• Không có kết quả nào được tìm thấy

KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022 MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 3 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022 MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 3 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

/

Trang 1

Đề dư đoán minh họa ĐỀ SỐ 3

(Đề có 04 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ...

Số báo danh: ...

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;

Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Sắt (III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hidroxit là

A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. FeCO3. D. Fe3O4.

Câu 42: Chất thải hữu cơ chứa protein khi bị phân hủy thường sinh ra khí X có mùi trứng thối, nặng hơn không khí, rất độc. Khí X là

A. O2. B. CO2. C. H2S. D. N2

Câu 43: Natri hiđrocacbonat là chất được dùng làm bột nở, chế thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit.

Công thức của natri hiđrocacbonat là

A. NaOH. B. NaHS. C. NaHCO3. D. Na2CO3

Câu 44: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?

A. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2. B. Na2SO4, KCl.

C. KCl, NaCl. D. NaCl, K2SO4

Câu 45: Chất nào sau đây là đipeptit?

A. Ala-Gly-Ala B. Ala-Ala-Ala. C. Gly-Gly-Gly. D. Ala-Gly.

Câu 46: Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaCl B. NaH2PO4. C. NaOH. D. NaNO3.

Câu 47: Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?

A. K2O. B. BaO. C. Na2O. D. CuO.

Câu 48: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Glixerol.

Câu 49: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. Etylamin. B. Glyxin. C. Valin. D. Alanin

Câu 50: Số nguyên tử hidro trong phân tử axit stearic là

A. 33. B. 36. C. 34. D. 31.

Câu 51: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Al?

A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.

Câu 52: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. KCl B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3.

Câu 53: Este X được tạo bởi ancol metylic và axit fomic. Công thức của X là

A. HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 54: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A. Hg. B. Ag. C. Cu. D. Al.

Câu 55: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al B. Ba. C. K. D. Fe.

Câu 56: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. CaO. B. Al2O3. C. NaOH. D. HCl.

Câu 57: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

Mã đề thi: 003

(2)

/

Trang 2

A. Tơ visco. B. Poli(vinyl clorua). C. Tinh bột. D. Polietilen.

Câu 58: Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. FeCl3. Câu 59: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?

A. Au. B. Cu. C. Mg. D. Ag.

Câu 60: Công thức phân tử của ancol etylic là

A. C3H8O3. B. CH4O. C. C2H6O. D. C2H4O2. Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit.

B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.

C. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

Câu 62: Cho 7,12 gam alanin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 12,55. B. 10,59. C. 8,92. D. 10,04.

Câu 63: Cho FeO phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, tạo ra muối nào sau đây?

A. FeS. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO3. D. FeSO4.

Câu 64: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là

A. 3.36. B. 4,48. C. 2,24. D. 1,12.

Câu 65: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm axit axetic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là

A. HCOOH. B. CH3OH. C. CH3COOH. D. C2H5OH.

Câu 66: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam?

A. Fructozơ. B. Ancol propylic. C. Anbumin. D. Propan-1,3-diol.

Câu 67: Thủy phân hoản toàn m gam tinh bột thành glucozơ, Cho toàn bộ glucozơ tham gia phản ứng trắng bạc (hiệu suất 100%), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là

A. 36,0. B. 16,2 C. 18,0. D. 32,4

Câu 68: Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,18 mol khí H2. Giá trị của m là

A. 4,86. B. 2.16. C. 3,78. D. 3,24.

Câu 69: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm CuO, FeO, MgO nung nóng, thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch chứa CuSO4 và FeCl3, thu được chất rắn Z và dung dịch T. Cho Z tác dụng với HCl, thu được khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần muối có trong dung dịch T là

A. MgSO4 và FeCl2. B. CuCl2, FeCl2 và FeSO4. C. MgCl2 và MgSO4. D. FeCl2 và FeSO4.

Câu 70: Hoà tan hết hỗn hợp rắn gồm CaC2, Al4C3 và Ca vào nước dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 10. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp khí Y. Tiếp tục cho Y qua bình đựng nước brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng m gam và 0,784 lít hỗn hợp khí Z thoát ra có tỉ khối hơi so với He bằng 6,5. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

A. 3,91 gam. B. 3,45gam. C. 2,09 gam. D. 1,35 gam.

Câu 71: Cho các phát biểu sau:

(a) Tro thực vật chứa K2CO3 cũng là một loại phân kali.

(b) Điện phân dung dịch CuSO4, thu được kim loại Cu ở catot.

(c) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa.

(d) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Số phát biểu đúng là

A. 2 B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 72: Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch có chứa 0,08a mol Ca(OH)2 (a < 8) khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO2 được ghi ở bảng sau:

(3)

/

Trang 3

Thể tích khí CO2 ở (lít) V V + 12,32 Khối lượng kết tủa (gam) 3a 2a

Khi thể tích của khí CO2 là V1 (lít) thì khối lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị của V1

A. 8,96. B. 6,72. C. 11,20. D. 10,08.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong thành phần của xăng sinh học E5 có etanol.

(b) Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là tinh bột.

(c) Các mảng riêu cua xuất hiện khi nấu canh cua là do xảy ra sự đông tụ protein.

(d) Có thể sử dụng bia để loại bỏ mùi tanh của hải sản khi hải sản được hấp với bia.

(e) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hiđrocacbon không no).

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 74: Cho sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

X + 9O2 to

 8CO2 + 7H2O X + 2H2O

o 2 4,

H SO t



 2Y + C2H5OH Y + NaHCO3  Z + T + H2O

Cho biết X, Z là các hợp chất hữu cơ mạch hở, phân tử chất Y vừa có nhóm OH vừa có nhóm COOH.

Cho các phát biểu sau:

(a) Có hai công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ trên.

(b) Chất Y và axit fomic đều có cùng công thức đơn giản nhất.

(c) Có thể dùng chất T để dập tắt các đám cháy kim loại (như Mg, Al,..).

(d) 1 mol chất Y phản ứng với kim loại Na dư, thu được tối đa 1 mol H2. (e) Nhiệt độ sôi của Z cao hơn nhiệt độ sôi của Y.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 75: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe2O3. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,05 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 0,07 mol H2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,1 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 136,85 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là

A. 3,25%. B. 5,20%. C. 3,90%. D. 2,60%.

Câu 76: Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,07 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 74,98%. B. 76,13%. C. 75,57%. D. 76,67%.

Câu 77: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm tiếp khoảng 1 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm; đun nóng nhẹ.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là sobitol.

B. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có tính chất của anđehit.

C. Sau bước 3, có lớp bạc kim loại bám trên thành ống nghiệm.

D. Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách ngâm ống nghiệm trong nước nóng.

(4)

/

Trang 4

Câu 78: Hỗn hợp E gồm hai amin X (CnHmN), Y(CnHm+1N2, với n ≥ 2) và hai anken đồng đẳng kế tiếp.

Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol E, thu được 0,05 mol N2, 0,30 mol CO2 và 0,42 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 40,41% B. 38,01% C. 70,72%. D. 30,31%.

Câu 79: Hòa tan hoàn toàn 27,54 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 267,5 gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 10°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 10°C, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 67,25 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 26. B. 84. C. 22. D. 45.

Câu 80: Hỗn hợp gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,0 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 26,92 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với kim loại Na thu được 0,2 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 0,2 mol CO2. Khối lượng của Y trong m gam T là

A. 3,65 gam. B. 5,92 gam. C. 4,72 gam. D. 5,84 gam.

---HẾT---

(5)

/

Trang 5

I. MA TRẬN ĐỀ:

Lớp CHUYÊN ĐỀ

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

TỔNG Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

12

Este – lipit 2 1 1 2 6

Cacbohidrat 1 2 3

Amin – Aminoaxit - Protein 2 1 1 4

Polime và vật liệu 1 1 2

Đại cương kim loại 4 2 1 1 8

Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 4 2 1 7

Crom – Sắt 3 3

Thực hành thí nghiệm 1 1

Hoá học thực tiễn 1 1

11

Điện li 0

Phi kim 0

Đại cương - Hiđrocacbon 1 1

Ancol – Anđehit – Axit 1 1

Tổng hợp hoá vô cơ 1 1 2

Tổng hợp hoá hữu cơ 1 1

II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:

- Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức:

+ Este, lipit.

+ Đại cương về kim loại.

+ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất.

+ Amin, amino axit, protein.

+ Sắt - Crom và hợp chất.

+ Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ và hữu cơ.

- Về sự phân bổ kiến thức theo lớp:

+ Lớp 11: Chiếm khoảng 10%.

+ Lớp 12: Chiếm khoảng 90%.

- Các câu hỏi cơ bản trải dài toàn bộ chương trình lớp 12 và hầu hết các phần của lớp 11.

- Các chuyên đề có câu hỏi khó:

+ Bài toán hỗn hợp Este.

+ Bài toán chất béo.

+ Biện luận hợp chất hữu cơ.

+ Bài toán hợp chất có chứa N.

+ Bài toán vô cơ tổng hợp.

+ Thí nghiệm thực hành hóa hữu cơ.

(6)

/

Trang 6

III. ĐÁP ÁN: Mã đề thi 003

41-B 42-C 43-C 44-A 45-D 46-B 47-D 48-A 49-A 50-B

51-C 52-C 53-B 54-A 55-B 56-B 57-C 58-B 59-C 60-C

61-C 62-D 63-D 64-C 65-D 66-A 67-B 68-D 69-D 70-C

71-B 72-A 73-D 74-D 75-D 76-B 77-A 78-A 79-D 80-D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 69: Chọn D.

Khí CO khử được các oxit kim loại CuO, FeO  chất rắn Y gồm Cu, Fe và MgO Vì chất rắn Z tác dụng với HCl có sinh ra khí H2 nên trong Z có Fe còn dư

Lúc đó Fe trong Y phản ứng với các muối CuSO4 và FeCl3 tạo thành các muối FeCl2, FeSO4 có trong dung dịch T, còn rắn Z gồm Fe dư, Cu và MgO.

Câu 70: Chọn C.

BTKL: mX = mY = mbình tăng + mZ  0,15.20 = mbình tăng + 0,035.26  mbình tăng= 2,09 gam.

Câu 71: Chọn B.

Tất cả các ý đều đúng.

Câu 72: Chọn A.

Tại vị trí V1 thì lượng kết tủa mới đạt cực đại nên 2 vị trí kết tủa 2a, 3a của bảng trên không phải là giá trị cực đại từ đó ta có được hình vẽ như trên.

Tại V ta có:

2 3

CO CaCO

V 3a

n n

22, 4 100

   (1)

Tại V + 12,32 ta có:

2 3

CO CaCO

OH

V 12, 32 2a

n n n 0, 08a.2

22, 4 100

      (2)

Từ (1), (2) suy ra a = 5. Vậy

2 2

Ca (OH) CO

n 0, 4 moln 0, 4 mol V 8, 96 (l) Câu 73: Chọn D.

(b) Sai, Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là xenlulozơ.

Câu 74: Chọn D.

Đặt CTPT của X là CxHyOz

CxHyOz + 9O2  8CO2 + 7H2O

 x = 8; y = 7.2 = 14; z = 8.2 + 7 – 9.2 = 5. CTPT của X : C8H14O5. C8H14O5 + 2H2O

o 2 4,

H SO t



 2Y + C2H5OH CTPT của Y: C3H6O3.

C3H6O3 + NaHCO3  Z + T + H2O

Phân tử chất Y vừa có nhóm OH, vừa có nhóm COOH

 CTCT của Y là: HOCH(CH3)COOH hoặc HOCH2CH2COOH

 CTCT của Z là: HOCH(CH3)COONa hoặc HOCH2CH2COONa và T là CO2

 CTCT của E: HOCH(CH3)COOCH(CH3)COOC2H5 hoặc: HOCH2CH2COOCH2CH2COOC2H5

(7)

/

Trang 7

(b) Sai, công thức đơn giản nhất của chất Y là CH2O, còn axit fomic là CH2O2. (c) Sai, không dùng CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại (như Mg, Al,..).

Câu 75: Chọn D.

nHCl pư = 1,05/1,25 = 0,84 mol và nHCl dư = 0,21 mol.

BTH: nHCl/pư =

2 2

H H O

2n 2n  0,84 = 2.0,07 + 2.nH2O 

H O2

n = 0,35 = nO.

H2

n = 0,07 (mol)  nFe > 0,07 mol

Dung dịch Y gồm CuCl2; FeCl2; FeCl3 và HCl: 0,21 mol TN2: Từ TN1 ne cho > 3nFe = 0,07.3 = 0,21 >

SO2

2n  dung dịch Z chỉ có thể chứa 3 muối.

2 0 2

2 4 3 4 4

Ba(OH)

2 4 t

4 2

2 3

4 n

SO : 0,1(mol) Fe : x

Fe (SO ) BaSO BaSO : 0,45

Cu : y H SO

(Z) CuSO Cu(OH) 136,85(g) CuO : y O : 0,35

Fe O : 0,5x

FeSO Fe(OH)

 

    

 

 

 nH SO2 4 pứ =

SO2

2n + nO = 2.0,1 + 0,35 = 0,55 (mol).  2

SO4

n tạo muối : 0,55 - 0,1 = 0,45 mol.

 80x + 80y = 136,85 – 0,45.233 = 32  x + y = 0,4.

ddY

2 2 3

Cu : x Fe : z

BTDT : 2x 2z 3y 3z 0,84 2(x y) (y z) 0,84 y z 0,04 Fe : (y z)

Cl : 0,84

            

%mFeCl3 = 0,04.162,5/250 = 2,6%.

Câu 76: Chọn B.

15 31

2

15 31 3 3 5 2

4,07 2 2 2

C H COOH : 2x

m(g) (C H COO) C H : 2x : O CO BTE : 92.2x 290.2x 10y 4.4,07 C H : y H O

     



KL muối: 278.(2x + 6x) + 26y = 47,08  x = 0,02; y = 0,1; mE = 45,08g

(X): (C15H31COO)C3H5(OOCC17H33)2: 0,04 mol  %mX = 0,04. 858/45,08 = 76,13%.

C15H31COOH: 0,02 mol C17H33COOH: 0,02 mol Câu 77: Chọn A.

Hiện tượng: trên thành ống nghiệm thấy xuất hiện một lớp bạc sáng như gương.

CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH  CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O amoni glucozơ

Câu 78: Chọn A.

2

2 O

2 2

2 2

N : 0, 05

NH : x BTN : x 0, 05.2 x 0,1

0,11(mol) CH : y CO : 0, 3 BTC : y 0, 3 y 0, 3

BTH : 0, 5x y z 0, 42 z 0, 07 H : z H O : 0, 42

 

  

  

    

      

 mE= 5,84g

Để no hóa hỗn hợp E: nH2/pứ của E = 0,11 – 0,07 = 0,04 < 0,05  2 amin đều no  namin = 0,07 mol

 nanken = 0,11 - 0,07 = 0,04 mol

CTTB 2 anken: CmH2m : 0,04 (mol) (m > 2);

BT C: 0,04m + 0,07.n = 0,3  0,07n < 0,3 - 0,04.2  n < 3,14 TH1: n = 3  m = 2,25  2 anken: C2H4; C3H6;

(8)

/

Trang 8

3 9

3 9

3 10 2 C H N

m 2m

C H N : a

a b 0, 07 a 0, 04 0, 04.59

C H N : b %m .100

a 2b 0,1(BTN) b 0, 03 5,84

C H : 0, 04

     

     

     



40,41%

TH2: n = 2 m = 4  không tìm đc 2 anken đồng đẳng kế tiếp có Ctb = m = 4 (loại) Câu 79: Chọn D.

2 3

nAl O = 0,27 mol 

Al NO3 3

n = 0,54 (mol) 

Al NO3 3

m = 115,0g.

Khối lượng Al(NO3)3 tách ra chiếm: 213m/375 = 0,568m

Khối lượng chất tan còn lại trong dung dịch: (115,02 – 0,568m) gam và khối lượng dung dịch còn lại:

(267,5 – m) gam

Cứ 67,25 gam chất tan có trong (100 + 67,25) = 167,25g Vậy (115,02 - 0,568m) gam có trong (267,5 - m) gam dung dịch

 67,25(267,5 - m) = 167,25(115,02 – 0,568m)  m = 44,966g.

Câu 80: Chọn D.

nH2 = 0,2 (mol)  nOH = 0,4 = nCOO = nNaOH

2 3

2 2

2

Na CO : 0,2 COONa : 0,4

BTC : x 0,4 0,2 0,2 x 0 26,92(g) C : x O CO : 0,2

KL :12x y 26,92 0,4.67 y 0,12

H : y H O : 0,5y

      

   

   

 



 muối: HCOONa: 0,12 mol; (COONa)2: 0,14 mol BTC: nC/ancol = nCO2 – nC/muối = 1 – 0,4 = 0,6 mol

Nếu 2 ancol có C ≥ 3  (COOC3Hy)2 : 0,14 mol  nC/ancol = 6.0,14 > 0,6 (vô lý)  ancol chỉ có 2C Hai ancol đó là C2H5OH: a mol; C2H4(OH)2: b mol; do vậy este 3 chức tạo bởi các axit 2 chức và axit đơn chức có dạng HCOOR; (COOR)2; ROOC – COO - R’- OOCH

BTC: 2a + 2b = 0,6; a + 2b = 0,4  a = 0,2; b = 0,1

HCOOC2H5: 0,02 mol; (COOC2H5)2: 0,04 mol; C2H5OOC–COO–C2H4–OOCH : 0,1 mol

 mY = 0,04. 146 = 5,84g.

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl propionat và etyl fomat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm.. Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước

Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br 2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra.. Cho dung dịch NaOH vào Y lại thấy

Xà phòng hóa hoàn toàn a gam T bằng lượng vừa đủ 620 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và 19,44 gam hỗn hợp

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói (d) Khi thủy phân metyl fomat thu được sản phẩm có khả năng tham gia

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói (d) Khi thủy phân metyl fomat thu được sản phẩm có khả năng tham gia

Phần 2: Thủy phân hoàn toàn phần hai, lấy toàn bộ lượng monosaccarit tạo thành phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được tối đa 10,8 gam Ag... Câu

Câu 22: Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl 2 , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm ba kim loại.. Chất béo nhẹ hơn nước

(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.. (e) Khi đun nóng glucozơ