• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2021-2022

MÔN: TIẾNG VIỆT 6 I. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Đọc hiểu: Đọc và tìm hiểu nội dung 1 văn bản mới.

- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

2. Luyện từ và câu:

- Mở rộng vốn từ

- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá

- Các từ loại: Danh từ, tính từ, động từ, đại từ, quan hệ từ - Từ đồng âm, từ trái nghĩa

- Câu ghép:

+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu ghép

+ Xác định quan hệ từ, cặp từ hô ứng để nối các vế câu ghép

+ Điền vế câu, điền quan hệ từ, cặp từ hô ứng thích hợp để tạo thành câu ghép.

- Các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy 3. Tập làm văn:

- Ôn tập văn miêu tả: Tả người, tả cảnh, tả đồ vật, cây cối,…

- Ôn tập văn kể chuyện đã học, đã đọc, kể chuyện đời thường,…

II.BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Bài 1: Cho đoạn văn sau:

Đến với hồ Ba Bể - một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, ta như lạc vào cõi mơ. Phong cảnh nơi đây như một bức tranh thuỷ mặc hữu tình nên thơ.

Buổi sáng, trong làn sương mờ bao phủ, cảnh vật trở nên huyền ảo khi mặt trời lên, sương tan, mặt hồ long lanh in đậm bóng núi và mây trời lồng lộng.

Khí hậu mát mẻ, trong lành hòa cùng với cảnh sống thanh bình, yên ả của người dân bản xứ, sự độc đáo của phong tục tập quán kết hợp với nhiều nét văn hoá của các dân tộc khác nhau đã tạo nên một vẻ đẹp, đặc sắc hiếm có cho vùng hồ Ba Bể.

a) Đoạn văn có mấy câu. Xác định từ đơn và từ ghép trong câu 2, 4, 5.

b) Tìm 5 tính từ có trong đoạn văn. Đặt câu với các tính từ ấy. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu em đặt.

(2)

Bài 2 : Cho đoạn thơ:

Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều

Và gió thổi, suối reo Ẩm giữa rừng sương giá.

(trích Trước cổng trời, Nguyễn Đình Ảnh, Tiếng Việt 5, tập một) a. Ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên.

b. Điều gì khiến cho khung cảnh núi rừng lạnh lẽo, sương giá bỗng trở nên ấm áp?

c. Từ "giá" trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Đặt 3 câu với từ "giá" được dùng với các nghĩa khác nhau và khác với nghĩa của từ "giá" trong đoạn thơ trên..

Bài 3. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:

Sáng hôm ấy () ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: () Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? () Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc ()

- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa ()

Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai () xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia ()

- A lô () Công an huyện đây ()

Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ () các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ ()

(Người gác rừng tí hon, Tiếng Việt 5, tập 1) Bài 4. Sắp xếp các từ sau vào hai nhóm từ ghép và từ láy: con gà, mênh mông, mong manh, điện thoại, xe máy, lặng lẽ, vui vẻ, bàn tay, chăm chỉ, kính mắt, hộp sữa, bàn ghế, khúc khuỷu, thăm thẳm, xa xôi, con cò, khóc lóc, nhớ nhung, ăn uống, sách vở.

Bài 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

a. … điện thoại bị hỏng … em không thể gọi điện cho mẹ.

b. Chúng em đã học bài … vẫn không được điểm cao.

c. Thanh … ngoan ngoãn … rất hiền lành.

d. Anh ấy … học bài, … nghe nhạc.

e. Quốc càng làm…, Hồng lại phá …

g. Ban nãy, nắng … chóng chang, mà bây giờ trời … âm u.

Bài 6: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

(3)

Bài 7: Trong bài “Bác ơi!”, nhà thơ Tố Hữu có viết:

“Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già.”

Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?

Bài 8 : Trong tình bạn có thể có niềm vui hoặc nỗi buồn. Hãy kể lại một kỷ niệm mà em còn nhớ mãi.

Bài 9. Mùa hè đã đến. Và hứa hẹn những chuyến du lịch đến những bãi biển mênh mông rì rào tiếng sóng, đến những vùng núi cao xanh mát bốn mùa sương phủ. Em hãy viết đoạn văn tả lại khung cảnh ở một bãi biển hoặc một vùng núi cao mà em có dịp quan sát.

Bài 10: Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em III. ĐỀ TỰ LUYỆN THAM KHẢO

Đề 1: (Đề khảo sát chất lượng đầu năm – năm học 2019-2020) I. Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm

Viết vào bài thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng Câu 1. Cách viết nào sau đây đúng quy tắc chính tả?

A. Anh hùng Lao động. C. Anh Hùng lao động.

B. Anh hùng lao động. D. Anh Hùng Lao Động.

Câu 2. Câu văn “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ”. Có mấy từ phức?

A. 2 từ B. 3từ C. 4 từ D. 5 từ Câu 3. Từ nào không đồng nghĩa với từ "công dân"?

A. Nhân dân. B. Dân tộc. C. Dân chúng. D. Dân.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "truyền thống"

A. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.

B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người, ở nhiều địa phương khác nhau.

C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 5. Cho đoạn văn: “Lá cọ tròn xoè ra, nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng, như rừng mặt trời mới mọc.

Trong đoạn văn trên, dấu câu nào đặt không đúng?

A. dấu số 1, 2 C. dấu số 1, 3 B. dấu số 1, 4 D. dấu số 2, 4

Câu 6. Chỗ kết thúc câu "Tùng ơi, chơi cờ ca - rô đi " điền dấu gì?

A. Dấu chấm. B. Dấu hỏi chấm. C. Dấu chấm than.

Câu 7. Cặp quan hệ từ trong câu “Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm." thể hiện quan hệ:

A. Tương phản. C. Giả thiết - kết quả.

B. Nguyên nhân - kết quả. D. Tăng tiến

Câu 8. Các vế câu của câu sau được nối với nhau bằng cách nào?

"Trên sân trường, các bạn nam chơi đá cầu còn các bạn nữ chơi nhảy dây."

1 2

4 3

(4)

A. Bằng từ có tác dụng nối.

B. Nối trực tiếp.

C. Nối trực tiếp và bằng từ có tác dụng nối.

Câu 9. Ý nào sau đây là hình ảnh nhân hoá trong bài văn tả cái áo?

A. Những đường khâu đều đặn như khâu máy.

B. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh . C. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

D. Cái cổ áo như hai cái lá non.

Câu 10. Cách mở bài sau: "Mẹ mới mua cho tôi một thứ đồ chơi mà tôi rất thích, đó là một con lật đật." thuộc kiểu mở bài nào?

A. Trực tiếp. B. Gián tiếp . C. Trực tiếp và gián tiếp

II. Phần tự luận: 7,0 điểm Câu 1. (1,5 điểm)

1. Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu thơ sau:

“Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng 2. Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm

a) ...chủ nhật này trời đẹp ...chúng ta sẽ đi cắm trại.

b. Mẹ chăm lo cho em …..., em thấy thương mẹ ...

Câu 2. (2,0 điểm)

Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ có trong các câu sau:

a. Ở góc vườn, hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín.

b. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch

c. Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó.

d. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng hồng lên rực rỡ.

Câu 3. (3,5 điểm)

Em hãy tả một cơn mưa mùa hè.

Đề 2: (Đề khảo sát chất lượng đầu năm – năm học 2020-2021) I. Trắc nghiệm

Viết vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lới đúng.

Câu 1. Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?

A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.

B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.

C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.

D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Câu 2. Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?

A. Tốt tươi, ruộng vườn, mặt mày, rạo rực.

B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.

(5)

C. Đi đứng, bó buộc, ăn uống, tóc tai.

D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.

Câu 3: Hai câu: “ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.” được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Dùng từ ngữ nối.

B. Dùng từ ngữ thay thế.

C. Dùng từ ngữ nối và từ ngữ thay thế.

D. Dùng từ ngữ nối và lặp lại từ ngữ

Câu 4: Trạng ngữ của câu: “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp.” bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?

A. Chỉ thời gian B. Chỉ nguyên nhân

C. Chỉ kết quả D. Chỉ mục đích

Câu 5: Từ nào dưới đây có tiếng “lạc” không có nghĩa là “rớt lại, sai”?

A. Mạch lạc B. Lạc hậu

C. Lạc đề D. Lạc điệu

Câu 6: Điền cặp từ trái nghĩa vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau:

……cậy cha, ……cậy con

A. bé - lớn B. khoẻ - yếu

C. trẻ - già D. tốt - xấu

II. Phần tự luận

Câu 7. Xác định thành phần câu trong các câu sau:

a. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

b. Lom khom dưới núi tiều vài chú.

Câu 8: Cho câu tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.”

a. Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên.

b. Em hiểu nội dung câu tục ngữ trên như thế nào?

Câu 9: Tết đến, xuân về luôn để lại cho em nhiều niềm vui rạo rực. Em hãy tả lại cảnh đẹp mùa xuân.

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI THẬT TỐT.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan