

2 l g a π

− .

25. Con lắc lò xo nằm ngang, chiều dài tự nhiên của lò xo là 37 cm, m = 1 kg, kéo vật đến vị trí lò xo có chiều dài 40 cm, buông không ma sát, vật dao động điều hòa. Sau khoảng thời gian 7π/30 s kể từ lúc buông, vật đi quãng đường 13,5 cm. Độ cứng (N/m) của lò xo là

A. 100. B. 200. C. 50. D. 150.

26. Con lắc lò xo treo đứng, vật cân bằng lò xo giãn 10 cm. Từ vị trí cân bằng, nâng vật lên theo phương thẳng đứng một đoạn 2 3 cm, truyền cho nó một vận tốc 20 cm/s theo phương đứng hướng lên trên. Gốc tọa độ VTCB, chiều + hướng xuống, quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 0,3π s kể từ lúc qua vị trí có li độ x = 2 cm theo chiều + lần thứ nhất là

A. 24 cm. B. 12 cm. C. 6 cm. D. 30 cm.

(13)

27. Con lắc lò xo dao động điều hòa, thực hiện mười dao động mất hai mươi giây. Vào thời điểm t = 3 s, vật qua vị trí x = 5 2cm với v = - 5π 2cm/s. Tốc độ trung bình của vật nặng trên quãng đường dài 45 cm kể từ lúc nó qua vị trí cân bằng là

A. 5π 3 cm/s. B. 20,76 m/s. C. 20 m/s. D. 22,21 m/s.

28. Con lắc lò xo nằm ngang, giữ vật sao cho lò xo có chiều dài 45,2 cm, truyền cho nó một vận tốc 32π cm/s theo phương trục lò xo làm con lắc dao động điều hòa. Trong quá trình dao động chiều dài lò xo biến thiên từ 42 cm đến 58 cm, chọn gốc tọa độ tại VTCB, gốc thời gian là lúc vật có li độ cực đại +. Thời điểm lò xo có chiều dài 54 cm lần thứ 5 là

A. 13/15 s. B. 15/13 s. C. 5/2 s. D. 2/5 s.

29. Đoạn mạch AC gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn dây so với cường độ dòng trong mạch là π/3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụđiện bằng 3 lần điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn dây so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trên là A. 2π/3. B. 0. C. π/2. D. - π/3.

30. Mạch AC RLC đang xảy ra cộng hưởng điện, nếu điện dung của tụđiện giảm đi 4 lần và mạch vẫn cón xảy ra cộng hưởng, thì phải thay đổi tần số dòng điện như thế nào?

A. Tăng 2 lần. B. Giảm 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Tăng 4 lần.

31. Đặt điện áp AC u = U 2cosωt vào hai đầu một đoạn mạch gồm một điện trở thuần nối tiếp với một tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở là 100 V và điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là 100 3V. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp hai đầu tụ điện có độ lớn là

A. π/6. B. 2π/3. C. π/3. D. π/2.

32. Đặt điện áp AC u = 40 2cos100πt V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm L, điện trở R và tụ điện 10 3

C 2 F π

= mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng trên cuộn dây và trên tụ điện bằng nhau và bằng một nửa trên R. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch đó là

A. 40 W. B. 20 W. C. 80 W. D. 160 W.

33. Đặt một điện áp u = U0sin(2πft) có tần sốthay đổi được. Khi tần số là 20 Hz và 45 Hz thì cường độ dòng qua mạch có giá trị hiệu dụng bằng nhau. Để cường độ dòng hiệu dụng qua mạch cực đại thì tần số f phải bằng A. 30 Hz. B. 31,5 Hz. C. 12,5 Hz. D. 50 Hz.

34. Hai nguồn S1S2 với S1S2 = 50 mm dao động với phương trình u = asin200πt trên mặt thoáng thủy ngân với biên độkhông đổi. Xét một phía đường trung trực của S1S2, ta thấy vân bậc k qua M có MS1 – MS2 = 12mm và vân bậc k + 3 cùng loại với k qua điểm M’ có M’S1 – M’S2 = 36mm. Số đường max trên đoạn S1S2

A. 13. B. 11. C. 15. D. 9.

35. Hai nguồn S1S2 với S1S2 = 50 mm dao động với phương trình u = asin200πt trên mặt thoáng thủy ngân với biên độ không đổi. Xét một phía đường trung trực của S1S2, ta thấy vân bậc k qua M có MS1 – MS2 = 12mm và vân bậc k + 3 cùng loại với k qua điểm M’ có M’S1 – M’S2 = 36mm. Điểm gần nhất trên đường trung trực của S1S2dao động cùng pha với hai nguồn cách nguồn S1 một đoạn là

A. 32 mm. B. 25 mm. C. 23 mm. D. 52 mm.

36. Mạch R, L, C nối tiếp. Điện áp hai đầu mạch là u = 50 2cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thuần cảm và tụ lần lượt là 30 V và 60 V. Hệ số công suất của mạch là

A. 4

5. B. 3

5. C. 5

6. D. 1 2.

37. Hai cuộn dây (L1, r1) và (L2, r2) mắc nối tiếp vào hai điểm AB. Gọi U là điện áp hiệu dụng hai đầu AB, U1

và U2là điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây. Để U = U1 + U2thì điều kiện là

A. L1r2 = L2r1 B. L1L2 = r1r2 C. L1r1 = L2r2 D. L1 + L2 = r1 + r2

38. Mạch gồm cuộn dây có R = 50 Ω và 3 L 2 H

= π và tụ điện có C thay đổi được. Đặt hai đầu mạch một điện áp 200 2 sin 100

( )

u=  πt+π2 V . Giá trị max của điện áp giữa hai đầu ống dây là A. 400 V. B. 200 V. C. 250 V. D. 500 V.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dao động thì trong mạch có dao động điện từ

(ĐH2014) Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa

Bài 22: Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại một thời điểm nào đó, I 0 là cường độ

Câu 42: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa

Câu 20: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo

A. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ cực đại qua mạch ℓần ℓượt U 0 và I 0. Chọn tính chất không đúng khi nói về mạch dao động LC. Năng ℓượng điện trường

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q o và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I o.. Dao động điện từ

Câu 17: Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại một thời điểm nào đó, I 0 là cường độ