• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngân hàng câu hỏi Lịch sử 8_HK 2_ năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngân hàng câu hỏi Lịch sử 8_HK 2_ năm học 2020-2021"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI LỊCH SỬ 8 – HỌC KỲ 2

Câu 1 (NB) Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án: C

Câu 2 (NB) Nguyên cớ thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào năm 1858 là gì? 

A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước sự khủng bố của nhà Nguyễn B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp C. Triều đình Nguyễn “bế quan tỏa cảng” với người Pháp D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam Đáp án: A

Câu 3 (NB) “Bao giờ người Tây nhỏ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Phan Tôn.

D. Phan Liêm.

Đáp án: A

Câu 4 (TH) Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”

B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào

D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình.

Đáp án: D

Câu 5 (TH) Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến kế hoạch xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân PhápB. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Đáp án: A

Câu 6 (TH) Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì.

B. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô.

C. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kì.

D. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán.Đáp án: C

Câu 7 (TH) Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng và không tốn một viên đạn?

(2)

A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

Đáp án: B

Câu 8 (TH) Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?

A. Khởi nghĩa của Trương Định

B. Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm C. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân D. Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực Đáp án: A

Câu 9 (VD) Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Bảo vệ đạo Gia Tô trước hành động khủng bố của nhà Nguyễn.

B. Yêu cầu của nền sản xuất Pháp về nguyên liệu, nhân công, thị trường.

Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó.

C. Muốn liên minh với Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam.

D. Sức ép từ nhân dân Pháp ngày càng nặng nề.

Đáp án: B

Câu 10 (VD) Theo em có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao?

A. Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp.

C. Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược.

D. Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì.

Đáp án: C

Câu 11 (VD) Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?

A. Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng.

B. Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

C. Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong D. Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt Đáp án: B

Câu 12. (NB) Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

A. để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc.

D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Đáp án: A

Câu 13. (NB) Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

A. Phan Thanh Giản

(3)

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Hoàng Tá Viêm.

D. Lưu Vĩnh Phúc.

Đáp án: B

Câu 14. (NB) Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Hiệp ước Giáp Tuất.

D. Hiệp ước Liên minh.

Đáp án: B

Câu 15. (NB) Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng (1883)?

A. Bắc Kì B. Trung Kì C. Nam Kì

D. Thuận Quảng.

Đáp án: B

Câu 16. (TH) Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.

B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.

C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Đáp án: C Câu 17. (TH)

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

(SGK lịch sử 8, trang 121)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta sau khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Đáp án: A

Câu 18. (VD cao) Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì?

A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng.

B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo C. Vấn đề đoàn kết quốc tế.

D. Phương thức tác chiến.

Đáp án: B

Câu 19. (NB) Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?

A. Phan Thanh Giản B. Vua Hàm Nghi C. Tôn Thất Thuyết D. Nguyễn Văn Tường Đáp án: C

(4)

Câu 20. (NB) Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Hương Khê.

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Đáp án: C

Câu 21. (TH) Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Đáp án: B

Câu 22. (TH) Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra

B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến.

Đáp án: B

Câu 23. (TH) Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian dài đã tác động như thế nào đến thực dân Pháp?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp

C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau D. Xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối

Câu 24. (VD) So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh C. hình thức, phương pháp đấu tranh

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào Đáp án: A

Câu 25. (TH) Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ

C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam Đáp án: D

Câu 26. (NB) Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

A. Nguyễn Lộ Trạch B. Nguyễn Trường Tộ C. Bùi Viện

D. Phạm Phú Thứ Đáp án: B

Câu 27. (TH) Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản B. Diễn ra theo 2 phương pháp: bạo động và cải cách C. Đều bị thực dân Pháp đàn áp

D. Do tầng lớp tư sản, tiểu tư sản lãnh đạo.

(5)

Đáp án: D

Câu 28. (NB) Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào A. Nga

B. Nhật Bản C. Pháp D. Mĩ Đáp án: B

Câu 29. (NB) Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập Đáp án: A

Câu 30. (NB) Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Đáp án: D

Câu 31. (TH) Nguyên nhân, đặc điểm, tính chất và ý nghĩa phong trào Cần Vương?

- Nguyên nhân:

+ Triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp.

+ Nhân dân phản đối hành động bán nước của triều đình.

+ Thái độ cương quyết của phái chủ chiến.

- Đặc điểm: nhìn chung còn nằm trong phạm trù phong kiến.

- Tính chất : là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Kết quả: Tất cả các phong trào đều thất bại.

- Ý nghĩa: thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta.

Câu 32. (TH) Nguyên nhân chuyển biến kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

- Nguyên nhân chuyển biến:

+ Khách quan: trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản truyền vào Việt Nam.

+ Chủ quan: TDP tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất khiến kinh tế, xã hội Việt Nam biến đổi.

=> Một xu hướng cách mạng mới xuất hiện: xu hướng dân chủ tư sản.

Câu 33. (Vận dụng) Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?

- Chủ trương đường lối: từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản (ở mức độ khuynh hướng).

- Hình thức đấu tranh: phong phú hơn.

- Thành phần tham gia: đông đảo hơn cuối thế kỉ XIX.

- Hình thức hoạt động: Khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách.

====== Hết ======

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quận Nhật Nam có huyện Tượng Lâm, là nơi sinh sống của bộ lạc Dừa ( người Chăm Pa cổ) có nền văn hóa lâu đời.. Người Chăm Pa cũng bị nhà Hán đô hộ, nên thường

+ Nhân dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp diễn ra như thế nào + Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây

Bài tập 1 trang 20 Vở bài tập Lịch sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào..

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất..

Câu hỏi trang 125 SGK Lịch sử 8: Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.. + Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, phái chủ

Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu thể hiện cách mạng Việt Nam đã chuyển sang cao trào tiến tới Tổng khởi nghĩa từ giữa tháng 3-1945E. ☐ Phong trào đấu tranh vũ

thuyền của quân Nam Hán vào đến cửa biển nước ta gặp bão nên phải rút về C.. vua Nam Hán hạ lệnh thu quân

-Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ ,cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc ,chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước