• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Bầy chim chìa vôi - Ngắn nhất Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Bầy chim chìa vôi - Ngắn nhất Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bầy chim chìa vôi

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó.

Trả lời:

- Trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em: được bố mẹ đưa về quê thăm ông bà, được tới vườn bách thú vào cuối tuần, được nặn gốm ở Bát Tràng, …

- Một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó: tò mò, vui vẻ, háo hức, …

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm.

- Khoảng hai giờ sáng, Mon hỏi anh Mên rất nhiều câu hỏi: về mưa có to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, và hai anh em sợ rằng những con chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.

2. Theo dõi: Chi tiết nào được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon?

- Chi tiết được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon là cụm từ “Thế anh bảo”.

3. Theo dõi: Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon.

- Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mê và Mon là:

Hằng năm vào mùa nước cạn, những đám rong sông tốt bời bời héo dần làm thành một lớp đệm trên cát. Lúc đó, những con chim chìa vôi tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng. Chúng làm tổ ở trên sông cho tới hết mùa mưa, khi dải cát nổi giữa

(2)

sông chìm thì chúng sẽ đập cánh bay vào bờ. Cứ thế, đến mùa khô sang năm, chúng lại quay trở về nơi này để bắt đầu mùa sinh nở.

4. Dự đoán: Bầy chim chìa vôi non có bay được vào bờ không?

- Bầy chim chìa vôi non khó có thể bay được vào bờ, bởi có mấy ngày mưa liên miên và nước sông lên rất nhanh.

5. Theo dõi: Chú ý cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên.

- Cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên:

+ “- Chứ còn sao – Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn. – Nào xuống đò được rồi đấy.”

+ “- Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy.”

+ “Thằng Mên quấn cái dây buộc đò vào người nó và gò lưng kéo.”

+ “Chắc là chưa”

+ “Tao chưa nhìn thấy, còn tối lắm.”

+ “Để tao nhìn xem – Thằng Mên nói và ngồi thụp xuống. Nó căng mắt nhìn sát mặt sông.”

6. Hình dung: Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh.

- Khung cảnh bãi sông trong buổi bình mình: Ánh bình minh ló rạng soi rọi những hạt mưa trên mặt sông. Dòng nước đang dần dần nuốt chửng từng phần cuối cùng của dải cát. Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át từ từ bay lên.

7. Đối chiếu: Cuộc “cất cánh” của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em không?

- Cuộc “cất cánh” của bầy chim chìa vôi non ở đây không đúng như dự đoán của em. Vì dù có khó khăn, nhưng chim con vẫn có thể tự mình nỗ lựa bay lên khỏi dòng nước.

8. Theo dõi: Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên.

(3)

- Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên: im lặng, nghe thấy cả tiếng trái tim đập hối hả, xúc động không biết bản thân đã khóc từ lúc nào, cuối cùng hai người bật cười ngượng nghịu rồi quay về.

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Bầy chim chìa vôi”:

Bài văn đã nói lên tình cảm thương yêu vạn vật của 2 đứa trẻ. Chúng quan tâm, lo lắng cho số phận của những chú chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. Hạnh phúc khi thấy bầy chim non an toàn bay vào bờ.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Em hãy xác định đề tài và ngôi kể của truyện “Bầy chim chìa vôi”.

Trả lời:

- Đề tài của truyện: cuộc sống của những đứa trẻ vùng ven sông, vẻ đẹp thiên nhiên.

- Ngôi kể của truyện: ngôi thứ ba, người kể chuyện dấu mình.

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau:

(4)

Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:

- Anh Mên ơi, anh Mên!

- Gì đấy? Mày không ngủ à? – Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

Trả lời:

- Lời người kể chuyện:

+ Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi.

+ Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

- Lời nhân vật:

+ Anh Mên ơi, anh Mên!

+ Gì đấy? Mày không ngủ à?

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?

Trả lời:

- Điều khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông là: những con chim chìa vôi sẽ bị chết đuối.

- Chi tiết thể hiện rõ nhất điều đó là: “Em sợ những con chim chìa vôi con bị chết đuổi mất” và “Tao cũng sợ”

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên những chuyện gì? Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em cảm nhận được những nét tính cách nào của nhân vật Mon?

Trả lời:

- Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên về: ý định giải cứu những con chim chìa vôi, chuyện bố kéo chũm được một con cá măng và một con cá bống, và Mon đã thả con cá bống.

(5)

- Nội dung cuộc trò chuyện giúp em cảm nhận được nhân vật Mon là một cậu bé hồn nhiên, giàu tình cảm, biết yêu thương động vật.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nêu một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3). Em hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát tính cách của nhân vật Mên.

Trả lời:

- Một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3):

+ “Nào xuống đò được rồi đấy”

+ “Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy.”

+ “Thằng Mên quấn cái dây buộc đò vào người nó và gò lưng kéo.”

- Khái quát tính cách cảu nhân vật Mên: trưởng thành trong suy nghĩ và hành động, là con người có trách nhiệm.

Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao?

Trả lời:

Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết: “Từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.” Vì đây là một cảnh tượng theo người kể chuyện thì “như huyền thoại hiện ra”. Thật vậy, dù trong dòng nước hiểm nguy, những chú chim chìa vôi vẫn có thể chọn đúng thời điểm để cất cánh bay lên.

Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó.

Trả lời:

(6)

Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Có thể vì hai đứa trẻ với trái tim đầy yêu thương ấy lần đầu chứng kiến trọn vẹn một cuộc hành trình cất cánh của những chú chim non. Từ cảm xúc lo lắng, sợ hãi cho đến khi vỡ oà trước cảnh tượng tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất).

Đoạn văn tham khảo:

Trời lờ mờ sáng cũng là lúc hai anh em tôi đưa được con đò về chỗ cũ, ngay lập tức tôi và Mon chạy ngược lên đoạn bờ sông đối diện với dải cát. Chúng tôi căng mắt ra nhìn dải cát giữa dòng sông, thấy nó vẫn chưa ngập hết. Đúng lúc đó, Mon nhớ lại lời của bố: khi nước vừa ngập hết thì chim mới bay lên. Chúng tôi từ từ cùng thấp thỏm, chờ đợi cho tới khi dòng nước nuốt chửng phần cát còn lại. Rồi từ mặt nước sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át bứt khỏi dòng nước bay lên. Tôi và Mon cùng há hốc miêng, không đứa nào kêu lên được một tiếng nào. Có vẻ như, bản thân những chú chim chìa vôi sẽ biết chính xác khi nào đàn con của chúng mới đủ sức để cất cánh. Cảnh tượng hôm đó đã khiến hai anh em tôi không khỏi giật mình, sau khi bay lên có một chú chim con như đuối sức, nó rơi xuống như một chiếc lá, nhưng may mắn thay, nó đã được chim mẹ giúp đỡ, cuối cùng nó đã có thể đập cánh trở lại.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của nhân vật Tía nuôi: đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo, lưng mang cái gùi, tay cầm chà gạc, lâu lâu vung tay lên

- Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì chính họ đã, đang và sẽ làm nên mùa xuân của đất nước... -

- Một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh đất nước chuẩn vừa kháng chiến chống quân xâm lược, chiến

- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và không để lại cảm giác khiếp sợ mà cho thấy vẻ đẹp hùng

Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế.. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và

- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và không để lại cảm giác khiếp sợ mà cho thấy vẻ

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông cùng con người

Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc thành sát thủ của nhau, và cậu bé rơi vào dòng xoáy của những