• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ"

Copied!
98
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỒ TUẤN QUỐC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 83 40 410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các thông tin sử dụng trong luận văn đều được thu thập từ thực tiễn, tại đơn vị cơ quan BHXH huyện Triệu Phong và chưa được ai nghiên cứu, công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Quảng Trị, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn

Hồ Tuấn Quốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Trong quá trình viết luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; Ban Giám đốc, các đồng chí, đồng nghiệp cán bộ viên chức cơ quan BHXH huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị và các đơn vịsửdụng lao độngtrên địa bàn huyệnđã cung cấp sốliệu thứcấp và tham gia trảlời các câu hỏi khảo sát.

Đặc biệt bản thântôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Phát người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp bản thân hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các quý cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ này đã cổ vũ và giúp tôi nhận thức, làm sáng tỏ thêm cả lý luận và thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu.

Luận văn là quá trình nghiên cứu tâm huyết, sự làm việc khoa học và nghiêm túc của bản thân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do khả năng và trình độ còn hạnchếnên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định.

Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.

Quảng Trị , ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn

Hồ Tuấn Quốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên: Hồ Tuấn Quốc.

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018

Giáo viên hướng dẫn:PGS. TS. Nguyễn Văn Phát Tên đề tài:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

1. Tính cấp thiết của đề tài

BHXH là trụ cột của an sinh xã hội, là cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế.

Hiện nay, đảm bảo an toàn quỹ BHXH, trong đó trọng tâm là nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy quá trình thực hiện công tác thu còn gặp không ít khó khăn, thách thức và hiệu quả chưa cao. Tại BHXH huyện Triệu Phong, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra ảnh hưởng đến việc cân đối quỹBHXH trên địa bàn nói riêng và an toàn quỹnói chung. Vì vậy việc nghiên cứu thực tiễn đểtìm ra những giải pháp hiệu quảnhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là vô cùng cần thiết. Căn cứvào những vấn đề trên, tôi đã chọn đềtài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”đểthực hiện luận văn thạc sĩ.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Phương phápthu nhập thông tin, dữ liệu;

Phương pháp tổng hợp,phân tích số liệu:

* Phương pháp thống kê mô tả

* Phương pháp so sánh

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về BHXH và quản lý thu bảo hiểm xã hội.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH buộc tại BHXH huyện Triệu Phonggiai đoạn 2014-2016.

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắtbuộc tại BHXH huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT

BHTN BHXH

Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm Y tế

CP Cổ phần

DN Doanh nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HCSN

HTX

Hành chính sự nghiệp Hợp tác xã

LĐ Lao động

LĐTB & XH Lao động Thương binh và Xã hội

NCL Ngoài công lập

NLĐ Người lao động

SDLĐ Sử dụng lao động

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TNLĐ Tai nạn lao động

TTHC Thủ tục hành chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

Lời cam đoan... i

Lời cảm ơn...ii

Tóm lược luận văn...iii

Danh mục các chữ viếttắt... iv

Mục lục... v

Danh mục bảng biều...viii

Danh mục sơ đồ... ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài... 3

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢOHIỂM XÃ HỘIBẮT BUỘC... 6

1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI... 6

1.1.1. Bảo hiểm xã hội và nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội... 6

1.1.2. Bản chất và chức năng của BHXH... 9

1.1.3. Vai trò của BHXH... 11

1.2. BHXH BẮT BUỘC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC... 13

1.2.1. Khái niệm BHXH bắt buộc và quản lý thu BHXH bắt buộc... 13

1.2.2. Vai trò và nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc... 15

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU BHXH BĂT BUỘC... 27

1.3.1. Tổng nguồn thu, tổng số thu BHXH bắt buộc... 27

1.3.2. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc... 28

1.3.3. Tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc... 28

1.3.4. Tốc độ tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH... 29

1.3.5. Tỷ lệ người tham gia đóng BHXH bắt buộc... 29

1.4. KINH NGHIỆM THỰC TIỂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU BHXH BẮT BUỘC Ở MỘT SỐ TỈNH BẠN TRONG NƯỚC... 29

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.4.1. Tại BHXH huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai... 29

1.4.2. Tại BHXH huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế... 30

1.4.3. BHXH thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ... 31

1.4.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý hoạt động thu BHXH bắt buộc tại một số tỉnh bạn... 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 ... 34

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRIỆU PHONG VÀ BHXH HUYỆN TRIỆU PHONG... 34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế- xã hội huyện Triệu Phong... 34

2.1.2. Tình hình cơ bản củaBHXH huyện Triệu Phong... 35

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN TRIỆU PHONG GIAI ĐOẠN 2014-2016... 40

2.2.1. Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc... 40

2.2.2. Quản lý phương thức đóng, tiền lương tiền công đóng BHXH bắt buộc... 46

2.2.3. Công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc... 54

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra tham gia và thực hiện chế độ chính sách BHXH bắt buộc... 58

2.2.5. Kết quả thực hiện thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong trong giai đoạn 2014- 2016 ... 63

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ... 64

2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát... 64

2.3.2. Ý kiến đánh giá của các đơn vị SDLĐ về quy định quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong... 65

2.3.3. Đánh giá của các đơn vị SDLĐ về hiệu quả công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong... 68

2.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỄM XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG... 70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.4.1. Đánhgiá kết quả đạt được trong công tác quản lý BHXH bắt buộc... 70

