• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế"

Copied!
89
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ

TRẦN THỊLAN

NIÊN KHÓA: 2017-2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH

---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HUẾ

Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn

Trần ThịLan TS.Hoàng La Phương Hiền

Lớp: K51B QTKD Mã SV: 17K4021117 Niên khóa: 2017 - 2021

Huếtháng 1/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

L Ờ I C Ả M ƠN

Để hoàn thành đượckhóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học kinh tế Huế, đặc biệt là quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, cảm ơn thầy cô đã hết lòng truyền đạt những kiến thức cần thiết và bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo ngân hàng và các anh chị chuyên viên tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – chi nhánh Huế, đặc biệt là với các anh chị phòng Dịch vụ Khách hàng đã dành thời gian hướng dẫn, tạo điều kiện cho em quan sát và thực hành những kĩ năng mà mình học được, cũng như cơ hội để cọ sát với thực tế.

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Hoàng La Phương Hiền đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian báo cáo thực tập. Tuy nhiên, vì còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong các kỹ năng nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong quá trình thực tập. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của anh chị và quý thầy cô để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 01 năm 2020 Sinh viên thực hiện

Trần ThịLan

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

MỤC LỤC... i

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT... i

DANH MỤC BẢNG... ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ... iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... iv

DANH MỤC HÌNHẢNH ... iv

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu...2

4.Phươngpháp nghiên cứu ...3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu ...3

4.2. Phương pháp phân tích và xửlý dữliệu ...3

5. Kết cấu khóa luận ...4

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH ...5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...5

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại...5

1.1.1. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại...5

1.1.2.Ngân hàng thương mại là gì? ...6

1.1.3.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại...6

1.1.3.1.Hoạt động huy động vốn...6

1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn...7

1.1.3.3.Hoạt động khác...8

1.1.4. Chức năng của ngân hàng thương mại ...9

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.4.1. Chức năng trung gian...9

1.1.4.2. Chức năng trung gian thanh toán...9

1.1.4.3. Chức năng tạo tiền...10

1.2. Tổng quan vềhoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại ... 10

1.2.1. Khái niệm cho vayđối với khách hàng cá nhân...10

1.2.2.Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân...11

1.2.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân...13

1.2.4. Quy trình cho vayđối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ...14

1.2.5. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ...17

1.3. Hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân...17

1.3.1. Sựcần thiết của việc thúc đẩy hiệu quảcho vay khách hàng cá nhân ...18

1.3.2. Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân...18

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính ...18

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng ...19

1.3.2.2.1. Nhóm chỉtiêu vềquy mô ...19

1.3.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng...21

1.3.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu rủi ro...22

1.4.2.2.4. Nhóm chỉtiêu sinh lợi ...25

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại...26

1.3.3.1. Các nhân tốthuộc vềngân hàng ...26

1.3.3.2. Các nhân tốbên ngoài ...28

Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN QUÂN ĐỘI–CHI NHÁNH HUẾ31 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội–chi nhánh Huế...31

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển...31

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban...32

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức...32

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban...34

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.1.3. Tình hình lao động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi

nhánh Huế...35

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội –Chi nhánh Huếtừ năm 2017 đến 2019 ...38

2.1.4.1. Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn...38

2.1.4.2. Tình hình biến động kết quảkinh doanh...43

2.2. Thực trạng cho vay tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế giai đoạn 2017–2019 ...48

2.2.1. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế...48

2.2.2. Quy trình cho vayđối với khách hàng cá nhân tại ngân hàngTMCP Quân đội...49

2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng nhân của Ngân hàng Quân đội – chi nhánh Huế...52

2.2.3.1. Tình hình doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân ...52

2.2.3.2.Tình hình dư nợcho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội–Chi nhánh Huế56 2.2.3.3 Tình hình doanh sốthu nợ khách hàng cá nhân giai đoạn 2017–2019 ...59

2.2.3.4. Tỉlệnợxấu trong tín dụng cá nhân giai đoạn 2017–2019 ...62

2.2.3.5. Thời gian thu nợ bình quân ...64

2.2.3.6.Vòng quay vốn tín dụng ...65

2.3.Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngânhàng TMCP Quân đội– chi nhánh Huế...65

2.3.1. Kết quả đạt được ...65

2.2.2. Những hạn chếvà nguyên nhân ...67

Những hạn chế...67

Nguyên nhân gây ra hạn chế...67

Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI ...70

3.1. Định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

3.2. Một sốgiải pháp thúc đẩy hiệu quảtín dụng ...71

3.2.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin ...71

3.2.2. Nâng cao trìnhđộcán bộtín dụng ...71

3.2.3.Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ...72

3.2.4. Nâng cao hiệu quảsửdụng vốn ...72

3.2.5. Xửlý nợ xấu phòng ngừa rủi ro ...72

3.2.6.Tăng cường hoạt động marketing...73

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...75

3.1. Kết luận ...75

3.1.1. Kết quả đạt được của đềtài ...75

3.1.2. Hạn chếcủa đềtài ...75

3.1.3. Hướng phát triển của đềtài ...75

3.2. Kiến nghị...75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CVTD : Cho vay tiêu dùng

DN : Doanh nghiệp

DSCV : Doanh số cho vay

DSTN : Doanh số thu nợ

DNCV : Dư nợ cho vay

KH : Khách hàng

KHCN : Khách hàng cá nhân

MB : Ngân hàng Quân Đội

MBBank Huế : Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế NHNN : Ngân hàng nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại SXKD : Sản xuất kinh doanh TMCP : Thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng

CBTD : Cán bộtín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế...36 Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội–Chi nhánh Huế năm 2017 - 2019 ...40 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế năm 2017 –2019 ...47 Bảng 2.4: Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế giai đoạn 2017 –2019 ...55 Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế giai đoạn 2017 –2019 ...58 Bảng 2.6: Tình hình thu nợ KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019...60 Bảng 2.7: Tỉlệnợ xấu tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 –2019 ...62 Bảng 2.8: Thời gian thu nợbình quân của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 –2019 ...64 Bảng 2.9: Thời gian thu hồi vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017- 2019...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ2. 1: Tình hình lao động phân theo giới tính tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 ...37 Biểu đồ 2. 2: Doanh số cho vay KHCN phân theo thời hạn vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017- 2019 ...54 Biểu đồ 2. 3: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017- 2019 ...57 Biểu đồ 2. 4: Tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017-2019 ...63 Biểu đồ2. 5: Vòng quay vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2017 –2019...64 Biểu đồ 2. 6: sự tăng trưởng của DSCV KHCN, doanh số thu nợ, tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội năm 2017- 2019 ...66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồQuy trình cho vay của ngân hàng thương mại ...16 Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế...33

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Logo của Ngân hàng Quân Đội Việt Nam...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đềtài

Trong nền kinh tếthị trường, Ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng là tổchức quan trọng nhất của nền kinh tế; là tổchức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụtập trung, phân phối lại vốn tiền tệcũng như các dịch vụcó liên quan đến tài chính-tiền tệkhác trong nền kinh tếquốc dân.Sau khi nước ta gia nhập tổchứcThương mại thếgiới WTO thì sức ép phát triển kinh tế ngày càng lớn và tạo ra nhiều thách thức cho các ngành, các lĩnh vực kinh doanh của đất nước và đặc biệt là ngành Ngân hàng – Tài chính với vai trò chủ lực huyết mạch đã đóng góp to lớn trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa–hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Do đó, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh các chiến lược thúc đẩy sựphát triển.

Tại các ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động vô cùng quan trọng mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Trước đây, ngân hàng chủ yếu hướng đến cho vay khách hàng doanh nghiệp nhưng tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu cá nhân cũng gia tăng và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng.

Ở nước ta, với quy mô thị trường hơn 90 triệu dân sẽmở ra cơ hội lớn cho các ngân hangthương mại nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trịtài sản và quản lý tốt hoạt động kinh doanh của mình cũng như thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày. Hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân là một phần trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng, nó tạo ra khoản thu nhập lớn và ổn định dựa trên số đông người sử dụng, nó khuếch trương hình ảnh Ngân hàng trong mắt người dân nhanh chóng và có sức lan tỏa mạnh góp phần vào sựphát triển bền vững, lâu dài của ngân hàng.

Nhận thấy được các lợi ích đó nên các Ngân hàng thương mại đã và đang thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (gọi tắt là MBBank) – chi nhánh Huế đã không ngừng hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Tuy nhiên, thị trường cho vay khách hàng cá nhân ở Huế cũng đang phát triển nhưng không tránh khỏi sựcạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng vì đều nhận thấy đó là một miếng mồi lớn. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội –Chi nhánh Huế” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đánh giá thực trạng hoạt độngcho vay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội –chi nhánh Huế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Quân đội–chi nhánh Huếvà từ đềxuất một sốgiải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới.

Mục tiêu cụthể:

- Hệthống cơ sởlý luận và thực tiễn vềhoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổphần Quân đội–chi nhánh Huế.

- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổphần Quân đội–chi nhánh Huế.

- Đối tượng khảo sát: khách hàng cá nhânđã và đangtham gia vào hoạt động cho vay tại ngân hàng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Phạm vi thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp: để đảm bảo tính cập nhật của đề tài, dữ liệu thứ cấp giai đoạnnăm2017 - 2019được thu thập.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu

Dữ liệu thứ cấp thu thập tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huếgồm:

+ Tình hình laođộng giai đoạn 2017–2019.

+ Tình hình tài sản nguồn vố giai đoạn 2017–2019.

+ Tình hình hoạt động kinh doanh giai doạn 2017–2019.

+ Tình hình doanh số cho vay KHCN giai đoạn 2017–2019.

+ Tình hình dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2017–2019.

+ Tình hình thu nợ KHCN giai đoạn 2017–2019.

+ Tỉlệnợxấu cho vay KHCN giai đoạn 2017–2019.

+ Một sốtài liệu khác liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.

Ngoài ra, còn có các thông tin về dịch vụ, chất lượng dịch vụ... thông qua internet, các giáo trình, sách, báo... và các khóa luận vềcác vấn đềliên quan tại thư việnĐại học Kinh tếHuế.

4.2. Phương pháp phân tíchvà xửlý dữliệu

Dữliệu thứcấp được xửlý qua phần mềm Microsoft Excel.

Phương pháp xử lí số liệu: Từ các số liệu thu thập được tiến hành thống kê, tính toán, xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tích: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm, phân tích các dữ liệu về các hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua, các dữ liệu thứ cấp khác. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp cho ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Phương pháp so sánh: Tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu của năm sau so với năm trước để đánh giá sự biến động, thay đổi trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội–chi nhánh Huế.

- Sửdụng một sốchỉtiêu thống kê như tốc độphát triển, sốtuyệt đối, số tương đối đểlàm rõ sựbiến động hoạt động cho vay khách hàng qua từng năm.

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các thông tin đã thu được cũng như kết quả đãđược xử lý để đánh giá, đưa ra kết quảchung cho vấn đềnghiên cứu.

5. Kết cấu khóa luận Phần 1:Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương 1:Tổng quan vềcho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổphần Quân đội–Chi nhánh Huế

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Phần 3: Kết luậnvà đềnghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1.Sự ra đời và phát trin của ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Tiền thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán.

