• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu :

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu : "

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM

___________________

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022

MÔN:NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút.

(Không kể thời gian phát đề )

Phần I Đọc hiểu: ( 2,0đ)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”

Nội nói: “Lúc nội còn con gái

Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân Đất này xưa đầm lầy chua mặn Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”

( Trích “ Dừa ơi”- Lê Anh Xuân) 1. Nêu nội dung của đoạn trích ? (0,5 điểm)

2. Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn thơ và cho biết nó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn? (0,5 điểm)

3. Từ đoạn thơ trên khơi gợi trong em những tình cảm gì? Viết từ 3 đến 5 dòng nêu cảm nhận của em về điều đó? (1,0 điểm)

Phần II

Tạo lập văn bản

: Viết bài văn tự sự ( 8,0đ)

Em hãy đóng vai nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long kể lại cuộc gặp gỡ của anh với cô kĩ sư và người họa sĩ.

(Viết bài văn tự sự có yếu tố nghị luận kết hợp đối thoại, độc thoại nội tâm.)

HẾT

(2)

Phần : ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu :

“ Cứu lấy hành tinh :Bây giờ hoặc không bao giờ”

Bây giờ hoặc không bao giờ ,bạn có thể cứu hành tinh này ,chúng ta có thể cứu hành tinh này bằng những việc rất nhỏ,như trồng một cái cây ,tắt điện khi không sử dụng ,đi xe đạp thay vì xe máy ,không xài phí giấy vở ,đừng vứt rác bừa bãi ,dùng những vật liệu có thể tái chế …

Suốt mấy tháng nay,trên đường phố Hà Nội ,Sài Gòn tôi nhìn thấy một số teen Việt khoác trên mình chiếc túi “ I am not a Plastic Bag” ,những chiếc áo thun có in dòng chữ “I love Earth” , “I love Green”.

Tôi mong rằng ,bạn không mang chúng như một vật trang sức theo phong trào mà như một sứ giả bé nhỏ của thiên nhiên.Với một ý thức mạnh mẽ.Với một thông điệp rõ ràng .Để nói rằng bạn không thờ ơ. Để nói rằng bạn yêu Trái đất này và thực sự muốn cứu lấy hành tinh xanh của chúng ta…

(Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn / trang 99 )

Câu 1: Em hãy xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích . (0,5 điểm ) Câu 2: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích .(0,5 điểm)

Câu 3:” Tôi mong rằng ,bạn không mang chúng như một vật trang sức theo phong trào mà như một sứ giả bé nhỏ của thiên nhiên”.

Với vai trò là một sứ giả bé nhỏ của thiên nhiên em hãy nêu suy nghĩ và những việc làm thiết thực của mình để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta bằng một đoạn văn 4-6 dòng .( 1,0 điểm )

- Phần 2: TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Hóa thân vào nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để kể về cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư trong tác phẩm.( Có sử dụng yếu tố nghị luận và các hình thức thoại trong bài viết )

-Hết- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3

TRƯỜNG THCS Lương Thế Vinh

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 202 – 2022 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

(3)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

(Đề có 0 trang)

ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I NĂM HỌC: 202 -2022

MÔN: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) Câu : 2,0 điểm.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Việc theo đuổi đam mê có thể sẽ mang lại nhiều phần thưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống của bạn không có nhiều thách thức hoặc những đấu tranh. Bất cứ một người tận tụy nào dù là một y tá, họa sĩ, nhà xây dựng, linh mục hay diễn viên đều có thể nói với bạn rằng, sự chăm chỉ, sự hi sinh và nỗ lực to lớn là những điều cần thiết, ngay cả với những người yêu thích công việc họ làm. […] Hầu hết những người được niềm đam mê thúc đẩy đều chấp nhận sự hi sinh và tranh đấu. Helen Keller đã vượt lên khuyết tật mù và điếc để trở thành niềm cảm hứng, nguồn khích lệ đối với triệu người trên thế giới. Bà đã từng nói: “Trong sự dễ dàng và bình lặng, tính cách không thể phát triển được. Chỉ qua khó khăn thử thách, tâm hồn mới trở nên mạnh mẽ, khát vọng mới được khơi nguồn và thành công mới được gặt hái”.

(Trích Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng – Nick Vuijic, NXB Tổng hợp Tp.HCM) a) Nêu nội dung của đoạn trích trên. (0,5 điểm)

b) Giải nghĩa từ “tận tụy” (0.5 điểm)

c) Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Viết vài dòng (4-5 dòng) chia sẻ suy nghĩ đó của em. (1,0 điểm)

Câu 2: 8,0 điểm.