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại... 71

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế... 72

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ... 74

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ... 74

3.1.1. Định hướng phát triển... 74

3.1.2. Mục tiêu phát triển... 74

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN TRIỆU PHONG... 76

3.2.1. Quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc... 76

3.2.2. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về luật Lao động, luật BHXH đến NLĐ và người SDLĐ trên địa bàn ... 77

3.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ Công chức làm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc80 3.2.4. Công tác thực hiện giải quyết chính sách BHXH bắt buộc... 80

KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ... 81

1. KẾT LUẬN:... 81

2. KIẾN NGHỊ... 82

2.1. Kiến nghị với BHXH Việt Nam... 82

2.2. Kiến nghị đối với UBND huyện Triệu Phong... 82

2.3. Kiến nghị với BHXHtỉnh Quảng Trị... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 84

PHỤ LỤC... 86 QUYẾT ĐỊNH VỀVIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỀU

Bảng 2.1. Thống kê CB CCVC BHXH huyện Triệu Phong giai đoạn 2014 –2016 ...36 Bảng 2.2. Trìnhđộcủa CB CCVC của cơ quan BHXH huyện Triệu Phong ...36 Bảng 2.3. Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong giai đoạn 2014 - 2016 ...40 Bảng 2.4. So sánh các đơn vịssản xuất, kinh doanh tại huyện tham gia đóng Thuế trong gian đoạn 2014–2016...42 Bảng 2.5. Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong giai đoạn 2014–2016...43 Bảng 2.6. Báo cáo so sánh số tiền thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong giai đoạn 2014–2016...48 Bảng 2.7. Mức lương tối thiểu vùng qua các năm...50 Bảng 2.8. Tổng quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị SDLĐ đăng kí tại BHXH huyện Triệu phong giai đoạn 2014-2016 ...52 Bảng 2.9. Tình hình kiểm tra công tác thu và thực hiện chế độ BHXH bắt buộc ở các đơn vị SDLĐ của BHXH huyện Triêu Phong giai đoạn 2014 - 2016 ...59 Bảng 2.10: Sốtiền truy thu BHXH bắt buộc tại các đơn vị SDLĐ của BHXH huyện Triêu Phong giai đoạn 2014 - 2016. ...60 Bảng 2.11: Tình hình thực hiện giải quyết hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH Triệu Phong giai đoạn 2014 - 2016 ...61 Bảng 2.12. Tỷlệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong giai đoạn 2014–2016...63 Bảng 2.13. Cơ cấu bảng hỏi điều tra tại đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện Triệu Phong năm 2017...65 Bảng 2.14. Ý kiến của đơn vị SDLĐ vềtỷlệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay...65 Bảng 2.15. Đánh giá của các đơn vị SDLĐ về công tác đăng ký thủ thục tham gia BHXH buộc tại BHXH huyện Triệu Phong ...68 Bảng 2.16. Ý kiến của đơn vịvềhiệu quảthực hiện nghiệp vụquản lý thu BHXH tại BHXH Triệu Phong...69 Bảng 2.17. Ý kiến của đơn vị SDLĐ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH do BHXH Triệu Phong thực hiện ...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ2.1. Hệthống tổchức bộmáy BHXH huyện Triệu Phong...37 Sơ đồ2.2: Quy trình thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triêu Phong...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách lớn và có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua BHXH đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân. BHXH là trụ cột chính của an sinh xã hội, là cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay, BHXH hình thành và phát triển do nhu cầu của đời sống xã hội, góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động. Đã trở thành một công cụ hữu hiệu để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống và trong quá trình lao động như: bị ốm đau, chăm sóc y tế, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, mất khả năng lao động, già cả hoặc bị chết. Bằng việc lập quỹ BHXH từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và Nhà nước để trợ giúp cho họ khi gặp các rủi ro trên. Với nguyên tắc “lấy số đông bù cho số ít”, “có đóng góp thì mới được thụ hưởng các chế độ BHXH”vì thế, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia, của mọi thể chế nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về chính sách BHXH. Chế độ chính sách BHXH đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần bổ sung và sửa đổi đến khi Luật BHXH 71/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật BHXH 58/2014/QH13 sửa đổi ban hành ngày 20/11/2014. Lần đầu tiên trong lịch sử đất nước ta có ban hành một bộ Luật về BHXH, nó cơ sở pháp lý hết sức quan trọng trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH ở nước ta. Luật BHXH quy định rõ ràng cụ thể về đối tượng tham gia, trách nhiệm, quyền lợi của các đối tượng khi tham gia BHXH. Trong đó luôn xác định để cân đối quỹ thì việc quản lý thu BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và đúng số tiền quy định, hạn chế tối đa số nợ BHXH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

BHXH huyện Triệu Phong là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Trị, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi trả các chế độ BHXH trên địa bàn huyện Triệu Phong.

Trong thời gian qua BHXH huyện Triệu Phong đã thực hiện rất tốt chức năng của mìnhđược giao và đạt được những thành tựu quan trọng như tăng số thu, phát triển nhanh đối tượng tham gia BHXH, thực hiện tốt chi trả các chế độ chính sách cho người lao động trên địa bàn huyện. Hiện nay, đảm bảo an toàn quỹ BHXH, trong đó trọng tâm là nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy quá trình thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc còn gặp không ít khó khăn, thách thức và hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ người lao động đang làm việc ở các đơn vịsử dụng lao động nhưng chưa được tham gia đóng BHXH bắt buộc còn cao và nếu tham gia thì vẫn còn hình thức chưa tham gia đầy đủ đặc biệt là tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng đơn vị sử dụng lao động còn trốn đóng, đóng không đầy đủ và nợ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, còn diễn ra thường xuyên trên cả nước cũng như tại BHXH huyện Triệu Phong.Vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc là vô cùng cần thiết. Căn cứvào những vấn đề trên, tôi đã quyết định chọn đề tài:Hoàn thin công tác qun lý thu Bo him xã hi bt buc ti Bo him xã hi huyn Triu Phong, tnh Qung Trị” để thực hiện luận văn thạc sĩ.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của đề tài là trên cơ sở phân tích đánh giá đúng thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong, tỉnhQuảng Trị.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện TriệuPhong tỉnh Quảng Trị.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phongtỉnh Quảng Trịtrong thời gian tới.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu về công tác quản lýthu BHXH bắt buộc. Với đối tượng này đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luậnvà thực tiểncông tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dụng: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

- Phạm vikhông gian:Đề tài thực hiện nghiên cứucông tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXHhuyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Trong đó, tập trung vào các doanh nghiệp và các đơn vị doanh nghiệp đang có tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc caotrên địa bàn huyện.

- Phạm vithời gian:

Trong đó:

- Các thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014đến năm 2016.

- Số liệu sơ cấp năm 2017: Là tổng hợp phân tích phiếu điều tra người chủ sử dụng lao động. Tại các đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc tại huyện Triệu Phong nghiên cứu để hỗ trợ thêm cho phần nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp thu nhập thông tin, dữ liệu 4.1.1. Phương pháp điều tra số liệu thứcấp

Đểphục vụcông tác nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nguồn thông tin và số liệu thứ cấp tại các báo cáo hang năm, hàng quý, hàng tháng về tình hình thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Triệu Phong giai đoạn 2014 - 2016. Báo cáo số liệu và kế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

hoạch của BHXH tỉnh Quảng Trị giao sốchỉ tiêu thu BHXH Bắt buộc cho BHXH huyện Triệu Phong từ năm 2014 - 2016. Đồng thời các đánh giá, phân tính nhận định, định hướng chiến lược từcác tài liệu này cũng được thu thập, hệthống hóa và phân tích trong đềtài.

4.1.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Điều tra, phỏng vấn các chủ sủdụng lao động, người trực tiếp quyết định cho người lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc tại các đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện. Nhằm đánh giá công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Triệu Phong.

Công tác điều tra được tiến hành theo hướng: gặp trực tiếp phỏng vấn lấy thông tin khảo sát.

Nội dung điều tra: Phỏng vấn câu hỏi về vấn đề đánh giá của đơn vị sử dụng lao động trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc

Đối tượng điều tra: Chủ sử dụng lao động những người trực tiếp quyết định người lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Chọn mẫu là 130 đơn vị sử dụng lao động. Trong đó có 18 đơn vị DNTN, DNNQD; 19 đơn vịXã, Phường, thịtrấn; 93 đơn vị HCSN, Đảng đoàn thể.

Lý do chọn mẫu vì thực tếnhững đơn vị trên đã thể hiện được đầy đủcác quy trình thu BHXH bắt buộc.

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quả điều tra, tiến hành lựa chọn, phân tích tổng hợp những thông tin liên quan đến đề tài; thống kê và xửlý số liệu theo mục đích, nội dung nghiên cứu. Bằng những phương pháp tổng hợp hệ thống hóa tài liệu theo những tiêu thức phù hợp với nội dụng nghiên cứu.

Sửdụng phần mềm Excel đểthống kê, so sánh tính toán những chỉ tiêu vềtình hình nợ đọng và kết quả đóng BHXH.

4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, để thống kê các ý kiến của đơn vị SDLĐ, tính các chỉtiêu và hiệu quảcủa công tác thu BHXH Bắt buộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

4.2.2. Phương pháp so sánh

Dùng phương pháp so sánh và phân tích về sựbiến động của các chỉ tiêu như tổng thu BHXH, tỷlệ nợ đọng để phân tích tình hình hoạt động của các đối tượng, phân tích nguyên nhân tác động đến quá trình thu BHXH bắt buộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘIBẮT BUỘC

1.1. TỔNG QUAN VỀBẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1.1. Bảo hiểm xã hộivà nguyên tắc hoạt động củabảo hiểm xã hội

* Nguồn gốc ra đời và tính tất yếu khách quancủa BHXH

Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên chính thức được sửdụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)[1]. Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một đạo luật được thông qua tại New Zealand năm 1938. Năm 1941, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, thuật ngữ này được dùng trong Hiến chương Đại Tây Dương (The Atlantic Charter of 1941).

Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độphạm vi rộng hẹp của nó. Tuy nhiên, về cơ bản thì thuật ngữ này được hiểu với nghĩa là sự bảo đảm an toàn của xã hội dành cho thành viên của nó thông qua các quy trình của hệ thống công cộng, nhằm giải toả những lo âu về kinh tế và xã hội cho thành viên. Nói cách khác, nó góp phần giúp các thành viên trong xã hội và gia đình khắc phục sự suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập thực tế do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hưu trí, và tử tuất; đồng thời cung cấp vềdịch vụ y tế, trợ cấp gia đình có con nhỏ. Theo D. Pieters bảo hiểm xã hội được hiểu với tư cách là một tổ chức được hình thành với mục đích hỗ tương giữa người với người để đối phó với sựthiếu hụt thu nhập (chẳng hạn như thu nhập từtiền công lao động), hoặc những tổn thất cụthểkhác.

