• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 THPT chuyên hà giang lần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 THPT chuyên hà giang lần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD & ĐT HÀ GIANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2g Fe và 4,8g Fe2O3 cần dùng tối thiểu V(ml) dung dịch HCl 2M ,thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là :

A. 260 và 102,7 B. 260 và 74,62 C. 290 và 83,23 D. 290 và 104,83 Câu 2: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng với vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2 M thu được dung dịch chứa m gam muối.

Giá trị của m là :

A. 12,81 B. 11,45 C. 10,43 D. 9,47

Câu 3: Một est có CTPT là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được andehit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là :

A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH=CH-CH3

C. CH2=CHCOOCH3 D. HCOOC(CH3)=CH2

Câu 4: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử sắt là :

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 5: Trường hợp không xảy ra phản ứng là :

A. Cu + (dd) HNO3 B. Cu + (dd) HCl C. Cu + (dd) Fe2(SO4)3 D. Fe + (dd) CuSO4

Câu 6: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là :

A. Ag B. Cu C. Al D. Fe

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 3,7g este no đơn chức mạch hở X thu được 3,36 lit CO2 (dktc). Số đồng phân cấu tạo của este X là :

A. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 8: Kim loại có tính khử mạnh nhất là :

A. W B. Fe C. Cr D. Al

Câu 9: Khí thải của một nhà máy chế biến thức ăn gia súc có mùi trứng thối. Sục khí thải quá dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Điều này chứng tỏ là khí thải trong nhà máy có chứa khí :

A. H2S B. HCl C. SO2 D. NH3

(2)

Câu 10: Hợp chất không làm đổi màu quì tím là :

A. H2NCH2COOH B. CH3NH2 C. CH3COOH D. NH3

Câu 11: Cho hỗn hợp bột X gồm 0,08 mol Fe và 0,03 mol Cu tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao thu được 6,48g hỗn hợp Y. Cho Y tan hết vào dung dịch chứa 0,24 mol HCl và 0,07 mol HNO3 thu được 2,1 g khí NO duy nhất và dung dịch X (không chứa NH4+). Thêm dung dịch AgNO3 dư vào Z thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn , N+5 chỉ bị khử thành NO, giá trị của m là :

A. 43,08 B. 41,46 C. 34,44 D. 40,65

Câu 12: Cho các phát biểu sau :

(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng với nước Brom

(3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O (4) Glycin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH

Số phát biểu đúng là :

A. 4 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 13: Bảng dưới dây ghi lại các hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X , Y , Z, T :

Chất Cách làm

X Y Z T

Thí nghiệm 1:

Thêm dd NaOH dư

Có kết tủa Sau đó tan dần

Có kết tủa Sau đó tan dần

Có kết tủa Không tan

Không có kết tủa

Thí nghiệm 2:

Thêm tiếp nước Brom vào các dugn dịch thu được ở thí nghiệm 1

Không có hiện tượng

Dung dịch

chuyển sang màu vàng

Không có hiện tượng

Không có hiện tượng.

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là :

A. CrCl3, AlCl3, MgCl2, KCl B. CrCl3, MgCl2, KCl, AlCl3

C. MgCl2, CrCl3, AlCl3, KCl D. AlCl3, CrCl3, MgCl2, KCl

Câu 14: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl2 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là : A. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O B. Na2CrO4, NaClO, H2O

C. Na2CrO2, NaCl, H2O D. Na2CrO4, NaCl, H2O

Câu 15: Một hợp chất hữu cơ A có công thức C3H9O2N. Cho A phản ứng với dung dịch NaOH (vừa đủ), đun nhẹ, thu được dung dịch B và khí C làm xanh quì tím ẩm. Cô cạn dung

(3)

dịch B thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với NaOH rắn có CaO làm xúc tác nung nóng thu được khí CH4. Công thức cấu tạo của A là :

A. HCOOH3NCH2CH3 B. CH3COOH3NCH3

C. C2H5COONH4 D. CH3COOCH2NH2

Câu 16: Bột Ag có lẫn tạp chất gồm Fe, Cu và Pb. Muốn có Ag tinh khiết, người ta ngâm hỗn hợp vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là :

A. NaOH B. AgNO3 C. HCl D. H2SO4

Câu 17: Protein có phản ứng màu biure với :

A. Ca(OH)2 B. KOH C. NaOH D. Cu(OH)2

Câu 18: Khẳng định nào sau đây không đúng :

A. Fe, Cr, Cu đều có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện B. Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất

C. Trong các phản ứng hóa học, kim loại luôn có tính khử D. Cr là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

Câu 19: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Cr?

A. Na B. Fe C. K D. Ca

Câu 20: Chất nào sau đây vừa tác dụng với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

A. CH3OH B. NaCl C. HCl D. NaOH

Câu 21: Lên men hoàn toàn m gam glucozo, lượng khí CO2 thu được sục qua nước vôi trong dư thu được 10g kết tủa. Giá trị của m là :

A. 12 B. 6 C. 9 D. 18

Câu 22: Hợp chất X chứa vòng benzen và có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 14 : 1 : 8. Đun nóng 2,76g X với 75 ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được a gam chất rắn khan. Biết công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là :

A. 5,40 B. 6,60 C. 6,24 D. 6,96

Câu 23: Cho 9,75g kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 3,36 lit khí H2 ở dktc. Kim loại M là :

A. Mg B. Al C. Fe D. Zn

Câu 24: Điều chế kim loại Na bằng cách : A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn B. Điện phân nóng chảy NaCl

C. Dùng khí CO khử ion Na+ trong Na2O ở nhiệt độ cao D. Dùng K khử ion Na+ trong dung dịch NaCl

(4)

Câu 25: Trong các kim loại : Na, Ca, Fe, Ag, Cu. Số kim loại khử được H2O ở nhiệt độ thường là :

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 26: Cho một lượng Na vào 200 ml dung dịch Y gồm AlCl3 0,2M và HCl 0,1M. Kết thúc các phản ứng thu được 1,792 lit khí (dktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 3,12 B. 1,17 C. 1,56 D. 0,78

Câu 27: Cho các phát biểu sau :

(a) Saccarozo được cấu tạo từ 2 a-glucozo (b) Oxi hóa glucozo, thu được sorbitol (c) Trong phân tử fructozo, 1 nhóm –CHO

(d) Xenlulozo trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói (e) Trong phân tử xenlulozo, mỗi gốc glucozo có 3 nhóm –OH (g) Saccarozo bị thủy phân trong môi trường kiềm

Số phát biểu đúng là :

A. 5 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 28: Este X mạch hở có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 10g X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 16,8g chất rắn Y.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sản phẩm thủy phân X có phản ứng tráng gương B. X là este no đơn chức mạch hở

C. X là este của axit fomic D. Y chứa 2 muối và KOH dư

Câu 29: Hấp thụ 4,48 lit khí CO2 (dktc) vào 200 ml dung dịch X chứa Na2CO3 1,0M và KOH 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(NO3)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :

A. 68,95 B. 59,10 C. 49,25 D. 39,40

Câu 30: Cho hình vẽ về cách thu khí bằng phương pháp dời nước :

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những dãy khí nào sau đây :

A. O2, N2, HCl B. H2, HCl, H2S C. NH3, N2, O2 D. O2, N2, H2

(5)

Câu 31: Cho 4,48g hỗn hợp gồm etyl axetat (CH3COOC2H5) và phenyl axetat (CH3COOC6H5) có tỉ lệ mol 1 : 1, tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là :

A. 3,28 B. 4,88 C. 5,6 D. 6,4

Câu 32: Hợp chất mạch hở X, có công thức phân tử C4H8O3. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn :

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 33: Chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom :

A. glucozo B. axit axetic C. metyl amin D. ancol etylic Câu 34: Đun nóng este HCOOCH3 với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là :

A. CH3COONa và CH3OH B. CH3COONa và C2H5OH C. HCOONa và CH3OH D. HCOONa và C2H5OH Câu 35: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 thì :

A. Không có hiện tượng gì

B. Thu được kết tủa màu trắng dạng keo

C. Có kết tủa màu trắng dạng keo, sau đó tan hết D. Thu được kết tủa màu đỏ nâu

Câu 36: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc :

A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3 B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3

C. (CH3)2NH và CH3OH D. (CH3)3COH và (CH3)2NH

Câu 37: Cho các chất : dung dịch saccarozo, glixerol, ancol etylic, etyl axetat . Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là :

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 38: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được 8,96 lit khí. Cũng hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 12,32 lit khí (dktc). Giá trị của m là :

A. 21,1 B. 11,9 C. 12,7 D. 22,45

Câu 39: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch : A. H2SO4 loãng B. HCl C. HNO3 loãng D. KOH

Câu 40: Cho 8,4g Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lit khí NO (dktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Khối lượng Fe(NO3)3 trong dung dịch A là :

(6)

A. 14,95 B. 21,95 C. 16,54 D. 14,52

(7)

Đáp án

1-A 2-C 3-A 4-C 5-B 6-C 7-D 8-D 9-A 10-A

11-B 12-A 13-D 14-D 15-B 16-B 17-B 18-D 19-B 20-C

21-C 22-C 23-D 24-B 25-B 26-C 27-B 28-A 29-B 30-D

31-D 32-A 33-A 34-C 35-B 36-A 37-D 38-C 39-C 40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O 0,03 → 0,18 → 0,06

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

0,03 ← 0,06

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,17 → 0,34

=> nHCl = 0,52 mol => Vdd HCl = 0,26 lit = 260 ml

Khi cho AgNO3 dư vào Y (gồm 0,26 mol Fe2+ và 0,52 mol Cl-) Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag

Ag+ + Cl- → AgCl

mkết tủa = mAgCl + mAg = 102,7g Câu 2: Đáp án C

Xét cả quá trình thì :

Y + (NaOH, KOH) = (X + (HCl,H2SO4 ) + (NaOH, KOH)

=> nOH = 0,3V = nX + nHCl + 2nH2SO4 => V = 0,4 lit

Vậy muối thu được gồm : 0,02 mol (H2N)2C3H5COO- ; 0,02 mol SO42- ; 0,06 mol Cl- ; 0,04 mol Na+ ; 0,08 mol K+

=> mmuối = 10,43g Câu 3: Đáp án A Câu 4: Đáp án C

Fe(Z = 26) có cấu hình e là : 1s22s22p63s23p63d64s2 Số electron lớp ngoài cùng là 2.

Câu 5: Đáp án B Câu 6: Đáp án C Câu 7: Đáp án D

Este no đơn chức mạch hở có CTTQ là CnH2nO2

Có : nCO2 = 0,15 mol = nC(X) = n.nX

(8)

=> MX = 74n/3 = 14n + 32

=> n = 3 (C3H6O2)

Các đồng phân cấu tạo gồm : HCOOC2H5

CH3COOCH3

Câu 8: Đáp án D

Dựa vào dãy điện hóa, từ trái sang phải, tính kim loại (tính khử) giảm dần.

Câu 9: Đáp án A

Do H2S có mùi trứng thối và dựa vào phản ứng : Pb(NO3)2 + H2S → PbS (kết tủa đen) + 2HNO3

Câu 10: Đáp án A Câu 11: Đáp án B

Phương pháp : Bảo toàn khối lượng, Bảo toàn e, Bảo toàn điện tích. Qui đổi.

Lời giải :

Qui hỗn hợp Y về : Fe ; Cu ; O

Bảo toàn khối lượng : mFe + mCu + mO = mY

=> nO(Y) = 0,005 mol

Ta thấy : nNO = nHNO3 => Sau phản ứng không còn NO3- trong dung dịch.

Bảo toàn O : nO(Y) + 3nHNO3 = nNO + nH2O => nH2O = 0,145 mol Bảo toàn H : nHCl + nHNO3 = nH+(X) + 2nH2O

=> nH+ dư = 0,02 mol

Bảo toàn điện tích trong X : 2nFe2+ + 3nFe3+ + 2nCu2+ + nH+ = nCl-

Mặt khác nFe2+ + nFe3+ = 0,08 mol

=> nFe2+ = 0,08 ; nFe3+ = 0 Khi cho AgNO3 vào :

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O 0,015← 0,02

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag 0,065

Cl- + Ag+ → AgCl 0,24

=> m = 41,46g Câu 12: Đáp án A Câu 13: Đáp án D

(9)

- Xét X :

+ ở TN1 => X chỉ có thể là CrCl3 hoặc AlCl3

+ ở TN2 : nếu X là CrCl3 => CrO2- + Br2 => CrO42- (vàng) Nhưng kết quả thí nghiệm là : không có hiện tượng

=> X là AlCl3

Câu 14: Đáp án D Câu 15: Đáp án B

CH3COOH3NCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3NH2Câu 16: Đáp án B

Câu 17: Đáp án D Câu 18: Đáp án D

D sai. W mới có nhiệt độ nóng chảy cao nhất Câu 19: Đáp án B

Dựa vào dãy điện hóa, từ trái sang phải, tính khử giảm dần Câu 20: Đáp án C

Câu 21: Đáp án C

Quá trình : C6H12O6 → 2CO2 → 2CaCO3

=> nGlucozo = ½ nCaCO3 = 0,05 mol

=> m = 9g

Câu 22: Đáp án C mC : mH : mO = 14 : 1 : 8

=> nC : nH : nO = 1,67 : 1 : 0,5 = 7 : 6 : 3 CTPT trùng với CTĐGN là C7H6O3

nX = 0,02 mol. nKOH = 0,075 mol ; nKOH pứ = 0,06 mol = 3nX

=> X phải có CTCT là HCOOC6H4OH + 3KOH → HCOOK + C6H4(OK)2 + 2H2O Chất rắn khan gồm : 0,02 mol HCOOK ; 0,02 mol C6H4(OK)2 ; 0,015 mol KOH

=> a = 6,24 g Câu 23: Đáp án D

Giả sử kim loại M có hóa trị n Bảo toàn e : n.nM = 2nH2 = 0,3 mol

=> MM = 32,5n

Nếu n = 2 thì MM = 65g (Zn) Câu 24: Đáp án B

Câu 25: Đáp án B

(10)

Các kim loại : Na, Ca Câu 26: Đáp án C

nH2 = 0,08 mol > nHCl => Na còn phản ứng với H2O Na + HCl → NaCl + ½ H2

Na + H2O → NaOH + ½ H2

=> nOH = 0,14 mol Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

0,04 →0,12 → 0,04

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O 0,02 ← 0,02

Vậy kết tủa gồm : 0,02 mol Al(OH)3

=> m = 1,56g Câu 27: Đáp án B

(a) Sai. Saccarozo = a-Glucozo + b-Fructozo (b) Sai. Khử hóa Glucozo bằng H2 mới tạo sorbitol (c) Sai. Trong fructozo có –CO-

(g) Sai. Saccarozo bị thủy phân trong môi trường axit Câu 28: Đáp án A

MX = 100g => C5H8O2 = > este đơn chức

Bảo toàn khối lượng : mX + mKOH = mrắn + msản phẩm khác

=> msản phẩm khác = 4,4g.

Có nsản phẩm khác = neste = 0,1 mol => Msp khác = 44g (CH3CHO)

=> X là C2H5COOCH=CH2

Câu 29: Đáp án B

Phương pháp : Bài toán CO2 + Kiềm Công thức giải nhanh :

+) TH1 : nNaOH ≥ 2.nCO2 => OH-

=> nCO3 = nCO2

+) TH2 : nCO2 < nNaOH < 2.nCO2 => Sinh ra 2 muối CO32- và HCO3-

=> nCO3 = nOH – nCO2

+) TH3 : nCO2 > nNaOH => CO dư => sinh ra muối HCO3-. => nHCO3 = nNaOH

Lời giải :

nCO2 = 0,2 mol ; nCO3 = 0,2 mol ; nOH = 0,3 mol

(11)

Khi CO2 + OH- thì : nCO3 = nOH – nCO2 = 0,1 mol

=>nCO3 tổng = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol = nBaCO3

=> m = 59,1g Câu 30: Đáp án D

Các khí không tan hoặc ít tan trong nước sẽ phù hợp với cách thu này.

Câu 31: Đáp án D

nCH3COOC2H5 = nCH3COOC6H5 = 0,02 mol nNaOH = 0,08 ml

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O

Vậy chất rắn sau cô cạn gồm : 0,04 mol CH3COONa ; 0,02 mol C6H5ONa ; 0,02 mol NaOH

=> mrắn = 6,4g Câu 32: Đáp án A

Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2 => có nhiều nhóm OH kề nhau

=> CTCT thỏa mãn của X là : CH3COOCH2CH2OH

HCOOCH(CH3)CH2OH HCOOCH2-CH(OH)-CH3

Câu 33: Đáp án A Câu 34: Đáp án C Câu 35: Đáp án B

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

Câu 36: Đáp án A

Bậc của amin = số nhóm R gắn vào N Bậc cảu ancol = bậc của C mà OH gắn vào Câu 37: Đáp án B

2 chất thỏa mãn : sacarozo, glixerol (đều do có nhiều nhóm OH kề nhau) Câu 38: Đáp án C

Khi tạo ra khi cho vào dung dịch NaOH cao hơn

=> Ở thí nghiệm cho vào nước , Al dư Na + H2O → NaOH + ½ H2

NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

=> nNa = ½ nH2 = 0,2 mol

Ở thí nghiệm 2 thì Na và Al đều tan hết : 2nH2 = nNa + 3nAl => nAl = 0,3 mol

(12)

=> m = 12,7g Câu 39: Đáp án C

Câu 40: Đáp án D Phương pháp : bảo toàn e

nFe = 0,15 mol = nFe2+ + nFe3+

Bảo toàn e : 3nNO = 3nFe3+ + 2nFe2+ = 0,36 mol

=> nFe3+ = 0,06 mol => nFe(NO3)3 = 0,06 mol

=> mFe(NO3)3 = 14,52g

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam?. Nồng độ mol của dung dịch CuSO 4

Mặt khác, nếu thêm Ba(OH) 2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắnA. Sau khi kết thúc phản ứng

Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ).. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc,

Cho 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch hỗn hợp trong đó có 2 chất hữu cơ gồm ancol etylic và chất hữu cơ X, cô

Mặt khác thủy phân hoàn toàn m gam A trung tính bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng.. Biết số liên kết peptit trong phân tử

Cho Z vào dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khíA. Câu 11: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng

Câu 37: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một số este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol..

Câu 27: Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi từ các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh.. Cho Ba(OH) 2