• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 34 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện: 3 tuần Tên chủ đề nhánh: Bác Hồ của em . Thời gian thực hiện từ:

TỔ CHỨC

ĐÓN TR -TH DC SÁNG NỌI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Đón trẻ

- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân 2. Điểm danh

- Cô kiểm tra trẻ đến lớp.

3.Trò chuyện

- Cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ - Trò chuyện về chủ đề

4.Thể dục sáng

Tập các động tác theo cô

- Trẻ biết chào cô, chào các bạn khi đến lớp.

- Trẻ tự biết cất đồ dùng cái nhân vào đúng nơi qui định

- Trẻ biết được tên của mình và tên của bạn.

- Giúp trẻ biết quan tâm tới bạn bè

- Trò chuyện giúp trẻ hiểu về chủ đề đang thực hiện, Biết được tình cảm của Bác dành cho các bạn nhỏ

- Trẻ biết tập đúng các động tác.

- Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Phát triển sự phối hợp vận động của cơ thể.

- Biết được lợi ích của việc luyện tập thể dục.

- Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề.

- Tủ đựng đồ.

- Sổ theo dõi, bút

- Tranh ảnh về chủ đề

- Sân tập, các động tác thể dục

TRƯỜNG TIỂU HỌC

(2)

Từ ngày 30/04 đến 18/5/2018 Số tuần thực hiện 01 tuần

ngày 07/05/2018 đến ngày 11/5/2018

CÁC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần, niềm nở.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2. Điểm danh

- Cô cho trẻ ngồi vào vị trí

- Cô gọi tên trẻ theo thứ tự. Cô báo xuất ăn 3.Trò chuyện:

+ Cô cho trẻ hát “Em mơ gặp Bác Hồ”?

+ Bài hát nói về gi?

+ Các con có biết Bác Hồ là ai k?

- Cô giới thiệu một số hình ảnh Bác Hồ cho trẻ quan sát?....

- GD trẻ biết tình cảm của Bác dành cho các bạn nhỏ, Bác lúc còn sống thường tặng quà cho các bạn nhỏ nhân dịp tết trung thu, tết thiếu nhi...Cô giáo dục trẻ biết kính trọng hình ảnh Bác Hồ...

4.Thể dục sáng:

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ:

* Khởi động:

- Cho trẻ hát và vận động theo bài “ Một đoàn tàu”, dồn hàng xếp đội hình 3 hàng ngang .

* Trọng động: - Cho trẻ tập các động tác + ĐT 1: Thổi nơ bay

+ ĐT 2 : Hai tay đưa ra trước lên cao

+ ĐT 3:Giơ tay lên cao cúi gập người về phía trước + ĐT 4: Kiễng chân khuỵu gối

+ ĐT 5: Bật tại chỗ

- Mỗi động tác tập 2 lần x 8 nhịp.

* Hồi tĩnh:.

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng

- Chào cô, chào phụ huynh cất đồ dùng

- Trẻ dạ cô

- Trẻ trả lời - Trẻ kể - Có ạ - trẻ nghe

- Tập theo cô.

- Trẻ tập

NỌI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1.Hoạt động có mục - Trẻ biết một số hoạt - Mũ,dép cho trẻ.

(3)

HOT ĐNG NGOÀI TRI

đích.

- Quan sát bầu trời, sân trường

2.Trò chơi vận động:

- Chơi đồ

- Thả đỉa ba ba

3. Chơi tự do.

- Chơi với thiết bị đồ chơi ngoài trời.

động, môi trường, đồ dung của trường tiểu học - Luyện kỹ năng trả lời rõ rang, mạch lạc

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi.

- Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.Phát huy tinh thần đoàn kết,sự hợp tác nhóm.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi.

- Rèn phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Trẻ vui vẻ thoải mái sau khi vận động,phát huy sự sáng tạo của trẻ.

- Rèn luyện tinh thần đoàn kết bạn bè.

- Địa điểm dạo chơi quan sát

- Sân chơi

- Sân chơi

- Phấn vẽ

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

(4)

1. Hoạt động có mục đích

* Dạo chơi, quan sát

+ Con thấy hôm nay bầu trời như thế nào?

+ Trời có nắng bầu trời như thế nào?

+ Khi trời mưa bầu trời sẽ như thế nào?

+ Trời nắng và trời mưa bầu trời có gì khác nhau?

- Các con quan sát trên sân trường có gì?

+ Để sân trường sạch đẹp như thế này các con sẽ làm như thế nào?

+ Để có cây xanh cho bóng mát các con sẽ làm gì?

- Giáo dục trẻ không chơi ngoài nắng , ngoài trời có gió to, biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết ….

2.Trò chơi vận động;

- Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi

*TC: “Chơi đồ”

- Cách chơi: Cô hỏi trẻ nêu lại cách chơi và luật chơi

- Cô phổ biến lại

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần

* TC: “Thả đỉa ba ba

- Cách chơi: Cô phổ biến cách chơi và luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.

3. Chơi tự do

- Cô trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi ngoài trời - Cô tổ chức cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt...

- Cô bao quát và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào lớp.

.

- Dạo chơi, quan sát cùng cô.

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ thực hiện

(5)

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

*Góc đóng vai:

- Chơi phân vai cửa hàng lưu niệm.

- Chơi gia đình đi thăm lăng Bác.

*Góc xây dựng:

- Xây dựng viện bảo tàng Hồ Chí Minh

*Góc Nghệ thuật:

- Vẽ vườn hoa, ngôi nhà sàn của Bác.

- Hát các bài hát về Bác.

*Góc sách

- Làm sách tranh truyện, những hình ảnh về Bác, kể lại những câu chuyện đã nghe..

* Góc thiên nhiên - Chăm sóc cây, lau lá,

- Trẻ thể hiện được vai chơi ở góc

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ.

- Biết được công việc của người bán hàng ăn uống.

- Trẻ biết cách lựa chọn, sắp xếp các hình khối xếp thành viện Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ.

- Rèn khả năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ.

- Trẻ biết làm sách tranh về Bác.

- Trẻ biết sưu tầm tranh ảnh, trò chuyện về chủ đề - Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ

- Trẻ biết cách chăm sóc và tưới nước cho cây.

- Trẻ thích được chăm sóc cây xanh

- Đồ dùng đồ chơi để bán hàng lưu niệm như: Bưu thiếp, túi....

Đồ chơi xây dựng, thảm cỏ

- Bút sáp màu, bút chì, giấy màu, hồ dán - Dụng cụ âm nhạc

- Tranh ảnh về Bác

- Bộ đồ chơi chăm sóc cây

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

(6)

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Giới thiệu các góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Đàm thoại về nội dung các góc chơi

- Cho trẻ tự nhận góc chơi, hướng trẻ vào góc

2. Quá trình chơi: Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi.

* Góc phân vai:

- Cô gợi mở để trẻ tự nhận vai chơi + Con đang đóng vai gì?

+ Công việc con đang làm là gì?

+ Con bán những thứ gì?

- Gia đình bác đi du lịch ở đâu đây?

+ Tới thăm lăng Bác có gì? Lăng Bác ở đâu?

+ Gia đình bác đi những đâu nữa?

* Góc xây dựng:

+ Các bác đang xếp gì đây?

+ bảo tàng cần có những gì?

+ Bác định xây như thế nào?

* Góc nghệ thuật: Hướng dẫn trẻ vẽ vườn hoa, ngôi nhà sàn của Bác.

+ Con đang vẽ gì? Ngôi nhà sàn sẽ vẽ như thế nào?

- Cô cho trẻ quan sát tranh nhà Sàn của Bác và gợi mở ý tưởng cho trẻ.

* Góc sách:

- Hướng dẫn trẻ xem tranh ảnh về Bác Hồ và gợi ý cho trẻ làm sách tranh, truyện về Bác.

- Trò chuyện với trẻ về các hình ảnh của Bác.

Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng Bác Hồ.

* Góc thiên nhiên

- Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc, tưới nước cho cây, vệ sinh lau lá cây nhẹ nhàng sạch sẽ..

3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ tham quan góc chơi .

- Mời trưởng nhóm các góc nêu kết quả góc chơi của mình.

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ, động viên trẻ kịp thời.

- Trẻ nghe.

- Đàm thoại cùng cô - Nhận góc, vào góc chơi - Trẻ nhận vai chơi

- Bán hàng lưu niệm - Bán hàng

- Có đồ lưu niệm,…

- Trả lời

- Xây bảo tang Hồ Chí Minh

- Trẻ trả lời

- Trẻ vẽ

- Thăm quan các góc.

- Nêu kết quả góc chơi

NỌI DUNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

(7)

HOT ĐNG ĂN 1.Trước khi ăn.Trẻ rửa tay rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn.

2.Trong khi ăn: Tổ chức cho trẻ ăn trưa

3. Sau khi ăn:

- Trẻ biết các thao tác rửa tay, mặt

- Trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình.

- Trẻ có nề nếp sắp xếp bàn ghế gọn gàng

- Nước, khăn..

- Bát, thìa, đĩa, khăn lau

HOT ĐNG NG 1. Trước khi ngủ

2. Trong khi ngủ: Tổ chức cho trẻ ngủ

3. Sau khi ngủ dậy

- Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ ngủ ngon giấc

- Trẻ nằm đúng tư thế để ngủ

- Ngủ sâu giấc

- Tạo cho trẻ có tinh thần tốt sau giấc mơ.

- Chăn, gối, đĩa hát ru

- Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ.

- giường, gối đầu.

- Khăn, một số động tác vận động

HOT ĐNG CHIỀU 1. Ôn lại các bài thơ, truyện, bài hát, về chủ đề.

2. Chơi theo ý thích ở góc.

- Xếp đồ chơi gọn gàng, vệ sinh các góc chơi.

3. Nêu gương

- Biểu diễn văn nghệ - Nhận xét tuyên dương - Thưởng cờ cuối ngày, thưởng bé ngoan cuối tuần 4. Trả trẻ

- Trả trẻ về với phụ huynh - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ

- Ôn những bài đã học

- Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ khi trẻ được tự mình chọn đồ dùng đồ chơi.

- Tuyên truyền được cho phụ huynh học sinh biết ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm.

- Trẻ thuộc các bài hát, biểu diễn tự nhiên.

- Rèn ghi nhớ cho trẻ.

- Trẻ có thói quen chào hỏi khi đến lớp và khi về với bố mẹ.

- Những bài hát, thơ, truyện thuộc chủ đề.

- Đồ chơi trong các góc

- Các bài hát về chủ đề.

- Cờ, bé ngoan

- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ.

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Trước khi ăn:

- Cô hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt.

2.Trong khi ăn:

- Cô hỏi trẻ thực đơn ăn ngày hôm nay,và thực đơn đó thuộc nhóm gì? Cô giới thiệu các món ăn và chất dinh dưỡng.Cô động viên trẻ ăn hết xuất ăn của mình 3. Sau khi ăn:

- Cô nhắc trẻ cất gọn ghế, rửa tay, rửa mặt sạch sẽ.

- Trẻ rửa tay, mặt - Mời cô, mời bạn trước khi ăn.

- Trẻ thực hiện

1. Trước khi ngủ: - Cô dọn sạch sẽ, thông thoáng phòng ngủ.

- Cô chuẩn bị đủ chăn, gối.

2. Trong khi ngủ: - Cô cho trẻ nghe những bài hát dân ca để trẻ ngủ. Cô bao quát giấc ngủ cho trẻ.

3. Sau khi ngủ dậy

- Cô cho trẻ đi vệ sinh, chải đầu tóc cho trẻ.

- Hướng dẫn trẻ thu dọn phòng ngủ gọn gàng

- Cho trẻ vận động nhẹ nhàng. Cho trẻ ăn quà chiều

- Trẻ chuẩn bị vào phòng ngủ.

- Ngủ

- Trẻ đi vệ sinh.

- Trẻ vận động - Trẻ ăn quà chiều 1. Cô gợi ý hướng dẫn trẻ đọc truyện, hát, đọc thơ về chủ đề:

“Ảnh Bác”, “”, …Em mơ gặp Bác Hồ....

2. Cô cho trẻ chơi theo ý thích.

- Hướng dẫn trẻ chơi đồ chơi trong các góc theo ý thích, xếp ngăn nắp gọn gàng.

- Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy...

3. Nêu gương:

Bước 1: Ổn định tổ chức: Hát, đọc thơ về chủ đề.

Bước 2: Biểu diễn văn nghệ

-Cho trẻ biểu diền văn nghệ bài hát thuộc chủ đề.

Bước 3: Nhận xét nêu gương

+ Cô hỏi trẻ về các tiêu chuẩn bé ngoan.

+ Cho trẻ nêu các tiêu chuẩn bé ngoan + Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

Bước 4: Tuyên dương thưởng cờ -> Cô nhận xét trẻ và cho trẻ cắm cờ

4. Trả trẻ:- Cô giáo dục trẻ biết chào cô về với bố mẹ - Cô trả trẻ đúng phụ huynh

- Trẻ kể chuyện, hát.

- Trẻ chơi.

- Trẻ hát, đọc thơ

- Trẻ biểu diễn theo nhạc - Nêu các tiêu chuẩn bé ngoan

- Trẻ tự nhận xét - Cắm cờ

- Chào cô, bố, mẹ, các bạn ra về.

(9)

Thứ 2 ngày 7 tháng 5 năm 2018 Tên hoạt động: Thể dục: VĐCB: - Bật nhảy từ trên cao xuống

Trò chơi: Gấu con tìm mật Hoạt động bổ trợ: Hát “Chau vẫn nhớ trường mầm non”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết bật nhảy từ trên cao xuống đúng yêu cầu

- Biết tập đúng, đều, đẹp các động tác của bài tập phát triển chung. Thực hiện nhanh nhẹn các vận động

- Biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng

- Phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ - Rèn kỹ năng bật cho trẻ

3. Thái độ

- Biết được lợi ích của việc tập thể dục - Có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Sân tập sạch sẽ, an toàn 2. Đồ dùng của trẻ

- Bục để bật nhảy - Tổ ong, túi mật - Vòng thể dục 3. Địa điểm: - Sân tập

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định

- Cô cho trẻ hát “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề

- Giáo dục trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 1.

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô và các con cùng học vận động “Bật nhảy từ trên cao xuống”.

