• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
79
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Khoá luận tốt nghiệp GHVD:TS Phan Thanh Hoàn

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân.

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện bài khoá luận.

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thanh Hoàn đã luôn giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành bài khoá luận này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, tập thể cán bộ nhân viên tại phòng Khách hàng doanh nghiệp nói riêng và tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh tỉnh Quảng Bình nói chung đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập cũng như cung cấp các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh tôi, luôn động viên khích lệ giúp tôi hoàn thành bài khoá luận.

Trong quá trình làm việc tôi đã cố gắng tìm hiểu để hoàn thành tốt bài khoá luận này, nhưng do hạn chế về điều kiện, thời gian cũng như năng lực của bản thân nên bài viết của tôi không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và những ai quan tâm đến bài viết này để bài viết của tôi có thể hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !

Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyến Trần Minh Tuấn

Trường ĐH KInh tế Huế

(2)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu:... 2

3. Câu hỏi nghiên cứu: ... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:... 3

5. Phương pháp nghiên cứu:... 4

6. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài:... 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC VỀRỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 6

1.1. Cơ sở

lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại... 6

1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ... 6

1.1.2. Khái niệm và nguyên nhân của rủi ro tín dụng... 6

1.1.3. Quản trị rủi ro tín dụng ... 10

1.1.4. Những vấn đề cơ bản về khách hàng doanh nghiệp ... 20

1.2. Cơ sở

thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại... 21

1.2.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng Thương mại trên thế giới ... 21

1.2.2. Bài học cho

các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong công tác

Quản trị rủi ro tín dụng... 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH ... 23

Trường ĐH KInh tế Huế

(3)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

(Agribank)

chi nhánh tỉnh Quảng Bình... 23

2.1.1. Giới thiệu về Agribank... 23

2.1.2. Giới thiệu về Agribank Quảng Bình ... 23

2.1.3. Tình hình huy

động vốn tại NHNo&PTNT–

Quảng Bình giai

đoạn

2014-2016 ... 30

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT

Quảng Bình qua 3

năm 2014-2016... 31

2.1.5. Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình giai

đoạn 2014-2016... 35

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Quảng Bình... 41

2.2.1. Đội ngũ nhân lực phục vụ

công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Quảng Bình ... 41

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Quảng Bình... 41

2.3. Kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp ... 55

2.3.1. Tình hình dư nợ cho vay và nợ xấu đối với KHDN tạiNHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình giai

đoạn 2014-2016 ... 55

2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu... 57

2.4. Đánh giá công tác quản trị

rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp ... 58

2.4.1. Những kết quả đạt được ... 58

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân... 59

Trường ĐH KInh tế Huế

(4)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

... 63

3.1. Định hướng phát triển quản trị

rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình... 63

3.1.1. Định hướng phát triển chung của Agribank chi nhánh Quảng Bình .. 63

3.1.2. Định hướng phát triển quản trị

rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình... 64

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình. ... 64

3.2.1. Chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng ... 64

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay khách hàng doanh nghiệp ... 65

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cho vay doanh nghiệp ... 66

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thu hồi nợ sau cho vay ... 67

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học và tạo động lực lao động ... 67

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

... 68

1. KẾT LUẬN ... 68

2. KIẾN NGHỊ ... 69

2.1. Kiến nghị đối với Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam ... 69

2.2. Kiến nghị đối với Agribank Quảng Bình... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ĐH KInh tế Huế ...71

(5)

DANH MỤC VIẾT TẮT

Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CBTD : Cán bộtín dụng

CIC : Trung tâm thông tin tín dụng CIF : Hồ sơ thông tin khách hàng

HSX : Hộsản xuất

HTX : Hợp tác xã

HTXH : Hệthống xếp hạng

IPCAS : Phần mềm quản lý tín dụng Ngân hàng

KB : Kho bạc

KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại QTRRTD : Quản trịrủi ro tín dụng

RM : Hệthống xếp hạng khách hàng

RRTD : Rủi ro tín dụng

TCKT : Tổchức kinh tế

TCTD : Tổchức tín dụng

TSBĐ : Tài sản bảo đảm

VAMC : Công ty thu mua nợquốc gia

XHKH : Xếp hạng khách hàng

XLRR : Xửlý rủi ro

Trường ĐH KInh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ1. 1 Quy trình quản trịrủi ro tín dụng ... 11

Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổchức của Agribank- chi nhánh Quảng Bình ... 27

Sơ đồ2. 2 Quy trình nghiệp vụtín dụng doanh nghiệp... 48

Sơ đồ3.1 Mô hình quản trịrủi ro tín dụng...65

Biểu đồ2. 1 Kết quảhoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quảng Bình qua 3 năm 2014-2016 ... 33

Biểu đồ2. 2 Lợi nhuận của Agribank Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016... 34

Biểu đồ 2. 3 Dư nợ phân theo kỳhạn tại Agribank chi nhánh Quảng Bình từ 2014-2016 ... 38

Biểu đồ 2. 4 Dư nợphân theo ngành kinh tếtại Agribank chi nhánh Quảng Bình từ năm 2014-2016 ... 40

Trường ĐH KInh tế Huế

(7)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các mức xếp hạng tín nhiệm nợdài hạn của Moody's ... 13 Bảng 1.2 Phân loại nợ... 16 Bảng 2.1 Tình hình nhân lực tại Agribank chi nhánh Quảng Bình giaiđoạn ... 25 Bảng 2.2 Tình hình huyđộng vốn tại Agribank Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016 .... 30 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 ... 32 Bảng 2.4 Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014- 2016 ... 36 Bảng 2.5 Mức xếp hạng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình... 44 Bảng 2.6 Tình hình chấm điểm xếp hạng khách hàng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình tínhđến ngày 31/12/2016... 45 Bảng 2.7 Tình hình chấm điểm xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình tínhđến ngày 31/12/2016... 46 Bảng 2.8 Tình hình trích lập dự phòng tại Agribank chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 ... 51 Bảng 2.9 Tình hình xử lý rủi ro và bán nợVAMC tại Agribank chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 ... 53 Bảng 2.10 Dư nợ và nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016... 55 Bảng 2.11 Tỷlệnợxấu khách hàng doanh nghiệp của Agribank chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 ... 57

Trường ĐH KInh tế Huế

(8)

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Khoá luận được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá và phân tích thực trạng công tác Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn 2014- 2016, từ đó đưa ra định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Dữliệu phục vụ đềtài là dữliệu thứcấpđược thu thập từcác tài liệu vềcác báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Agribank Quảng Bình giai đoạn 2014-2016, cùng các tài liệu liên quan.

Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy công tác Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn 2014-2016 là khá hiệu quả, đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một số hạn chế nhất định mà Ngân hàng cần khắc phục đểgiúp công tác quản trịrủi ro đạt được hiệu quả cao hơn.

Trường ĐH KInh tế Huế

(9)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết củađềtài nghiên cứu:

Trong bất cứnền kinh tếnào, hệthống ngân hàng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là một nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế. Các ngân hàng là trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủthểcần vốn chủyếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cònđóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tếtrong nhiều năm liên tục.

Cũng như những ngành khác, ngành kinh doanh ngân hàng luôn mang nhiều rủi ro. Do đặc thù của ngành liên quan nhiều ngành nghề khác nhau nên hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao. Chúng ta biết quy luật trong kinh doanh rằng lợi nhuận luôn song hành với cơ hội–rủi ro càng lớn thì lợi nhuận sẽcàng cao. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận nhất và cũng là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Điều đó cũng có nghĩa rằng hoạt động tín dụng là hoạt động mang nhiều rủi ro nhất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽkéo theo rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay, vì vậy rủi ro tín dụng xuất phát chủyếu từhoạt động này.

Trong những năm trở lại đây, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại chưa thật sự hiệu quả, biểu hiện qua tình trạng tỷ lệ nợ quá hạn cao, nợ xấu gia tăng.

Lấy ví dụ như DongABank, tính đến cuối quý III/2014 nợ xấu chiếm đến 13% tổng dư nợ của ngân hàng này, Habubank có tỷlệnợxấu hơn 16%, nhiều ngân hàng hoạt động không hiệu quả phải tiến hành sát nhập và được mua lại với giá 0 đồng (như trường hợp ngân hàng Xây dựng, Oceanbank, Habubank và DongABank). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức.

Điều này cho thấy sựcần thiết của công tác quản trịrủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng trong việc kiểm soát nợxấu và giảm thiểu nguy cơ rủi ro tín dụng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(10)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam– Chi nhánh tỉnh Quảng Bình là ngân hàng có địa bàn hoạt động rộng với đối tượng phục vụ chính là các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, trong đó hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Trong thời gian gần đây nợ xấu có xu hướng tăng cao mà phần lớn tập trung ở lĩnh vực cho vay khách hàng doanh nghiệp. Chính vì những lí do đó mà hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng này là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng hiện nay, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng và kiểm soát mức độ rủi roở mức có thể chấp nhận được.

Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mong muốn vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, tôi quyết định chọn đề tài “QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH”làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

a) Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Bình từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

b) Mục tiêu cụthể

 Hệthống hoá cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

 Đánh giá tình hình rủi ro và phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNo& PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Bình

 Đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, qua đó đề xuất một sốgiải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT – chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Trường ĐH KInh tế Huế

(11)

3. Câu hỏi nghiên cứu:

 Quản trịrủi ro tín dụng là gì? Nội dung của quản trịrủi ro tín dụng? Những tiêu chí nào để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng? Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng?

 Hoạt động quản trịrủi ro tín dụng được tổchức như thếnào?

 Thếnào là khách hàng doanh nghiệp?

 Những yếu tố nào tác động đến hoạt động quản trịrủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp?

 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Bình như thế nào? Phân tích những ưu điểm cần phát huy và những hạn chếcòn tồn tại để đưa ra các giải pháp khắc phục.

 Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong tương lai?

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

a) Đối tượng nghiên cứu:

Khách thể: Khách hàng doanh nghiệp vay tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

b) Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- chi nhánh tỉnh Quảng Bình, Phòng Khách hàng doanh nghiệp.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 13/02/2017 đến 29/04/2017.Nguồn số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2014

đến năm 2016.

Trường ĐH KInh tế Huế

(12)

5.Phương pháp nghiên cứu:

a) Phương pháp thu thập tài liệu

Tài liệu được thu thập là những số liệu thứ cấp trong các báo cáo đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh hàng năm của Agribank Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016.

Ngoài ra, khoá luận còn thu thập thông tin từ các giáo trình về quản trị rủi ro, công trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí Ngân hàng; các đầu sách về Ngân hàng, tín dụng; các đềtài khoá luận…và các quyđịnh liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Agribank.

b) Phương pháp tổng hợp và phân tích

+ Sửdụng phương pháp phân tích kinh tế, so sánh các số liệu, chỉ số qua 3năm để đánh giá kết quả và xu hướng biến động trong hoạt động tín dụng với khách hàng doanh nghiệp, qua đó làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

+ Phương pháp tổng hợp và luận giải nhằm làm rõ hơn về rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

c) Phương pháp thống kê mô tả

Làphương pháp liên quan đến việc thu thập sốliệu, tổng kết, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau đểphản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài khoá luận này, phương pháp thống kê mô tả được sửdụng để tổng kết dữ liệu, lập biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ để xác định rõ thực trạng hoạt động quản trịrủi ro tín dụng.

6. Cấu trúc nghiên cứu của đềtài:

Đềtài nghiên cứu gồm có 3 phần chính:

PHẦN I:Đặt vấn đề

Trình bày lí do lựa chọn đềtài, tóm tắt đềtài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

PHẦN II: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương 1: Cơ sở khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Trường ĐH KInh tế Huế

(13)

Làm rõ cơ sởlý luận vềrủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và những vấn đề xung quanh công tác quản trịrủi ro tín dụngđối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phân tích công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Phân tích tình hình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình thông qua việc đánh giá kết quảkinh doanh, tình hình huyđộng vốn, tình hình cho vay, tình trạng nợxấu tại Ngân hàng trong 3năm từnăm 2014 đến 2016.

Chương 3 : Định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Đưa ra định hướng phát triển của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, cũng như đưa racác giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản trịrủi ro tín dụng và hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả.

PHẦN III: Kết luận và kiến nghị.

Kết luận cho để tài, đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các biện phápđã nêu.

Trường ĐH KInh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:CƠ SỞKHOA HỌC VỀRỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Cơ sởlý luận vềrủi ro tín dụng và quản trịrủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.1.1. Hoạt động tín dng của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Thuật ngữ “Tín dụng” xuất phát từchữLa tinh là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, tiếng Anh là Credit. Tín dụng là sựchuyển nhượng tạm thời quyền sửdụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trảlại với một lượng giá trịlớn hơn( Nguyễn Ánh Dương, 2013).

1.1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng

Thông qua chức năng phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng giúp thúc đẩy việc tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tín dụng ngân hàng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tếvà nâng cao mức sống vật chất cho người dân.

Tín dụng ngân hàng là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, giúp các ngân hàng tồn tại và hoạt động phát triển bền vững.

1.1.2. Khái nim và nguyên nhân ca ri ro tín dng 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro

Theo quan điểm truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn xảy ra cho con người” ( Đoàn ThịHồng Vân, 2009).

Với quan điểm hiện đại thì “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả”

(William và Michael Smith, 1998). Hay theo tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho các đại lý và cộng tác viên khai thác bảo hiểm của Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc

Trường ĐH KInh tế Huế

(15)

QBE (1999): “Rủi ro là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cốbất thường với hậu quảthiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính”.

1.1.2.2. Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo điều 2.1 quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổchức Tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổchức Tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Cũng như những rủi ro khác, rủi ro tín dụng không thểdự báo trước và có thểxảy raở bất cứ đâu, bất cứlúc nào và nếu không được xử lý kịp thời thì rủi ro tín dụng có thểnảy sinh ra nhiều rủi ro khác.

1.1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất phát từ ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân từ phía khách hàng, từchính ngân hàng và từ môi trường khách quan.

 Nguyên nhân từkhách hàng

Rủi ro tín dụng xuất phát từphía khách hàng bao gồm:

 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh: phần lớn các doanh nghiệp hiện nay sử dụng những nguồn vốn vay từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không được thực hiện kỹ càng, khoa học, chi tiết, các số liệu về tình hình thị trường, giá thành không được đầy đủ, chính xác thì rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽdễxảy ra, gâyảnh hưởng xấu đến khả năng trảnợ ngân hàng. Tuy nhiên, dù người đi vay đã tính toán phương án sản xuất kinh doanh một cách khoa học, chi tiết và chính xác đến mức tối đa thì hoạt động kinh doanh vẫn luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra rủi ro ngoài dự tính, gây tác động xấu đến công việc kinh doanh và khả năng trảnợ cho ngân hàng của doanh nghiệp.

 Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Khách hàng không sử dụng tiền vay như đã cam kết với ngân hàng mà sửdụng cho mục đích khác. Khả năng trảnợcủa doanh nghiệp đối với ngân hàng gặp khó khăn hoặc không thểtrả được nợ.

Trường ĐH KInh tế Huế

(16)

 Năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém: Nguồn hoàn trảchính từnguồn thu của doanh nghiệp bị hạn chế hoặc suy giảm. Bên cạnh đó số lượng các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp lại quá lớn. Những nguyên nhân trên đều gây khó khăn trong việc trảnợ ngân hàng đúng hạn của khách hàng, tạo ra những khoản nợquá hạn, nợxấu cho ngân hàng.

 Một số khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ cho ngân hàng: Việc không trảnợngân hàng cũng có thểxuất phát từ chính ý định của khách hàng. Mặc dù họcó khả năng trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụvới ngân hàng. Đây là rủi ro có nguyên nhân từ đạo đức của người đi vay, là nguyên nhân khá quan trọng trong việc gây ra nợxấu, rủi ro tín dụng của ngân hàng.

 Nguyên nhân từNgân hàng

Rủi ro tín dụng xuất phát từphía Ngân hàng gồm:

 Ngân hàng thiếu một chính sách cho vay rõ ràng, hoặc chính sách cho vay không phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Hiện nay, nhiều NHTM có chính sách tín dụng chưa có tính chiến lược, chưa theo nguyên tắc thị trường. Nhiều chính sách còn bị cuốn theo phong trào, khẩu hiệu phát triển kinh tếvà theo chủnghĩa thành tích. Khi một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và không phù hợp với thực tếthì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến định hướng hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến nợ quá hạn và phát sinh rủi ro tín dụng.

 Ngân hàng chưa chú trọng vào mục tiêu của các khoản vay, chưa có sự phân tích đánh giá các khoản vay một cách khách quan đúng đắn, tính toán không chính xác hiệu quả đầu tư dựán xin vay, dẫn đến các quyết định sai lầm trong việc cấp tín dụng.

