• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa 2018 THPT chuyên bắc ninh lần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa 2018 THPT chuyên bắc ninh lần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề thi thử THPT Chuyên Bắc Ninh - Bắc Ninh - Lần 1 - Năm 2018 I. Nhận biết

Câu 1. Công thức phân tử của propilen là:

A. C3H6 B. C3H4 C. C3H2 D. C2H2

Câu 2. Thành phần chính của quặng đolomit là:

A. MgCO3.Na2CO3 B. CaCO3.MgCO3 C. CaCO3.Na2CO3 D. FeCO3.Na2CO3

II. Thông hiểu

Câu 3. Có các chất sau: (1) tinh bột; (2) xenlulozơ; (3) saccarozơ; (4) fructozơ. Khi thủy phân những chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucozơ?

A. (1), (2) B. (2), (3) C. (1), (4) D. (3), (4)

Câu 4. Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được là

A. 3,36 lít B. 5,04 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít

Câu 5. Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất

A. poli (phenol-fomandehit), chất diệt cỏ 2,4-D và axit picric B. nhựa rezol, nhựa rezit và thuốc trừ sâu 666

C. nhựa rezit, chất diện cỏ 2,4-D và thuốc nổ TNT

D. nhựa poli (vinyl clorua), nhựa novolac và chất diện cỏ 2,4-D

Câu 6. X là một axit hữu cơ thỏa mãn điều kiện sau: m gam X + NaHCO3 → x mol CO2; m gam X + O2x mol CO2. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOH B. CH3CH2COOH C. CH3C6H3(COOH)2 D. HOOC-COOH Câu 7. Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?

A. NH4+; Na+; Cl; OH B. Fe2+; NH4+; NO3; Cl C. Na+; Fe2+; H+; NO3 D. Ba2+; K+; OH; CO32−

Câu 8. Cho các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5Ona. Các dung dịch có pH

> 7 là:

A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa B. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4

C. Na2CO3, NH4Cl, KCl D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa Câu 9. Cho phát biểu đúng là

A. Tơ olon thuộc tơ tổng hợp B. Tơ olon thuộc tơ poliamit C. Tơ olon thuộc tơ nhân tạo D. Tơ olon thuộc tơ thiên nhiên

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam kim loại M hóa trị II trong dung dịch HNO3 đặc, dư thu được 26,88 lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là

(2)

A. Zn B. Cu C. Fe D. Mg

Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 21 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 1,008 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 24,495 B. 13,898 C. 21,495 D. 18,975

Câu 12. Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X gồm:

A. FeO . CuO, BaSO4 B. Fe2O3, CuO, Al2O3 C. FeO, CuO, Al2O3 D. Fe2O3, CuO, BaSO4

Câu 13. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?

A. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 3% CO2, 1% SO2, 1% CO B. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% CH4 bụi và CO2

C. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% CO2, SO2, HCl D. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% CO2, H2O, H2

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu no X cần dùng vừa đủ 3,5 mol O2. Công thức phân tử của X là:

A. C3H8O3 B. C4H10O2 C. C3H8O2 D. C2H6O2

Câu 15. Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là:

A. Đồng (II) oxit và than hoạt tính B. Than hoạt tính

C. Đồng (II) oxit và magie oxit D. Đồng (II) oxit và manangan đioxit

Câu 16. Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào dưới đây?

A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit B. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng

C. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit

Câu 17. Cho A là một aminoaxit, biết 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,1M hoặc 50ml dung dịch NaOH 0,2M. Công thức của A có dạng

A. C6H5-CH(NH2)-COOH B. CH3CH(NH2)COOH

C. H2N-R-(COOH)2 D. (H2N)2-R-COOH

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 5,65 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, được m gam muối khan. Giá trị m là:

A. 16,3 B. 21,95 C. 11,8 D. 18,10

Câu 19. Khi cho khí CO dư đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm:

A. Cu, Fe, Al2O3 và MgO B. Al, MgO và Cu

(3)

C. Cu, Fe, Al và MgO D. Cu, Al và Mg

Câu 20. Cho dung dịch các chất sau: C6H5NH2 (X1); CH3NH2 (X2); H2NCH2COOH (X3);

HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH (X4); H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (X5). Những dung dịch làm xanh quỳ tím là:

A. X3, X4 B. X2, X5 C. X2, X1 D. X1, X5

Câu 21. Phát biểu không đúng là?

A. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit

B. Phân tử có hai nhóm CONH được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.

C. Trong mỗi phân tử protit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định

D. Những hợp chất hình thành bằng cách nhưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.

Câu 22. Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?

A. NaOH B. Br2 C. HCl D. Na

III. Vận dụng

Câu 23. Cho các tính chất sau:

(1) chất lỏng hoặc chất rắn; (2) tác dụng với dung dịch Br2

(3) nhẹ hơn nước (4) không tan trong nước

(5) tan trong xăng (6) phản ứng thủy phân

(7) tác dụng với kim loại kiềm (8) cộng H2 vào gốc rượu Những tính chất không đúng cho lipit là

A. (2), (5), (7) B. (7), (8) C. (3), (6), (8) D. (2), (7), (8)

Câu 24. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2 B. HNO3, NaCl, K2SO4

C. HNO3, Ca(OH)2, NaHSO4, K2SO4 D. NaCl, K2SO4, Ca(OH)2

Câu 25. Dung dịch X gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,05M. Dung dịch Y gồm Al2(SO4)3 0,4M và H2SO4

xM. Trộn 0,1 lít dung dịch Y với 1 lít dung dịch X được 16,33 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,2M B. 0,2M; 0,6M C. 0,2M; 0,4M D. 0,2M; 0,5M

Câu 26. Có 5 chát bột trắng đựng trong các lọ riêng biệt: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2có thể phân biệt được số chất là

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 27. Các phát biểu nào sau đây không đúng?

(a) Dung dịch đậm đặc của NaSiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng (b) Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô

(c) Thủy tinh có cấu trúc vô định hình, khi đun nóng, nó mềm dần rồi mới chảy

(4)

(d) Than chì là tinh thể có ánh kim, dẫn điện tốt, có cấu trúc lớp

(e) Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử. Tinh thể kim cương cứng nhất trong tất cả các chất (f) Silic tinh thể có tính bán dẫn: ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm

A. (a), (c), (d), (f) B. (a), (c), (d), (e) C. (b), (c), (e) D. (b), (e), (f)

Câu 28. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4. Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là:

A. 5 B. 6 C. 8 D. 7

Câu 29. Có mấy hợp chất có công thức phân tử C3H9O2N có chung tính chất là vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH

A. 4 chất B. 5 chất C. 3 chất D. 2 chất

Câu 30. Hỗn hợp T gồm một este, một axit và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 11,16 gam T bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,18 mol NaOH thu được 5,76 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,09 mol CO2. Phần trăm số mol của ancol có trong T là:

A. 5,75% B. 17,98% C. 10,00% D. 32,00%

Câu 31. Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là:

A. C3H6 B. CH4 C. C2H4 D. C2H6

Câu 32. Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 82). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch NaHCO3 sinh ra khí CO2. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là

A. 1,91 B. 1,61 C. 1,47 D. 1,57

Câu 33. Hỗn hợp X gồm ananin, axit glutamic và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là

A. 46 B. 48 C. 42 D. 40

Câu 34. Oxi hóa 6,4 gam một ancol đơn chức thu được 9,92 hỗn hợp X gồm anđehit, axit, nước và ancol dư. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được 1,344 lít CO2 ở đktc. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng kim loại bạc thu được là

A. 21,60 gam B. 45,90 gam C. 56,16 gam D. 34,50 gam

Câu 35. Hỗn hợp X chứa một amin no, mạch hở, đơn chức, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với:

A. 35,5% B. 30,3% C. 28,2% D. 32,7%

(5)

Câu 36. Thủy phân hoàn toàn 20,3 gam chất hữu cơ có CTPT là C9H17O4N bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được một chất hữu cơ X và m gam ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của X là:

A. C4H5O4NNa2 B. C5H9O4N C. C5H7O4NNa2 D. C3H6O4N

Câu 37. Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm peptit Y (C9H17O4N3) và peptit (C11H20O5N4) cần dùng 320 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin; trong đó muối của valin có khối lượng 12,4 gam. Giá trị của m là

A. 24,24 gam B. 27,12 gam C. 25,32 gam D. 28,20 gam IV. Vận dụng cao

Câu 38. Khuấy kĩ dung dịch chứa 13,6 gam AgNO3 với m gam bột Cu rồi thêm tiếp 100ml dung dịch H2SO4 loãng, dư vào. Đun nóng cho tới khi các phả nứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 9,28 gam kim loại và V lít khí NO (đktc), giá trị của m và V là:

A. 10,88 gam và 2,688 lít B. 6,4 gam và 2,24 lít C. 10,88 gam và 1,792 lít D. 3,2 gam và 0,3584 lít

Câu 39. Hòa tan hết hỗn hợp kim loại (Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng). Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 65 B. 70 C. 75 D. 80

Câu 40. Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp X gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 21,504 lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 30,29 gam B. 30,05 gam C. 35,09 gam D. 36,71 gam

(6)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Chọn đáp án A

propilen là anken có công thức cấu tạo: CH3CH=CH2 ứng với công thức phân tử là C3H6. Chọn đáp án A.

Câu 2. Chọn đáp án B

như ta biết: MgCO3 là quặng magiezit; CaCO3 là quặng canxixit còn gộp lại: CaCO3.MgCO3 gọi là quặng đolomit. Chọn đáp án B.

Câu 3. Chọn đáp án A

Thủy phân tinh bột và xenlulozơ đều chỉ cho glucozơ:

⇒ Chọn đáp án A.

Câu 4. Chọn đáp án B

Nhỏ từ từ đến lúc vừa hết 0,3 mol HCl thì thấy đã dùng 2x mol KHCO3 và x mol K2CO3

Phản ứng: KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O || K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

⇒ 2x + 2 × x = ∑nHCl phản ứng = 0,3 mol ⇒ x = 0,075 mol

⇒ ∑nCO2 = 3x = 0,225 mol ⇒ VCO2 = 0,225 × 22,4 = 5,04 lít. Chọn B.

Câu 5. Chọn đáp án A

• thuốc trừ sâu 666: 1,2,3,4,5,6-hexacloxiclohexan: C6H6Cl6.

• thuốc nổ TNT: 2,4,6-trinitrotoluen: C7H5N3O6.

• nhựa poli (vinyl clorua) (CH2-CH(Cl))n

⇒ 3 chất này không sản xuất được từ phenol ⇒ loại B, C, D.

Ôn lại các ứng dụng của phenol:

⇒ Chọn đáp án A.

(7)

Câu 6. Chọn đáp án D

• phản ứng với NaHCO3: COOH + NaHCO3 → COONa + CO2↑ + H2O m gam X sinh x mol CO2 ⇒ ∑nchức COOH trong X = nCO2↑ = x mol.

• phản ứng đốt cháy m gam X + O2t0→ x mol CO2 + ? mol H2O.

⇒ ∑nC trong X = x mol. || kết hợp trên có nC trong X = nchức COOH trong X

Nghĩa là ngoài C trong nhóm COOH ra, X không có C ở đâu khác nữa

→ thỏa mãn chỉ có 2 axit cacboxylic là HCOOH và (COOH)2.

⇒ quan sát 4 đáp án → ta chọn đáp án D.

Câu 7. Chọn đáp án B

Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch nếu giữa chúng không xảy ra phản ứng!

• xét đáp án A. NH4+ + OH → NH3↑ + H2O || ⇒ không thỏa mãn

• xét đáp án C. 3Fe2+ + 4H+ + NO3 → 3Fe3+ + NO + 2H2O ||⇒ không thỏa mãn.

• xét đáp án D. Ba2+ + CO32 → BaCO3↓ ||⇒ không thỏa mãn.

chỉ có đáp án B thỏa mãn yêu cầu ⇒ chọn B.

Câu 8. Chọn đáp án A

Phân tích môi trường các muối thông qua các ion tạo thành nó như sau:

• các ion Na+, K+, Cl, SO42 đều có môi trường trung tính, pH = 7.

• các ion CO32; CH3COO; C6H5O có môi trường bazơ, pH > 7.

• các ion: NH4+; H+; các ion kim loại TB yếu như Cu2+, Zn2+, … có môi trường axit, pH < 7.

Theo đó, dãy dung dịch các chất có pH > 7 gồm: Na2CO3, C6H5Ona, CH3COONa. Chọn A.

Câu 9. Chọn đáp án A

Khi tiến hành phản ứng trùng hợp vinyl xianua (thường gọi là acrilonitrin), thu được polime dùng để sản xuất tơ nitron (olon) theo phản ứng:

⇒ Tơ olon thuộc loại tơ tổng hợp Câu 10. Chọn đáp án D

Phản ứng: M + 4HNO3 → M(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O nNO2 = 1,2 mol ⇒ nM = 1/2 nNO2 = 0,6 mol.

⇒ M = 14,4 ÷ 0,6 = 24 → là kim loại Mg → chọn đáp án D.

(8)

Câu 11. Chọn đáp án C

• muối cacbonat kim loại hóa trị II: MCO3 + 2HCl → MCl2 +CO2↑ + H2O

• muối cacbonat kim loại hóa trị I: N2CO3 + 2HCl → 2NCl + CO2↑ + H2O từ tỉ lệ phản ứng có: ∑nHCl = 2∑nCO2↑ = 0,09 mol.

m gam muối khi cô cạn A là muối clorua, là sự thay thế 1 gốc CO32 bằng 2 gốc Cl.

⇒ tăng giảm khối lượng có: m = mmuối clorua = 21 + (0,09 × 35,5 – 0,045 × 60) = 21,495 gam.

⇒ Chọn đáp án C.

Câu 12. Chọn đáp án D

dùng Ba(OH)2 dư vào dung dịch xảy ra các phản ứng:

• Ba(OH)2 + FeCl2 → Fe(OH)2↓ + BaCl2

• Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4↓ + Cu(OH)2↓.

• 4Ba(OH)2 + 2AlCl3 → Ba(AlO2)2 + 3BaCl2 + 4H2O

⇒ các kết tủa thu được gồm Fe(OH)2; Cu(OH)2 và BaSO4. Nung các kết tủa trong không khí: BaSO4t0→ BaSO4.

4Fe(OH)2 + O2t0→ 2Fe2O3 + 4H2O || Cu(OH)2t0→ CuO + H2O

⇒ chất rắn X thu được cuối cùng là Fe2O3; CuO và BaSO4. Chọn D.

Câu 13. Chọn đáp án D Câu 14. Chọn đáp án A

rượu no X có công thức phân tử dạng CnH2n + 2Om.

 giải đốt: n 2n 2 m 2 t C0 2

 

2

3n 1 m

C H O O nCO n 1 H O

2

      .

giả thiết cho: 1 mol X cần 3,5 mol O2 ⇒ 3n + 1  m = 7 ⇔ 3n  m = 6.

điều kiện m, n nguyên dương, m ≤ n ⇒ nghiệm duy nhất: n = 3; m = 3.

ứng với công thức của rượu X là C3H5(OH)3: glixerol. Chọn đáp án A.

Câu 15. Chọn đáp án B Câu 16. Chọn đáp án C

cần chú ý là trong công nghiệp và yêu cầu độ tinh khiết cao.

Cách A hoặc B, D đều thu được H3PO4 nhưng không tinh khiết và có chất lượng thấp.

Thực tế trong CN, có hai hướng:

• phương pháp ướt: Ca5(PO4)3X + 5H2SO4 + 10H2O → 3H3PO4 + 5CaSO4 + 2H2O + HX (Ca5(PO4)3X là các quặng khoáng vật có trong thiên nhiên như apatit, photphorit).

• phương pháp nhiệt: P + O2t0→ P2O5 sau P2O5 + H2O → H3PO4.

(9)

phương pháp ướt thì kinh tế, thương mại hơn, phương pháp nhiệt thì đắt hơn nhưng cần thiết, dùng sản xuất một sản phẩm tinh khiết được sử dụng cho các ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Tóm lại chọn đáp án C.

Câu 17. Chọn đáp án D

0,01 mol A + 0,02 mol HCl ⇒ A có 2 nhóm amino NH2.

0,01 mol A + 0,01 mol NaOH ⇒ A có 1 nhóm cacboxyl COOH.

⇒ A có dạng (H2N)2RCOOH. Chọn đáp án D.

Câu 18. Chọn đáp án A

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ || Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2↑.

nH2↑ = 0,15 mol ⇒ nCltrong muối = 2nH2 = 0,3 mol.

||→ m = mmuối = mkim loại + mCl = 5,65 + 0,3 × 35,5 = 16,3 gam. Chọn A.

Câu 19. Chọn đáp án A

CO không khử được oxit các kim loại kiềm, kiềm thổ và Al.

CO khử được oxit các kim loại hoạt động trung bình yếu như Cu, Fe về kim loại:

Cu + FeO → Fe + CO2↑ || CO + Fe3O4 → Fe + CO2.

CO + CuO → Cu + CO2↑. Theo các phân tích trên ⇒ hỗn hợp rắn thu được gồm:

các kim loại Cu, Fe và 2 oxit không phản ứng MgO và Al2O3. Chọn A.

Câu 20. Chọn đáp án B

trong 2 amin X1; X2 thì anilin C6H5NH2 không làm quỳ đổi màu;

metylamin CH3NH2 làm quỳ tím đổi màu xanh → thỏa mãn.!

còn lại là các amino axit, để làm quỳ tìm chuyển sang màu xanh

⇒ số nhóm COOH < số nhóm NH2 → thỏa mãn là: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH (X5) Theo đó, chọn đáp án B.

Câu 21. Chọn đáp án B

các phát biểu A, C, D đều đúng theo định nghĩa.

B sai vì phân tử đipeptit chỉ có 1 liên kết peptit ⇒ chỉ chứa 1 nhóm CONH mà thôi.

Câu 22. Chọn đáp án C Phenol có các phản ứng sau:

(10)

phenol không phản ứng với axit clohiđric: HCl → chọn đáp án C.

Câu 23. Chọn đáp án D

Nhận xét: lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, … nói chung lipit thuộc loại phức tạp, chúng ta không học kĩ ở THPT

→ việc đề ra xuất hiện câu này là hơi khó hiểu? đúng hơn nên hỏi về CHẤT BÉO!

Tham khảo kiến thức SGK ⇒ các tính chất không đúng cho lipit gồm ý:

(2): do TH chất béo no thì không thể phản ứng được với Br2

(7): chức COO este không phản ứng được với KIM LOẠI KIỀM (các bạn đừng nhầm và sai sang dung dịch kiềm nhé!)

(8): gốc rượu ở đây là glixerol, sẵn no nên không + H2 được Theo đó, chọn đáp án D.

Câu 24. Chọn đáp án C

Dãy các chất đều tác dụng được với Ba(HCO3)2 là:

• Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2↑ + 2H2O

• Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + BaCO3↓ + 2H2O

• Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

• Ba(HCO3)2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KHCO3.

→ chọn đáp án C.

Câu 25. Chọn đáp án B

(11)

Quan tâm: 1 lít dung dịch X có: ∑nOH = 0,3 mol; nBa2+ = 0,05 mol.

0,1 lít dung dịch Y gồm: 0,08 mol Al+ và (0,12 + 0,1x) mol SO42 và 0,2x mol H+. có nSO42> nBa2+ nên tủa BaSO4 tính theo số mol Ba2+ là 0,05 mol.

⇒ 16,33 gam kết tủa có 0,05 mol BaSO4 ⇒ còn lại là 0,06 mol Al(OH)3↓ có 2TH:

 TH1: OH trung hòa H+, sau đó tạo đúng 0,06 mol Al(OH)3 rồi hết:

H+ + OH→ H2O || 3OH + Al3+ → Al(OH)3↓.

⇒ ∑nOH = nH+ + 3nAl3+ ⇒ nH+ = 0,2x = 0,12 mol ⇒ x = 0,6M.

 TH2: OH trung hòa H+, sau đó tạo max kết tủa 0,08 mol rồi tiếp tục hòa tan 0,02 mol:

H+ + OH → H2O || 3OH + Al3+ → Al(OH)3↓ || OH + Al(OH)3 → [Al(OH)4]

⇒ ∑nOH = 0,2x + (0,08 × 3 + 0,02) = 0,3 mol ⇒ x = 0,2M.

Vậy có 2 giá trị của x thỏa mãn là 0,2M hoặc 0,6M. Chọn đáp án B.

Câu 26. Chọn đáp án D

dẫn 5 bột rắn vào nước, khuấy đều ⇒ có 2 chất rắn không tan là BaCO3 và BaSO4; còn lại 3 chất NaCl, Na2CO3; Na2SO4 tan tạo các dung dịch không màu.

dẫn CO2 đến dư vào ống nghiệm BaCO3 và BaSO4 thì ống BaCO3 tan dần đều hết:

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 || còn BaSO4 không tan ⇒ nhận biết được 2 chất này.

 lấy bình chứa Ba(HCO3)2 vào NaCl, Na2CO3 và Na2SO4 thì NaCl không hiện tượng;

Na2CO3 tạo kết tủa BaCO3↓ và Na2SO4 tạo kết tủa BaSO4↓.

dùng lại cách trên ta nhận biết được 2 chất BaCO3 và BaSO4 như trên → ok.!

Theo đó, cả 5 chất đều có thể nhận biết được → chọn đáp án D.

Câu 27. Chọn đáp án D

Các phát biểu đúng gồm (a); (c); (d). Còn lại:

• (b) sai vì: Mg + SiO2 → MgO + Si ||→ phản ứng cháy mạnh hơn.

• (e) sai vì kim cương có cấu trúc tinh thể nguyên tử ≠ phân tử.

• (f) sai vì khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng chứ không phải giảm.!

Theo đó, đáp án cần chọn là D.

Câu 28. Chọn đáp án D

để xảy ra phản ứng oxi hóa, số oxi hóa của Fe trong các chất hay hợp chất trong dãy < +3 là thỏa mãn, chúng gồm: Fe; FeO, Fe(OH)2, Fe3O4; Fe(NO3)2; FeSO4, FeCO3.

⇒ có 7 TH thỏa mãn. Chọn đáp án D.

Câu 29. Chọn đáp án A

để thỏa mãn C3 mà có 9H ⇒ hợp chất là muối amoni của axit cacboxylic.

(12)

thỏa mãn gồm: C2H5COONH4; CH3COONH3CH3;

HCOONH3CH2CH3 và HCOONH2(CH3)2. Chọn đáp án A.

Câu 30. Chọn đáp án C

Bảo toàn nguyên tố Natri → nNa2CO3 = 0,09 mol.

Este và axit đơn → nmuối = nNaOH = 0,18 mol.

∑nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,09 + 0,09 = 0,18 mol → muối chứa 1 C.

⇒ muối là HCOONa: 0,18 mol. Bảo toàn khối lượng:

nH2O = (11,16 + 0,18 × 40  5,76  0,18 × 68) ÷ 18 = 0,02 mol = naxit

→ neste = 0,18 – 0,02 = 0,16 mol. Do ancol sau phản ứng gồm trong cả este và ancol tự do

⇒ sau phản ứng, số mol ancol > 0,16 mol ⇒ Mancol < 5,76 ÷ 0,16 = 36

⇒ ancol là CH3OH → số mol ancol sau phản ứng là 0,18 mol.

⇒ số mol ancol trong T là 0,18 – 0,16 = 0,02 mol

⇒ %nancol/T = 0,02 ÷ (0,02 + 0,16 + 0,02) × 100% = 10%.

Câu 31. Chọn đáp án B

Gọi số mol hai ancol X, Y là x mol và số mol hiđrocacbon Z là y mol.

 đốt M + 0,07 mol O2t0→ 0,04 mol CO2 + ? mol H2O.

hiđrocacbon không có Oxi, hai ancol đều đơn chức có 1 Oxi ⇒ nO trong M = x mol.

⇒ Bảo toàn nguyên tố Oxi có nH2O= x + 0,07 × 2 – 0,04 × 2 = x + 0,06 mol.

Tương quan đốt: ∑nH2O - ∑nCO2 = (x + 0,06) – 0,04 = x + 0,02

ancol no, đơn chức, mạch hở ⇒ hiđrocacbon phải là ankan và nankan = 0,02 mol.

⇒ số Chđc Z phải < 2 vì nếu ≥ 2 thì nCO2 ≥ 2 × 0,02 = 0,04 mol rồi.

⇒ Hiđrocacbon Z chỉ có 1C → ứng với chất là CH4: khí metan. Chọn B.

Câu 32. Chọn đáp án B

Có phản ứng tráng bạc thì có 2 trường hợp: HCOO…. hoặc …CHO.

Phản ứng với NaHCO3 sinh khí CO2 chỉ có …COOH.

Dễ thấy 2 chất đầu tiên thỏa là HCOOH và OHC-COOH.

Đối với OHC-COOH thì không thể gắn thêm C để tạo chất mới vì khi đó M > 82.

⇒ X là HCOOH và Y là OHCCOOH ⇒ dY/X = 74 ÷ 46 = 1,61.

Câu 33. Chọn đáp án C

Bảo toàn nguyên tố Nitơ → nH2 = 0,2 ÷ 2 = 0,1 mol.

H2SO4 chỉ hấp thụ H2O → khối lượng bình tăng là khối lượng nước.

⇒ nH2O = 14,76 ÷ 18 = 0,82 mol → nCO2 = 1,58 – 0,82 – 0,1 = 0,66 mol.

(13)

Gọi công thức trung bình của X là CxHyOzNt.

⇒ số C là 0,66 ÷ 0,2 = 3,3; số H là 0,82 × 2 ÷ 0,2 = 8,2; số N là 1.

⇒ C3,3H8,2OzN → độ bất bão hòa = (2 × 3,3 + 2 + 1 – 8,2) ÷ 2 = z ÷ 2

→ z = 1,4 ⇒ X: C3,3H8,2O1,4N ⇒ mX = 0,2 × 84,2 = 16,84 (g).

⇒ Thí nghiệm 2 dùng gấp thí nghiệm 1 là 29,47 ÷ 16,84 = 1,75 lần.

→ nHCl phản ứng = nhận xét = 0,2 × 1,75 = 0,35 mol. Bảo toàn khối lượng:

m = 29,47 + 0,35 × 36,5 = 42,245 gam.

Câu 34. Chọn đáp án C

gọi ancol đơn chức dạng RCH2OH, các phản ứng xảy ra:

• RCH2OH + [O] → RCOH + H2O || • RCH2OH + 2[O] → RCOOH + H2O.

||→ BTKL có m[O] = 9,92 – 6,4 = 3,52 gam ⇒ n[O] = 0,22 mol.

phản ứng với NaHCO3: RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2↑ + H2O.

có 0,06 mol CO2↑ ⇒ nRCOOH = 0,06 mol ⇒ [O] cần để tạo axit là 0,12 mol

⇒ lượng cần cho tạo anđehit còn lại 0,1 mol ⇒ nRCHO = 0,1 mol.

9,92 gam X còn có cả ancol dư ⇒ Mancol = 0,64 ÷ (0,1 + 0,0,6 + nancol dư) < 40

⇒ chỉ còn ancol metylic CH3OH (M = 32) thỏa mãn.

Theo đó, quan tâm X chứa 0,1 mol HCHO và 0,06 mol HCOOH. Phản ứng:

⇒ ∑nAg↓ = 4nHCHO + 2nHCOOH = 0,52 mol ⇒ mAg↓ = 0,52 × 108 = 56,16 gam.

Chọn đáp án C.

Câu 35. Chọn đáp án D

Bảo toàn nguyên tố Nitơ: namin = 2nN2 = 0,12 mol.

Bảo toàn nguyên tố oxi: nH2O = 1,03 × 2 – 0,45 × 2 = 0,94 mol.

Ta có: nH2O – nCO2 = 1,5namin + nankan ⇒ nankan = 0,2 mol ⇒ nanken = 0,08 mol.

Gọi số C trong amin, ankan và anken lần lượt là a, b và c (a, b ≥ 1; c ≥ 2).

⇒ 0,12a + 0,2b + 0,08c = 0,56 ⇒ a = b = 1; c = 3.

⇒ X gồm CH5N: 0,12 mol; CH4: 0,2 mol; C3H6: 0,08 mol.

⇒ %manken = 0,08 × 42 ÷ (0,12 × 31 + 0,2 × 16 + 0,08 × 42) × 100% = 32,68%.

(14)

Câu 36. Chọn đáp án C

nCO2 = 0,4 mol < nH2O = 0,6 mol ⇒ Y là ancol no, mạch hở.

và nY = nH2O – nCO2 = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol ⇒ CY 0,4 ÷ 0,2 = 2.

Lại có 20,3 gam chất hữu cơ có CTPT là C9H17O4N ⇔ 0,1 mol = ½nancolY

⇒ Y là ancol đơn chức và hợp chất hữu cơ chứa 2 nhóm chức este.!

ancol C2 Y là C2H5OH → cấu tạo hợp chất hữu cơ là H2NC3H5(COOC2H5)2.

⇒ muối X là H2NC3H5(COONa)2 ⇔ CTPT C5H7O4NNa2. Câu 37. Chọn đáp án A

Y và Z chứa lần lượt 3 và 4 Nitơ || Thủy phần X thu được Gly, Ala, Val.

⇒ Y là tripeptit và Z là tetrapeptit đều có dạng (Gly)x(Ala)y(Val)z. Với Y: 2x + 3y + 5z = 9 và x + y + z = 3 ⇒ (x; y; z) = (2; 0; 1) ; (0; 3; 0)

⇒ Y là (Gly)2Val hoặc Ala-Ala-Ala.

Với Z: 2x + 3y + 5z = 11 và x + y + z = 4 ⇒ (x; y; z) = (3; 0; 1) ; (1; 3; 0)

⇒ Z là (Gly)3Valhoặc Gly(Ala)3.

 Để thu được cả 3 loại gốc amino axit thì có 2 trường hợp:

• TH1: Y là (Gly)2Val và Z là Gly(Ala)3.

⇒ nY = nVal-K = 12,4 ÷ 155 = 0,08 mol ⇒ nZ = (0,32 – 0,08 × 3) ÷ 4 = 0,02 mol.

⇒ m = 0,08 × 231 + 0,02 × 288 = 24,24 gam.

• TH2: Y là (Ala)3 và Z là (Gly)3Val ⇒ giải và cho kết quả tương tự TH1! Câu 38. Chọn đáp án C

nAgNO3 = 0,08 mol ⇒ mAg = 0,08 × 108 = 8,64 gam < 9,28 gam

⇒ Cu dư, NO3 hết ⇒ nNO = nAgNO3 = 0,08 mol ⇒ V = 1,792 lít.

Bảo toàn electron: 2nCu phản ứng = 3nNO + nAg ⇒ nCu phản ứng = 0,16 mol.

mCu dư = 9,28 – 8,64 = 0,64 gam ⇒ m = 0,16 × 64 + 0,64 = 10,88 gam.

Câu 39. Chọn đáp án B

Mg, Al, Zn phản ứng với HNO3 không cho sản phẩm khử khí.

⇒ sản phẩm khử duy nhất là NH4NO3.!

⇒ Muối khan gồm Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Zn(NO3)2 và NH4NO3.

nhiệt phân muối: R(NO3)n → R2On + NO2 + O2 ||⇒ là thay 2 gốc NO3 bằng 1O trong muối () Nhiệt phân muối amoni nitrat: NH4NO3 → N2O + 2H2O ||⇒ không thu được rắn.!

Đặt: nNH4NO3 = a mol ⇒ ngốc NO3 trong KL = ne cho = ne nhận = 8nNH4NO3 = 8a mol.

⇒ ∑nNO3 trong muối amoni + kim loại = a + 8a = 9a mol ⇒ ∑nO trong muối trong X = 27a mol

(15)

mà oxi chiếm 61,364% về khối lượng ⇒ m = 27a × 32 ÷ 0,61364 = 704a (gam).

lại có mNH4NO3 = 80a (gam) ⇒ mmuối nitrat kim loại = 624a (gam).

Ở () dùng tăng giảm khối lượng ta có: 624a + (4a × 16 – 8a × 62) = 19,2 gam giải ra a = 0,1 mol thay lại có m = 704a = 70,4 gam. Chọn đáp án B.

Câu 40. Chọn đáp án C

Quy X về Fe và S với số mol lần lượt là x và y mol.

Ta có: mX = 56x + 32y = 7,52 gam || Bảo toàn e: 3x + 6y = nNO2 = 0,96 mol.

||⇒ giải hệ được: x = 0,06 mol; y = 0,13 mol.

Cho Ba(OH)2 dư vào Y thì kết tủa là BaSO4: 0,13 mol và Fe(OH)3: 0,06 mol.

Nung kết tủa thì rắn gồm 0,13 mol BaSO4 và 0,03 mol Fe2O3.

⇒ khối lượng chất rắn là m = 0,13 × 233 + 0,03 × 160 = 35,09 gam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 144,96 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2 trong phân tử.. Cho

Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ.. Có bao

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO, dung dịch X và còn lại 2,8 gam chất rắn không tan.. Cô cạn dung dịch X thu được m gam

Gerayl axetat Câu 7: Chất hay hợp chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãngA. (2) Trong quả chuối xanh chứa

Cho A phản ứng với dung dịch NaOH (vừa đủ), đun nhẹ, thu được dung dịch B và khí C làm xanh quì tím ẩm.. Cô

Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,6M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu

Lấy 0,05 mol X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa hai muối của 2 axit hữu cơ (chỉ có chức axit) có cùng số nguyên tử cacbon và 4,6 gam

Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam?. Nồng độ mol của dung dịch CuSO 4