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ 3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô : Đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót chân, đi khom… theo nhạc bài

“Cháu vẫn nhớ trường mầm non”

- Cho trẻ xếp đội hình 3 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

- Trẻ hát

- Trò chuyện cùng cô

- Khởi động

- Xếp đội hình 3 hàng ngang.

(10)

* Hoạt động 2: Trọng động

- Tập bài tập phát triển chung:Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác:

+ Động tác tay : Đưa tay ra trước, lên cao

+ Động tác bụng : Giơ tay lên cao cúi gập người về phía trước.

+ Động tác chân : Kiễng chân khuỵu gối(NM) + Động tác bật: Bật tại chỗ

- Mỗi động tác tập 2x 8 nhịp.ĐTNM tập 3x 8 nhịp -Vận động cơ bản:Bật nhảy từ trên cao xuống

- Cho trẻ đội hình 2 hàng đối diện nhau - Cô tập mẫu lần 1 : Hỏi trẻ về cách tập

- Cô tập lần 2 + phân tích : Tư thế chuẩn bị đứng trên bục thể dục có độ cao 40 – 45cm đứng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh tay đưa từ sau ra trước đồng thời hơi khuỵu gối. Sau đó nhún chân và bật lên cao. Khi bật từ trên cao xuống tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.

- Mời (1-2 trẻ lên tập mẫu ). Cô quan sát, sửa sai cho trẻ ( Nếu có )

- Cho trẻ thực hiện : mời trẻ ở 2 hàng lần lượt lên thực hiện , thực hiện xong về cuối hàng đứng để bạn tiếp theo lên thực hiện.

- Cô quan sát, động viên trẻ thực hiện - Cho mỗi trẻ thực hiện 2 lần .

- Lần 3 cho trẻ thực hiện theo hình thức thi đua với nhau.

- Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện - Trò chơi vận động: Gấu con tìm mật

+ Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội. Lần lượt từng bạn của mỗi đội bật qua vòng thể dục chạy lên lấy 1 túi mật mang về tổ ong của đội mình để. Kết thúc bản nhạc đội nào lấy được nhiều túi mật hơn đội đó sẽ chiến thắng

+ Luật chơi: Bạn nào bật chạm vào vòng phải bật lại.

Mỗi lượt lên chỉ được lấy 1 túi mật.

+ Tổ chức cho trẻ chơi

- Tập bài tập PTC

- Đứng thành 2 hàng - Nêu ý kiến nhận xét - Quan sát, lắng nghe

- Xung phong - Thực hiện

- Trẻ thi đua

- Trẻ chơi

-Trẻ đi nhẹ nhàng

(11)

- Nhận xét kết quả chơi

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng thả lỏng tay, chân 4. Củng cố giáo dục

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập vận động gì ? - Nhận xét tuyên dương trẻ

5. Kết thúc

- Cho trẻ ra sân chơi

- Bật nhảy từ trên cao xuống

- Ra chơi

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

Thứ 3 ngày 8 tháng 5 năm 2018 Tên hoạt động: KPXH – Bác Hồ của em

Hoạt động bổ trợ: Hát: “Nhớ ơn Bác”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước Việt Nam, biết được tình cảm thương yêu của Bác đối với mọi người và các cháu thiếu nhi, và tình cảm của các cháu thiếu nhi với Bác Hồ

2. Kỹ năng

- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định.

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ, kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô.

3. Thái độ

- Trẻ yêu quý và biết kính trọng hình ảnh Bác Hồ - Trẻ biết kính trọng và yêu quý Bác Hồ.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô và trẻ

+ Một số hình ảnh... và các hoạt động của Bác Hồ.

+ Hình ảnh về Lăng Bác ....

+ Bài hát về Bác.

+ Tranh ảnh Bác Hồ, nhạc, hoa múa cho trẻ,

(12)

2. Địa điểm

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định

- Cho trẻ hát bài “ Nhớ ơn Bác ” - Trò chuyện :

+ Các con vừa hát bài hát gì ? + Bài hát nói về ai ?

2. Giới thiệu

Hôm nay cô và các con cùng nhau trò chuyện về Bác Hồ, các con cùng chú ý nhé!

3. Hướng dẫn

Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại - Cho trẻ xem ảnh Bác Hồ..

- Chúng mình vừa được xem hình ảnh về ai ?

- Lớp mình có bạn nào biết về ngày sinh nhật Bác chưa?

* Cô giới thiệu:Bác Hồ là vị lãnh tụ của Nhân dân Việt Nam. Khi còn sống Bác luôn dành những tình cảm của mình cho các cháu thiếu niên và nhi đồng.

Vì vậy nhân dân Việt Nam ai cũng kính trọng và biết ơn Bác Hồ kính yêu.

- Chúng mình có biết quê hương của Bác Hồ ở đâu không?

- Quê hương của Bác Hồ ở Làng Sen- xã Kim Liên Huyện Nam Đàn Tỉnh Nghệ An.

( Cho trẻ xem hình ảnh quê hương Bác)

- Ai giỏi kể được các tên gọi khác của Bác Hồ?

( Bác còn có các tên gọi khác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) và nhân dân Việt Nam thường gọi Bác với cách gọi rất gần gũi là Bác Hồ.

- Khi tham gia hoạt động cách mạng phải giữ bí mật

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Vâng ạ

- Trẻ nghe và quan sát - Trẻ trả lời

- Trẻ nghe

- Trẻ nghe

(13)

nên Bác đã phải thay đổi nhiều tên gọi khác nhau) ( Khi Bác còn sống Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến dành lại độc lập tự do cho đất nước và bác là người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam ngày 2/9/1945.

- Trò chuyện về hình ảnh ao cá của Bác Hồ.

(vừa xem vừa trò chuyện...).

- Tuy bận rất nhiều công việc xong Bác vẫn cùng mọi người tăng gia sản xuất và luôn quan tâm đến mọi người đặc biệt là người và các em nhỏ.

( Cho trẻ xem hình ảnh Bác cùng mọi người và các em nhỏ)

Hoạt Động 2: Xem vi deo về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi

( Cho trẻ xem các hình ảnh và trò chuyện nội dung ) Cô cung cấp kiến thức cho trẻ: Bác Hồ là vị lãnh tụ của nước ta. Khi còn sống mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác luôn quan tâm và chăm lo cho các cháu nhi đồng và tất cả mọi người, mong cho mọi người được ấm no, hạnh phúc được học hành.

Tuy Bác Hồ không còn nữa nhưng những tình cảm kính yêu dành cho Bác vẫn ở trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

- Vậy chúng mình dành tình cảm như thế nào đối với Bác Hồ?

- Chúng mình sẽ làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

+ Lớp mình bạn nào đã được đi thăm Lăng Bác Hồ rồi?

+ Lăng Bác Hồ ở đâu?

( Lăng Bác Hồ nằm ở Quảng trường Ba Đình Thủ đô Hà Nội, hàng ngày mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước đã về thủ đô và vào lăng viếng Bác).

Quan sát

Quan sát trả lời

-Trẻ nghe và quan sát

- Trẻ trả lời

(14)

- Cô và chúng mình cùng đến thăm lăng Bác nào!

*Hát bài hát:"Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác"

để đến lăng Bác.

*Hoạt động 3: Cho trẻ xem hình ảnh vào lăng viếng Bác

- Để vào Lăng viếng Bác mọi người phải như thế nào?

- Các con có nhận xét gì về quang cảnh ở Lăng Bác?

*Hoạt động 4: Biểu diễn các bài hát về Bác Hồ - Sắp đến ngày sinh nhật Bác rồi đấy lớp mình sẽ tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ nào?

+ Mở đầu chương trình là bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" - Do tốp ca nam nữ biểu diễn.

" Em âu yếm hôn đôi má Bác vui bên Bác là em múa hát…" đó là những câu hát trong bài " Em mơ gặp Bác Hồ" sẽ được các bé lớp 5 tuổi A4 biểu diễn.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình đã trò chuyện về ai?

Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng Bác Hồ, luôn chăm ngoan học giỏi

5. Kết thúc

- Cho trẻ hát “Em mơ gặp Bác Hồ” ra sân chơi

-Trẻ nghe và quan sát

-Trẻ biểu diễn văn nghệ

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

………

………

.Thứ 4 ngày 9 tháng 5 năm 2018

(15)

Tên hoạt động: Văn học- Thơ: Ảnh Bác Hoạt động bổ trợ: Hát “Nhớ ơn Bác”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ và biết đọc thơ diễn cảm 2. Kỹ năng:

- Rèn sự tự tin nhanh nhẹn, mạnh dạn cho trẻ . - Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ .

3. Giỏo dục:

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn Bác II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dựng của cụ

- Tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ - Nhạc bài hát về chủ đề

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định tổ chức

- Cho cả lớp hát: Nhớ ơn Bác - Hát

- Bài hát nói về gì? - Trẻ trả lời

2. Giới thiệu bài

-Có bài thơ rất hay nói về hình ảnh Bác Hồ các con chú ý lắng nghe nhé!.

- Vâng ạ 3. Hướng dẫn

Hoạt động 1: Đọc thơ diễn cảm:

- Cô đọc lần 1

- Bài thơ nói về hình ảnh và tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi của tác giả: Trần Đăng Khoa. Các con nghe cô đọc thơ nhé !

- Cô đọc lần 2 : cô đọc diễn cảm có hình ảnh minh họa bài thơ.

*Hoạt động 2: Đàm thoại + Cô vừa đọc bài thơ gì ?

+ Bài thơ “ Ảnh Bác” do ai sáng tác ? + Nhà bạn nhỏ treo ảnh về ai ?

+ Bạn nhỏ thấy Bác Hồ trong tranh như thế nào ?