Đóng vai người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt để kể lại câu chuyện về tình bà cháu. (Có kết hợp các yếu tố đối thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận)

HẾT

(4)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3

TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT TÂY ÚC

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 01 trang)

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 202 – 2022 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)

Những ngày qua, khi nghe thông tin về những trận lũ lịch sử diễn ra tại các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản, nhiều đồng bào mắc kẹt trong lũ thiếu thức ăn nước uống, gia đình ông Bùi Thanh Diện (phường Tân Thới Nhất, quận 12) đã không khỏi trăn trở.

Thế là tối 20/10, gia đình ông Bùi Thanh Diện tập họp mọi người nấu hơn 500 chiếc bánh chưng để kịp thời cung ứng lương thực cho đồng bào miền Trung. Nhiều bà con trong xóm công viên Hạnh Phúc và bạn bè đã nhiệt tình hưởng ứng.

Ngay từ 15h, hàng chục người dân đã tập họp tại công viên Hạnh Phúc để tự tay gói những chiếc bánh chưng, góp một phần công sức của mình để an ủi, động viên đồng bào vùng lũ. “Miền Trung lũ lụt, khi cả nước đều hướng về miền Trung, chúng ta cũng cần có những hành động thiết thực. Những chiếc bánh chưng dù nhỏ nhưng sẽ xoa dịu bớt nỗi đau của đồng bào, để họ không tủi thân”, ông Diện nói.

(Theo Thảo Lê - Kim Út, “TP.HCM: Xóm Hạnh Phúc chung tay gói bánh chưng gửi đồng bào miền Trung”, tuoitre.vn, 20/10/2020).

Câu 1 (0.5 điểm): Tìm lời dẫn có trong phần in đậm, cho biết lời nói hay ý nghĩ được dẫn.

Câu 2 (0.5 điểm): Những ngày qua, điều gì đã làm gia đình ông Bùi Thanh Diện không khỏi trăn trở?

Câu 3 ( .0 điểm): Nghĩa cử cao đẹp của ông Diện gợi cho em suy nghĩ gì về tình người trong cơn hoạn nạn? Hãy viết đoạn văn ngắn (tối đa 5 dòng) trình bày suy nghĩ đó của em.

II. LÀM VĂN (8.0 điểm)

Hãy hóa thân vào nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để kể về cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư trong tác phẩm.

(Yêu cầu: tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận).

(5)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 TRƯỜNG THCS KIẾN THIẾT

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 202 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu : (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chúng ta hãy nói đến việc học hành. Trước hết, tôi rất không muốn khuyên em nên chăm học. Chăm học để làm chi? Để thi đỗ, để có bằng cấp, để tìm được một địa vị xã hội? Quả thực, tôi cũng muốn em thi đỗ, có bằng cấp, tìm được việc làm, có được một địa vị trong xã hội.

Nhưng nếu mục đích của sự học mà chỉ như thế thì thời gian nấu sử sôi kinh của em sẽ trở thành một phương tiện mất, và trở thành một cách oan uổng. Thời gian học tập là một thời gian quý báu, không thể được xem như một thời gian khổ sai. Biết bao nhiêu người rời học đường bước vào trường đời rồi mới nhận thấy rằng thời học trò là thời sung sướng nhất. Thế nhưng, hầu hết chúng ta đều mong cho cái thời gian hoàng kim ấy qua mau để chóng được giải thoát khỏi sự học. Như thế là chúng ta nhận thức sự học tập như là một công việc quá nặng nhọc và không có sinh thú. Điều đó là một sự dại dột và thiệt thòi. Chỉ cần một thời gian chiêm nghiệm và một vài phương pháp áp dụng là chúng ta có thể chuyển đổi sự học hành thành một nguồn lạc thú. […]

Động cơ của sự ham học đâu chỉ nằm ở mảnh bằng, ở địa vị tương lai của em trong xã hội.

Động cơ của sự học, trước hết, đáng lẽ phải được tìm nơi những lạc thú của khám phá, đi tìm kiến thức, mở rộng chân trời kiến thức.

(Trích “Nói với tuổi hai mươi”, Thích Nhất Hạnh, NXB Lá Bối, 1966) 1. Theo tác giả, đa số mọi người nhận ra thời học trò là sung sướng nhất khi nào? (0,5đ) 2. Tìm 1 từ mượn có trong đoạn trích trên (0,5đ)

3. Em có đồng ý với quan điểm sau của tác giả không? Vì sao? Viết ngắn gọn trong khoảng từ 4 - 5 dòng. (1đ)

Động cơ của sự học, trước hết, đáng lẽ phải được tìm nơi những lạc thú của khám phá, đi tìm kiến thức, mở rộng chân trời kiến thức.

Câu 2: (8,0 điểm)

Đóng vai nhân vật anh thanh niên để kể lại câu chuyện gặp gỡ với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

- Hết -

(6)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3 ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM NĂM HỌC: 202 - 2022

MÔN: NGỮ VĂN-KHỐI 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) 1./ PHẦN ĐỌC-HIỂU (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau :

“Trong vòm lá mới chồi non

Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa Quả ngon dành tận cuối mùa

Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào Giêng, hai rét cứa như dao

Nghe tiếng chào mào chống gậy ra trông Nom đoài rồi lại ngắm đông

Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn Quả vàng nằm giữa cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần toả hương Bà ơi! Thương mấy là thương

Vắng con, xa cháu tóc sương da mồi Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng”.

(Quả ngọt cuối mùa – Võ Thanh An) a.Nêu nội dung chính của bài thơ trên? (0,5 điểm)

b.Tìm 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên? (0,5 điểm)

c. Em rút ra bài học gì sau khi đọc xong bài thơ trên? Hãy viết từ 3-4 dòng. (1điểm) 2./ PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (8 điểm)

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã chọn hi sinh tuổi thanh xuân của mình để chịu đựng gian khổ và âm thầm cống hiến cho đất nước. Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, anh luôn “thèm người” và khao khát được gặp gỡ, trò chuyện. Em hãy đóng vai nhân vật anh thanh niên để kể lại cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

Hết

(7)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 202 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 1 đến câu hỏi 3

VÒNG TRÒN HOÀN HẢO

Ngày xửa ngày xưa có một vòng tròn. Nó rất tự hào về thân hình tròn trịa của mình. Nhưng một sáng nọ thức dậy, nó bỗng thấy mình mất hết một góc.Vòng tròn buồn bực lăn đi tìm phần bị mất. Vì khiếm khuyết như thế nên nó lăn hết sức chậm chạp.

Trong lúc lăn như vậy, vòng tròn khen ngợi những cây hoa dại đang khoe sắc thắm ven đường.

Nó chuyện trò cùng những côn trùng. Nó thưởng thức những tia nắng ban mai ấm áp.

Trên đường tìm kiếm, vòng tròn gặp rất nhiều mảnh vỡ nhưng chẳng mảnh nào vừa khít với mình. Nó tiếp tục hành trình tìm kiếm, cuối cùng nó cũng tìm được một mảnh vừa khít với mình.

Nó gắn vào và bắt đầu lăn đi như một vòng tròn hoàn hảo trước kia…Nhưng, ơ kìa! Sao nó lăn nhanh đến thế! Tiếng chuyện trò thì bạt đi trong gió….

Vì lăn quá nhanh nên vòng tròn không nhận ra được vẻ đẹp của vạn vật xung quanh nó. Không hài lòng như thế, vòng tròn dừng lại, đặt mảnh vỡ trở lại bên đường và chầm chậm lăn đi.

(Trích “Những truyện ngắn hay nhất”) Câu 1. 0,5 điểm

Theo văn bản, vòng tròn lăn quá nhanh khiến cho bản thân vòng tròn rơi vào tình huống như thế nào? Vòng tròn đã chọn cách xử lý ra sao?

Câu 2. 0,5 điểm

Em hãy cho biết nội dung của văn bản trên.

Câu 3. 1,0 điểm

Hành động “đặt mảnh vỡ trở lại bên đường và chầm chậm lăn đi” của vòng tròn trong văn bản gợi cho em bài học gì cho bản thân?

Câu 4. 8 điểm

Em hãy hóa thân vào nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long để kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng đầy xúc động giữa anh với những vị khách đặc biệt. ( lưu ý: Kết hợp các yếu tố đối thoại, nghị luận)

HẾT

(8)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 202 - 2022 TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT

QUỐC TẾ Á CHÂU

MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 9

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh: ---Lớp: --- Số báo danh --- (Lưu ý: học sinh làm bài trên giấy thi, không làm bài trên đề)

I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc văn bản sau:

“Sài Gòn vẫn còn những tấm lòng thơm thảo, tình yêu thương vẫn sẽ lan tỏa khắp thành phố này. Dẫu phố giăng dây, nhưng chẳng thể ngăn lòng người nối liền một khối.

… Nếu chỉ mường tượng thành phố này bằng sự phồn thịnh thì chắc chắn bạn chưa hiểu thấu Sài Gòn. Đâu đó giữa đô thị này là biết bao mảnh đời khốn khó tứ xứ đổ về. Họ đến Sài Gòn, chọn mảnh đất này để mưu sinh, an cư và lập nghiệp, và trở thành một phần không thể thiếu của thành phố này.

Ai từ xa đến, ai ở lâu ngày tại Sài Gòn đều bảo mảnh đất này bao dung, người Sài Gòn trượng nghĩa. Đặc biệt là thời khắc này, người Sài Gòn lại càng tử tế hơn bao giờ hết. Họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, cho đi của cải vật chất, động viên tinh thần thậm chí hi sinh cả an toàn cá nhân, tham gia vào những công việc thiện nguyện chỉ nhằm mục đích duy nhất là đẩy lùi nhanh chóng dịch bệnh.

Tất cả hành động trượng nghĩa giữa cơn đại dịch đều xuất phát từ nhiệt tâm, từ tinh thần không vụ lợi, với mong muốn cho càng nhiều càng tốt. Ai cũng thầm nhủ cho đi là nhận lại, cho đi để không một ai ở Sài Gòn phải nhịn đói, dù chỉ một ngày.”

(Câu chuyện về lòng nhân ái giữa Sài Gòn – Bội Thu – Báo Vnexpress, ngày 4/8/2021) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong câu sau:

“Ai cũng thầm nhủ cho đi là nhận lại, cho đi để không một ai ở Sài Gòn phải nhịn đói, dù chỉ một ngày”.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN (8,0 điểm)

Em hãy hóa thân vào nhân vật người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để kể lại câu chuyện về tình bà cháu trong bài thơ.

---Hết--- ĐỀ THAM

KHẢO

(9)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 TRƯỜNG THCS THĂNG LONG

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 1 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát: “À ơi, con cò bay lả bay la ...”

(Nguồn VN Express, 11/05/2021) Câu 1. Nêu nội dung khái quát của đoạn trích ? Hãy tìm một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đức hy sinh. (1,0 điểm) Phần II. Làm văn (8,0 điểm)

Em hãy đóng vai người lính kể lại bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để hiểu rõ hơn tình đồng chí sâu nặng giữa những người lính.

---HẾT---

(10)

TRƯỜNG THCS BÀN CỜ

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 1 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc - hiểu (2,0 điểm)

Học sinh đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : CHIẾC BÁT VỠ

Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.

Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ.

Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc ,thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

1. Vì sao anh con trai hằng ngày ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ? (0.5đ) 2. Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên ( trả lời từ 3-5 dòng) (1đ)

3. Đọc kĩ phần hội thoại được in đậm và cho biết người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? (0.5đ)

Phần II. Làm văn (8,0 điểm)

Dựa vào phần trích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em hãy đóng vai nhân vật anh thanh niên và kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật.

-Hết-

(11)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3 KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS COLETTE NĂM HỌC: 202 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9 ĐỀ Thời gian làm bài: 90 phút (Có 01 trang) (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: Phần đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

(Chính Hữu, Đồng Chí) a) Nêu nội dung của đoạn trích trên.(0,5đ)

b) Từ “vai” trong câu thơ “Áo anh rách vai” là từ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?(0,5đ)

c) Qua đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về những phẩm chất tiêu biểu của người lính trong kháng chiến chống Pháp? (Trình bày khoảng 3 - 5 dòng). (1đ)

Câu 2: Phần làm văn (8,0 điểm)

Em hãy đóng vai nhân vật người cháu, kể lại nội dung bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

(Lưu ý: Cần kết hợp với các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, hoặc yếu tố nghị luận)

- Hết –

(12)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG NĂM HỌC 202 – 2022 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9

ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.

(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, NXB Thanh Niên) a) Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? (0,5 điểm)

b) Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

(0,5 điểm)

c) Qua đoạn trích, em hiểu gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc?

Trình bày trong khoảng từ 3 – 5 dòng. ( ,0 điểm) Câu 2: (8.0 điểm)

Hóa thân thành nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long để kể lại cuộc gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

(Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận) - Hết -

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Luyện tập 2 trang 15 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu: Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của

Đề: Cảm nhận của em về tình cảm của bé Thu với người cha trong đoạn trích truyện “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.. Đề: Phân tích nhân vật anh

-Câu hỏi :Viết những hành vi biểu hiện thiếu tôn trọng người khác.. II/ Trả lời câu hỏi

Dựa vào số liệu thống kê được trong bảng 1, có thể thấy, trước hết, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khai thác rất linh hoạt và sử dụng có hiệu quả cả bốn kiểu PN còn

Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thấy được tầm quan trọng của họat động Marketing và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ HUY THỊNH,

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi của cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kĩ sư, h/ảnh anh thanh niên đã được khắc họa với những nét đẹp về tình cảm, cách

I.. Ñeå giaûi thích nguyeân nhaân cuûa söï vieäc hoaëc tình traïng neâu trong caâu , ta coù theå theâm vaøo caâu nhöõng traïng ngöõ chæ nguyeân nhaân .. 2.