• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẠI CÔNG TY TNHH XNK THƯƠNG MẠI VẬN TẢI KHÁNH HÀ

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TẠI CÔNG TY TNHH XNK THƯƠNG MẠI VẬN TẢI KHÁNH HÀ "

Copied!
60
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

---

ISO 9001:2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Sinh viên : Trần Khánh Linh Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tình

HẢI PHÒNG – 2019

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ---

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH XNK THƯƠNG MẠI VẬN TẢI KHÁNH HÀ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Sinh viên : Trần Khánh Linh Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tình

(3)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ---

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Trần Khánh Linh Mã SV:1412404019

Lớp: QT1801T Ngành: Tài chính – Ngân hàng Tên đề tài: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH XNK Thương mại vận tải Khánh Hà

(4)

1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp

( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).

- Nghiên cứu lý luận chung về công tác kinh doanh với đối tác tại doanh nghiệp.

- Mô tả và phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH XNK thương mại vận tải Khánh Hà.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH XNK thương mại vận tải Khánh Hà.

2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán.

- Các bảng báo cáo kết quả kinh doanh và số liệu kế toán qua các năm của công ty TNHH XNK Thương mại vận tải Khánh Hà.

- Số liệu về thực trang tình hình kinh doanh tại công ty TNHH XNK Thương mại vận tải Khánh Hà.

3. Địa điêm thực tập tốt nghiệp

- Công ty TNHH XNK Thương mại vận tải Khánh Hà.

- Địa chỉ : Số 45/14/162 Trung Lực, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng.

(5)

Người hướng dẫn thứ nhất:

Họ và tên: Nguyễn Thị Tình Học hàm, học vị: Thạc sĩ

Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng

Nội dung hướng dẫn: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH XNK Thương mại vận tải Khánh Hà.

Người hướng dẫn thứ hai:

Họ và tên:...

Học hàm, học vị:...

Cơ quan công tác:...

Nội dung hướng dẫn:...

Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 24 tháng 12 năm 2018

Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 05 tháng 04 năm 2019

Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN

Sinh viên Người hướng dẫn

Trần Khánh Linh ThS. Nguyễn Thị Tình

Hải Phòng, ngày ... tháng...năm 2019 Hiệu trưởng

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị

(6)

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ... 2

1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp. ... 2

1.1.1. Khái niệm vốn lưu động ... 2

1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động ... 2

1.1.3. Phân loại vốn lưu động ... 5

1.1.4.Kết cấu vốn lưu động ... 8

1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ... 10

1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động ... 10

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ... 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VẬN TẢI KHÁNH HÀ ... 16

2.1.Tổng quan vể Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 16

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củ công ty... 16

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chứng năng nhiệm vụ của các phòng ban ... 17

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 18

2.2 Đánh giá chung về tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 21

2.2.1.Phân tích cơ cấu tài sản ... 21

2.2.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 25

2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà... 29

2.3.1.Khả năng thanh toán tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 29

2.3.2.Khả năng sinh lời tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 32

2.3.3.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 34

2.3.4.Phân tích vốn lưu động ròng ... 35

2.4.Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ... 37

(7)

2.4.3 Nguyên nhân. ... 39

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẬI VẬN TẢI KHÁNH HÀ ... 40

3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ... 40

3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ... 41

3.2.1. Quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu đồng thời xác định chính sách tín dụng thương mại hợp lý:... 42

3.2.2. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty: ... 44

3.2.3. Có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi ... 47

3.2.4. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động .... 47

3.2.5. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ... 48

3.2.6. Một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước ... 49

KẾT LUẬN ... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 52

(8)

DTT Doanh thu thuần

HTK Hàng tồn kho

LN Lợi nhuận

LNT Lợi nhuận thuần

LNTT Lợi nhuận trước thuế

TN Thu nhập

TSCĐ Tài sản cố định

TSLĐ Tài sản lưu động

VCĐ Vốn cố định

VLĐ Vốn lưu động

(9)

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nước ta đang trong thời kì hội nhập với những khó khăn, biến động và cũng đầy thách thức của nền kinh tế thị trường. Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có những yếu tố như vốn, khả năng quản lý và nguồn nhân lực đáng tin cậy. Do vậy đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tự tổ chức cho mình một bộ máy quản lý thật hiệu quả, việc quản lý, sử dụng vốn thế nào cho hợp lý đã trở thành một vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm.

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, vấn đề về vốn và việc sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả là vấn đề đang được nhà quản lý doanh nghiệp chú trọng. Đồng thời công ty đã và đang tìm cách sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất để giảm tình trạng sử dụng vốn lãng phí, đầu tư vốn không hiệu quả từ đó làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn sử dụng như trong những năm vừa qua. Do đó phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng tại công ty trong thời điểm hiện tại để làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo chỗ đứng ngày càng vững chắc trên thị trường khu vực.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, chúng em xin được lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ”.

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chương 2: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà.

Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

(10)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.1.1. Khái niệm vốn lưu động

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp còn có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.

Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ gái trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.

1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động

- Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động.

Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang... đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến. Còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi.

(11)

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.

Trong quá trình đó VLĐ chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản phẩm.

Khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện, và vốn lưu động được thu hồi.

- Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu là tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá dự trữ. Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất, chúng ta chế tạo thành các bán thành phẩm. Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, vốn lưu động quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không ngừng, cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Do có sự chu chuyển không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu thông.

- Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm.

Trong cùng một lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp được phổ biến khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy, sẽ khiến cho chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.

- Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý không?

- Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.

(12)

- Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó đan xen với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Quản lý vốn lưu động đòi hỏi phải thừơng xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những ách tắc sản xuất, đảm bảo nguồn vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.

Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, sự vận động của vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động.

* Vai trò vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp còn phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất.

Vốn lưu động luôn tồn tại trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất, vốn lưu động trong khâu lưu thông. Thiếu vốn lưu động ở một trong ba khâu đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.

Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa.

Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo

(13)

Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra.

1.1.3. Phân loại vốn lưu động

Trong doanh nghiệp, vốn lưu động có rất nhiều loại tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và thường xuyên thay đổi hình thái vật chất. Do đó muốn quản lý tốt vốn lưu động người ta phải tiến hành chia ra nhiều thành phần vốn lưu động như sau:

1.1.3.1.Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động

Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản Các khoản phải thu ngắn hạn (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…).

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

1.1.3.2.Căn cứ vào hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này vốn lưu động bao gồm:

(14)

- Vốn vật tư hàng hoá: gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá ...Đối với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.

- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ phải thu, những khoản vốn này dễ xảy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn nên cần quản lý chặt chẽ.

- Vốn trả trước ngắn hạn: như chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí về công cụ dụng cụ.

Qua cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động được đúng đắn.

1.1.3.3.Căn cứ vào nguồn hình thành

Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau:

- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh.

- Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác.

- Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử

(15)

1.1.3.4. Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên.

- Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết.

Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp mình.

1.1.3.5.Căn cứ vào khả năng chuyển hoá thành tiền Theo cách phân loại này vốn lưu động gồm:

- Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.

- Vốn các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.

- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.

+ Sản phẩm dở dang + Thành phẩm

- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như:

Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản …

(16)

1.1.4.Kết cấu vốn lưu động

Chu kỳ chuyển hoá thành tiền của các tài sản

1.1.4.1 - Chu kỳ chuyển hóa thành tiền :Trong một chu kỳ kinh doanh, các tài sản lưu động chuyển hóa liên tục qua tất cả các hình thái, từ tiền mặt, đến tồn kho, khoản phải thu và quay trở lại tiền mặt. Chu kỳ này chính là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Chính sách vốn luân chuyển hiệu quả phải đảm bảo giảm tối thiểu thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu đến khi thu tiền bán tín dụng. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bao gồm khoảng thời gian từ khi công ty thanh toán các khoản nợ đến khi thu tiền mặt. Trong khoảng thời gian đó, có các yếu tố sau đây:

1. Chu kỳ chuyển hoá tồn kho: là thời gian bình quân cần thiết để chuyển hoá nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán cho người tiêu dùng. Chi tiết ra, khoảng thời gian này gồm thời gian bình quân nguyên vật liệu ở trong kho, toàn bộ thời gian chu kỳ sản xuất, thời gian bình quân sản phẩm tồn kho.

2. Kỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian để chuyển khoản phải thu thành tiền mặt, nghĩa là thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng kể từ thời điểm ghi hóa đơn. Bạn có thể ước lượng được kỳ thu tiền bình quân, hay còn gọi là số ngày bán hàng. Bạn cũng có thể tính bằng cách chia khoản phải thu cho doanh số bán tín dụng bình quân mỗi ngày.

3. Kỳ thanh toán bình quân: là độ dài thời gian từ khi mua nguyên vật liệu hay thuê lao động đến khi thanh toán cho họ.

4. Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt: bằng tổng thời gian từ khi chi tiền mặt đến khi nhận tiền mặt. Kỳ chuyển hoá tiền mặt vì vậy bằng khoản thời gian bình quân đồng vốn được duy trì dưới hình thức tài sản lưu động.

1.1.4.2 - Rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt

Mục tiêu của công ty là rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt đến mức tối đa nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Điều này sẽ làm tăng lợi nhuận vì nếu chu kỳ chuyển hóa tiền mặt càng dài, nhu cầu tài trợ từ bên ngoài càng lớn và việc tài trợ lúc đó càng làm tăng phí tổn vốn và do vậy,

(17)

làm giảm giá trị kinh tế gia tăng của công ty. Có thể rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt bằng cách: ƒ

Giảm chu kỳ chuyển hoá tồn kho bằng thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Giảm kỳ thu tiền bằng thúc đẩy chính sách bán hàng và thu nợ hợp lýƒ. Hay kéo dài thời gian thanh toán bằng trì hoãn thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp. Các công ty thực hiện các hoạt động này để rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt nếu chúng không làm tăng chi phí và cũng không làm giảm doanh số.

Quy mô, cấu trúc và tốc độ luân chuyển của vốn lưu động phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau bao gồm: ƒ

Loại sản phẩm sản xuất, ƒ

Độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, ƒ

Mức doanh thu (doanh thu cao hơn cần nhiều đầu tư hơn và tồn kho và khoản phải thu), ƒ Chính sách tồn kho (mức tồn kho an toàn phải duy trì), ƒ

Chính sách tín dụng, ƒ

Mức độ hiệu quả trong việc quản trị tài sản lưu động.

Từ công thức tính chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, có thể hình dung tình huống, trong đó, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tiến đến không, lúc đó, chúng ta không cần đến vốn luân chuyển, hay nói cách khác, là duy trì vốn luân chuyển bằng không.

Khái niệm về quản trị vốn luân chuyển bằng không được định nghĩa theo cách riêng:

Vốn luân chuyển = Tồn kho + Khoản phải thu - Khoản phải trả.

Khái niệm này có thể giải thích rằng tồn kho và khoản phải thu là cơ sở tạo nên doanh thu, nhưng chính tồn kho có thể được tài trợ bởi các nhà cung cấp thông qua khoản phải trả. Những người đề xướng khái niệm vốn luân chuyển bằng không cho rằng sự dịch chuyển theo mục tiêu này không chỉ làm tăng nguồn ngân quỹ cho công ty mà còn giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất và giúp các công ty phân phối nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Giảm vốn luân chuyển và tăng doanh số có hai lợi ích cơ bản về mặt tài chính. Trước hết, mỗi

(18)

đồng tiền được giải phóng nhờ giảm tồn kho và khoản phải thu hoặc nhờ tăng khoản phải trả. Việc

Chu kỳ chuyển hóa tiến mặt = Chu kỳ chuyển hóa tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân

- Chu kỳ thanh toán bình quân

1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên 2 góc độ đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính bắt buộc và thường xuyên của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý sử dụng vốn.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động. Hiệu quả sự dụng VLĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả tối đa với một chi phí VLĐ nhỏ nhất. Kết quả thu được ngày càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinhdoanh không thể thiếu vốn lưu động. Chính vì vậy việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là không thế thiếu và là việc cần đối với doanh nghiệp. Đó là nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp cảm thấy cần phải tiến hàng quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

(19)

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

1.2.3.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, được sử dụng rộng rãi nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

Hệ số thanh toán hiện thời được tính theo công thức:

Hệ số thanh toán hiện thời (H2) = Tài sản lưu động Các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện thời được xác định dựa trên các số liệu được trình bày trong bảng cân đối kế toán. Tải sản lưu động bao gồm: Tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm:

Phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả khác

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn, cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

+ Nếu H2 = 1 chứng tỏ doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.

+ Nếu H2>1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp dư thừa, chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp đã bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

+ Nếu H2<1 cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn chưa cao, chứng tỏ doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh được xác định bằng công thức:

(20)

Hệ số thanh toán nhanh (H3) = Tài sản lưu động – Giá trị hành tồn kho Các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh không. Nếu một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào những công ty như vậy. Phân tích sâu hơn nữa, nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán tức thời rất nhiều chứng tỏ tài sản lưu động phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho, đây là một ví dụ của các công ty bán lẻ. Trong trường hợp này tính thanh khoản của tài sản lưu động tương đối thấp. Ngoài ra cần phải so sánh hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm nay so với năm trước để nhận diện xu hướng biến động, so sánh với hệ số của doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tương quan cạnh tranh. Nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 chắc chắn phản ánh năng lực thanh toán nhanh của doanh nghiệp tốt thật sự.

 Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H4) = Tiền và các khoản tương được tiền Tổng nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán một khoản nợ ngay lập tức của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán tức thời được xác định bằng công thức:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đơn vị tiền mặt. Nếu chỉ tiêu này càng cao, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ nhanh chóng do giữ lượng lớn TSNH dưới dạng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng các khoản nợ.

+ Nếu H4≥ 0,5 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là tốt.

+ Nếu H4< 0,5 chứng tỏ khả năng thanh toán tức tời của doanh nghiệp chưa được tốt.

(21)

1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu, phản ánh 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROS càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu được xác định bằng công thức:

ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn có nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số này mang giá trị âm có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tư tài sản, phản ánh 1 đồng đầu tư vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nói chung, ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất của tài sản càng cao.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được xác định bằng công thức:

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

 Tỷ suất sinh lời trên tài sản chủ sở hữu (ROE):

Đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản cổ phần phổ thông, phản ánh 1 đồng tài sản cổ đông tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản chủ sở hữu được xác định bằng công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế Tài sản chủ sở hữu

(22)

Ý nghĩa: Nếu tỷ số này mang giá trị dương tức là doanh nghiệp làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Như vậy, ROE chịu tác động của ROS, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Muốn đẩy mạnh ROE, cần thay đổi hợp lý các yếu tố trên.

1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Số vòng quay của vốn lưu động

Số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số lần lưu chuyển vốn lưu động trong kỳ, thường tính trong một năm. Số vòng quay vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Công thức tính như sau:

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Trong đó vốn lưu động bình quân là số trung bình của giá trị vốn lưu động ở thời điểm đầu kỳ và ở thời điểm cuối kỳ.

VLĐ bình quân = VLĐ đầu kỳ + CLĐ cuối kỳ 2

Vòng quay vốn lưu động càng lớn (so với tốc độ quay trung bình của ngành) thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Số lần chu chuyển càng nhiều chứng tỏ nguồn vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mọi doanh nghiệp phải hướng tới tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động để tăng tốc độ kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K)

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực.hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược lại với chỉ tiêu này là số vòng quay vốn lưu động.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Đây là chỉ tiêu nhằm tăng nhanh vòng quay của VLĐ

(23)

Công thức tính như sau:

K = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của VLĐ Trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Số ngày của kỳ phân tích: Một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày.

Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động được gọi là chỉ tiêu hiệu suất vốn lưu động (hay tốc độ chu chuyển vốn lưu động).

Đó là sự lặp lại có chu kỳ của sự hoàn vốn. Thời gian của một kỳ luân chuyển gọi là tốc độ chu chuyển, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động.

 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.

Hệ số đảm nhiệm của VLĐ = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.

 Sức sản xuất của vốn lưu động.

Sức sản xuất của VLĐ = Giá trị tổng sản lượng Vốn lưu động bình quân

Sức sản xuất của vốn lưu động là chỉ số tính bằng tỷ lệ giữa giá trị tổng sản lượng trong một kỳ chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

 Sức sinh lời của vốn lưu động

Sức sinh lời của VLĐ = Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lời của vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

(24)

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VẬN TẢI KHÁNH HÀ

2.1.Tổng quan vể Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển củ công ty

Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

Mã số thuế: 0201282562

Trụ sở chính : Số 45/14/162 Trung Lực, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

Số TK: 04401010015952 tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – CN Cộng Hòa Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng

Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng. Công ty luôn bình đẳng trong kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Công ty được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động và liên kết với các Công ty cùng lĩnh vực nhằm đưa Công ty ngày một phát triển. Từ 1 công ty nhỏ lẻ với bộ phận nhân viên ít, công ty đã dần hoàn thiện và phát triển trở thành một trong những công ty chủ chốt về lĩnh vực vận tải, có khả năng cạnh tranh với các công ty lớn lâu năm, với bộ phận nhân viên dày dặn kinh nghiệm và nhiệt huyết hứa hẹn sẽ đưa công ty vươn đến tầm cao mới, mở rộng quy mô, với hàng trăm khách hàng và đại lý khắp cả nước.

*Đặc điểm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh - Vận tải máy móc, thiết bị, sắt thép...

- Vận tải hành khách bằng taxi;

(25)

- Đại lý hàng hóa;

- Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa;

- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển. Dịch vụ giao nhận, nâng cẩu, kiểm đếm hàng hóa. Dịch vụ khai thuê hải quan. Lai dắt tàu sông, tàu biển.

- Sửa chữa phương tiện thuỷ;

- Bốc xếp hàng hóa.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chứng năng nhiệm vụ của các phòng ban

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Vận Tải Khánh Hà

(Nguồn: Tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà ) Nhân sự:

Ban lãnh đạo Công ty gồm: Giám đốc và các Phó giám đốc Phòng kinh doanh vận tải: 03 người.

Phòng kinh doanh dịch vụ kho bãi và hỗ trợ: 02 người Phòng Tổ chức nhân sự: 02 người.

Phòng Tài chính – Kế toán: 02 người.

Phòng Kỹ thuật – Điều hành: 03 người.

*Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:

- Ban Giám đốc công ty: Gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc Giám đốc: là nguời điều hành mọi hoạt động của công ty

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Phó giám đốc phụ trách nội bộ

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng Tổ chức - Nhân sự Phòng

dịch vụ kho bãi và hỗ trợ

Phòng kỹ thuật và điều hành

xe Phòng

Kinh doanh vận tải

Phòng tài chính kế

toán

(26)

Phó giám đốc 1: phụ trách kinh doanh Phó giám đốc 2: phụ trách tài chính nhân sự

Chức năng, nhiệm vụ của Phó giám đốc là tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty, HĐQT, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận kinh doanh của công ty.

- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm về mặt tài chính kế toán và lập kế hoạch tài chính của công ty. Tổ chức quản lý các nguồn vốn, xác định số tài sản vật tư, tiền vốn, kết quả hoạt động kinh doanh. Hạch toán kế toán đúng chế độ, đúng pháp luật, đảm bảo vốn để đơn vị hoạt động liên tục và hiệu quả.

Qua đó phân tích, đánh giá, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó cùng các phòng ban chức năng khác lên kế hoạch tăng truởng và phát triển đưa công ty đi lên. Quyết toán các khoản tiền luơng, BHXH đúng hạn cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Lưu giữ hồ sơ, các chứng từ gốc có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế của công ty, tính toán và trích lập đủ và đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách Nhà nuớc, các quỹ để lại…

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý cán bộ, tuyển dụng, đào tạo nhân viên trong toàn công ty. Chịu trách nhiệm phân tích, đánh giá , thiết lập các mục tiêu chất luợng từng thời kỳ của phòng tổ chức – hành chính phù hợp với mục tiêu chung và định huớng phát triển của công ty. Quản lý trụ sở làm việc, đất đai, tài sản, các thiết bị văn phòng của công ty, quản lý và điều động đội xe của công ty.

- Phòng kinh doanh vận tải: Có chức năng khảo sát thị trường để lên kế hoạch, có định huớng hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phòng kỹ thuật – điều hành xe: Luôn kiểm tra xe nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng, bảo trì xe theo định kỳ, cập nhật đầy đủ vào sổ theo dõi thiết bị. Giữ mối quan hệ tốt với các đơn vị sửa chữa, bảo trì xe thường xuyên cho Công ty.

- Phòng dịch vụ kho bãi và hỗ trợ: Lên kế hoạch và đưa ra định hướng các hoạt động kho bãi và hoạt động hỗ trợ cho vận tải, như hoạt động điều hành tại các bến bãi ô tô, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, hầm đường bộ, cầu, hoạt động của các đại lý vận tải và bốc xếp hàng hoá...

2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà

(27)

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Đồng S

TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017

(+/-) (%) (+/-) (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 235,400,000 3,025,330,795 12,415,203,630 2,789,930,795 1185.2% 9,389,872,835 310.4%

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 235,400,000 3,025,330,795 12,415,203,630 2,789,930,795 1185.2% 9,389,872,835 310.4%

4 Giá vốn hàng bán 204,019,229 2,525,595,892 11,166,534,703 2,321,576,663 1137.9% 8,640,938,811 342.1%

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 31,380,771 499,734,903 1,248,668,927 468,354,132 1492.5% 748,934,024 149.9%

6 Doanh thu tài chính 57,671 151,934 386,068 94,263 163.4% 234,134 154.1%

7 Chi phí tài chính 93,074,332 339,768,679 93,074,332 246,694,347 265.1%

-Trong đó: chi phí lãi vay 93,074,332 339,768,679 93,074,332 246,694,347 265.1%

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 296,591,819 496,766,717 755,080,710 200,174,898 67.5% 258,313,993 52.0%

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh (265,153,377) (89,954,212) 154,205,606 175,199,165 -66.1% 244,159,818 -271.4%

10 Thu nhập khác 959,308,730 33,824 (959,274,906) -100.0% (33,824) -100.0%

11 Chi phí khác 867,595,000 720 (867,594,280) -100.0% (720) -100.0%

12 Lợi nhuận khác 91,713,730 33,104 (91,680,626) -100.0% (33,104) -100.0%

13 Tổng lợi nhuận trước thuế (173,439,647) (89,921,108) 154,205,606 83,518,539 -48.2% 244,126,714 -271.5%

14 Thuế TNDN hiện hành 30,841,121 30,841,121

15 LN sau thuế (173,439,647) (89,921,108) 123,364,485 83,518,539 -48.2% 213,285,593 -237.2%

(Nguồn: BCTC của Công ty năm 2016-2018)

(28)

Nhìn chung trong ba năm qua công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thương mại Vận tải Khánh Hà hoạt động có hiệu quả biểu hiện là sự tăng lên liên tục của doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể như sau:

Doanh thu:

Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty tăng đều qua ba năm liền.

Từ hơn 235.400.000 đồng năm 2016 tăng lên 3.025.330.795 đồng năm 2017 với tốc độ tăng là 1185.19%. Lý do là năm 2016 doanh nghiệp mới thành lập nên doanh thu còn thấp. Năm 2018 doanh thu tăng mạnh hơn đạt trên 12,4 tỷ đồng cao hơn 9.3 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng là 310,38%. Sở dĩ doanh thu năm 2018 tăng cao vậy là do năm 2018 công ty đã ký được nhiều hợp đồng vận chuyển lớn vào các khu công nghiệp và vào những tháng cuối năm giá cước vận tải của công ty tăng cao đã làm tăng doanh thu của công ty. Tuy sau đó giá có giảm nhưng được chia giảm nhiều lần và mỗi lần giảm không nhiều.

Giá vốn hàng bán

Song song với sự tăng lên của doanh thu thì ba năm qua chi phí hoạt động của công ty cũng liên tục tăng cao. Trong năm 2018 chi phí cao nhất với tổng chi phí hơn 11,166 tỷ đồng.

Lợi nhuận:

Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng qua ba năm.

Tuy nhiên năm 2016 và 2017 doanh nghiệp bị lỗ do doanh nghiệp mới thành lập, doanh thu thấp, nhưng những chi phí cố định như khấu hao TSCĐ, tiền lương, các chi phí vốn vay ngân hàng,... vẫn phải trang trải. Sang năm 2018 lợi nhuận tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn, năm này lợi nhuận của công ty là hơn 154 triệu đồng tăng 244 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tốc độ tăng là 271.49%. Lợi nhuận năm 2018 tăng với tốc độ cao như vậy là do khi cước vận tải tăng, doanh thu của công ty tăng mạnh đồng thời chi phí trong năm này cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn đã làm cho lợi nhuận tăng cao. Ở đây ta chỉ mới phân tích khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty xem

(29)

những năm qua công ty hoạt động như thế nào. Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta sẽ đi sâu nghiên cứu trong phần sau.

2.2 Đánh giá chung về tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà .

2.2.1.Phân tích cơ cấu tài sản

(30)

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (2016/2017) So sánh (2017/2018)

Số tiền Tỷ

trọng Số tiển Tỷ

trọng Số tiển Tỷ trọng Số tiển Tỷ lệ Tỷ

trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ

trọng A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 439.560.353 46,2% 833.953.240 15,3% 6.265.871.163 48,2% 394.392.887 89,7% -31,0% 5.431.917.923 651,3% 32,9%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11.660.671 2,7% 12.100.186 1,5% 49.527.751 0,8% 439.515 3,8% -1,2% 37.427.565 309,3% -0,7%

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 240.240.000 54,7% 435.853.875 52,3% 6.041.704.064 96,4% 195.613.875 81,4% -2,4% 5.605.850.189 1286,2% 44,2%

1. Phải thu của khách hàng 240.240.000 435.853.875 6.041.704.064 100,0% 195.613.875 81,4% 0,0% 5.605.850.189 1286,2% 100,0%

2. Trả trước cho người bán 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%

3. Các khoản phải thu khác 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%

IV. Hàng tồn kho - 0,0% - 0,0% 0,0% 0,0% 0,0%

1. Hàng tồn kho - 0% - 0% 0% - -

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

V. Tài sản ngắn hạn khác 187.659.682 42,7% 385.999.179 46,3% 248.806.399 3,9% 198.339.497 105,7% 3,6% (137.192.780) -35,5% -42,4%

1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 51.773.394 27,6% 310.172.020 80,4% 174.639.348 100,0% 258.398.626 499,1% 52,8% (135.532.672) -43,7% 19,6%

2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0,0% - 0,0% - 0,0% 0,0% - 0,0%

3. Tài sản ngắn hạn khác 135.886.288 72,4% 75.827.159 19,6% 74.167.051 - 60.059.129 -44,2% -52,8% (75.827.159) -100% -19,6%

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 511.000.000 53,8% 4.629.301.605 84,7% 6.747.295.741 51,8% 4.118.301.605 805,9% 31,0% 2.117.994.136 45,8% -32,9%

I. Tài sản cố định 511.000.000 100,0% 4.629.301.605 100,% 6.747.295.741 100,0% 4.118.301.605 805,9% 0,0% 2.117.994.136 45,8% 0,0%

1. Nguyên giá 511.000.000 100,0% 988.191.818 100% 4.458.882.728 125,4% 477.191.818 48.28% 7,8% 3.470.690.910 69,6% 17,6%

2. Giá trị hao mòn luỹ kế 0,0% (358.890.213) -7,8% 1.711.586.987) -25,4% -358.890.213 -7,8% (1.352.696.774) 376,9% -17,6%

II. Tài sản dài hạn khác - 0,0% - 0,0% 0,0% 0,0% - 0,0%

1. Phải thu dài hạn

2. Tài sản dài hạn khác 4.000.000.000 4.000.000.000

3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) - - - - - - - - -

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - 0,0% - 0,0% 0,0% 0,0% - - 0,0%

1. Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết

2. Đầu tư dài hạn khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 950.560.353 100% 5.463.254.845 100% 13.013.166.904 100% 4.512.694.492 475% - 7.549.912.059 138,2% -

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại vận tải Khánh Hà năm 2016, 2017, 2018

(31)

*Phân tích

Tổng tài sản của doanh nghiệp nhìn chung tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2018 tổng tài sản tăng 4.512.694.494 so với năm 2016. Nguyên nhân là do năm 2017 doanh nghiệp tiến hàng đầu tư nhiều đầu container khiến cho tài sản tăng. Đến năm 2018 tông tài sản của doanh nghiệp tiếp tục tăng thêm 7.549.912.059đ so với năm 2017, tương ứng với tăng 1382%. Nguyên nhân làm tài sản tăng do ảnh hưởng của hai chỉ tiêu là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, được thể hiện như sau:

Trong tổng số vốn của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng nhỏ hơn tài sản dài hạn, cụ thể năm 2016, tài sản ngắn hạn là 439.560.353 đồng chiếm 46,2% tổng tài sản, năm 2017 tổng tài sản là 833.953.240 đồng, chiếm 153% tổng vốn kinh doanh, tăng 394.392.887đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 89,7%. Năm 2018, tài sản ngắn hạn tăng lên đến 6.265.871.163 đồng, chiếm 48,2% trong tổng số vốn, tăng đột biến 5.431.917.923 đồng so với năm 2018 tương ứng 651,3%. Nguyên nhân làm tài sản ngắn hạn tăng liên tục trong ba năm do công ty gia tăng các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 11.660.71(đồng), chiếm 2,7% trong tổng tài sản ngắn hạn.

Năm 2017 vốn bằng tiền tăng lên 12.100.186 (đồng) chiếm 1,5% tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2018 tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh lên đến 49.527.751đồng chiếm 0,8% tổng số tài sản ngắn hạn.Mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng ttrongg tổng tải sản ngắn hạn lại chiến tỷ lệ rất nhỏ và giảm dầndieeuf này cho thấy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chưa được hiệu quả. Lượng tiền dự trữ quá ít sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán tức thời cho doanh nghiệp.

Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng dần qua các năm. Năm 2016, trị giá các khoản phải thu là 240.240.00 (đồng) chiếm 54,7% tổng tải sản ngắn hạn. Năm 2017 trị giá các khoản phải thu tăng lên 1435.853.874 (đồng) tỷ trọng lại giảm xuống còn 52,3% tổng số tài sản ngắn hạn. So sánh với năm 2016 ta thấy trị giá các khoản phải thu tăng lên 195.613.875(đồng) tương ứng tăng 81,4%. Năm 2018, trị giá khoản phải thu là 6.041.704.064 (đồng) chiếm 96,4%. Như vậy trị giá Các khoản phải thu ngắn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sau khi tổng hợp, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cà phê rang xay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để tiếp tục nâng cao chất

(Theo phương pháp bán đúng giá hưởng hoa hồng).. Kế toán giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giá vốn hàng bán được xác định bao gồm giá trị thực tế

a) Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp

- Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ

Vốn bằng tiền là tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền

- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty).. + Đối với giấy báo nợ: khi công ty thanh toán tiền hàng cho đơn vị khác qua tài khoản ngân hàng hoặc do công ty rút

Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hóa (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