+ Khi nhìn ảnh, bạn nhỏ như thấy Bác căn dạn điều gì ? + Ai có thể lên đọc những câu thơ và thể hiện được giọng dặn dò của Bác ?

- Bác đã dặn các bạn nhỏ không đi chơi xa , biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Khi đất nước còn

- Trẻ trả lời

(16)

chiến tranh, các bạn nhỏ thường phải xuống hầm để tránh bom đạn của giặc mĩ đấy. Ngày nay, chúng ta được sống trong cảnh hòa bình , được học hành vui chơi , chúng ta phải làm gì ?

+ Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn quan tâm đến các cháu dù Bác bận bao việc trên đời ?

“ Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”

*Hoạt động 3. Dạy trẻ đọc thơ:

- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Ảnh Bác”.

- Đọc thơ theo nhóm nam, nữ.

- Đọc nối tiếp.

- Đọc theo nhóm 2-4 trẻ đọc.

- Cá nhân.

- Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 2 -3 lần

Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ về cách phát âm.

4. Củng cố và giáo dục:

- Các con vừa được đọc bài thơ gì?

- Cô giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng hình ảnh Bác Hồ 5. Kết thúc hoạt động

- Nhận xét – tuyên dương.

- Cho trẻ hát bài “ Em mơ gặp Bác Hồ’ và và ra chơi.

- Trẻ đọc

- Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Thứ 5 ngày 10 tháng 5 năm 2018 Tên hoạt động:LQVT: Các ngày trong tuần

(17)

Hoạt động bổ trợ: Hát “Cả tuần đều ngoan”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết trong tuần có 7 ngày, biết thứ tự các ngày trong tuần.

2. Kĩ năng

- Rèn khả năng dự đoán, nhận biết, quan sát, chú ý, tư duy, ghi nhớ có chủ định

- Rèn ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc 3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ chăm ngoan, đi học đều, có ý thức khi đi học.

II. Chuẩn bị

1.Đồ dùng của cô và trẻ - Lịch về các thứ trong tuần - Hình ảnh về các giờ học của trẻ

- Tranh lô tô về thứ tự thời gian trong ngày 2. Địa điểm

- Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

Cô cho trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan”

- Chúng mình vừa hát bài gì?

- Bài hát có nội dung gì?

->Bài hát nói về bạn nhỏ đi học hứa chăm ngoan trong suốt cả tuần từ thứ 2 đến thứ 7 để cuối tuần cô thưởng phiếu bé ngoan, thế các con có thích được nhận phiếu bé ngoan không? Các con hãy về tổ ngồi học thật ngoan để cuối tuần cô thưởng phiếu bé ngoan cho các con nhé!

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô và các con học bài: “Các ngày trong tuần”, các con học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Ôn tập các buổi trong ngày - Chơi trò chơi: “Cùng chung sức”.

- Cách chơi:Trên này cô có rất nhiều các hình ảnh nói về thời gian trong ngày và nhiệm vụ của các đội phải chạy lên lấy các hình ảnh và sắp xếp thời gian trong ngày theo đúng trình tự sáng, trưa, chiều, tối. Đội nào xếp nhanh và đúng trình tự thì đội đó thắng

- Phần thi “Cùng chung sức” bắt đầu ( Trẻ chơi trên

Trẻ hát

Lắng nghe

-Trẻ thực hiện

(18)

nền nhạc bài hát “Nhớ ơn Bác” )

- Kết thúc cô cho trẻ nói về trình tự bức tranh của mình sau đó cô và các bạn kiểm tra tranh tuyên dương đội xếp nhanh và đúng

* Hoạt động 2: Nhận biết các ngày trong tuần - Vừa rồi các đội đã tìm hiểu về thời gian trong ngày qua phần thi “Cùng chung sức” rất tốt . Còn tìm hiểu về thứ tự các ngày trong tuần thì sao nhỉ? Để biết các đội tìm hiểu có tốt không cô xin mời 3 đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng tìm hiểu”.Để phần thi này được sôi nổi hơn cô xin mơì các đội hãy lại đây cùng hát với cô bài hát “ Cả tuần đều ngoan”

- Các con vừa hát bài hát nói về những thứ nào trong tuần?

- Thứ hai là ngày gì trong tuần.

- Và trên bảng cô có tờ lịch thứ hai.Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ hai?( Các đội cùng lấy tờ lịch thứ hai ra trước mặt)

- Cô nói: ( Các số bên trên chỉ ngày dương, các số bên dưới chỉ ngày âm ) ở giữa tờ giấy có từ “Thứ hai”.

- Sau ngày thứ hai là ngày thứ mấy?

- Tờ lịch thứ ba của cô có đặc điểm gì?

- Thứ ba chúng mình học gì? ( Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý trẻ trả lời)

- Các bạn hãy lấy tờ lịch thứ tư xếp ra trước mặt: tờ lịch thứ tư có đặc điểm gì? ( Trẻ trả lời theo nhận xét của trẻ)

- Sau thứ tư là thứ mấy? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ tư?

- Hãy lấy tờ lịch “ thứ năm” xếp ra trước mặt? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ năm? thứ năm chúng mình học gì?

- Sau thứ năm là thứ mấy?( Thứ sáu) Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ sáu” ? Thứ sáu các bạn tham gia vào hoạt động gì?

- Sau thứ sáu là thứ mấy?( Thứ bảy) Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ bảy” ? Thứ bảy các bạn làm gì?

( Đi học, ở nhà với ba, mẹ…)

- Còn đây là tờ lịch của ngày chủ nhật. Các đội thấy tờ lịch của ngày chủ nhật có gì đặc biệt? ( Tờ lịch có màu đỏ) Cô giải thích thêm là tất cả các tờ lịch chủ

-Lắng nghe

-Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời

-Lắng nghe

-Trẻ trả lời

Quan sát và trả lời câu hỏi

Trẻ trả lời

(19)

nhật trong lốc lịch đều có màu đỏ.

- Các con có biết vì sao tất cả các tờ lịch chủ nhật đều có màu đỏ không ?

Bởi vì ngày chủ nhật là ngày nghỉ của mọi người và cũng là ngày cuối tuần đấy các con ạ

- Sau khi tìm hiểu về các thứ trong tuần thì các đội có nhận xét gì về các thứ trong tuần? Mời đại diện mỗi đội có nhận xét

( Có bảy ngày, các tờ lịch có màu sắc khác nhau…) - Đúng rồi một tuần thì có bảy ngày, các ngày trong tuần thì có màu sắc khác nhau, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và ngày chủ nhật thì có màu đỏ.

- Vậy thì một tuần có mấy ngày? ( 7 ngày )

- Các con đi học vào thứ mấy? ( Thứ hai, ….thứ sáu ) - Vậy thì một tuần chúng mình đi học mấy ngày? ( 5 ngày )

- Các con hãy xếp những ngày đi học xuống dưới - Cho trẻ xếp đúng số ngày học là từ thứ 2 đến thứ 6 - Cô cùng trẻ đếm ngày đi học và kiểm tra.

- Vậy một tuần chúng mình được nghỉ mấy ngày?

những ngày này là thứ mấy?(cô cùng trẻ kiểm tra) ( Một tuần chúng mình đi học 5 ngày, thứ bảy, chủ nhật( lịch đỏ) nghỉ và sau 2 ngày nghỉ lại đi học bắt đầu là thứ hai )

- Vậy cô đố các con biết hôm nay là thứ mấy?( thứ tư) Thứ tư hôm nay mình đang học gì

Hôm qua là thứ mấy? ( thứ ba )

- Hôm qua các con học gì? làm những công việc gì?

- Thế ngày mai là thứ mấy ? ngày mai các con đi học hay nghỉ? ( Ngày mai thứ năm các con đi học )

- Thứ bảy và chủ nhật nghỉ ở nhà các con làm gì?

- Vậy các con thấy thời gian có đáng quí không?

-Vì thời gian đáng quí như vậy nên khi chúng mình đã dự định làm công việc gì thì chúng mình hãy làm ngay và đừng để lâu nếu để lâu là chúng mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy.

-Vậy là cô cùng các con đã tìm hiểu xong về các thứ, các ngày trong tuần rồi.

( Các con ạ : trong 1 tuần có 7 ngày, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và hết chủ nhật lịch đỏ lại bắt đầu là thứ hai )

*Hoạt Động 3: Luyện tập

Trò chơi : Mình cùng trổ tài

-Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

(20)

-Hôm nay là gần cuối tuần chỉ còn hơn một tuần nữa là hết tháng 9. Để chuẩn bị đến tháng 10 các con cùng cắt dán tạo thành một lốc lịch theo thứ tự từ thứ 2 đến chủ nhật nhé

- Cô chia trẻ làm 3 đội và cho trẻ cắt dán và đóng thành lốc lịch từ thứ hai đến chủ nhật

- Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên đội cắt dán đúng.

4. Củng cố, giáo dục

Các con vừa được học gì? Các con được nhận biết về gì?

Các con có thấy thời gian thật đáng quý đúng không nào. Vì vậy các con phải chăm ngoan học giỏi vâng lời ông bà, bố mẹ các con nhớ chưa nào

5. Kết thúc

- Cô cho trẻ hát “Em mơ gặp Bác Hồ” và ra chơi

Chơi trò chơi

-Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

Thứ 6 ngày 11 tháng 5 năm 2018 Tên hoạt động: Âm nhạc:

- Vận động: Em mơ gặp Bác Hồ

- Nghe hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng - TCÂN: Bao nhiêu bạn hát

Hoạt động bổ trợ: Thơ: Ảnh Bác

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết vận động các động tác minh họa cho bài hát.

- Biết chơi trò chơi 2. Kỹ năng

- Luyện kỹ năng hát và cảm thụ âm nhạc. Thông qua trò chơi rèn luyện cho trẻ khả năng phản xạ nhanh nhẹn của thính giác.

3. Giáo dục thái độ

- Trẻ hứng thú nghe hát và hưởng ứng cùng cô. Trẻ thích tham gia trò chơi.

II. CHUẨN BỊ

1.Đồ dùng của cô

(21)

- Đĩa nhạc có bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

2. Đồ dùng của trẻ

- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách, trống lắc và một số lô tô về trường tiểu học

3. Địa điểm - Lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định

- Cho trẻ đọc thơ Ảnh Bác - Bài thơ nói về gì ?

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô dạy các con vận động bài“Em mơ gặp Bác Hồ” của tác giả Xuân Giao

3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: . Dạy vận động: “ Em mơ gặp Bác Hồ”.

- Cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần có kết hợp các dụng cụ âm nhạc.

- Trước khi cô cháu mình tập động tác minh hoạ cô mời các con xem cô làm mẫu nhé!

- Lần 1: Cô múa có nhạc đệm.

- Lần 2: Cô hát và múa chậm, không có nhạc.

- Cô dạy trẻ múa từng động tác theo câu hát.

+Câu 1: “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”

- Hai tay cô chấp lại để bên má, hơi nghiêng đầu, người hơi lắc nhẹ 2 bên.

+Câu 2: “Râu Bác dài tóc Bác bạc phơ”

- Hai tay cô làm động tác vuốt râu, vuốt tóc kết hợp nhún 2 đầu gối.

+Câu 3: “Em âu yếm hôn đôi má Bác”

- Hai tay cô ôm nhẹ vào ngực rồi chỉ 2 ngón tay trỏ vào má kết hợp nhún đầu gối chân vào từ “ Bác”.

+Câu 4: “Em vui múa em vui hát”

- Cô đưa 2 tay sang bên lên cao cuộn vào vuốt xuống kết hợp nhún đầu gối rồi đổi bên.

+Câu 5: “Bác mỉm cười Bác khen em ngoan”

- Hai ngón tay trỏ chỉ vào hai bên má rồi vòng

- Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ nghe

- Trẻ hát

- Lắng nghe và quan sát

- Trẻ nghe

(22)

đưa tay vào trước ngực kết hợp nhún.

+Câu 6: “Bác gật đầu Bác khen em ngoan”

Làm động tác gật đầu nhẹ và vòng 2 tay đưa vào trước ngực kết hợp nhún nhẹ.

- Cô cho cả lớp múa cả bài 1 lần (không nhạc).

- Cô cho cả lớp múa lần 2 (có nhạc).

- Cô cho trẻ múa dưới nhiều hình thức tổ, nhóm, cá nhân.

- Cô động viên khuyến khích trẻ, chú ý sửa cho trẻ .

*Hoạt động 2 : Nghe hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

- Cô hát lần 1

- Giảng nội dung: Bài hát nói về tình cảm của các bạn nhỏ yêu quý kính trọng và biết ơn Bác Hồ và nói về tình cảm yêu thương của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.

- Lần 2 : Cho trẻ nghe đĩa

- Động viên trẻ hưởng ứng cùng cô

* Hoạt động 3: Trò chơi : Bao nhiêu bạn hát - Cho trẻ nhắc lại cách chơi ,luật chơi

- Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nhớ - Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô quan sát khuyến khích trẻ chơi.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình được cô dạy vận động bài gì ? Được nghe cô hát bài gì ? Chơi trò chơi gì?

- Cô nhận xét, giáo dục trẻ luôn kính trọng biết ơn Bác Hồ, luôn chăm ngoan học giỏi...

5. Kết thúc

- Cô và trẻ cùng hát bài “ Em mơ gặp Bác Hồ”, ra ngoài chơi.

- Lắng nghe

- Hưởng ứng cùng cô - Xung phong

- Lắng nghe - Chơi trò chơi

- Trẻ trả lời - Hát , ra chơi

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

(23)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Hỗ trợ đồ dùng cho trẻ trong tiết học -Chuẩn bị nhạc giấy màu, keo dán cho trẻ - Động viên trẻ cùng nhau khéo tay -Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi như :Đồ dùng gia đình, đồ chơi bán hàng, gạch xây dựng,đồ chơi lắp ghép,cây hoa, màu, Giấy

- Kiểm tra đĩa nhạc,Chuẩn bị và mở máy tính cho cô chính dạy -Giúp cô chính Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát - Quản lý bao quát trẻ trong

- Giầy thể dục, quần áo gọn gàng sạch sẽ - Quản lý trẻ, bao quát trẻ trong hoạt động học - Hỗ trợ đồ dùng cho giáo viên chính. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Giáo dục trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi hoạt động ngài trời - Cô xắp xếp và cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các góc chơi.. - Quản lý, bao quát