 Cán bộ tín dụng chưa đánh giá chính xác được tính hiệu quả và an toàn của khoản vay hoặc do chủ quan tin tưởng vào khách hàng quen của mình nên dễdẫn đến việc cho vay khách hàng không uy tín hay những dựán tiềmẩn nhiều rủi ro.

 Hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng. Một số

Trường ĐH KInh tế Huế

cán bộ tín dụng không có sự am hiểu, thông tin về đối tượng
(17)

khách hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng mà mìnhđang cho vay dẫn đến việc xác định sai hiệu quảcủa khoản vay.

 Bên cạnh vấn đề năng lực, trình độ chuyên môn thìđạo đức của cán bộtín dụng cũng là một trong những yếu tố gây ra rủi ro tín dụng. Một cán bộtín dụng dù giỏi có kĩ năngnghiệp vụgiỏinhưng không có chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp cần thiết thì thật sựnguy hiểm.

 Ngân hàng chú trọng đến việc chạy đua thành tích với các ngân hàng khác, chỉ quan tâm đến dư nợ, không chú trọng đến chất lượng tín dụng.

 Ngân hàng thiếu thông tin tín dụng, hoặc thông tin tín dụng không chính xác, kịp thời. Nhiều NHTM đôi khi cũng phụ thuộc khá nhiều vào số liệu, thông tin do khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thông tin. Việc thu thập thông tin về khách hàng, môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, văn bản pháp luật mới chưa được thực hiện thường xuyên.

 Nguyên nhân từ môi trường

 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước có sựbiến động nhanh và khó có thể dự đoán được sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cấp tín dụng của các NHTM. Bên cạnh đó sản xuất, thu nhập của người dân trong xã hội bị ảnh hưởng xấu, làm khả năng trảnợngân hàng giảm, số lượng các khoản nợquá hạn tăng lên.

 Rủi ro do thiên tai, thảm hoạhay các sựcố do thiên nhiên gây ra tác động xấu ngoài dựkiến trong mối quan hệtín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng của mình, làm gia tăng các khoản nợquá hạn.

 Chính sách quản lý kinh tế vẫn có những thay đổi đột ngột, tuỳ mức độ điều chỉnh thay đổi sẽ tác động đến mối quan hệtín dụng giữa ngân hàng với khách hàng là khác nhau. Sự thay đổi có thể mang lại cơ hội cũng như rủi ro cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.

 Hệthống luật pháp chưa được chặt chẽ, hành lang pháp lý chưa thật sựan toàn sẽtạo ra các lỗhổng pháp luật, không đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây ra những khoản nợquá hạn cho ngân hàng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(18)

 Sự khác biệt về văn hoá, môi trường kinh doanh của những khách hàng nước ngoài đến vay vốn.

1.1.3. Qun trri ro tín dng

1.1.3.1. Khái niệm quản trịrủi ro tín dụng

Tác giả đưa ra khái niệm quản trị rủi ro tín dụng như sau:Quản trị rủi ro tín dụng là việc theo dõi và giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm làm giảm khả năng xảy ra rủi ro cũng như phát hiện và xửlý kịp thời các hậu quảdo rủi ro tín dụng gây ra.

Rủi ro tín dụng là việc tất yếu xảy ra và luôn song hành cùng với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Do đó việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng cần được thực hiện liên tục,ởmọi cấp độtrong hoạt động của ngân hàng.

1.1.3.2. Mục đíchcủa hoạt động quản trịrủi ro tín dụng

 Quản trị rủi ro tín dụng giúp ngân hàng sớm phát hiện những rủi ro từ khách hàng đang vay vốn và xửlý kịp thời rủi ro khi mới xuất hiện, giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi.

 Tăng lợi nhuận cho ngân hàng: hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM phụthuộc vào năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, khi hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hiệu quảthì không những giúp NHTM phòng ngừa và hạn chế được rủi ro mà còn biến rủi ro thành cơ hội để phát triển, giúp tăng doanh thu cho ngân hàng.

 Bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra: rủi ro tín dụng thường xảy ra bất ngờ, không lường trước được. Nên các NHTM phải tựxây dựng và thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng với mục đích tựbảo vệmình trước các rủi ro trong hoạt động tín dụng.

 Bảo đảm khả năng thanh toán của ngân hàng: rủi ro tín dụng luôn được giám sát chặt chẽvới các tiêu chí đo lường, cảnh báo để đảm bảo rủi ro tín dụng luôn trong tầm kiểm soát và không vượt quá khả năng thanh toán cho khách hàng của ngân hàng.

 Bảo đảm uy tín của ngân hàng: khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khả năng thanh toán của NHTM, từ đó sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng trong tâm trí khách hàng do ngân hàng không có khả năng thanh toán lãi

Trường ĐH KInh tế Huế

(19)

suất cho những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả giúp giữgìn uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

1.1.3.3. Nội dung quản trịrủi ro tín dụng

Nội dung quản trịrủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thểhiện tóm tắt qua quy trình sau:

Sơ đồ 1. 1Quy trình quản trịrủi ro tín dụng

(Nguồn: Tác giảtựtổng hợp) a) Nhận dạng rủi ro tín dụng:

Nhận dạng rủi ro tín dụng làbước đầu tiên trong quá trình quản trịrủi ro tín dụng tại ngân hàng nhằm xác định các dạng rủi ro mà ngân hàng đãđang và sẽ đối mặt. Bất kỳkhoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc phát hiện sớm vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp sẽgiúp giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Nhận dạng rủi ro tín dụng được xét trên hai đối tượng:

 Đối với ngân hàng rủi ro tín dụng sẽ được phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, tỷ lệnợ quá hạn, tỷlệnợ xấu và phẩm chất đạo đức nghềnghiệp của một sốcán bộtín dụng không tốt.

Trường ĐH KInh tế Huế

(20)

 Đối với khách hàng, khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro qua dấu hiệu tài chính như giá trị tài sản bảo đảm bị sụt giảm hoặc biến mất, thay đổi bất ngờ về số dư tiền gửi tại Ngân hàng và dấu hiệu phi tài chính như khách hàng vay không tuân thủ các quy định trả nợ, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ứng phó kịp thời.Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xửlý sớm các vấn đềmột cách hiệu quả.

b) Đo lường rủi ro tín dụng:

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hoá các rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với khả năng chấp nhận của ngân hàng. Dưới đây là một số mô hình được các ngân hàng sử dụng để phục vụcho hoạt động đo lường rủi ro tín dụng:

Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộtheo Basel II

Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định Basel I được thực hiện từ năm 1988 do Uỷban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗtrợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Tổn thất dự tính được (EL) là mức tổn thất trung bình có thể tính được từcác số liệu thống kê trong quá khứ. Theo Basel II, ngân hàng có thể tính được tổn thất dự kiến đối với mỗi vốn cho vay:

EL = PD EAD LGD (Nguồn: Theo Basel II) Trong đó:

EL: tổn thất dựtínhđược

PD: xác suất vỡnợcủa khách hàng

EAD: số dư nợvay của khách hàng khi xảy ra vỡnợ

LGD: tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.

Mô hình xếp hạng của Moody’s:

Công ty Moody’s Investor Service (Moody’s) được thành lập vào năm 1909 tại Mỹbởi John Moody với mục đích hoạt động là xếp hạng khả năng thanh toán nợ của người vay bằng việc sử dụng thang đo đã chuẩn hoá. Phương pháp xếp hạng của

Trường ĐH KInh tế Huế

(21)

Moody’s tập trung vào các yếu tố cơ bản và các yếu tố kinh doanh trọng yếu ảnh hưởng đến mức độrủi ro của người đi vay.

Bảng 1. 1 Các mức xếp hạng tín nhiệm nợdài hạn của Moody's

STT Xếp hạng Tình trạng

1 Aaa Chất lượng cao nhất

2 Aa Chất lượng cao

3 A Chất lượng trên trung bình

4 Baa Chất lượng trung bình

5 Ba Nhiễu yếu tố đầu cơ

6 B Đầu cơ

7 Caa Chất lượng xấu

8 Ca Đầu cơ rất cao

9 C Mất khả năng thanh toán

( Nguồn: Thang xếp hạng tín dụngMoody’s) c) Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, công cụ, chương trình hoạt động nhằm phòng chống, ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, rủi ro có thểphát sinh trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Biện pháp chính được sử dụng trong kiểm soát rủi ro tín dụng đó là xây dựng và thực thi các chính sách, công cụ đểkiểm soát rủi ro tín dụng:

- Quy trình tín dụng: hoạt động tín dụng là hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chứa đựng, tiềmẩn nhiều rủi ro. Vì vậy cần phải có các biện pháp đểkiểm soát và hạn chếrủi ro. Một trong những biện pháp đó là thiết lập một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ để hướng dẫn cán bộngân hàng và các bộ phận có liên quan thực thi việc cấp tín dụng đạt hiệu quả cao nhất và quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Việc xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(22)

- Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng là bản hướng dẫn chung cho cán bộ ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cán bộ nhân viên: cán bộ tín dụng ngoài việc phải có đạo đức nghềnghiệp thì cũng cần phải có trình độ chuyên môn tốt để nắm bắt và thực hiện tốt các quy trình, chính sách tín dụng, giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng cũng như nâng cao chất lượng cho vay tín dụng.

d) Tài trợ rủi ro tín dụng:

Tài trợ rủi ro tín dụng có mục đích là để bù đắp thiệt hại khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, và tài trợ rủi ro tín dụng không có nghĩa là xoá hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Tài trợ rủi ro tín dụng sửdụng những kỹthuật, công cụ đểtài trợcho chi phí của rủi ro và tổn thất. Trong quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường dùng phổbiến một số công cụ như bảo đảm tín dụng, chuyển giao rủi ro tín dụng và lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

 Chuyển giao rủi ro tín dụng:

- Mua bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm giúp người vay trả nợ ngân hàng khi họ không may gặp rủi ro không lường trước, giảm được gánh nặng nợ nần cho người thân hoặc không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra.

- Chứng khoán hoá các khoản vay: công cụnày tạo ra khả năng thanh khoản cho các khoản vay có thế chấp bất động sản, khả năng thanh khoản cho các khoản vay thông qua quá trình tập hợp đóng gói các khoản vay này và phát hành trái phiếu cho giới đầu tư đểtừ đó giúp các NHTM có thể huy động liên tục nguồn vốn một cáchổn định và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả.

Chứng khoán hoá các khoản vay giúp năng lực tài chính của các NHTM trởnên vững mạnh hơnnhiều.

- Bán nợ: theo Thông tư số 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, cho phép cácngân hàng thương mại thực hiện hoạt động mua

Trường ĐH KInh tế Huế

(23)

bán nợ. Đây là hình thức bán một phần hay toàn bộkhoản nợ cho chủthể khác đểthu hồi các khoản nợ đang rủi ro, nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

 Lập quỹdựphòng rủi ro tín dụng:

Quỹdựphòng rủi ro tín dụng được lập nhằm bù đắp, khắc phục thiệt hại nếu khoản tín dụng không thể thu hồi.Theo Điều 12 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN thì sốtiền dự phòng cụthểphải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:

R = Trong đó:

- R: Tổng sốtiền dựphòng cụthểphải trích của từng khách hàng;

- : là tổng sốtiền dựphòng cụthểphải trích của từng khách hàng từsố dư nợthứ 1 đến thứn;

- Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợthứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai Ci) r Trong đó:

- Ai: số dư nợgốc thứi;

- Ci: giá trịkhấu trừcủa tài sản đảm bảo của khoản nợthứi;

- r: tỷlệtrích lập dựphòng cụthể theo nhóm được quy định tại khoản 3 Điều 8.

