• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật | Giải bài tập Sinh học 10"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi ▼ trang 106 SGK Sinh học 10: Vì sao, có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không?

Lời giải:

Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan vì vi sinh vật khuyết dưỡng triptôphan không tự tổng hợp được triptôphan. Nếu thực phẩm có triptôphan thì vi sinh vật sinh trưởng bình thường, còn nếu không có triptôphan thì vi sinh vật không thể sống được do thiếu triptôphan.

Câu hỏi ▼ trang 107 SGK Sinh học 10:

- Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình.

- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?

- Xà phòng có phải chất diệt khuẩn không?

Lời giải:

(2)

- Một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình như:

cồn (êtanol), iốt, ôxy già, thuốc tím, thuốc kháng sinh…

- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh, do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Xà phòng không phải chất diệt khuẩn, chỉ có tác dụng rửa trôi vi sinh vật.

Câu hỏi ▼ trang 107 SGK Sinh học 10:

- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?

- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?

Lời giải:

- Thức ăn có thể giữ tương đối lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ trong tủ lạnh thấp làm kìm hãm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.

(3)

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật khoảng 30 – 40OC (Ví dụ: E.coli phát triển tốt nhất ở 37OC…).

Câu hỏi ▼ trang 107 SGK Sinh học 10: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Lời giải:

Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vì môi trường có nhiều nước thì có độ ẩm cao rất thích hợp đối với vi khuẩn. Mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, do đó thức ăn chứa nhiều nước là môi trường dinh dưỡng thích hợp để vi khuẩn sinh trưởng.

(4)

Câu hỏi ▼ trang 107 SGK Sinh học 10: Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Lời giải:

Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa pH trung tính. Trong khi đó, sữa chua có môi trường pH axit (chứa nhiều axit lactic) ức chế sinh trưởng với các vi sinh vật gây bệnh. Do đó, sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh.

(5)

Bài tập cuối bài

Câu 1 trang 108 SGK Sinh học 10: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường a gồm: nước, muối khoáng và nước thịt.

- Môi trường b gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1).

- Môi trường c gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 37OC một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.

a) Môi trường a, b và c là loại môi trường gì?

b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.

c) Glucôzơ, tiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?

Lời giải:

a) Môi trường a là môi trường tự nhiên vì nước thịt chưa xác định rõ thành phần hóa học. Còn môi trường b và c là môi trường tổng hợp vì được xác định rõ thành phần hóa học.

b) Giải thích kết quả thí nghiệm:

- Môi trường a: tụ cầu vàng có thể phân giải nước thịt để lấy các chất cần thiết cho sự sinh trưởng, mật độ tế bào ngày càng nhiều làm cho môi trường trở nên đục.

- Môi trường b: có đầy đủ chất dinh dưỡng, nhân tố sinh trưởng, là môi trường thích hợp để tụ cầu vàng sinh trưởng, mật độ tế bào ngày càng nhiều làm cho môi trường trở nên đục.

- Môi trường c: trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường này không có nhân tố giúp tụ cầu vàng sinh trưởng.

=> Tụ cầu vàng muốn sinh trưởng được cần phải có vitamin và các chất dinh dưỡng từ nước thịt.

- Glucôzơ: là nguồn cung cấp cacbon cho vi khuẩn.

- Tiamin: hoạt hóa các enzim.

- Nước thịt: cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.

(6)

Câu 2 trang 108 SGK Sinh học 10: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao?

Lời giải:

- Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênylalamin nên khi cùng nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường không có hai nhân tố sinh trưởng này thì chúng không thể phát triển được.

- Tuy nhiên nếu nuôi lâu 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường đầy đủ dinh dưỡng thì chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp giữa 2 chủng vi khuẩn, tạo ra chủng nguyên dưỡng đối với 2 nhân tố sinh trưởng axit folic và phêninalanine. Khi đem chủng lai này nuôi trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin thì chúng có thể phát triển được.

Câu 3 trang 108 SGK Sinh học 10: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?

Lời giải:

Nhiệt độ cao có khả năng thanh trùng các vi sinh vật bị nhiễm vào trong thức ăn. Do đó, thức ăn cần được đun sôi lại trước khi cho vào tủ lạnh lưu giữ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mẫu không có hoạt tính chống oxy hóa (âm tính) khi không xuất hiện vòng trắng, giống với mẫu nước cất và môi trường không có vi sinh vật.. Các chủng vi

Nhiệt độ và pH là các tác nhân vêt lý không nhĂng ânh hþćng đến sinh trþćng cûa vi khuèn mà còn ânh hþćng sâu síc tĆi khâ nëng sinh ra các chçt có hoät tính sinh

Mặc dù tinh dầu màng tang được sử dụng nhiều trong cuộc sống nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự tồn tại của các chủng xạ khuẩn nội cộng sinh trên cây

+ Trong ống 1: Tại nhiệt độ thường, enzyme vẫn hoạt động phân giải albumin nhưng với tốc độ chậm hơn. Do đó, ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch

Trả lời câu hỏi 2 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 125 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu điểm khác nhau giữa quá trình sinh trưởng của quần thể

Trả lời câu hỏi 2 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 134 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong các lĩnh vực nào.. Nêu

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE PHÂN LẬP TỪ LỢN BỊ VIÊM PHỔI NUÔI TẠI HUYỆN HIỆP HÒA,TỈNH BẮC GIANG.. Nguyễn