• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn: 19/10/2018

Ngày giảng: 22/10/2017

Toán

Tiết 31: BẢNG NHÂN 7 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7.

2. Kĩ năng: Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.

3. Thái độ: Thích làm dạng toán này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, các tấm bìa mỗi tấm 7 chấm tròn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Gọi HS lên bảng đọc bảng chia 6.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

2.1 Hướng dẫn lập bảng nhân 7

* Một số nhân với 1 thì bằng chính số đó.

- Dựa vào đồ dùng trực quan (các tấm bìa có 7 chấm tròn) và nêu:

+ Có 7 chấm tròn được lấy đi một lần được 7 chấm tròn.

+ 7 lấy 1 lần bằng 7, viết thành: 7 x 1 = 7.

* Tìm kết quả phép nhân một số với một số khác.

VD: 7 x 2 = 7 + 7 = 14 7 x 3 = 7 + 7 + 7 = 21

Với các ý trên có thể hướng dẫn HS lập bảng nhân 7.

- Hướng dẫn HS tự lập các công thức.

- Cho HS quan sát các tấm bìa có 7 chấm tròn và nêu các câu hỏi.

- GV hướng dẫn :

7 x 2 chuyển thành 7 x 2 = 7 + 7 = 14 - Ghi phép nhân lên bảng 7 x 2 = 14 và các trường hợp 7 x 3 ; 7 x 4... làm tương tự.

* Ý nghĩa của phép nhân: Phép nhân là cách viết ngắn gọn của một tổng các

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- Đọc là bảy nhân một bằng bảy.

- Tự lập bảng nhân 7.

- Vài em nêu lại công thức.

- Tự lập theo nhóm và học thuộc bảng nhân 7.

(2)

số

hạng bằng nhau.

2.2 Thực hành Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV nhận xét.

- Cho HS tính nhẩm dựa trên bảng nhân vừa học để trả lời kết quả.

- GV nhận xét.

Bài 2: Bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Hướng dẫn và cho cả lớp làm vào vở.

- GV nhận xét.

Bài 3: Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Cho vài em lên bảng viết số thích hợp vào ô trống.

- Gọi vài em đếm thêm.

C. Củng cố, dặn dò (5phút) - Gọi vài em đọc lại bảng nhân.

- Về nhà học thuộc bảng nhân.

- Lắng nghe.

- Một em đọc yêu cầu.

- Trả lời kết quả.

- Vài em đọc bài toán.

- Cả lớp cùng làm vào vở, một em làm bảng lớp.

Bài giải Số ngày cả 4 tuần là:

7 x 4 = 28 (ngày).

Đáp số : 28 ngày.

- Một em đọc yêu cầu

- Vài em lên bảng viết, vài em đếm thêm.

7 14 21 42 63

- Vài em đọc lại bảng nhân.

Đạo đức

QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình .

- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

2. Kĩ năng

- Biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

3. Thái độ

- Qua bài học, học sinh yêu thích môn học.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân.

(3)

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài học.

- Các bài thơ bài hát về chủ đề gia đình.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( Không KT ) 2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 2 phút )

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau

? Bài hát nói lên điều gì? về những ai trong gia đình?

? Gia đình em có bao nhiêu người, đó là những ai?

- Hãy nêu một biểu hiện về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình?

- GV ghi tóm tắt lên bảng

- GV: Có rất nhiều biểu hiện về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ và các em đã bước đầu cảm nhận được tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc đó trong cuộc sống gia đình. Đó là những tình cảm không phải ai cũng có được.

b. HĐ1: Kể chuyện " Bó hoa đẹp nhất "

* Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em

* Cách tiến hành:

- GV kể câu chuyện cho cả lớp nghe - Thảo luận theo cặp câu hỏi

? Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?

? Vì sao mẹ Ly nói rằng: đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng

* GVKL: Các em sinh ra được gia đình, ông bà, cha mẹ quan tâm, chăm sóc.Bổn phận của con cháu là phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình

- Sự quan tâm chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và những người trong gia đình.

c. HĐ2: Đánh giá hành vi.

* Mục tiêu: HS bước đầu biết phân biệt các hành vi, việc làm đúng và chưa đúng trong việc quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em.

*Cách tiến hành:

- Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau.

- HS trả lời - HS trả lời

- HS nêu trước lớp.

- 1HS đọc lại

- Thảo luận và trả lời câu hỏi

- Đại diện các nhóm trả lời - Nhận xét

- Lắng nghe

(4)

- GV chia nhóm, Y/c các nhóm thảo luận đánh giá các hành vi, việc làm của các bạn trong mỗi tình huống ở trong Sgk trang 13,14

*GVKL: Vịêc làm của các bạn Hương, Phong

và Hồng là thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.

- Vịêc làm của các bạn Sâm và Linh là chưa thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.

? Các em có làm được những việc như bạn:

Hương, Phong, Hồng không?

3/ Củng cố, dặn dò: ( 4 phút )

- Y/c HS về nhà tìm những bài hát, bài thơ, bài ca dao nói về tình cảm gia đình.

- Nhận xét tiết học.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận( 1-2 tình huống)

- Lắng nghe GV giảng.

- HS tự trả lời.

- Lắng nghe và thực hiện y/c

Tự nhiên xã hội

Tiết 13: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.

2. Kĩ năng: Thực hành một số phản xạ.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học Có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh.

* QTE: - Quyền được bình đẳng giới. Quyền được học hành, quyền được phát triển. Quyền được chăm sóc sức khỏe.

II. KỸ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.

- Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, các hình trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Hãy nêu các cơ quan thần kinh?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Làm việc với SGK.

Bước 1: làm việc theo nhóm.

- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 14,

- HS trả lời - HS nhận xét

- HS lắng nghe

- Quan sát hình và thảo luận theo

(5)

16 và trả lời câu hỏi

+ Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng ?

+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã

điều khiển tay ta rút lại khi chạm vào vật nóng ?

+ Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rút ngay lại được gọi là gì ?

Bước 2: Làm việc cả lớp - Phản xạ là gì? Nêu vài ví dụ.

VD: Khi nghe tiếng động mạnh bất ngờ ta thường giật mình...

Kết luận: Khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Được gọi là phản xạ.

- Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ này.

Hoạt động 2: Chơi trò chơi Thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh.

(15phút)

Trò chơi : “Thử phản xạ đầu gối”.

Bước 1: Cho 1 em lên ngồi trên ghế, dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phía trước.

Bước 2: Thực hành.

Trò chơi: “Ai phản ứng nhanh”.

- Hướng dẫn cách chơi, người chơi đứng thành vòng tròn, dang hai tay, ngón tay trỏ của bàn tay phải để lên lòng bàn tay trái của người bên cạnh.

- Hô “ chanh” cả lớp hô “ chua” trong khi đó tay vẫn để nguyên, ai rút tay sẽ bị thua.

C. Củng cố, dặn dò (2phút) - Nhận xét tiết học.

nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS nêu

- Tự nêu vài ví dụ.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe trò chơi.

- Thực hành theo nhóm.

- Lắng nghe trò chơi.

- Chơi thử rồi sao đó mới chơi thật.

- HS lắng nghe.

THỰC HÀNH TOÁN (T1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cho HS về cách tính nhẩm và cách đặt tính và tính.

2. Kĩ năng: Giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học.

(6)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Gọi 2 HS lên bảng đọc bảng nhân.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV YC HS làm vào vở bài tập - Gọi HS đọc kết quả

7 x 2 = 14 7 x 7 = 49 7 x 10 = 70 7 x 6 = 42 7 x 5 = 35 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63 7 x 3 = 21 - Nhận xét.

- GV nhận xét chốt kiến thức Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài, đọc kết quả.

a. 7 x 8 + 25 = 7 x 7 + 24 = = = b. 7 x 6 + 28 = 7 x 9 + 27 = = = - HS nêu cách tính đặt tính rồi tính.

- GV nhận xét.

Bài 3

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Gọi HS lên chữa bài.

- GV nhận xét chốt ý đúng.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị cho tiết học sau.

- HS đọc bảng nhân - HS nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS đọc bài, giải ra nháp.

- HS lên chữa bài.

- Dưới lớp nhận xét.

- Chữa vào vở.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS nêu cách tính - HS làm bài

- 2, 3 HS đọc kết quả

- HS đọc yêu cầu bài.

- Có 7 HS nam, HS nữ gấp 2 lần HS nam

- Có bao nhiêu HS nữ?

- HS làm bài

- HS chữa và nhận xét.

- HS lắng nghe.

Tiếng anh (GV BỘ MÔN)

Âm nhạc

(7)

Tiết 7:HỌC HÁT BÀI: GÀ GÁY

Dân ca: Cống (Lai Châu) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức :

- Hs biết bài hát Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta

2.Kĩ năng :

- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.

3.Thái độ :

- Giáo dục lòng yêu quý đối với dân ca.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Nhạc cụ: Đàn, thanh phách.

- Tranh minh hoạ bài hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức. (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (3phút)

- Em hãy biểu diễn bài hát: Đếm sao?

- Gv nhận xét đánh giá.

3. Bài mới: (2phút)

- Giới thiệu bài: Buổi sáng ở miền núi thật đẹp. Sương sớm dần tan trong những mái nhà sàn. Đỉnh núi xanh xanh phía xa đã hửng lên sắc vàng của nắng sớm. Khắp bản làng vang lên tiếng gà gáy, tiếng gà gọi mặt trời và gọi dân bản đi làm nường.

- Gv treo tranh minh hoạ bài hát.

-? Bức tranh vẽ những gì?

* Hoạt động 1: Dạy hát bài: Gà gáy.

(15phút) - Gv hát mẫu.

- Gv cho hs đọc lời ca theo tiết tấu;Gv chia câu cho học sinh đọc từng câu theo nối móc xích.

- Gv cho hs luyện thanh . - Dạy hát từng câu:

Câu 1 : Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi.

+ Gv hát mẫu.

+ Gv đàn cho hs hát .

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có) Câu 2 : Gà gáy té le té le sáng rồi ài ời.

+ Gv hát mẫu.

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có)

-Hs một nhóm lên bảng biểu diễn.

- Hs nghe.

- Hs quan sát.

- Hs trả lời.

- Hs nghe.

- Hs đọc lời ca theo hướng dẫn của Gv.

- Hs luyện thanh.

- Hs nghe.

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.

- Hs nghe.

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.

- Hs hát ghép câu 1,2.

- Tổ, bàn hát ghép.

(8)

- Gv cho hs hát ghép câu1 và câu 2.

- Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2.

Câu 3 : Nắng sáng lên rồi … ai ơi.

+ Gv hát mẫu

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có) Câu 4 : Rừng và nương xanh đã … ai ơi.

+ Gv hát mẫu.

+ Gv đàn cho hs hát.

+ Gv sửa sai cho hs (nếu có) - Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4.

- Gv cho hs hát ghép toàn bài.

- Gv nhận xét.

* Hoạt động 2: Gõ đệm và hát nối tiếp.

(15phút)

- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo phách:

Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi x x x x xx x ..

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, hát nối tiếp từng câu: Nhóm 1 hát câu 1, nhóm 2 hát câu 2 … liên tục và nhịp nhàng. Từng nhóm vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp:

Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi … x x x x - Gv cho hs lên bảng biểu diễn.

- Gv nhận xét.

4. Củng cố- Dặn dò: (4phút)

- Gv củng cố lại nội dung bài học” là bà hát dân ca nhằm ca ngợi vẻ đẹp của làng quê Việt Nam...

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát.

- Nhắc hs về ôn lại bài hát và tập biểu diễn bài hát.

- Gv nhận xét giờ học.

- Hs nghe.

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.

- Hs nghe.

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv.

- Hs hát ghép câu3,4.

- Hs hát toàn bài.

- Nhóm, tổ hát.

- Hs hát và gõ đệm theo phách.

- Nhóm, bàn hát và gõ đệm theo phách.

- Hs biểu diễn theo chỉ định của Gv.

- Hs hát tập thể.

- Hs nghe và lĩnh hội.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (T1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc câu chuyện Thùng rượu và trả lời câu hỏi của bài tập 2.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kỹ năng đọc thầm và trả lời cho câu hỏi ở bài tập 2 tốt.

3. Thái độ: GD HS ý thức tự giác học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(9)

- VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Kiểm tra đồ dùng của học sinh - GV nhận xét.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

a. Đọc bài văn: Thùng rượu (15phút) - GV đọc mẫu lần 1

- Gọi 2 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung b. Chọn câu trả lời đúng (15phút)

- GV YC HS đọc thầm câu hỏi, chọn câu trả lời đúng rồi đánh dấu bằng bút chì - Tổ chức cho HS chữa bài

a. Làng nọ đặt chiếc thùng to giữa làng để làm gì?

b. Một người đàn ông bỗng nghĩ ra điều gì?

c. Vì sao sâu viêc làm của người đàn ông ma thùng rượu vẫn ngon?

d. Vì sao về sau trong thùng chỉ có nước không có rượu?

e. Câu chuyện kết thúc thế nào?

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị giờ sau

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe - 2 HS đọc lại bài

- HS đọc thầm câu hỏi, tìm câu trả lời đúng.

- Chữa bài vào vở

+ Để các nhà đổ rượu vào, rồi cùng nhau uống rượu, nhảy múa.

+ Đổ một bình nước vào một thùng đầy rượu thì chẳng ai biết.

+ Vì một bình nước rất ít so với một bình rượu.

+ Vì nhiều người làm theo, đổ nước vào thùng.

+ Cả làng cãi nhau, cuộc sống vui vẻ không còn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 19/10/2018 Ngày giảng: 23/10/2017

Thể dục (GV BỘ MÔN)

Toán

Tiết 32: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố các dạng toán liên quan đến bảng nhân 7.

2. Kĩ năng

- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, giải bài toán.

- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.

3. Thái độ: Thích làm dạng toán này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, sgk

(10)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Gọi vài em đọc bảng nhân 7.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Hướng dẫn làm các bài tập Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

Câu a. Nêu từng phép tính và cho các tổ thi đua nhau trả lời nhanh.

Câu b. Cho HS nêu nhận xét đặc điểm của các phép nhân trong cùng một cột.

Kết luận: Trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.

- GV nhận xét.

Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Cho cả lớp tính vào bảng con.

- GV nhận xét.

Bài 3: Bài toán

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu câu HS tóm tắt

- Hướng dẫn và cho cả lớp giải vào vở.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Cho HS xem bài tập được phóng to.

- Gọi hai em lên bảng điền và nêu nhận xét.

Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ trống - HS đọc yêucầu của bài

+ Bài tập yêu cầu gì?

- 2 HS Lên bảng thi làm.

- HS đọc bảng nhân 7 - HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài.

- Thi đua trả lời nhanh.

- 2 x 7 và 7 x 2 đều có các thừa số là 2 và 7 nhưng thứ tự của chúng thay đổi cho nhau và kết quả đều bằng 14.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào bảng con.

7 x 5 + 15 = 35 + 15 = 50 7 x 9 + 17 = 63 + 17 = 80 - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài - HS tóm tắt

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.

Bài giải

Số bông hoa trong 5 lọ là:

7 x 5 = 35 (bông hoa)

Đáp số : 35 bông hoa.

- HS sửa lỗi nếu có

- Một em đọc yêu cầu.

- Xem tranh và bài tập.

- Hai em lên bảng điền và nêu:

7 x 4 = 4 x 7

- HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài, báo cáo kết quả.

a, 14 ; 21 ; 28 ; ... ;... ; ... ; ...

(11)

- Chữa bài:

- Nhận xét Đ - S?

+ Giải thích cách làm?

+ Dãy số trên có điểm gì đặc biệt?

- GV: a, Dãy số đếm thêm 7.

b, Dãy số bớt đi 7.

C. Củng cố, dặn dò (5phút) - Vài em đọc lại bảng nhân 7.

- Nhận xét tiết học.

b, 56 ; 49 ; 42 ; ... ; ... ; ... ; ...

- HS trả lời.

- 1 vài HS đọc bảng nhân 7.

- HS lắng nghe.

Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 19 + 20: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU

A. TẬP ĐỌC

1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Kĩ năng: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.

3. Thái độ: Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ,quy tắc chung của cộng đồng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B. KỂ CHUYỆN

1. Kiến thức: Kể lại được một đoạn của câu chuyện

2. Kĩ năng: HS kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học

* QTE: Quyền được vui chơi. Bổn phận phải biết vui chơi đúng nơi quy định, phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

II. KỸ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc

- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Gọi vài em đọc thuộc lòng đoạn của bài Nhớ lại buổi đầu đi học.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Hướng dẫn lập bảng nhân 7 2.1 Luyện đọc: (15phút)

- GV đọc mẫu lần 1. Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm từng đoạn.

- Luyện đọc từng câu và luyện phát âm

- 3 em đọc bài

- HS nhận xét

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- Nối tiếp đọc từng câu.

(12)

từ khó: lòng đường, lao đến, nổi nóng, tán loạn...

- Gọi HS đọc nối tiếp câu.

- Gọi HS đọc bài theo đoạn.

- GV cho HS ngắt câu dài

- Luyện đọc đoạn và kết hợp giải nghĩa - Luyện đọc theo nhóm.

- Thi đọc theo nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.2 Hướng dẫn tìm hiểu bài (15phút) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1

- Cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi + Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?

+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?

- Yêu cầu đọc thầm và trả lời câu hỏi.

+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng lại.

+ Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra ?

- GV nhận xét chốt ý đúng - Yêu cầu HS đọc đoạn 3

+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

Chốt lại: Câu chuyện muốn khuyên các em: Không được chơi bóng dưới tòng đường vì sẽ gây tai nạn cho chính mình, cho người qua đường....