Do yêu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn… nhiều người là nghề đổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần do có uy tín, những người giữ hộ tiền bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích luỹ được nhiều tiền họ kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề Ngân hàng. Nghề ngân hàng thời kì đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay;

nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các ngân hàng thời kì này gọi là Ngân hàng cho vay nặng lãi.

Trong lịch sử phát triển, nghề ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm.

Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời kì trung cổ, nghề ngân hàng bị đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng thêm, nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng, như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay và thanh toán... Một số tổ chức kinh doanh tiền xuất hiện trong thời kì nàyđã mang dáng dấp kiểu ngân hàng hiện đại,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

như Banco di barcelone thành lập năm 1401 và Bancodi Valencia thành lập năm 1409ở Tây Ban Nha, Bancodi Realto thành lập năm 1587 ở Vơnidoq(Italia).

Loại hình Ngân hàng hiện đại thực sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với việc thành lập những Ngân hàng: Ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng Anh quốc năm 1694.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với xu thế quốc tế hoá và nhất thể hoá về kinh tế – tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một buớc, đồng thời trên phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức Ngân hàng quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực, bên cạnh Ngân hàng thương mại siêu quốc gia.Những ngân hàng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới.

1.1.2.Ngân hàng thương mại là gì?

Theo nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại:

Ngân hàng thương mạilà ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổchức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.

Ngân hàng thương mại cổ phầnlà ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổphần.

1.1.3.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từnền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất. Với nguồn vốn tự có trong ngân hàng thì không thể đáp ứng tất cả các hoạt động của ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải huy động và tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi bên ngoài để mở rộng nguồn vốn kinh doanh của mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

nhằm thực hiện các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng sẽ tạo uy tín của ngân hàng càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh.

NHTM huy động vốn dưới các hình thức sau:

Tiền gửi: tiền gửi của khách hàng là tài nguyên quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng.

-Tiền gửithanh toán

-Tiền gửi có kỳ hạncủa các doanh nghiệp, tổchức xã hội, tổchức xã hội nghề nghiệp

- Tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư - Tiền gửi của các ngân hàng khác

Nguồn đi vay

- Vay từNHNN

- Vay từcác tổchức tín dụng và NHTM khác - Vay trên thị trường vốn

- Nguồn uỷthác

Một số hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN: như phát hành các loại giấy tờ có giá trị...

1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng thương mại là làm sao để sử dụng vốn hiệu quả nhất nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa từ số tiền đã huy động được và giảm tối đa rủi ro. Bởi vậy, việc cho vay hay đầu tư để sinh lời từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của ngân hàng thương mại. Hơn nữa, ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra các chiến lược sửdụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng:

- Cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM. Các loại cho vay có thể phân loại nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương thức hoàn trả.

- Đầu tư: đi đôi với phát triển của xã hội là sựxuất hiện của hàng loạt những nhu cầu khác nhau. Với tư cách là một chủthểhoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ đểcung cấp đầy đủvốn cho nền kinh tế. Có 2 hình thức đầu tư chủyếu là:

+ Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác.

+ Đầu tư vàocác trang thiết bị TSCĐ phục vụcho hoạt động kinh dooanh của ngân hàng.

- Cho thuê tài chính

-Đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tài chính khác

-Dự trữ bắt buộc: dự trữ vốn nhằm đảm bảo an toàn về khả nnawng thanh toán và thực hiện các quy định vềdựtrữbắt buộc do Trung ương đềra.

-Cơ chế quản lý vốn tập trung 1.1.3.3. Hoạt động khác

Ngoài hai hoạt động cơ bản trên các ngân hàng còn thực hiện một số hoạt động khác như:

-Dịch vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế.

Khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.

- Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữhộ vàng, tiền;

cho thuê két sắt, bảo mật...

1.1.4.Chức năngcủa ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Chức năng trung gian

Ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn với người có nhu cầu vay vốn. Đây cũng là chức năng quan trọng nhất của NHTM.

NHTM dùng tiền gửi của người dư thừa vốn (người gửi) sau đó đem đi đầu tư hay cho người có nhu cầu vay, có thể nói NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Hoạt động này tạo ra lợi ích đối với các bên tham gia:

 Đối với người gửi tiền: họthu lại một khoản lời từsốtiền nhàn rỗi tạm thời từlãi suất tiền gửi mà ngân hàng trảcho họ. Hơn nữa, ngân hàng cũng đảm bảo cho sự an toàn đối với tiền gửi.

 Đối với người vay tiền: họ tiết kiệm một khoản thời gian lớn để tìm kiếm nguồn tiền để vay và họ có thể thỏa mãn được nhu cầu vay vốn phục vụ cho kinh doanh hay tiêu dùng hàng ngày.

 Đối với NHTM: có được một khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch về lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.

 Đối với nền kinh tế: thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đảm bảo được nguồn vốn đảm bảo cho việc sản xuất và tái sản xuất liên tục.

1.1.4.2. Chức năng trung gian thanh toán

Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng dựa trên cơ sởthực hiện chức năng trung gian tín dụng vì đểthực hiện thanh toán qua ngân hàng khách hàng phải gửi một sốtiền trước đó.Khi khách hàng yêu cầu thanh toán, ngân hàng sẽtrích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụhoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người "thủquỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữtài khoản của họ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Thông qua chức năng này, khách hàng không phải mang theo tiền mặt bên người, đặc biệt là khi phải mang theo số tiền lớn, giúp họ tiết kiệm được thời gian thanh toán và cũng an toàn hơn. Mặt khác, chức năng trung gian tài chính giúp cho ngân hàng tăng thêm một khoản lợi nhuận bằng các khoản phí giao dịch mà khách hàng yêu cầu.

1.1.4.3. Chức năng tạo tiền

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sởhai chức năng khác của NHTM là chức năng trung gian và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sửdụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụtrong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộphận của tiền giao dịch, được họ sửdụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM. Do vậy, ngân hàng trung ương có thể tăng tỉlệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. Chức năng tạo tiền là một chức năng qua trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM.

1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm cho vayđối với khách hàng cá nhân

Cho vay là hình thức kinh doanh của ngân hàng bằng cách chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từNHTM (người sởhữu) cho khách hàng có lãi suất, sau một thời gian trở lại NHTM sẽ có lượng giá trịlớn hơn lượng giá trị ban đầu. Hay có thể hiểu cho vay là mối quan hệ giữa một bên là người cho vay (NHTM) chuyển giao tiêng hoặc tài sản cho người vay (khách hàng) với cam kết người vay phải trả đúng hạn, đúng cam kết cả gốc và lãi. Cho vay là một hoạt động truyền thống của ngân hàng nên khi nhắc đến vay tiền, vay vốn… người ta đều nghĩ ngay đến ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Tuy hoạt động cho vay chiếm tỷtrọng cao, nguồn thu lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng nhưng nó cũng có nguy cơ rủi ro cao nhất. Đểngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay khách hàng phải hiệu quảvà an toàn.

Theo Luật tổchức tín dụng ngân hàng Việt Nam năm 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoản thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trảcảgốc lẫn lãi”.

Do đó, ta có thể hiểu tín dụng KHCN là mối quan hệkinh tếgiữa bên cho vay là NHTM với bên đi vay là KHCN, ngân hàng sẽ giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích đã xác định trong một khoảnh hời gian nhất định và khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trảcảgốc và lãi khi tới thời hạn thanh toán.Để cho KHCN vay, ngân hàng dựa trên các nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, khách hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoảthuận. Điều này giúp hạn chếrủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Thứhai, khách hàng phải đảm bảo hoàn trảnợgốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoảthuận trong hợp đồng.

- Thứ ba, ngân hàngcho vay đối với những dựán khảthi, có hiệu quảvà có khả năng hoàn trả nợ. Nhờ đó, ngân hàngmới có được lợi nhuận từviệc cho vay.

1.2.2.Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân

- Th nht, đối tượng cho vay của hoạt động này là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay nhằm mục đích sản xuất kinh doanh hay phục vụ cho tiêu dùng. KHCN thường có số lượng lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường nhu cầu vay vốn của KHCN không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng lớn bởi môitrường kinh tế, văn hóa – xã hội.

- Thhai, quy mô cho vay đối với KHCN thường nhỏ: KHCN chỉ là các cá nhân và hộ gia đình nên khả năng chi trảsẽthấp hơn các doanh nghiệp,hơn nữa các giá trịhàng hóa và dịch vụtiêu dùng của đối tượng khách hàng nàyởmức vừa phải.

Do đó, giá trị các khoản vay của những khách hàng này thường nhỏ. Tuy nhiên, số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

lượng vay lại lớn vì số lượng KHCN lớn, nhu cầu vay vốn đa dạng nên tín dụng KHCNthường chiếm tỉ trọng lớn.

- Thứ ba, thời gian vay vốn của khách hàng cá nhân cũng ảnh hưởng tới lãi suất cho vay: thời gian vay vốn của cho vay KHCN bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với những khoản vay bổsung vốn lưu động phục vụsản xuất kinh doanh thì thời hạn cho vay phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh của các nhân và hộ gia đình nên thời hạn vay chủ yếu là vay ngắn hạn. Còn đối với những khoản vay phục vụnhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thì thời hạn vay thường là trung và dài hạn. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, lãi suất được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi cho đến hết thời hạn vay. Đối với những khoản vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay thường được điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên cơ sở lãi suất huy động, cộng với một biên độ nhất định tuỳtheo từng ngân hàng.

- Thứ tư, cho vay KHCN có chi phí lớn trong danh mục tín dụng của ngân hàng: ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều nguồn lực và nhiều chi phí bởi các khoản vay này thường nhỏ nhưng số lượng vay lại lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ. Một nguyên nhân khác, hoạt động tín dụng KHCN ở nước ta mới phát triển trong những năm gần đây, nhiều hình thức vay còn khá mới mẻ đối với khách hàng nên ngân hàng phải tiến hành các chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm để phát triển khách hàng, mở rộng thị phần, hoạt động này đã góp phần làm cho chi phí các khoản cho vay KHCN tăng thêm.

- Thứ năm, rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN lớn bởi nguyên nhân sau:

+ Rủi ro về lãi suất. Đối với các khoản cho vay kinh doanh, ngân hàng và khách hàng thường có sự thỏa thuận áp dụng mức lãi suất thả nổi, tức là lãi suất được điều chỉnh theo từng kỳhạn nhất định trong suốt thời hạn cho vay. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về lãi suất đối với cho vay kinh doanh sẽ thấp hơn so với cho vay cá nhân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

+ Các yếu tốchủquan và khách quan: Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập của người đi vay. Tuy nhiên, đối với những khách hàng cá nhân có thểdo nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà họ không thể thực hiện trả nợ hoặc trì hoãn trả nợ, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nhân tố chủ quan có thể là tình trạng “sức khoẻ” tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt … ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trảnợ của khách hàng.

Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa, sựsuy thoái của nền kinh tếdẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.

- Thsáu, lợi nhuận thu được từhoạt động cho vay KHCN lớn: Lãi suất của các khoản cho vay khách hàng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản cho vay khác của NHTM. Điều này xuất phát từ các khoản cho vay khách hàng cá nhân có chi phí cao và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NHTM. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản cho vay khách hàng cá nhân cao, số lượng lớn, vì vậy toàn bộ lợi nhuận thu vềtừ hoạt động này là đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM.

1.2.3.Phân loại cho vay khách hàng cá nhân Căn cứvào thời hạn

Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn không quá 12 tháng.

Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.

Căn cứ vào đối tượng tín dụng

Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổchức kinh doanh

Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định.

Căn cứvào mục đích sử dụng vốn

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủthể kinh doanh khác đểtiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, xây dựng nhà cửa, mua xe ô tô trả góp, cho vay tài khoản thấu chi...

Căn cứ vào phương thức hoàn trả:

- Trả một lần: Khách hàng có thể trả nợ gốc một lần khi đáo hạn, thông thường áp dụng cho các khoản vay có thời hạ từ một năm trở xuống (khoản vay ngắn hạn).

- Trả theo định kỳ: Khách hàng sẽ thực hiện trả nợ trên cơ sở cam kết kế hoạch trả nợ ban đầu khi tiến hành kí kết hợp đồng vay, trả hàng tháng, trả 3 tháng, trả 6 tháng 1 lần.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng gồm hai loại: Tín dụng không có tài sản đảm bảo và tín dụng có tài sản đảm bảo

- Tín dụng không đảm bảo: Là loại tín dụng được cấp phát không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà hoàn toàn dựa trên uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Tín dụng có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

1.2.4. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Quy trình cho vay tổng hợp các nguyên tắc cho vay, quy định của ngân hàng trong việc cho vay, mô tảcông việc của ngân hàng từkhi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng cho tới quyết định cho vay, giải ngân, giám sát khoản vay, thu hồi vốn và thanh lý hợp đồng vay vốn. Quy trình này bao gồm nhiều khâu và theo một quy trình nhất định. Quy trình cho vay gồm các bước sau:

Bước 1: Thiết lập hồ sơ

Tùy theo từng khoản vay với từng mục đích, CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau. Hồ sơ khách hàng bao gồm thông tin khách hàng và các loại giấy tờkhác theo yêu cầu của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Bước 2: Phân tích cho vay

Phân tích cho vay là phân tích khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng vềsửdụng vốn, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn lẫn lãi. Mục đíchcủa bước này là tìm ra các tình huống có thểgây ra rủi ro và kiểm tra tính trân thực của hồ sơ. Các nguồn thông tin có thể phân tích như: các tài liệu thuyết minh về việc vay vốn như giấy phép kinh doanh, phương án sản xuất...; các tài liệu kếtoán; các thông tin phi tài chính và thông tin tài chính;...

Bước 3: Quyết định cho vay

Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định cho vay, CBTD có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hoặc từchối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định. Nếu chấp nhận cho vay, CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng. Nếu từchối vay, ngân hàng sẽ có văn bản trảlời và giải thích lý do không cho vay.

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng được ký kết, ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sởmức vay trong hợp đồng.

Bước 5: Giám sát khoản vay

Giám sát khoản vay là khâu quan trọng nhằm đảm bảo sốtiền cho vay được sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ, quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi... mục đích của giám sát khoản vay là ngăn chặn được ý đồ sử dụng khoản vay không hợp lý của khách hàng và kịp thời đưa ra biện pháp xửlý nếu phát hiện rủi ro có thểxảy ra.

Bước 6: Thu nợ

Nếu khách hàng hoàn trả đủ khoản vay cả gốc và lãi cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Ngược lại, nếu khách hàng chưa có khả năng chi trả ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn đáo nợ hoặc xử lý tài sản khởi kiện theo quyền được hưởng của ngân hàng dựa trên hợp đồng ký kết và quy định của nhà nước.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng

Các khoảnvay khi đến hạn ngân hàng sẽtiến hành thanh lý hợp đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Sơ đồ2. 1: Sơ đồQuy trình cho vay của ngân hàng thương mại

(Nguồn: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại–PGS.TS. Nguyễn ThịMùi, 2008)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.2.5.Vai trò của hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân

 Đối với NHTM

Dưới áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, do đócác ngân hàng đã xácđịnh cho mình chiến lược ngân hàng bán lẻ, trong đó có hoạt động cho vay KHCN. Hoạt động cho vay KHCN nói riêng và nghiệp vụbán lẻcủa ngân hàng nói chung sẽgóp phần làm tăng thịphần, đưa hìnhảnh của ngân hàng đến với đông đảo khách hàng, cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụtối đa nhu cầu của khách hàng. Từ đó, mở rộng mối quan hệ với đa dạng khách hàng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phan tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

 Đối với khách hàng là người đi vay:

Cùng với sựphát triển kinh tếvà hội nhập quốc tế, nhu cầu của khách hàng là cá nhân ngày càng tăng cao về đời sống tinh thần và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, hoạt động cho vay KHCN của NHTM giải quyết tốt nhu cầu cấp bách về vốn trong kinh doanh và nâng cao khả năng sản xuất, sự cạnh tranh; nâng cao đời sống khách hàng, giúp họ được hưởng một mức sống cao hơn dù chưa đủkhả năng chi trả ởhiện tại.

 Đối với nền kinh tế

Hoạt động tín dụng KHCN, có tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, tạo hiệu ứng hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, tăng quy mô sản xuất. Chính điều này đã làm cho toàn bộquá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng nhanh chóng hiệu quả, đây là dấu hiệu của sự phát triển nền kinh tế. Khi nền kinh tếphát triển kéo theo đời sống của nhân dân cũng được nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội.

1.3. Hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.3.1.Scn thiết ca việc thúc đẩy hiu qucho vay khách hàng cá nhân Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, để đánh giá hiệu quảcho vay khách hàng của một ngân hàng ta phải tìm hiểu sựcần thiết trong việc đánh giá hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Một là, đẩy mạnh hiệu quảhoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một nhân tốquyết định sựphát triển của NHTM.

Hiệu quả hoạt động cho vay KHCN được nâng cao sẽ làm tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng do giảm được sựchậm trễ, chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí khác nếu không thu hồi được vốn. Đồng thời, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay KHCN sẽ đảm bỏkhả năng thanh toán, nâng caouy tín của ngân hàng và nâng cao thếmạnh của ngân hàng trong cạnh tranh.

Hai là, đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN là sự cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định xã hội.

Cùng với sựphát triển kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng tăng, đặc biệt là KHCN. Do đó, hoạt động cho vay ngày càng phát triển nhằm cung cấp các phương tiện giao dịch đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN ngày càng được quan tâm. Thông qua nguồn vốn cho vay các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh giúp họ tạo công ăn, việc làm, nâng cao mức sống vàổn định thu nhập góp phần làmổn định xã hội.

1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Thứ nhất, uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng có uy tín sẽ có khả năng thu hút nhiều khách hàng. Đồng thời, nếu một ngân hàng có số lượng khách hàng đông đảo và là những khách hàng có uy tín thì đó là một dấu hiệu cho thấy hiệu quảtín dụng của ngân hàng là khả quan. Ngoài ra, ngân hàng phải thực sự trở thành bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng. Ngân hàng cũng có thể là người cung cấp các thông tin bổ ích về thị trường, về tiến bộ khoa học công nghệcho khách hàng.

Thứ hai là chất lượngcủakhách hàng vay vốn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Bảo đảm sự tồn tại và phát triển củangân hàng, tức là hoạt động cho vayphải mang lại cho ngân hàng thu nhập đủ để trang trải các chi phí liên quan và có lãi, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro.

Khách hàng phải tuân thủ đúng các nguyên tắc vay vốn. Mục đích sử dụng vốn vay đã kí kết trong hợp đồng tín dụng (HĐTD) đãđược cả hai bên phân tích và đánh giá kĩ lưỡng cả về hiệu quả, tính khả thi cũng như mức độ phù hợp với chính sách phát triển kinh tế –xã hội chung của ngành, địa phương và của cả nước. Ngoài ra, sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh của khách hàng và sự giúp đỡ hiệu quả của ngân hàng sẽ tạo điều kiện để khách hàng đạt lợi nhuận cao nhất và đó chính là điều kiện để khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Cuối cùng, sự ổn định củanền tài chính quốc gia. Sự ổn định của nền tài chính – tiền tệ quốc gia giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng

1.3.2.2.1. Nhóm chỉtiêu vềquy mô a. Doanh số cho vay (DSCV)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng vay vốn dựa trên cơ sở hợp đồng cho vay trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này thể hiện quy mô đầu tư vốn cho nền kinh tế của ngân hàng trong thời kỳ đó và được tính toán như sau:

Tỷ trọng doanh số cho vay khách hàng cá nhân (tỷ trọng DSCV KHCN):

Dựa vào chỉ tiêu này, ngân hàng có thể biết được doanh số cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng doanh số cho vay của ngân hàng thương DSCV trong kỳ = Dư nợ cho vay cuối kỳ – Dư nợ cho vay đầu kỳ + DSTN trong kỳ

Tỷ trọng DSCV KHCN = DSCV KHCN

Tổng doanh sốcho vayx 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

mại trong từng thời kì nhất định. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện rõ sự chú ý vào việc phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

b. Doanh số thu nợ (DSTN)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản vốn gốc mà ngân hàng thương mại thu được từ khách hàng trong một thời kì nhất định kể cả vốn thanh toán khi kết thúc hợp đồng vay vốn hay vốn gốc thanh toán một phần và được tính toán như sau:

Tỷ trọng doanh số thu nợ khách hàng cá nhân:

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng doanh số thu nợ KHCN trong tổng doanh số thu nợ của ngânn hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện công tác thu nợ KHCN của ngân hàng ngày càng được cải thiện và việc thắt chặt công tác thẩm định cho vay ngay từ ban đầu nhằm hạn chếrủi ro.

c. Dư nợ cho vay (DNCV)

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng thương mại đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu lại được vào một thời điểm nhất định (thường là cuối kỳ kinh doanh). Trong đó, dư nợ cho vay cuối kì được tính như sau:

Thông thường, chỉ số dư nợ cho vay cao chứng tỏ ngân hàng thương mại cho vay nhiều, uy tín ngân hàng thương mại tương đối tốt, có khả năng thu hút được khách hàng. Ngược lại, nếu dư nợ cho vay thấp thì chứng tỏ ngân hàng thương mại còn yếu kém về khả năng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng, khả năng marketing của ngân hàng thương mại kém. Mặc dù vậy, không thể chỉ dựa vào chỉ DSTN trong kì = Dư nợ cho vay đầu kì – Dư nợ cho vay cuối kì + DSCV trong kỳ

Tỷ trọng DSTN KHCN = DSTN KHCN

Tổng doanh sôthu nợx 100%

DNCV cuối kỳ = DNCV đầu kỳ + DSCV trong kỳ – DSTN trong kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

tiêu này để đánh giá tình hình tín dụng của ngân hàng thương mại, mà nó phải được xem xét trong mối quan hệ với mức độ an toàn và tính lành mạnh của các khoản vay.

Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân:

Dựa vào chỉ tiêu này, ngân hàng sẽ biết được dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ nhất định.Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện sự chú ý phát triển mở rộng chotín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

Nếu chỉ tiêu này tăng liên tục qua nhiều thời kì có thể nói rằng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đang có xu hướng tăng. Dù vậy, khi đánh giá chúng ta cần xem xét cả số tương đối và số tuyệt đối để có cái nhìn toàn diện.

1.3.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng a. Tốc độ tăng trưởng DSCV

Chỉ tiêu này dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm nhằm đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng thương mại. Nếu như các nhân tố khác cố định thì tỷ lệ này càng cao phản ánh việc mở rộng cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là chưa tốt.

b. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Tốc độ tăng trưởng DSCV(%) =DSCV năm nay DSCV năm trước

DSCV năm trước x 100%

Tốc độ tăng trưởng DNCV = DNCV năm nay DNCV năm trước

DNCV năm trước x 100%

Tỷ trọng DNCV KHCN = DNCV KHCN

Tổng dư nợ cho vayx 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Chỉ tiêu này dùng để so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm nhằm đánh giá khả năng mở rộng và phát triển cho vay của ngân hàng thương mại.

Dư nợ cho vay cao và tăng trưởng thường phản ánh khả năng mở rộng cho vay hay mở rộng thị phần của ngân hàng khá hiệu quả. Ngược lại, dư nợ cho vay thấp phản ánh ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động tín dụng hay khả năng tiếp thị của ngân hàng chưa tốt. Tuy nhiên, không thể đánh giá chỉ tiêu này một cách độc lập hoàn toàn mà cần phải kết hợp các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách chính xác nhất.

1.3.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu rủi ro a. Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu là loại nợ thuộc nhóm 3đến nhóm 5 trong 5 nhóm nợ được phân loại theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN 2014, bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Theo theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN – NHNN 2014, các nhóm nợ được phân nhóm như sau:

Nhóm 1 (nợ đủtiêu chuẩn)

Khách hàng đang nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cảgốc và lãi đúng hạn.

Khách hàng đang bịnợquá hạn dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi bịquá hạn và khoản lãi và gốc trong thời hạn còn lại.

Nhóm 2 (Nợcần chú ý)

Khách hàng bịnợquá hạn từ10 - 90 ngày.

Khách hàng được gia hạn nợlần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

Khách hàng nợquá hạn từ 91 đến 180 ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần đầu, trừcác khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trảnợ lần đầu phân loại vào nhóm 2ởtrên.

Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủkhả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợnghi ngờ)

Khách hàng nợquá hạn từ 181 đến 360 ngày

Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứhai.

Nhóm 5 (Nợcó khả năng mất vốn)

Khách hàng nợquá 360 ngày

Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần thứhai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứhai.

Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứba trởlên (kểcả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).

Các khoản nợkhoanh, nợchờxửlý.

Đối với các khoản nợ xấu này, ngân hàng thương mại cần phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ nhất định nên làm sụt giảm lợi nhuận do phải đội thêm một khoản chi phí tín dụng. Nhìn vào nợ xấu còn có thể đánh giá khả năng quản lý, hiệu quả tín dụng của mỗi ngân hàng thương mại. Do vậy duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp luôn là một nhiệm vụ mà bất cứ định chế nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nào đều quan tâm.

Tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân được tính như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Nợ xấu là thước đo quan trọng nhất để đánh giá lành mạnh thể chế. Nó tác động đến tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì nếu nợ xấu tăng thì khả năng mất vốn cũng gia tăng làm ảnh hưởng đến dòng tiền thu về, từ đó làm tăng thêm chi phí thực tế cho việc thu hồi vốn, chi phí cơ hội, chi phí đi vay và chi phí bù đắp thanh khoản.

Chỉ tiêu này cho biết nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm dư nợ hiện tại của cho vay khách hàng cá nhân. Tỷ lệ nợ xấu càng cao phản ánh việc thu hồi vốn của ngân hàng thương mại càng khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay và ngược lại.

Ngoài ra, có thể xem xét thêm chỉ tiêu về tỷ trọng nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân trên tổng nợ xấu của ngân hàng thương mại. Qua đó, có thể nhận biết nợ xấu của hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ xấu của ngân hàng thương mại. Nhờ vậy, ngân hàng thương mại mới phát hiện được hoạt động cho vay nào gặp nhiều khó khăn trong thu hồi nợ và nguyên nhân do đâu để tập trung đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.

b. Chỉ tiêu vòng quay vốn

Chỉ tiêu trên phản ánh tỷ lệ giữa doanh số thu nợ với dư nợ cho vay, đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Qua đó có thể thấy được khả năng mở rộng cho vay và hiệu quả công tác thu hồi nợcủa ngân hàng thương mại. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì việc đưa vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại càng hiệu quả, công tác thu hồi nợ càng thuận lợi, quy mô cho vay sẽ được mở rộng và hầu hết các khoản vay đến hạn trong năm đều được thu hồi đầy đủ. Ngược lại, nếu tỷ lệ càng thấp cho thấy cả cho vay và thu hồi nợ đều đang gặp khó khăn, hoặc cũng có thể là do chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đang thiên về cho vay trung dài hạn.

Tỷ lệ nợ xấu nhóm KHCN(%) = Nợ xấu nhóm KHCN Tổng dư nợ cho vay KHCN

Vòng quay vốn tín dụng KHCN = Doanh số thu nợKHCN Dư nợ bình quân cho vay KHCN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

c. Chỉ tiêu thời gian thu nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu hồi nợ nhanh hay chậm về mặt thời gian, chỉ tiêu này càng nhỏ thì thời gian thu hồi nợ cũng như tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàngcàng nhanh. Đồng vốn cho vay được sử dụng có hiệu quả. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ tiêu này vẫn quá thấp thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ trả nợ cho ngân hàng và chuyển sang đi vay tại các tổ chức tín dụng cạnh tranh với lãi suất thấp hơn, cung cấp thời gian thời gian sử dụng vốn dài hơn. Và như vậy thì ngân hàng sẽ bị giảm doanh số. Ngược lại, khi so sánh chỉ tiêu này qua từng năm và nhận thấy sự tăng lên thì rất có thể là ngân hàng đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy dư nợ đã vượt quá mức trong khi công tác thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn.

d. Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng thương mại, nó phản ánh ngân hàng sẽ thu về bao nhiêu đồng vốn với doanh số cho vay tương ứng trong một thời kỳ nhất định. Nếu chỉ tiêu này cao thể hiện công tác thu hồi nợ thuận lợi, nợ được thu hồi đẩy đủ phản ánh các khoản vay của ngân hàng đạt hiệu quả tốt,khả năng trả nợ của khách hàng ở mức ổn định, rủi ro của ngân hàng sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp sẽ thể hiện sự khó khăn, kém hiệu quả trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, cũng có thể là do chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại đang thiên về cho vay trung dài hạn.

1.4.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lợi

Thời gian thu nợ bình quân= Dư nợ bình quân

Doanh số thu nợ x 365 (ngày)

Hệsốthu nợKHCN= Doanh sốthu nợKHCN Doanh sốcho vay KHCN

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

Lợi nhuận là một mục tiêu mà bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng hướng đến. Ngân hàng thương mại với vai trò là một trung gian chuyển giao vốn cho nền kinh tế và cũng hướng đến mục tiêu lợi nhuận như bao doanh nghiệp khác, mục đích là để có thể tồn tại và phát triển hoạt động của mình. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại được tạo ra trên cơ sở số dư tín dụng, mức lãi suất và thời gian. Do vậy, ngân hàng phải tính toán để đạt lợi nhuận cao nhất và giảm chi phí, rủi ro đến mức thấp nhất, phải so sánh lợi nhuận thu được với nguy cơ rủi ro mà hoạt động tín dụng đem lại. Đó là lý do vì sao trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng chúng ta cần phải phân tích lợi nhuận từ hoạt động này mang lại.

Đồng thời, để đánh giá đúng sự tăng trưởng hiệu quả tín dụng cá nhân qua các thời kỳ, người ta thường dùng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ này phản ánh rõ nét về sự biến động của thị trường cũng như đánh giá đúng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân, đồng thời thể hiện các chính sách tín dụng mà ngân hàng áp dụng qua các thời kỳ có phù hợp hay không.

1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

1.3.3.1. Các nhân tốthuộc vềngân hàng

Nguồn vốn của ngân hàng

Một ngân hàng muốn hoạt động sản xuất kinh doanh phải có vốn, vốn của ngân hàng là nguồn vốn tựcó và vốn huy động được.

Ngân hàng thương mại chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự ảnh hưởng của ngân hàng trung ương và tuân thủ luật ngân hàng. NHTM chỉ được huy động vốn gấp 20 lần sốvốn tựcó, tức là vốn tự có càng lớn thì khả năng huy động vốn càng cao và ngân hàng càng dễ thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.Hơn nữa, để tiếp cận nhiều khách hàng hơn, ngân hàng phải có vốn để chi trả

Tỷ lệ tăng trưởng LN=LN năm nay-LN năm trước

LN năm trước

× 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

cho việc mở rộng thêm chi nhánh, phòng giao dịch, tuyển thêm nhân sự, tăng chi phí quảng cáo, hiện đại hóa công nghệ…

Ngân hàng cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn huy động của mình. Do đó, khi nguồn vốn ngân hàng càng lớn thì cho vay khách hàng càng nhiều, đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh cảu ngân hàng ngày càng được tăng cường và mở rộng.

còn nếu ít vốn thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu cho số lượng lớn khách hàng, bỏ lỡ cơ hội đầu tư, lợi nhuận sẽ không cao và việc tăng cường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn lớn mà lượng vay lại ít sẽdẫn đến hiện tượng tồn đọng vốn, lượng vốn tồn đọng này không sinh lời mà lãi suất phải trả sẽ làm giảm lợi nhuận của ngâ hàng. Vì vậy, lượng vốn phải tương ứng với lượng cho vay hoặc chênh lệch một phần nhỏ. Việc nghiên cứu tình hình huyđộng vốn của ngân hang là quan trọng khi muốn tăng hoạt động cho vay khách hàng.

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là yếu tố mà khách hàng quan tâm nhất.chính sách tín dụng bao gồm các yếu tốgiới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳhạn của khoản vay, lãi suất vay và lệ phí vay, phương thức xử lý hay hướng giải quyết khi khách hàng vay vượt giới hạn… Tất cả các yếu tố đó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu các yếu tố này đúng đắn, hợp lý, hợp pháp và phù hợp, đáp ứng với đa dạng nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng sẽthành công trong việc cho vay đó. Ngược lại, nếu các yếu tốtrên cứng nhắc, thiếu hợp pháp, hợp lý và không theo tình hình thực tếthì việc mở rộng cho vay có thểthất bại.

Thông tin khách hàng

Góp phần cho sựthành công trong hoạt động cho vay là thông tin khách hàng.

Trong điều kiện ngày càng cạnh tranh gay gắt thì thôn tin khách hàng rất quan trọng, vì ngân hàng cho khách hàng vay dựa trên thông tin cá nhân của khách hàng.

Mức độ chính xác của sự tin tưởng phụ thuộc vào chất lượng thông tin mà ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng thương mại làm khách hàng cá nhân có nhiều sự lựa chọn và dễ dàng hơn trong việc thay đổi ngân hàng. Nhận thức của khách

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và kết quả nghiên cứu về thực trạng đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Như vậy, mô hình nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank

- Cho vay không có tài sản đảm bảo:Đây là hình thức tín dụng cung cấp cho khách hàng có uy tín ,độ tin cậy cao , hoạt động kinh doanh ổn định - Cho vay thấu chi:Là hình

Việc phân tích và thẩm định được thực hiện trước, trong và sau khi cho khách hàng vay là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản cho vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính

Với vai trò này tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội - cơ sở khách quan để hình thành chức năng

Từ những kết quả của nghiên cứu về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mặt khác, trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh trong dịch vụ cho vay tín dụng nhưng VP Bank đã đẩy mạnh dịch vụ vay tín chấp, nắm được