Sự ra đời của BHXH cũng giống như các chính sách xã hội khác luôn bắt nguồn từyêu cầu thực tiễn của cuộc sống đặt ra.Từthời xa xưa, để chống lại những rủi ro, thiên tai của cuộc sống con người đã biết đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng sự giúp đỡ này chỉ mang tính tự phát và với quy mô nhỏ, thường là trong một nhóm người chung quan hệ huyết thống. Khi xã hội ngày càng phát triển và có máy móc tham gia vào quá trình sản xuất, cùng với nó là quan hệxã hội giữa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

các cá nhân, giữa các cộng đồng cũng phát triển hơn. Nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển từsau cuộc cách mạng công nghiệp làm cho nhu cầu thuê mướn lao động ngày càng tăng lên. Giai cấp công nhân là giai cấp lao động làm thuê cho giới chủ, họ được chủcam kết trảtiền lương và tiền công. Tuy nhiên, người lao động bị bóc lột tàn bạo và đối xửkhông công bằng; giờlàm việc kéo dài, cường độ lao động cao nhưng tiền công lại thấp. Ốm đau, tai nạn lao động xảy ra thường xuyên. Với mức lương thấp họkhông thể đảm bảo cuộc sống cho mình và gia đình, nhất là khi lâm vào hoàn cảnh rủi ro, bệnh tật. Thêm vào đó, nhà nước cũng như giới chủ không hề quan tâm hay giúp đỡ họ. Đứng trước tình hìnhđó giai cấp công nhân đã liên kết lại để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; lập ra các quỹcứu trợ người ốm, người bị tai nạn; lập các tổ chức tương tế và vận động mọi người tham gia; đấu tranh tự phát với giới chủ như: đòi tăng lương giảm giờ làm; thành lập các tổ chức công đoàn và sau này là đấu tranh có tổchức nhưng bị giới chủ đàn áp thậm tệ. Giai cấp công nhân không đòi được quyền lợi mà còn bị tổn thất nặng nề. Mâu thuẫn giữa giới chủ và thợngày càng trầm trọng và sâu sắc. Tìnhđoàn kết tương thân tương ái giữa họ đã nảy nở, cùng với đó là sự ra đời của các nghiệp đoàn, các hiệp hội giúp đỡ các thành viên khi bị ốm đau bệnh tật trong quá trình sản xuất. Bên cạnh Hội tương tế còn có Quỹ tiết kiệm được Nhà nước khuyến khích thành lập. Tiếp đó những quy định bắt buộc người sửdụng lao động (NSDLĐ) phải chu cấp cho NLĐ thuộc quyền quản lí khi họgặp phải ốm đau, tai nạn lao động, mất việc... Giai cấp công nhân càng đông đảo thì sức ép đối với những đòi hỏi đảm bảo cuộc sống cho họngày càng ảnh hưởng đến đời sống chính trị của mỗi nước. Trước tình cảnh đó Chính phủ mỗi nước không thể không quan tâm đến tình cảnh của người lao động.

Những yêu cầu giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo cuộc sống của NLĐ dần được quy định thành các chính sách bắt buộc đối với mỗi nước. Các nước trên thếgiới đều ghi nhận rằng BHXH ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp công nhân làm thuê với giới chủ tư bản.

Tại Việt Nam Bảo hiểm xã hội bắt đầu xuất hiện những năm 1930 của thếkỷ XX. Các chế độtrợ cấp đầu tiên cho quân nhân và viên chức làm việc trong bộ máy

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

hành chính và Khu công nghiệp của Pháp ở Đông Dương là ốm đau, già yếu hoặc chết.Đặc biệt sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm và thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động thông qua một loạt các sắc lệnh: Sắc lệnh số54 ngày 03/11/1945 của Chủtịch Chính phủlâm thời quyđịnh những căn cứ, điều kiện để các công chức Nhà nước được hưởng chế độ hưu trí;

Sắc lệnh số76/SL ngày 20/05/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủcộng hoà trong đó có quy định cụthểvềcác chế độ thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động, trợ cấp hưu trí và tiền tuất đối với công chức Nhà nước... Như vậy, trong thời kỳ này, đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH chỉ gồm hai đối tượng là công chức Nhà nước và công nhân, các chế độ BHXH áp dụng gồm trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tửtuất. Sau khi hoà bình lập lại trên Miền Bắc, ngày 27/12/1961, Chính phủ ban hành Nghị định 218/CP về "Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức”. Hệ thống chế độ BHXH ở Việt Nam lúc này bao gồm: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độtrợ cấp hưu trí, chế độtrợ cấp mất sức lao động và chế độ trợcấp tử tuất. Chính sách BHXH ban hành kèm theo Nghị định 218/CP có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định đời sống cho NLĐ, thu hút và động viên hàng triệu lao động tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệTổquốc.

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách BHXH đã không còn phù hợp. Vì vậy, ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới quan trọng của BHXH ở Việt Nam.

Theo Nghị định 43/CP, chế độ trợ cấp mất sức lao động đã bị loại bỏ và chỉ thực hiện 5 chế độ còn lại. Sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách BHXH lại được Đảng và Nhà nước tiếp tục sửa đổi và bổ sung. Những nội dung cơ bản về BHXH thể hiện ở Bộ luật Lao động được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá IX ngày 23/06/1994 [10]. Trên cơ sở những quy định của Bộ luật Lao động, ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

12/CP. Đồng thời, ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập hệ thống BHXH Việt Nam. Theo thời gian, các văn bản pháp quy về BHXH được ban hành, sửa đổi và bổ sung làm cho BHXH ngày càng được hoàn thiện, chẳng hạn: Nghị định của Chính phủ số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung. Luật Bảo hiểm xã hộiSố 71/2006/QH11 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 29 tháng 6 năm 2006.

1.1.2. Bản chất và chức năng của BHXH

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là một loại hình dịch vụ công, là hình thức bảo hiểm thu nhập cho NLĐ và mục tiêu hướng đến đó là hiệu quả xã hội và hoạt động trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” để bảo vệ người lao động. Bảo hiểm xã hội là phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp, là một trong những chính sách kinh tế xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý của mỗi quốc gia.

Bảo hiểm xã hội là hình thức dịch vụ công để quản lý và đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro trong cộng đồng. Những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH diễn ra cả trong và ngoài quá trình laođộng, có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, TNLĐ và BNN... hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản...

Bảo hiểm xã hội vừa thực hiện các mục đích xã hội, vừa thực hiện các mục đích kinh tế. Cả hai mục đích này luôn được thực hiện đồng thời, đan xen lẫn nhau và là hai mặt không thể tách rời nhau. Khi đề cập đến các lợi ích kinh tế của BHXH đối với NLĐ và đối với xã hội là đã bao hàm cả mục đích xã hội của nó. Ngược lại, các mục đích xã hội của BHXH cũng chỉ đạt được khi nó đồng thời mang lại các lợi ích kinh tế thiết thực cho người tham gia.

Bảo hiểm xã hội là quyền cơ bản của NLĐ. Bởi vì, mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đãđược ILO cụ thể hoá, đó là:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

+ Đền bù cho NLĐ những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ

+ Chămsóc sức khoẻ và chống bệnh tật

+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em

Với những mục tiêu đó, BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được ĐạiHội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởngBHXH, quyền đó được đặt cơsởtrên sựthoảmãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhu cầu về nhân cách và sựtự do phát triểnconngười".

Chức năng cơ bản nhất của BHXH là thay thế, bù đắp phần thu nhập của NLĐ khi họ gặp những rủi ro làm mất thu nhập do mất khả năng lao động hay mất việc làm. Rủi ro này có thể làm mất khả năng lao động tạm thời hay dài hạn thì mức trợ cấp sẽ được quy định cho từng trường hợp. Chức năng này quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.

Đối tượng tham gia BHXH bao gồm NLĐ và NSDLĐ, cả hai đối tượng này cùng phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho NLĐ khi gặp phải rủi ro, số người này thường chiếm số ít. BHXH thực hiện cả phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang, giữa NLĐ khoẻ mạnh với NLĐ ốm đau, già yếu..., giữa những người có thu nhập cao phải đóng nhiều với người có thu nhập thấp phải đóng ít. Như vậy, với chức năng này BHXH còn có ý nghĩa góp phần thực hiện công bằng xã hội, một mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốcgia.

Trong thực tế giữa NLĐ vàngười sữ dụng lao động có nhữngmâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian lao động... BHXH đã gắn bó lợi ích giữa họ, đã điều hoà được những mâu thuẫn giữa họ, làm cho họ hiểu nhau hơn.

Đây cũng là mối quan hệ biện chứng hai bên đều có lợi, NLĐ thì được đảm bảo cuộc sống, NSDLĐ thì sẽ có một đội ngũ công nhân hăng hái, tích cực trong sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

xuất. Đối với Nhà nước thì BHXH là cách chi ít nhất song hiệu quả nhất vì đã giải quyết những khó khăn về đời sống của NLĐ và góp phần ổn định sản suất, ổn định kinh tế- xã hội.

Quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người SDLĐ và NLĐ trên cơ sở tiền lương, tiền công của NLĐ và có sự hỗ trợ của Nhà nước khi xảy ra thâm hụt quỹ. Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất, trợ cấp một lần cho NLĐ dựa trên quy định của luật BHXH và được thay đổi trong từng thời kì để phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Quỹ BHXH được Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo phân phối thu nhập một cách công bằng. Trong trường hợp thâm hụt quỹ, Nhà nước sẽ hỗ trợ để đảm bảo an toàn toàn quỹ, ổn định xã hội. Ngược lại, trường hợp quỹ phát triển mạnh và thặng dư, nguồn tiền này sẽ được tái đầu tư cho phát triển kinh tế, một mặt thúc đẩy sản xuất, mặt khác tăng số dư quỹ BHXH.

Như vậy BHXH chính là nền tảng, là cơ sở để xây dựng một xã hội văn minh, công bằng vàổn định. Ngoài ra đây còn làđộng lực để phát triển kinh tế đất nước.

1.1.3. Vai trò của BHXH

*Đối với Người lao động

Bảo hiểm xã hội đã trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi họ gặp rủi ro vì bị ốm đau, bệnh tật, già yếu hoặc chết… Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Từ đó, các rủi ro trong lao động sản xuất và trong đời sống NLĐ được hạn chế và dàn trải. Hậu quả của rủi ro được bù đắp kịp thời.

Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản tiền nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả hay MSLĐ… Đó không chỉ là nguồn hỗ trợ vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, làm cho họ ổn định về tâm lý, giảm bớt lo lắng khi ốm đau, tai nạn, tuổi già… Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình NLĐ, nhất là trẻ em, những người tàn tật, goá bụa… cũng được đảm bảo an toàn hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

*Đối với Người sử dụng lao động

Mặc dù phải đóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền nhất định cho NLĐmà mình sử dụng, ít nhiều gây ảnh hưởng đếnthu nhập của họ, song về lâu dài, điều đó lại giúp họ đảm bảo nguồn nhân lực, ổn định phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu không có BHXH, các đơn vị sử dụnglaođộng trả tiền bảo hiểm cùng với tiền lương hàng tháng để NLĐ tự lo thì nguồn tiền này có thể bị sử dụng vào những nhu cầu, những mục đích khác. Đến khi NLĐ ốm đau, tai nạn không có nguồn thu nhập, không có chi phí thuốc men… đời sống của họ bị ảnh hưởng thì quan hệ lao động, chất lượng lao động sẽ bị ảnh hưởng. Qua việc phân phối chi phí cho NLĐ hợp lý, BHXH sẽ góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả, các bên trong quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn.

Bảo hiểm xã hội còn làm cho NSDLĐ có trách nhiệm với NLĐ, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời họ. Nếu không tham gia BHXH bắt buộc thì nhiều khi chỉ vì những khoản lợi trước mắt mà NSDLĐ cắt xén quyền lợi, vô trách nhiệm với NLĐ.

Bảo hiểm xã hội còn giúp cho NSDLĐ ổn định nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nầnhay phá sản. Nhờ đó, các chi phí được chủ động hạch toán, ổn định và tạo điều kiện để phát triển không phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh khách quan. Tuy nhiên, BHXH hầu như không mang lại các lợi ích trực tiếp nên không phải bao giờ NSDLĐ cũng nhận thức đúng được vai trò củanó.

*Đối với nền kinh tế- xã hội

Trước tiên, BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Điều đó đã thúcđẩy sự ra đời và trở thành lý do tồn tại của BHXH. Tuy không nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời nhưng BHXH là công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinhtế - xã hội. Thông qua BHXH, những rủi ro trong đời sống của NLĐ được dàn trải theo nhiều chiều, tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất, với chi phí thấp nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Mặt khác, BHXH còn thu hút một lực lượng lao động đáng kể và tạo thêm công ăn việc làm cho NLĐ, điều này làm giảm bớt tình trạng lao động bị thất nghiệp trong xã hội. Về phương diện tâm lý, bảo hiểm còn là chỗ dựa tinh thần cho những bên tham gia, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảoAn sinh xã hội.

Là một hợp phần cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống ASXH, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận ASXH khác. Chính phủ các nước thường căn cứ vào mức độ bao phủ của chính sách BHXH để xác định những đối tượng nào còn gặp khó khăn, cần cộng đồng chia sẻ nhưng chưa được tham gia BHXH để thiết kế những mạng lưới khác của ASXH như: cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội… Trên cơ sở đó, BHXH là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro của từng quốc gia và mức độ đảm bảo ASXH đạt được ở mỗi nước.

Hoạt động BHXH còn góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển. Đặc biệt, với bảo hiểm hưu trí, nguồn vốn tích luỹ trong thời gian dài, kết dư tương đối lớn, có thể đầu tư vào các hoạt động nhằm tăng trưởng quỹ BHXH, mang lại lợi ích cho tất cả các bên:

người tham gia BHXH, cơ quan BHXH và nền kinh tế xã hội nói chung.

1.2. BHXH BẮT BUỘC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC

1.2.1. Khái niệmBHXH bắt buộcvà quản lý thu BHXH bắt buộc 1.2.1.1. Khái niệmBHXH bắt buộc

BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…trên cơ sở đóng góp quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện và sử dụng quỹ đó nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và an toàn xã hội. Trong Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014.

Luật này cũng nêu rõ BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Trong đó quy định cụ thể đối tượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

tham gia BHXH bắt buộc gồm 8 nhóm người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của luật; Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động.

Người lao động và người sử dụng lao động là những đối tượng chính tham gia BHXH. Tuy vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước mà các đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định để bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, hoặc chết.

1.2.1.2. Khái niệm về quản lý thu BHXH bắt buộc

Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định. Trên cơ sở đó hình thành và tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho việc chi trả các chế độ BHXH và hoạt động tổchức sựnghiệp BHXH.

Căn cứ vào mức tiền lương, tiền công của người lao động, cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu quỹBHXH theo tỷlệphần trăm cụ thể được quy định trong từng thời kì. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ đóng vào các quỹ thành phần: Ốm đau, thai sản; tai nạn lao động bệnh nghềnghiệp; hưu trí, tửtuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Theo lý thuyết hệ thống: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệthống nào đó nhằm biến đổi nó từtrạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”. Quản lý thu BHXH là hoạt động có tổ chức, dựa trên cơ sở hệthống pháp luật của Nhà nước, sửdụng biện pháp hành chính, kinh tế tác động đến chủthểquản lý là cácđối tượng tham gia BHXH nhằm điều chỉnh các hoạt động thu với mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo theo thời gian quy định.

Quản lý thu BHXH tác động đến mối quan hệ giữa NLĐ, người SDLĐ, Nhà nước và cơ quan BHXH. Trong đó, Nhà nước thực hiện điều tiết và quản lý BHXH thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật và các quy định về BHXH; cơ quan BHXH là chủthểquản lý, được giao quyền quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến BHXH; NLĐ và người SDLĐ là đối tượng quản lý. Mỗi đối tượng quản lý có các tính chất, đặc điểm và mục đích tham gia BHXH khác nhau. Do vậy đểhoạt động quản lý thu BHXH đạt hiệu quả thì chủ thể quản lý cần căn cứ vào các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước để xây dựng nên quy trình, phương thức quản lý chặt chẽ, khép kín đảm bảo NLĐ và người SDLĐ đều thực hiện đúng theo trách nhiệm và nghĩa vụcủa mình,đóng BHXH đúng, đủvà kịp thời.

1.2.2. Vai trò và nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc 1.2.2.1. Vai trò quản lýthu BHXH

Tăng nguồn thu của BHXH bắt buộc, trong các nguồn thu BHXH thì nguồn đóng BHXH của NLĐ và người SDLĐ chiếm tỷlệ lớn. Tuy nhiên thực tế hiện nay hiểu quả của nguồn thu này chưa cao. Lý do là đơn vị SDLĐ thì luôn muốn có lợi nhuận, tối thiểu hóa các loại chi phí. Chính vì vậy, đóng BHXH cho NLĐ thì các doanh nghiệp luôn tránh né, trốn đóng và đóng muộn. Người lao động thì chưa hiểu hết quyền lợi và lợi ích khi tham gia BHXH. Vậy, tăng nguồn thu bảo đảm cân đối quỹBHXH là vấn đềquan trọng và đặt ra hàng đầu mà ngành BHXH đãđặt chỉ tiêu hàng năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Việc tăng đối tượng và nhóm đối tượng tham gia BHXH đã được quy định trong Luật BHXH 58/2014/QH13. Thu đúng đối tượng là căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên hiện nay đơn vị SDLĐ đã lợi dụng các chính sách này để tham gia BHXH bắt buộc nhằm trục lợi thụ hưởng các chính sách BHXH trái quy định.

Trên thực tế việc thu đủ số lượng và đảm bảo thời gian theo quy định là một khó khăn trong công tác thu BHXH. Rất nhiều đơn vị né tránh trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ; bên cạnh đó là việc chậm đóng, chiếm dụng quỹBHXH làm vốn kinh doanh vẫn thường xuyên xảy ra.

Thu là hoạt động đặc thù của ngành BHXH với đối tượng tham gia đa dạng, phức tạp, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau; độ tuổi, thu nhập, vị trí địa lí vùng miền cũng không thống nhất. Do đó cần có sự thống nhất trong quản lý để hoạt động thu đạt hiệu quảcao.

Công tác quản lý thu với những quy định cụ thể về đối tượng, phương thức, biểu mẫu, hồ sơ, quy trình thu BHXH thống nhất trong toàn bộ ngành, được niêm yết công khai và quản lý chặt chẽtạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị tham gia; đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH của ngành đạt hiệu quả.

BHXH là một bộphận quan trọng của hệthống an sinh xã hội. Vì vậy việc cân đối quỹBHXH một cách hợp lý, bền vững và hiệu quảlà mục tiêu hướng đến của mọi quốc gia. Để đạt được điều này thì hoạt động thu BHXH phải được đảm bảoổn định. Và công tác quản lý thu BHXH là một công cụ để định hướng, điều chỉnh hoạt động thu hiệu quả, thểhiệnởcác mặt:

Trên cơ sở điều kiện kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia, trong từng thời kì, công tác quản lý thu sẽ giúp định hướng hoạt động thu một cách đúng đắn, phù hợp, đảm bảo mục tiêu thu đúng, đủ, kịp thời.

Nhờviệc điều hành, kiểm tra, giám sát liên tục hoạt động thu, công tác quản lý thu sẽtạo sựthống nhất trong toàn bộhệthống, quy trình thực hiện, tăng cường tính ổn định, giảm thiểu sai sót.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Công tác quản lý thu đưa ra cơ sởcho việc đánh giá hoạt động thu. Từ đó giúp nhận biết được những sai sót đểkịp thời sửa chữa; bên cạnh đó cũng xem xét, đánh giá được những hoạt động đạt kết quảtốt để có thểnhân rộng, tạo hiệuứng tích cực.

Vì vậy đểthực hiện mục tiêu thu đúng, đủ và đảm bảo thời gian quy định phải thực hiện các biện pháp quản lý hành chính, kinh tếchặt chẽ, kết hợp với các chếtài mạnh từ phía cơ quan pháp luật, cùng với đó là việc tổchức thu khoa học, hợp lý.

1.2.2.2. Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc

Thứ nhất quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chính là NLĐ và người SDLĐ. Dựa trên phạm vi hành chính quản lý, cơ quan BHXH cần xác định số lượng đơn vị SDLĐ trên địa bàn. Để từ đó, tiếp cận tuyên truyền và hướng dẫn chủ SDLĐ tiến hành đăng kí kê khai nộp BHXH bắt buộc cho NLĐ theo luật BHXH. Đây là cơ sở cho việc quản lý, kiểm tra việc đóng BHXH cho NLĐ của các đơn vị SDLĐ trên địa bàn. Việc nắm bắt được số lượng NLĐ, số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH sẽ giúp cho cơ quan BHXH chủ động trong việc quản lý, lên kế hoạch phát triển đối tượng và thu nợkhoa học, hiệu quả.

Theo Luật BHXH 58/2014/QH13, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm:

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

- Hạsĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạsĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụcó thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việcở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

- Người hoạt động không chuyên tráchởxã, phường, thịtrấn.

- Người sửdụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội khác; cơ quan, tổchức nước ngoài, tổchức quốc tếhoạt động trên lãnh thổViệt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổhợp tác, tổchức khác và cá nhân có thuê mướn, sửdụng lao động theo hợp đồng lao động.

- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trởlên.

Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm:

- Căn cứ vào chỉ tiêu vềsố lượng lao động tham gia BHXH trong năm và tình hình thực tếtại địa phương đểlên kếhoạch mởrộng đối tượng tham gia BHXH.

- Tiếp cận đơn vị SDLĐ; hướng dẫn hồ sơ, thủtục tham gia BHXH.

- Tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ; căn cứ quy định của pháp luật để đánh giá thông tin, hồ sơ kê khai BHXH của người SDLĐ và NLĐ.

- Xửlý hồ sơ tham gia BHXH, tạo cơ sở dữliệu, gán mã quản lý cho từng đơn vị SDLĐ và NLĐ đảm bảo tính đồng bộvà duy nhất.

- Theo dõi biến động tăng giảm LĐ, biến động lương của đối tượng tham gia BHXH, tình hình thu nộp BHXH của đơn vị SDLĐ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH không chỉ là định kì xácđịnh số lượng SDLĐ, số lượng NLĐ tham gia BHXH mà cán bộquản lý thu sẽ thường xuyên theo dõi các nghiệp vụ tăng, giảm đối tượng tham gia do nhiều nguyên nhân khác nhau ở mỗi đơn vị SDLĐ để có thểkiểm soát và kịp thời khắc phục sai sót cũng như phát hiện các gian lận trong nghiệp vụthu.

Vậy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ và người SDLĐ dựa trên phạm vi hành chính thì cơ quan BHXH xác định được các đơn vị SDLĐ trên địa bàn mình quản lý đểphân công cho cán bộchuyên quản thu đểthực hiện quản lý và thu BHXH bắt buộc cho người lao động theo từng đơn vịhành chính.

Thứ haiquản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc

* Mức đóng BHXH bắt buộc

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH tại Điều 5 ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2017 đã quyđịnh mức đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ và đơn vị SDLĐ như sau:

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động

- Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tửtuất.

- Người lao động quy định tại Tiết a, c và Tiết d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:

mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việcở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

- Người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4: Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

- Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4, thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

- Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tửtuất.

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vịsữdụng lao động

- Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 14% vào quỹ hưu trí và tửtuất.

- Đối tượng hoạt động bán chuyên trách ởxã phương thịtrấn gọi chung là cán bộBán chuyên trách thì mức đóng BHXH hàng tháng vào quỹ hưu trí, tửtuất hàng tháng là 22% mức lương cơ sở trong đó NLĐ 8% và ĐV SDLĐ là 14%.

Mức đóng BHXHbắt buộc làcăn cứ vào tiền lương, tiền công của NLĐ. Hàng tháng người chủ SDLĐ trên cơ sở tổng lương của đơn vị, thực hiện trừ tiền lương của NLĐ theo tỷlệ quy định và khoản phải nộp BHXH thuộc trách nhiệm của NLĐ chuyển vào tài khoản của cơ quan quản lý BHXH.

Theo Luật BHXH 58/2014/QH13 thì mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH được Nhà nước quy định như sau:

Tiền lương do Nhà nước quy định:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ sốchênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật vềtiền lương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

- Người hoạt động không chuyên trách phường, xã thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

Tiền lương do đơn vịquyết định:

- Từ ngày 01/01/2016 tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷluật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số47/2015/TT-BLĐTBXH).

- Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động;

phụcấp thu hút và các phụcấp có tính chất tương tự.

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủsởhữu.

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinhtế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độtiền lương của cơ quan, tổchức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

- Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độtiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

- Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT cao hơn 20 tháng lương cơ sởthì mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bằng 20 tháng lương cơ sở. Mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Như vậy quỹ lương của đơn vị SDLĐ là căn cứ quan trọng để tính toán tổng thu BHXH bắt buộc. Vì thế cơ quan BHXH cần phải theo dõi diễn biến tăng, giảm quỹ lương của đơn vị, đối chiếu với những quy định hiện hành về mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở để xác định sốthu chính xác.

*Phương thức đóng BHXH bắt buộc

Theo Điều 7 tại Quyết định 595/QĐ-BHXH thì phương thức đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau:

1. Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từtiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mởtại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộkinh doanh cá thể, tổhợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủtiền vào quỹBHXH.

3. Đóng theo địa bàn

3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

4. Đối với người lao động quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4 thực hiện đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan