• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng | Giải Tập bản đồ 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Lịch Sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng | Giải Tập bản đồ 11"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Bài 1 trang 36 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung bài học trong SGk và bảng chú giải trong lược đồ dưới đây, em hãy hoàn thành lược đồ theo gợi ý sau:

a. Dùng bút chì màu xanh xẫm tô các mũi tên chỉ hướng quân Pháp tấn công và đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì.

b. Dùng bút chì màu xanh và đỏ tô các khuyên tròn, thể hiện các tỉnh bị quân Pháp đánh chiếm lần thứ nhất và lần thứ hai.

c. Ghi tên các tỉnh bị quân Pháp đánh chiếm vào chỗ chấm trên lược đồ.

d. Ghi tên các địa phương có phong trào kháng chiến chống Pháp vào bên cạnh kí hiệu ngọn lửa.

Trả lời:

(2)

Bài 2 trang 36 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Quan sát các bức ảnh dưới đây và dựa vào nội dung bài học trong SGK, em hãy:

a. Ghi tên bức ảnh vào phía dưới mỗi bức ảnh.

b. Các bức ảnh gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào.

c. Viết những thông tin ngắn gọn về mỗi bức ảnh.

Trả lời:

Yêu cầu a:

(3)

Yêu cầu b, c: HS trả lời lần lượt theo từng bức ảnh.

- Ảnh (1) sự kiện: ngày 20/11/ 1873, Pháp tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.

- Ảnh (2) sự kiện: Khi Pháp kéo đến Hà Nội, một đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ, chặn đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà (ô Quan Chưởng) hy sinh người cuối cùng.

Bài 3 trang 37 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung SGK và bảng chú giải trong lược đồ dưới đây, em hãy hoàn thành lược đồ theo gợi ý sau:

a. Sử dụng chì màu khác nhau tô các kí hiệu để mô tả chiến sự diễn ra tại Hà Nội qua hai lần giao tranh giữa quân ta với quân Pháp xâm lược.

b. Ghi tên các chỉ huy giặc bị quân ta tiêu diệt trong cuộc chiến vào các vị trí đúng trên lược đồ.

c. Viết ngắn gọn về các trận đánh lịch sử ở Cầu Giấy năm 1873 và năm 1883.

(4)

Trả lời:

Yêu cầu a,b: Học sinh trả lời theo gợi ý sau.

Yêu cầu c:

* Trận Cầu Giấy năm 1873:

(5)

+ Quân ta do Hoàng Tá Viêm chỉ huy phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc từ Sơn Tây kéo về Hà Nội, hình thành trận tuyến bao vây quân địch.

+ Ngày 21-12-1973, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến.

Gác-ni-ê đem quân đuổi theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp đã bị tiêu diệt.

* Trận Cầu Giấy năm 1883:

+ Ngày 19-05-1883: Một toán quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây, đến Cầu Giấy bị đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc tiêu diệt.

Bài 4 trang 38 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung bài học trong SGK, em hãy hoàn thành lược đồ dưới đây theo gợi ý sau:

Trả lời

Yêu cầu a,b,c: Học sinh tô màu, vẽ ranh giới, điền theo gợi ý sau.

(6)

Yêu cầu d:

* Hiệp ước 1883

+ Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là thuộc địa từ năm 1874 nay mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (bao gồm cả Thanh – Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.

(7)

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

+ Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

* Hiệp ước 1884: Cơ bản giống Hiệp ước 1883, nhưng được sửa chữa thêm một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tủ phong kiến đầu hàng.

Yêu cầu e:

- Với hai bản hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Việt Nam chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp => thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa, nửa phong kiến kéo dài tới năm 1945.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Sau chiến thắng Vạn Tường, quân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi lớn nào trong thời kì chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.. ☐ Đánh bại 5

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

+ Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam => có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng

- Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp, góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm

- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:. + Một số sĩ phu ra Bình Thuận dựng Đồng Châu xã nhằm mưu cuộc

+ Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì... Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882

Bài 2 Trang 4 Tập Bản Đồ Địa Lí: Để phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính nào