Trường hợp Ci > Ai thì Riđược tính bằng 0.

Tỷlệtrích lập dựphòng cụthể đối với từng nhóm nợ như sau:

a. Nhóm 1: 0%

b. Nhóm 2: 5%

c. Nhóm 3: 20%

d. Nhóm 4: 50%

e. Nhóm 5: 100%

Trường ĐH KInh tế Huế

(24)

1.1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá quản trịrủi ro tín dụng a) Nợxấu

TheoĐiều 10 Thông tư số02/2013/TT-NHNN, Ngân hàngNhà nước ban hành ngày 21/1/2013 về việc phân chia các nhóm nợ, thì nợ được phân loại thành 5 nhóm. Bảng phân loại nợ dưới đây đánh giá các nhóm nợ theo hai tiêu chí định lượng và định tính.

Bảng 1. 2 Phân loại nợ Phân loại

Tiêu chí

Định lượng Định tính

Nhóm 1 Nợ đủtiêu chuẩn

Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cảnợ gốc và lãi đúng hạn;

Nợquá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cảgốc và lãiđúng hạn.

Nhóm 2 Nợcần chú ý

Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

Nợ điều chỉnh kỳhạn trảnợ lần đầu.

Nợ có khả năng thu hồi gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Nợgia hạn nợlần đầu;

Nợ được miễn hoặc giảm lãi

Nợ không có khả năng thu hồi gốc và lãi khiđến hạn.

Trường ĐH KInh tế Huế

(25)

do khách hàng không đủkhả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 Nợnghi ngờ

Nợquá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần thứhai;

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.

Nợcó khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 Nợcó khả năngmất

vốn

Nợquá hạn trên 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứhai;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Nợ không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Trường ĐH KInh tế Huế

(26)

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản

(Nguồn: Thông tư số02/2013/TT-NHNN) Theo Điều 2 Thông tư số24/2013/TT-NHNN thì “nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5”.

Tỷlệnợxấu =

Tỷlệnợ xấu là tỷlệgiữa nợ xấu so với tổng nợtừ nhóm 1 đến nhóm 5. Tỷlệnợ xấu được dùng để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng. Tỷlệ nợ xấu càng cao thì chất lượng công tác Quản tri rủi ro tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

Theo thông lệquốc tế, ngưỡng an toàn của tỷlệnợxấu là dưới 3%.

b) Trích lập dựphòng rủi ro tín dụng

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN thì dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dựphòng cụthểvà dựphòng chung.

Dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy khả năng xử lý nợ của ngân hàng khi xảy ra rủi ro.

Tỷlệtrích lập dự

Trường ĐH KInh tế Huế

phòng RRTD =
(27)

Khi ngân hàng có danh mục có rủi ro càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD sẽ càng cao.

1.1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trịrủi ro tín dụng a) Các yếu tốbên trong ngân hàng

- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng chưa hợp lý, khoa học: khi bộ máy tổchức của ngân hàng chưa chặt chẽ, hợp lý thì các phòng ban sẽ khó phối hợp nhịp nhàng và ăn ý với nhau, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng sẽ không đạt hiệu quả cao.

- Trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng còn kém: yếu tố con người là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của một ngân hàng. Muốn có hoạt động kinh doanh ngân hàng tốt, trước hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Bên cạnh đó cần có đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, năng động, có phẩm chất đạo đức nghềnghiệp.

- Hệ thống thông tin, báo cáo của ngân hàng không đầy đủ, kịp thời, chính xác ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người quản lý, làm khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng giảm.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: nhiệm vụ của công tác kiểm soát nội bộlà phòng ngừa, phát hiện, xửlý kịp thời rủi ro. Công tác kiểm soát nội bộkhông theo kịp sựphát triển quá nhanh của các hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến hoạtđộng quản trịrủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng: chính sách tín dụng không chặt chẽ, rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng đi sai hướng, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm hay tạo ra kẽhở cho người vay lách luật, ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng.

- Cạnh tranh giữa các tổchức tín dụng chưa lành mạnh.

b) Các yếu tốbên ngoài ngân hàng

- Khách hàng: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, năng lực quản lý kinh doanh kém, tình hình tài chính doanh nghiệp thiếu minh bạch. Khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(28)

- Môi trường kinh doanh biến động : muốn tín dụng tăng trưởng bền vững, hiệu quảthì cần phải có một môi trường kinh doanhổn định, hiệu quả. Khi môi trường kinh doanh có sự thay đổi , biến động, ngân hàng cần thực hiện các chính sách thu hẹp quy mô tín dụng đểgiảm thiểu rủi ro.

- Môi trường tự nhiên thay đổi: những ngành sản xuất như sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ, hải sản do đặc điểm chịu sự tác động lớn của điều kiện tự nhiên, nên nhân tốnày có ảnh hưởng đến việc đầu tư vốn tín dụng và hoạch định quản trị rủi ro.

- Hệthống pháp luật cònchưa hoàn thiện và nhiều bất cập sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Khi các văn bản, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi hay còn chưa rõ ràng, hợp lý sẽgây lúng túng cho Ngân hàng trong việc thực hiện các quy định pháp luật trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, làm giảm chất lượng quản trịrủi ro tín dụng.

1.1.4. Nhng vấn đề cơ bản vkhách hàng doanh nghip 1.1.4.1. Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước.

Theo chương I Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Từkhái niệm chúng ta có thểhiểu doanh nghiệp là chủthểkinh tế độc lập, có tên gọi riêng, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường với mục đích chính là tối đa hoá lợi nhuận.

1.1.4.2.Đặc điểm cho vay doanh nghiệp

- Đối tượng khách hàng doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú vì các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó nhu cầu vay vốn để đáp ứng cũng đa dạng và phong phú, từviệc cho vay trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp như sản xuất cà phê, cao su cho đến cho vay lĩnh vực phục vụvận tải...

- Các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp thường có giá trị lớn do mục đích vay vốn là để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất.

Trường ĐH KInh tế Huế

(29)

- Khách hàng doanh nghiệp có hệ thống thông tin rõ ràng, chặt chẽ hơn so với đối tượng khách hàng khác do có hệthống thông tin kếtoán, báo cáo tài chính.

- Nguồn trả nợ là từ doanh thu bán hàng, lợi nhuận và các nguồn thu nhập hợp pháp khác.

- Thủ tục, quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp phức tạp hơn so với loại hình khách hàng khác vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với cá nhân hay hộ gia đình.

- Rủi ro tín dụng từviệc cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng và nền kinh tế. Do đó, các NHTM rất quan tâm đến công tác quản trị rủi ro các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp.

1.1.4.3. Vai trò của khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

- Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trước tiên sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, khi các doanh nghiệp vay vốn từ Ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi kinh doanh hiệu quả, lợi nhuận thu được không những giúp doanh nghiệp đủ tiền trả cho Ngân hàng mà còn có tiền gửi vào Ngân hàng, nghĩa là làm tănghoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

- Khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng phát triển. Thông qua hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng sẽmởrộng được các loại hình dịch vụkhác.

1.2. Cơ sở thực tiễn về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.2.1. Kinh nghim qun tr ri ro tín dng ti mt s Ngân hàng Thương mại trên thếgii

 Để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc đã tích cực nhận biết, xử lý sớm và hiệu quả các nguyên nhân gây ra nợxấu sau:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi cho vay ở những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và chủyếu da vào thếchấp

Trường ĐH KInh tế Huế

(30)

Thứhai, trìnhđộ chuyên môn của cán bộtín dụng có nhiều hạn chế.

Thứba, coi nhẹcác tiêu chuẩn an toàn tín dụng

Thứ tư, hoạt động giám sát sau khi giải ngân kém hiệu quả.

 Rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại Nhật Bản xảy ra là do việc cho vay của ngân hàng không chặt chẽ, chính sách mở rộng quá tham vọng, bên cạnh đó do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật Bản không biết cách quản lý khi phát sinh rủi ro tín dụng

Tuy nhiên nhờ Tổchức dịch vụtài chính ( The Financial Service Agency) có vai trò trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cũng như xử lý những khoản nợ xấu đã gây ra các khoản lỗ lớn đối với ngân hàng nên hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý được các vấn đềvềtài sản không thu hồi được.

1.2.2. Bài học cho các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong công tác Quản trịrủi ro tín dụng

 Đổi mới và xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng nhằm phục vụ cho công tác phòng ngừa và hạn chếrủi ro.

 Tuân thủvà thực hiện nghiêm túc các quy định vềtrích lập dựphòng rủi ro, xử lý rủi ro, bán nợtrong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

 Chú trọng đến trìnhđộ chuyên môn của cán bộtín dụng, phân công bốtrí công việc phù hợp với năng lực của cán bộtín dụng.

 Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát sau khi giải ngân.

Trường ĐH KInh tế Huế

(31)

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT VIỆT

NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)–chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

2.1.1. Gii thiu vAgribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay. Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

2.1.2. Gii thiu vAgribank Qung Bình 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình viết tắt là NHNo&PTNT Quảng Bình. Tên giao dịch quốc tếbằng tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture Rural Development, Quang Binh Branch; viết tắt là AGRIBANK.

NHNo&PTNT Quảng Bình là chi nhánh thành viên thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

Tổ chức tiền thân của NHNo&PTNT Quảng Bình ngày nay là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/ HĐBT của Chủtịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Sau khi có quyết định tách tỉnh Bình TrịThiên thành ba tỉnh (Quảng Bình, Quảng trị, Thừa thiên - Huế) ngày 01/07/1989, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình được thành lập. Đến ngày 14/11/1990 có quyết định số 400/ CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình.

Trường ĐH KInh tế Huế

(32)

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng ký quyết định uỷquyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/ QĐ – NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình.

Từ khi được thành lập đến trước ngày 01/10/1998, NHNo&PTNT Quảng Bình được tổchức và hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 23/05/1990 và Điều lệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành theo quyết định số 250/ QĐ ngày 11/11/1992.

Từ ngày 01/10/1998 đến nay, NHNo&PTNT Quảng Bình được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức Tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳhọp thứ2 thông qua ngày 12/12/1997 (Chủtịch nước ký quyết định công bố ngày 26/12/1997 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998) và Điều lệ tổ chức, hoạt động do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn ngày 22/11/1997.

Là đơn vị thành viên (Chi nhánh loại I) của Agribank, được thành lập trong giai đoạn toàn hệ thống chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, Agribank chi nhánh Quảng Bình đã góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội sau này của tỉnh nhà. Hiện nay, ở tỉnh Quảng Bình, Agribank có 1 trụ sở chính, 10 chi nhánh loại III và 13 phòng giao dịch thuộc các chi nhánh loại III.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụcủa Agribank Quảng Bình

Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thông qua các nghiệp vụngân hàng:

 Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệtừ dân cư và các tổ chức kinh tế. Được phép vay vốn từcác tổchức tài chính, tín dụng trong nước nếu cần thiết.

 Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đến tất cả các thành phần kinh tế, ưu tiên hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, đầu tưtừ Chính Phủ, NHNN và các tổ chức quốc tế đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội.

 Thực hiện các dịch vụngân hàng truyền thống và hiện đại.

 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụtài chính ngân hàng một cách chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất.

Trường ĐH KInh tế Huế

(33)

2.1.2.3. Tình hình nhân lực và cơ cấu tổchức nhân sự tại Agribank Quảng Bình

 Nguồn nhân lực:

Bảng 2. 1 Tình hình nhân lực tại Agribank chi nhánh Quảng Bình giaiđoạn 2014–2016

(ĐVT: Người) Năm

Chỉ tiêu

2014 2015 2016

So sánh So sánh 2015/2014 2016/2015

SL % SL % SL % +/- % +/- %

TỔNG SỐ 368 100 367 100 366 100 -1 -0,27 -1 -0,27 Trìnhđộhọc vấn

-Trên Đại học 12 3,26 22 5,99 35 9,6 10 83,33 13 59,09 -Đại học 302 82 297 80,9 284 77,6 -5 -1,66 -13 -4,38 -Cao đẳng, trung

cấp 28 7,61 22 5,99 20 5,5 -6 -21,43 -2 -9,09

-Phổthông 26 7,07 26 7,08 27 7,38 0 0 1 3,85

Giới tính

- Nam 164 44,6 165 44,9 165 45,1 1 0,61 0 0

- Nữ 204 55,4 202 55,1 201 54,9 -2 -0,98 -1 -0,49

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sựAgribank Quảng Bình) Sốliệuở bảng 2.1 cho thấy số lượng lao động của ngân hàng có sự thay đổi qua các năm. Quy mô lao động năm 2014 là 368 người, sang đến năm 2015 là 367 người, giảm 1 người tương ứng giảm 0,27% so với năm 2014. Năm 2016, nguồn nhân lực tiếp tục giảm thêm 1 người,tương ứng giảm 0,27%, xuống 366 người. Cụthểlà:

 Theo giới tính:

Qua các năm, ta có thể thấy được số lượng nhân viên nữ chiếm phần lớn trong tổng số nhân viên của chi nhánh. Cụ thể năm 2014 là 204 người chiếm 55,4%;năm 2015 là 202 người và đến năm 2016 giảm xuống còn 201 người. Nguyên nhân của sự

Trường ĐH KInh tế Huế

(34)

chênh lệch về giới tính trong tổng nhân viên ngân hàng là do tính chất của các vị trí giao dịch nên ngân hàng hầu như chỉtuyển nhân viên nữ.

 Theo trìnhđộ học vấn:

Có thểdễnhận thấy rằng lực lượng lao động tại Agribank chi nhánh Quảng Bình đa số có trình độ đại học và trên đại học, trong 3 năm luôn chiếm trên 85%. Do yêu cầu công việc phải có trình độ chuyên môn vững và khả năng chịu áp lực nên ngân hàng chủ yếu tuyển lao động có trình độ từ đại học trở lên. Cụ thể, năm 2014 số lao động có trình độ từ đại học trở lên là 314 người, chiếm 85,3%, trong khi đó lao động có trìnhđộcaođẳng, trung cấp và phổthông chỉ có 54người tương ứng 14,7%. Trong những năm tiếp theo, số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học tiếp tục tăng, năm 2015 là 319 người tương ứng 86,9% và giữ nguyên cho đến năm 2016.

Đồng thời có sự giảm mạnh vềsố lượng lao động trìnhđộ cao đẳng, trung cấp và phổ thông với 48 người năm 2015 và tiếp tục giảm cho đến năm 2016 là 47 người. Nhìn chung, sự gia tăng số lượng nhân lực có trình độ cao của NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, đây chính là nền tảng vững chắc giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả.

 Mô hình cơ cấu tổchức nhân sự:

Mạng lưới chi nhánh của Agribank Quảng Bình trải rộng khắp địa bàn tỉnh: 1 chi nhánh cấp I ( Hội sở Agribank Quảng Bình có 08 phòng chuyên môn vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động phục vụ kinh doanh vừa thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo chi nhánh cấp dưới về mặt nghiệp vụ). Bên cạnh đó còn có 06 chi nhánh cấp III thuộc 06 huyện + 13 phòng giao dịch và 04 chi nhánh cấp III trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

Trường ĐH KInh tế Huế

(35)

Ghi chú: Quan hệchức năng Quan hệtrực tuyến

Sơ đồ2. 1: Cơ cấu tổchức của Agribank- chi nhánh Quảng Bình

 Chức năng các phòng ban:

Ban giám đốc

Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động chung của chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức thẩm định vốn theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

Phòng dịch vụ

&

Market ing

Phòng hành chính nhân sự

Phòng kế hoạch

tổng hợp

Phòng kiểm tra

kiểm soát nội

bộ

Phòng kếtoán và ngân quỹ

Phòng khách hàng HSX &

cá nhân

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng điện toán

Phógiám đốc Phó giám đốc

Các chi nhánh Agribank huyện (loại 3)

Các chi nhánh Agribank thành phố Đồng Hới (loại 3)

Các phòng giao dịch Giám đốc

Trường ĐH KInh tế Huế

(36)

Phân công nhiệm vụ cụ thểcho từng bộphận và nhận thông tin phản hồi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thứ tư, trên cơ sở phát huy lợi thế về màng lưới, hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của ngân hàng, Agribank tập trung nghiên cứu, xây dựng các

Tuy nhiên để dịch vụ NHĐT thực sự đi vào cuộc sống của người dân thì Agribank cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm khuyến khích, đào tạo nhân viên, giúp nhân

Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu

Kết quả nghiên cứu (xem Bảng 2.12) chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân gồm: Nhận thức sự hữu

- Chỉ đạo các NHTM tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

- Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu định tính trong bài làm tôi có phỏng vấn những cán bộ tín dụng cá nhân để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những

Kết quả cho thấy, Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả tích cực trong quản trị rủi ro hoạt động như: quản trị rủi ro hoạt động của ngân hãng được xác