* QTE: Quyền được vui chơi. Bổn phận phải biết vui chơi đúng nơi quy

- Luyện đọc cá nhận và đồng thanh.

- HS đọc nối tiếp câu.

- Vài em đọc cả đoạn.

- HS ngắt câu dài.

Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè / và đập vào đầu một cụ già.// Cụ lảo đảo,/ ôm lấy đầu và khuỵu xuống.//Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ.//Bác quát to: //

- Chỗ này là chỗ chơi bóng à ?//

- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ.

- Từng cặp luyện đọc.

- Các nhóm thi đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- 1 HS đọc bài

- Các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.

- Vì Long mãi đá bóng suýt tông phải xe gắn máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cho cả bọn chạy tán loạn.

- HS đọc thầm trả lời câu hỏi.

- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ gì qua đường...

- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.

- HS lắng nghe - 1 HS đọc bài

- Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang....

+ Không được đá bóng dưới lòng đường.

+ Lòng đường không phải là chỗ đá bóng...

- Lắng nghe.

(13)

định, phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luạt lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

2.3 Luyện đọc lại (10phút)

- Cho vài tốp HS phân vai thi đọc lại toàn truyện theo vai.

- Gọi các nhóm thi đọc.

- Cùng lớp bình chọn.

Kể chuyện (20phút) 1. Nêu nhiệm vụ

- Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện.

2. Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập + Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ?

+ Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật nào?

- Nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của bài tập “ nhập vai”

- Cho một HS kể mẫu đoạn 1.

- Cùng lớp nhận xét lời kể.

- Cho từng cặp HS tập kể.

- Gọi vài HS thi kể.

- Cùng lớp bình chọn.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Em nhận xét gì về nhân vật Quang?

- Nhớ lời khuyên của câu chuyện.

- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện - Các nhóm thi đọc.

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu, thực hiện yêu cầu.

- Người dẫn chuyện.

+ Đoạn 1: theo lời Quang, Vũ, Long, bác lái xe máy.

+ Đoạn 2: theo lời Quang, Vũ, Long, cụ gìa, bác đứng tuổi.

+ Đoạn 3: theo lời Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác xích lô.

- Một em kể mẫu.

- Lớp nhận xét - Từng cặp HS kể.

- Thi kể trước lớp.

- Quang có lỗi vì làm cụ già bị thương nặng....

Tin học (GV BỘ MÔN)

Tiếng anh (GV BỘ MÔN)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (T2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh phân biệt được các vấn đề lẫn trong khi viết chính tả.

2. Kĩ năng

- Củng cố cho HS viết các từ chỉ hoạt động dưới mỗi tấm ảnh. Và biết viết câu nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tấm ảnh.

- Rèn cho các em có kỹ năng học bộ môn.

(14)

3. Thái độ: GD HS có ý thức học bài tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Kiểm tra đồ dùng của học sinh - GV nhận xét.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

Bài 1a: Điền chữ: tr hoặc ch

- GV YC HS đọc thầm nghiên cứu bài tập

- Cho HS điền bài cá nhân.

- Tổ chức cho HS chữa bài.

( trầu, trâu, chân, trưa, trắng, chân) b. Điền vần: iên hoặc iêng

- GV YC HS làm bài cá nhân - Gọi HS nối tiếp chữa bài - GV chốt ý đúng: (iến, iệng) Bài 2: Điền vần en hoặc oen - GV YC HS làm bài cá nhân - Gọi HS nối tiếp chữa bài - GV chốt ý đúng: (ẹn, oen, èn)

Bài 3: Viết tên 8 bạn dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái.

- GV YC HS thảo luận nhóm đôi - Chữa bài

- GV YC HS nêu ý kiến - GV chốt:

C. Củng cố, dặn dò (5phút) - Nhận xét giờ học.

- Củng cố kiến thức bài học

- HS lắng nghe

- HS làm bài cá nhân - HS nêu ý kiến - Chữa bài

- HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp lên chữa bài - Chữa vào vở bài tập - HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp lên chữa bài - Chữa vào vở bài tập

- HS hoạt động nhóm đôi

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Chữa bài.

1. Chanh 2. Khế 3. Mơ 4. Nghi

5. Phương 6. Quỳnh 7. Thanh 8. Trúc - HS lắng nghe.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH VỚI CHỦ ĐỀ “MẸ VÀ CÔ NHÂN NGÀY 20/10”

Ngày soạn: 19/10/2018 Ngày giảng: 24/10/2017

(15)

Toán

Tiết 33: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được dạng toán gấp một số lên nhiều lần.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần).

3. Thái độ: Thích làm dạng toán này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, bảng phụ ghi bài tập 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Gọi HS đọc bảng nhân 7.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

2.1 Hướng dẫn HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần.

- Nêu và hướng dẫn HS tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Cho HS suy nghĩ để tìm cách vẽ đoạn thẳng bằng sơ đồ. Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB.

- Sau khi hướng dẫn cho HS cách vẽ đoạn thẳng xong cần tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để nêu phép tính tìm độ dài của đoạn thẳng CD.

Hỏi: Muốn gấp 2cm lên 3 lần ta làm thế nào ?

Kết luận: Muốn gấp số đó lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.

2.1 Thực hành Bài 1: Bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và giải vào bảng phụ HS theo nhóm.

Bài 2: Bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.

- Vài em đọc.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe.

- Tìm cách vẽ.

- HS suy nghĩ.

- HS lắng nghe.

- 2 + 2 + 2 = 6 cm . Thành 2 x 3 = 6 . - Giải bài toán vào vở.

- Ta lấy 2cm nhân với 3.

- Vài em nhắc lại.

- Lắng nghe.

- Vài em đọc bài toán.

- Làm theo nhóm.

Bài giải

Năm nay chị có số tuổi là:

6 x 2 = 12 (tuổi)

Đáp số : 12 tuổi.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.

Bài giải

(16)

- Cùng lớp nhận xét.

- GV nhận xét.

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)

- Treo bài tập 3 đã phóng to, cả lớp xem và một em nói bài mẫu.

- Cả lớp kẻ bảng và làm vào vở.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

Mẹ hái được số quả cam là:

7 x 5 = 35 ( quả )

Đáp số : 35 quả cam.

- Một em đọc yêu cầu.

- Xem bài tập.

- Làm vào vở.

- 1 HS làm trên bảng lớp - Đọc kết quả vừa làm.

- Cùng giáo viên nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Mĩ thuật (GV BỘ MÔN) Chính tả (Tập chép)

Tiết 13: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép và trình bày đúng bài chính tả.

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập (2) b.

3. Thái độ: Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, bảng phụ viết bài tập 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Gọi HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.

- Đọc: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau.

- GV nhận xét.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

2.1Hướng dẫn HS tập chép (15phút) a. Hướng dẫn chuẩn bị

- Đọc đoạn chép trên bảng.

- Hướng dẫn HS nhận xét. Hỏi:

+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?

+ Lời các nhân vật được đặt sau những

- 3 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.

- HS lắng nghe

- 2 em đọc lại.

- Các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người.

(17)

dấu câu gì ?

- Đọc cho HS viết bảng con: xích lô, quá quắt, lưng còng...

b. HS chép bài vào vở (chép bài trong SGK)

- Cả lớp nhìn sách và chép lại chính xác đoạn chính tả.

c. Chấm, chữa bài

- Chấm vài bài và nhận xét.

2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

Bài 2: Điền vào chỗ trống và giải câu đố:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Cho HS xem tranh minh hoạ gợi ý câu đố, làm bài vào vở.

- Mời hai em lên bảng làm và đọc kết quả.

- Cùng giáo viên nhận xét, chôt lời giải đúng

Bài 3: Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Treo tờ giấy khổ to có ghi bài tập.

Mời 11 em nối tiếp nhau lên bảng điền.

- Cả lớp điền vào giấy nháp.

- Vài em nhìn bảng đọc lại 11 chữ cái.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Về nhà học thuộc toàn bộ 39 tên chữ.

- Củng cố kiến thức bài học.

- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Cả lớp viêt vào bảng con.

- Chép bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào vở.

- Làm và đọc kết quả.

Mình tròn mũi nhọn Chẳng phải bò trâu Uống nước ao sâu Lên cày ruộng cạn (là cái bút mực )

- HS đọc yêu cầu bài.

- Mời 11 em tiếp nối nhau điền.

- Vài em nhìn bảng đọc

Số thứ tự chữ tên chữ

1 q quy

2 r e – rờ

3 s ét – sì

4 t tê

5 th tê hát

6 tr tê rờ

7 u u

8 ư ư

9 v vê

10 x ích xì

11 y y

- HS lắng nghe.

(18)

Tự nhiên xã hội

Tiết 14: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.

2. Kĩ năng: Nêu được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.

3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học

* QTE:

- Quyền được bình đẳng giới. Quyền được học hành, quyền được phát triển. Quyền được chăm sóc sức khỏe.

- Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.

II. KỸ NĂNG SỐNG

- Kỹ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợ

- K - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Phân tích, so sánh phán đốn hành vi

- K - Kỹ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, tranh trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Khi tay chạm nóng thì tay ta như thế nào?

- Hiện tượng đó gọi là gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Làm việc với SGK.

(17phút)

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV chia nhóm giao nhiệm vụ

+ Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào?

+ Sau khi rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì ?

+ Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đướng.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu

- Các nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trả lời - Đại diện các nhóm trả lời

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi, nhóm

(19)

thảo luận trước lớp.

Kết luận: Nam giẫm đinh và đã co ngay chân lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường.

Hoạt động 2: Làm việc theo cặp (10phút)

- Yêu cầu HS đọc ví dụ ở hình 2.

+ Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều vừa học ?

- HS năng khiếu nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi “Thử trí nhớ”.

- Nhận xét tiết học.

khác bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe - Trao đổi theo cặp

- Đại diện nhóm trình bày.

- Tự trả lời.

- Cả lớp cùng chơi.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 19/10/2018 Ngày giảng: 25/10/2017

Toán

Tiết 34: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố dạng toán gấp một số lên nhiều lần.

2. Kĩ năng

- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.

3. Thái độ: Thích làm dạng toán này.

II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC - SGK, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời, 1 HS làm bài 1

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm gì?

- GV nhận xét

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: Viết (theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu

- 3 HS lên bảng làm bài, trả lời câu hỏi.

- Một em đọc yêu cầu.

(20)

- Treo bài tập và hướng dẫn: 4 gấp 6 lần thì ta lấy 4 x 6 = 24 và số cần ghi là 24.

- Cho cả lớp làm từng bài vào bảng con, vài em lên bảng lớp làm.

- GV nhận xét.

Bài 2: Tính

- HS đọc yêu cầu bài

- Hướng dẫn và cho cả lớp làm theo nhóm đôi.

- GV nhận xét.

Bài tập 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và cho cả lớp làm vào vở.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét.

Bài 4: Vẽ đoạn thẳng - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Cho cả lớp vẽ vào vở rồi đổi vở chữa bài cho nhau.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Về nhà làm bài tập. Chuẩn bị tiết học sau.

- Theo dõi bài mẫu.

- Làm bài vào bảng con, chữa bài trên bảng của bạn.

- Một em đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm theo nhóm đôi.

- Dán bài lên bảng lớp và cùng nhau chữa.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp giải vào vở, 1 HS lên bảng.

Bài giải

Số bạn nữ tập múa là:

6 x 3 = 18 (bạn)

Đáp số: 18 bạn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp vẽ vào vở.

- HS lắng nghe.

Tập đọc Tiết 21: BẬN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn và làm những công việc có ích, đem lại niền vui nhỏ góp vào cuộc đời. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc được một số câu thơ trong bài).

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học

* QTE: Quyền được làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng tự nhận thức và lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

IV. CÁ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Đọc bài Trận bóng dưới lòng đường và trả lời câu hỏi của đoạn.

- 2 em nối tiếp nhau đọc.

(21)

- GV nhận xét.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

2.1 Luyện đọc:

a. Đọc diễn cảm bài thơ: giọng vui, khẩn trương.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :

- Đọc từng dòng thơ.

- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó.

- Đọc từng khổ thơ trước lớp.

+ Hướng dẫn HS luyện đọc câu.

Trời thu/ bận xanh/

Sông Hồng/ bận chảy/

Cái xe/ bận chạy/

Lịch bận tính ngày/...

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ vào mùa, sông Hồng, đánh thù.

- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Thi đọc bài thơ.

- Đọc đồng thanh.

2.2 Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 + Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ?

+ Bé bận những việc gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3

+ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?

* QTE: Quyền được làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời.

2.3 Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm bài thơ.

- Cho HS đọc thuộc lòng một số câu thơ.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- HS lắng nghe

- Lắng nghe.

- Mỗi em nối tiếp nhau đọc 2 câu thơ.

Luyện đọc cá nhân và đồng thanh.

- Tiếp nói nhau đọc 3 khổ thơ.

- Luyện đọc các câu.

- Tìm hiểu nghĩa các từ.

- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.

- Đại diện nhóm thi đọc bài thơ.

- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài thơ.

- Đọc thầm đoạn 1 và 2.

- Trời thu bận xanh, sông Hồng bận chảy, xe bận chạy, mẹ bận hát ru, bà bận thổi nấu.

- Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc cười, nhìn ánh sáng.

- Đọc thầm đoạn 3.

- Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui.

- Vì bận rộn luôn chân luôn tay, con người sẽ khoẻ mạnh hơn.

- Vì làm được việc tốt người ta sẽ thấy hài lòng về mình. ....

- HS lắng nghe.

- Hai em đọc lại, các tổ đọc thi - Vài em đọc.

- HS lắng nghe.

(22)

- Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.

- Củng cố kiến thức bài học

Luyện từ và câu

Tiết 7: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. SO SÁNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người (BT1)

2. Kiến thức: Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động trọng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em (BT2,3)

3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học

* QTE: Quyền được ăn ngủ, vui chơi, học hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, bảng phụ viết các khổ thơ bài 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Viết 3 câu càn thiếu dấu phẩy, mời 3 em lên điền dấu phẩy.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: Gạch chân các hình ảnh so sánh trong các câu thơ:

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài

- Cho cả lớp viết những hình ảnh được so sánh vào bảng con.

- Gọi 4 em lần lượt lên bảng gạch.

- Cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- GV nhận xét.

Bài 2: Đọc lại bài tập đọc “Trận bóng dưới lòng đường”. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu

+ Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ?

+ Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ?

Lưu ý: các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng là các từ ngữ chỉ hoạt động chạm

- 3 em lên bảng viết.

- HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu bài học - Cả lớp làm vào bảng con.

- 4 em lên bảng gạch.

Câu a. Trẻ em như búp trên cành Câu b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Câu c. Cây-pơ-mu im như người lính canh

Câu d. Bà như quả ngọt chín rồi

- Một em đọc yêu cầu.

- Đoạn 1 và gần hết đoạn 2.

- Cuối đoạn 2 và đoạn 3.

- Lắng nghe.

(23)

vào quả bóng, làm nó chuyển động.

- Cho cả lớp trao đổi theo cặp và gọi đại diện vài em lên viết kết quả trên bảng lớp.

* QTE: Quyền được ăn ngủ, vui chơi, học hành.

Bài 3: Giảm tải

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Nhắc lại những nội dung vừa học.

- Trao đổi theo cặp.

- Vài em lên bảng viết kết quả :

Câu a. cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng.

Câu b: hoảng sợ, sợ tái mặt.

- HS lắng nghe.

Chính tả (Nghe viết) Tiết 14: BẬN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ.

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập điền tiếng có vần en/oen. Làm đúng BT(3) a 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ nội dung bài tập 2, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Gọi vài em đọc thuộc lòng tên chữ.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

2.1 Hướng dẫn HS nghe - viết a. Hướng dẫn chuẩn bị

- Đọc một lần khổ thơ 2 và 3.

- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.

Hỏi:

+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ? + Những chữ nào cần viết hoa?

+ Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở ?

- Cho HS tìm những tiếng khó hoặc dễ lẫn viết vào giấy nháp.

b. Đọc cho HS viết bài vào vở - Đọc từng dòng thơ, từng cụm từ.

- Đọc lại lần cuối cho HS soát lại toàn bài.

c. Chấm, chữa bài:

- Ba em đọc.

- HS lắng nghe

- Vài em đọc lại.

- Thơ bốn chữ.

- Các chữ đầu mỗi dòng thơ.

- Viết lùi vào hai ô từ lề vở để bài thơ nằm vào khoảng giữa trang.

- Cả lớp tự viết vào nháp.

- Nghe và viết bài vào vở.

- Soát lại bài.

(24)

- Chấm vài bài và nhận xét.

2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

Bài 2: Điền vào chỗ trống : en hay oen

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi 2 HS lên bảng thi giải bài tập.

- GV nhận xét.

Bài 3: Tìm những tiếng có thể ghép được với mỗi tiếng sau :

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Phát phiếu đã kẻ bảng cho nhóm.

- Cho đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp.

- Cùng giáo viên chốt lại lời giải đúng.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5phút) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc lại các bài tập.

- HS lắng nghe.

- Một em đọc yêu cầu.

- Hai em lên bảng thi làm bài.

- Chốt lại lời giải đúng.

Nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen gỉ, hèn nhát.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Làm theo nhónm trên phiếu.

- Dán bài lên bảng lớp.

trung chung

Trung thành, trung kiên....

Chung thuỷ, thuỷ chung, ....

trai chai

Con trai, gái trai, ngọc trai,..

Chai sạn, chai tay, chai lọ, ....

trống chống

Cái trống, trống trải, ...

chống chọi, chèo chống, ...

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 19/10/2018 Ngày giảng: 26/10/2017

Tập làm văn

Tiết 7: NGHE - KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nghe - kể lại được câu chuyện: “Không nỡ nhìn”.

2. Kĩ năng: HS kể câu chuyện: “ Không nỡ nhìn”. với giọng khôi hài.

3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học.

* QTE: Quyền được học tập.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị các nhân

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và tìm kiếm sự hỗ trợ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

- Bảng lớp viết: Gợi ý kể chuyện của bài tập 1.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(25)

A. Kiểm tra bài cũ (5phút)

- Gọi vài em đọc bài tập làm văn Kể về buổi đầu đi học của em (tuần 6).

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: Dựa theo truyện “ Không nỡ nhìn”, trả lời câu hỏi:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu lớp quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý để dễ ghi nhớ câu chuyện

- Kể lần 1, giọng vui, khôi hài và hỏi:

+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ?

+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ? + Anh trả lời thế nào ?

- Kể lần 2.

- Cuối cùng, yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi. Em có nhận xét gì về anh thanh niên?

Chốt lại: Anh thanh niên trên chuyến xe đông người không biết nhường chỗ cho người già và phụ nữ, lại che mặt và giải thích rất buồn cười ...

* QTE: Quyền được học tập.

Bài 2: Giảm tải

C. Củng cố, dặn dò (5phút) - Nhận xét tiết học.

- Củng cố kiến thức bài học

- Vài em đọc lại.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài.

- Làm theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

+ Anh ngồi hai tay ôm mặt.

+ Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?

+ Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

- Mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Mời vài em nhìn bảng có chép các câu hỏi gợi ý thi kể lại câu chuyện.

+ Anh thanh niên rất ngốc, không hiểu rằng không muốn ngồi nhìn các cụ gì và phụ nữ đứng thì anh phải đứng lên nhường chỗ.

+ Anh thanh niên không biết nhường chỗ cho người già và phụ nữ.

+ Nếu không nỡ nhìn người già và phụ nữ đứng, thì anh thanh niên nên đứng lên nhường chỗ....

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Toán

Tiết 35: BẢNG CHIA 7 I. MỤC TIÊU

(26)

1. Kiến thức: Dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7.

2. Kĩ năng: Vận dụng phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép tính) 3. Thái độ: Thích làm dạng toán này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ, bộ đồ dùng Toán 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Đọc bảng nhân 7.

- GV nhận xét.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

2.1 Hướng dẫn HS lập bảng chia 7 - Lập bảng chia 7 là dựa trên bảng nhân 7.

- Hướng dẫn HS dùng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn để lập lại công thức bảng nhân.

+ Cho HS lấy một tấm bìa (có 7 chấm tròn) và hỏi :

+ 7 lấy 1 lần bằng mấy?

- Viết bảng: 7 x 1 = 7, chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi:

+ Lấy 7 chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ?

- 7 chia 7 được 1, viết 7 : 7 = 1

- Cho HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi :

+ 7 lấy 2 lần được mấy?

- Chỉ vào tấm bìa và nói. Lấy 14 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn, thì được mấy nhóm ? - Các phép tính còn lại làm tương tự.

- Cả lớp cùng học thuộc lòng bảng chia 7

2.2 Thực hành Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Cho HS tính nhanh theo tổ.

- GV nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- 4 em đọc.

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- 7 lấy 1 lần bằng 7.

- Được một nhóm.

- Đọc 7 : 7 = 1.

- Được 14.

- Hai nhóm.

- Đọc : 14 : 7 = 2.

- HS lắng nghe.

- HS học thuộc bảng chia 7.

- Đọc yêu cầu.

- Tính nhanh theo tổ.

- Cùng lớp bình chọn tổ thắng.

- HS đọc yêu cầu bài.

(27)

- Chữa bài:

+Các phép tính trong mỗi cột có liên quan đến nhau ntn?

- Kiểm tra bài của HS.

Bài 3: Bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- Hướng dẫn và cho các em làm theo nhóm đôi.

- GV nhận xét.

Bài 4: Bài toán

- HS đọc yêu cầu bài toán

- Cả lớp cùng giải vào vở, một em lên bảng làm.

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Gọi và em đọc thuộc bảng chia 7.

- Về nhà học thuộc bảng chia 7.

- HS làm bài

7 x 5 = 7 x 6 = 7 x 2 = 7 x 4 = 35 : 7 = 42 : 7 = 14 : 7 = 28 : 7 = 35 : 5 = 42 : 6 = 14 : 2 = 28 : 4 = - Vài em đọc bài toán.

- Giải theo nhóm đôi vào phiếu.

Bài giải

Mỗi hàng có số học sinh là : 56 : 7 = 8 (học sinh)

Đáp số: 8 học sinh - Vài em đọc yêu cầu.

- Cả lớp giải vào vở.

Bài giải

Số hàng học sinh xếp được là:

56 : 7 = 8 (học sinh ) Đáp số : 8 học sinh.

- HS lắng nghe.

Tập viết

Tiết 7: ÔN CHỮ HOA: E, Ê I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê-đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hoà ... có phúc (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng

- Viết đúng chữ hoa E ( 1 dòng), Ê (1 dòng)

- Viết đúng tên Ê - đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hòa là nhà có phúc (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

3. Thái độ: Có ý thức trình bày sạch, đẹp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ hoa E, Ê.

- Từ Ê- đê và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Kiểm tra đồ dùng của học sinh - GV nhận xét.

B. Bài mới (30phút)

1. Giới thiệu bài (1phút) Trực tiếp

- Kiểm tra vài em.

(28)

2. Dạy bài mới

a. Hướng dẫn viết trên bảng con

* Luyện viết chữ khoá

- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài.

- Viết mẫu.

- Cho cả lớp viết vào bảng con.

* Luyện viết từ ứng dụng - Đọc từ ứng dụng.

- Giới thiệu : Đây là một dân tộc thiểu số

- Viết mẫu lên bảng.

- Cho cả lớp viết vào bảng con.

* Viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng.

- Giúp HS hiểu nghĩa câu tục ngữ.

- Viết mẫu Em.

- Cho cả lớp viết vào bảng con.

b. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết - Viết theo mẫu trong vở.

c. Chấm, chữa bài

- Chấm 1/3 số bài và nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5phút)

- Biểu dương những em viết chữ đúng, đẹp.

- Về nhà viết tiếp phần ở nhà.

- HS lắng nghe.

- E, Ê.

- Ê-đê.

- Xem mẫu.

- Viết bảng con.

- Lắng nghe.

- Viết vào bảng con.

- Em thuận anh hoà là nhà có phúc.

- Lắng nghe.

- Cả lớp viết vào bảng con.

- Cả lớp viết bài vào vở.

- HS lắng nghe.

(29)

- HS lắng nghe.

Sinh hoạt TUẦN 7 I. Nhận xét tuần qua (15phút)

1. Đánh giá tuần 6: GV nhận xét chung:

a. Về ưu điểm

- Các em đã học tập tốt, chuẩn bị bài ở nhà tương đối đầy đủ. Sách vở, đồ dùng học tập của các em đã chuẩn bị chu đáo cho các tiết học.

- 15 phút truy bài đầu giờ đã thực hiện tốt hơn. Việc học bài và làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp tương đối tốt.

- Xếp hàng ra vào lớp của lớp thực hiện rất tốt, các em cần phát huy.

b. Về tồn tại

- Vẫn còn một số em còn quên sách vở, đồ dùng học tập...

- Vẫn còn một số em phá hàng khi xếp hàng ra vào lớp...

- Vẫn còn một số em mất trật tự trong lớp: ...

II. Phương hướng tuần tới (5phút)

- Phát huy những mặt tích cực của tuần trước, khắc phục những hạn chế.

- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.

- Chấp hành tốt An toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

- Nhắc nhở HS không được ra gần khu vực ao, hồ, sông, suối... đề phòng tai nạn đuối nước.

- Tuyên truyền cho HS phòng tránh bạo lực học đường.

- Các tổ trưởng tiếp tục kiểm tra việc học tập và mọi nề nếp của các bạn trong tổ.

III. Chuyên đề: (20phút)

KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ (T1) I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những người xung quanh.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng hoàn thành bài tập 1, 2.

3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc khoa học.

II. Đồ dùng dạy hoc - Tranh trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ (3') - Kiểm tra sách vở của HS.

- GV nhận xét.

B. Bài mới (15’)

1. Giới thiệu bài (1’) Trực tiếp 2. Dạy bài mới

- HS lắng nghe

(30)

a. Hoạt động 1: Xử lí tình huống (8') - GV gọi HSđọc nội dung tình huống trong SGK.

- Yêu cầu HS quan sát.

- Gv cùng HS đàm thoại về nội dung tình huống kết hợp quan sát tranh.

- HS thảo luận nhóm 4 lựa chọn cách giải quyết:

+ Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào trong các cách sau đây?

+ Ngoài các cách ứng xử trên em có cách ứng xử nào khác?

- Đại diện các nhóm trình bày đồng thời giải thích lí do vì sao lựa chọn cách giải quyết đó.

- Tổ chức cho HS nêu cách xử lí tình huống qua trò chơi đóng vai.

- Cả lớp bình chọn cách ứng xử phù hợp, hay nhất.

* Kết luận: Ra chào hỏi, giúp mẹ những việc mẹ yêu cầu xong rồi ra xem phim.

Đó là việc chúng ta nên làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương những người xung quanh mình, đồng thời rèn cho chúng ta có kĩ năng làm tốt những việc phù hợp với khả năng .

b. Hoạt động 2: Lựa chọn địa chỉ (7') - Hs đọc yêu cầu của bài tập 2.

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK + Trong tranh có những đồ vật nào?

+ Những đồ vật đó được để ở đâu?

+ Những đồ vật đó để đúng nơi quy định chưa?

- Cho HS thảo luận cặp đôi: Tìm địa chỉ đúng của các đồ vật này.

- Gọi một số HS nêu địa chỉ đúng của các đồ vật.

- 2 HS đọc tình huống: Đi học về, bật ti vi lên em thấy đang có chương trình hoạt hình mà em yêu thích.

Nhìn vào bếp em thấy mẹ đang chuẩn bị bữa tối.

- HS Quan sát tranh - HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- 1-2 nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình qua trò chơi đóng vai

- HS bình chọn.

- HS nhắc lại.

- 2 HS đọc yêu cầu bài: Em hãy nối các hình đồ vật( quần áo, khăn quàng đỏ, cặp sách, sách vở, …) tronh tranh dưới đay vào đúng vị trí của nó.

- 1 HS nêu

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

-Trong tranh có: quần áo, khăn quàng đỏ, cặp sách, sách vở, giày dép.

- HS nêu

- Các đồ vật trong tranh để lộn xộn, không đúng nơi quy định.

- HS thảo luận - HS nêu

(31)

- Gọi HS nhận xét, bổ sung

+ Tại sao phải để đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp?

+ Đồ dùng không được xếp gọn gàng, ngăn nắp thì diều gì sẽ sảy ra?

* Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của bản thân trong cuộc sống.

* Liên hệ thực tế

+ Ở nhà em thường giúp bố mẹ những việc gì?

+ Những việc liên quan đến cá nhân em như học tập và các việc sinh hoạt hằng ngày do em tự chuẩn bị hay em phải nhờ người khác giúp đỡ?

C. Củng cố, dặn dò (2')

- HS nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét, nêu ý kiến bổ sung - HS bày tỏ ý kiến

- HS nhắc lại

- HS tự liên hệ

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp

Kĩ năng: Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ

- Kĩ năng bài học: Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.. - Kĩ

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

Trong dạy học Làm văn ở trường trung học phổ thông (THPT), văn nghị luận xã hội (NLXH) có vai trò khá quan trọng trong việc gắn giáo dục ở nhà trường với xã hội, đồng