• Không có kết quả nào được tìm thấy

HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ CÔNl iHfDNG

HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

TRÊN VỪNG XÂM NHẬP MẶN

TẠI HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG

• TRẦN BÌNH KHÁNH - BÙI VĂN TRỊNH

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm phân tíchmức độ ảnh hưỗngcủa các yếu tô'đến hiệuquảtài chính của nông hộ vùng xấm nhập mặn tại huyện Gò Quao, tỉnh KiênGiang. Kết quả phân tích cho thây, mô hình sản xuât thì mô hình Tôm- Lúa có lợi nhuận caohơn mô hình Tồm-Tôm. Phân tích hồi qui thu được 8yếutô là: Tuổi;Học vân; Quymô hộ gia đình; Diện tích sản xuất; Tập huân kỹ thuật;

Tham gia đoànthê; Vô'n tín dụng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính; Môhình sản xuấtcó ảnh hưởng cùng chiều đến lợinhuận của nông hộ.

Từ khóa: Xâm nhập mặn, mô hình sản xuất, hiệu quả tài chính, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

1. Gỉổi thiệu

Huyện Gò Quao, là một huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang,tổng diện tíchtự nhiên trên địa bànlà 43.951 hatrong đó đâ't sản xuẩt nông nghiệp là 38.074,60ha, giá trị trong sản xuất nông nghiệp năm 2019đạt5.811 tỷ đồng; dân sốtoàn huyện 132.531 người với 34.351 hộ, trongđó 93,02% dân số sống khu vực nồng thôn.Do đặc điểm tự nhiên của huyện có con sông Cái lớn chạy qua nối liền với biển nên gần 40%diện tích đấtnông nghiệp hàng năm bị ảnh hưdng xâm nhập mặntù' tháng 4 đến 6tháng (tháng1 đến tháng 7 hàng năm); phần diện tích còn lại do ngàn cách bởi Quốc lộ 61 và tiếp giápsôngHậuchưa bixâm nhập mặn.Trong thời gian qua, các hộ sản xuâ't nông nghiệp trên địa bàn huyện đã tận dụng điềukiệntự nhiên này để pháttriển sản xuâ't, lựa chọn nhiều mô hình sản

xuât thích hợp. Trong đó, những vùng bịxâm nhập mặn thìáp dụng mô hình mộtvụlúa xen canhmột vụ tôm. hoặc2vụtồm; còn vùngchưa, bị xâm nhập thì mô hình 03 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa xen 1 vụ màu.

Yêu cầuđặt ra là cần có đánh giá cụ thể về hiệu quả tài chính các mô hình sản xuâ't nông nghiệp tại vùng xâm nhập mặn trên địa bàn huyện, để từ đó đề xuâ'tcác giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trongsản xuất nôngnghiệptrên địabàn huyệnGò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Việc nghiên cứuhiệu quả tài chínhcác mô hình sản xuâ't trên vùng xâm nhập mặn cũng như các yêu tố tác động đếnhiệu quả tài chínhcủa nông hộ giúp đem lại hiệu quả cao nhâ't cho người nông dân. Trongđó,vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn dễ gây tổn thương hơn so với vùng chưabị xâm nhập mặn. Xuâ't phát từ nhận thức về tầm quan

(2)

KINH TẾ

trọng và ý nghĩa to lớn, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Hiệu quả tàichính các mô hình sản xuấtnông nghiệp trênvùng xâmnhập mặn tại huyện Gò Quao,tỉnh Kiền Giang”.

2. Cư sởlýthuyết và phươngpháp nghiên cứu 2.1. Cơ sởỉỷ thuyết và mô hình nghiêncứu Thái Hoàng Ân (2007), đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa và lúa- tôm càng xanh tại huyện ThoạiSơn,tỉnh An Giang năm 2006-2007. Tác giả đã đưa rakết quả giữa 2 mô hìnhlúa 3 vụ và lúa - tôm càng xanh thu nhập/chi phí và lợi nhuận/chi phí không cósự khácbiệt về tỷ suấtlợi nhuận/thu nhập. Lợi nhuận/thu nhập của mô hìnhlúa 3 vụ 0,45 caohơn mô hình lúa tôm càng xanh là 0,17.

Tuy nhiên, lợi nhuận thu nhậptháphơn so với mô hình lúa nhưng tổng thu nhập môhình nàycao hơn rất nhiều mô hìnhlúa 3 vụ (gấp 4,5 lần) nên lợi nhuận/hacủa hộ canhtác lúa tôm cành xanhcao hơn sovớilúa 3 vụ. Tổngchi phí đầu tư cho lúa 3 vụ 27,4 triệu đồng/hộ (bao gồm chi phí cơ hội), tổng chi phí mô hìnhlúa tôm càng xanh là 150 triệu đồng/hộ cao gap 5,5 lần mô hìnhlúa 3vụ.

Nguyễn Mỹ Hoavà cộng sự(2014)nghiêncứu hiệuquả kinh tế của cácmô hình canh tác ở vùng xâm nhập mặn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánhgiá hiệuquả kinh tế của các môhình canh tác làmcơ sỏ cho việcchuyểnđổi môhình canh tác phù hợp tiểu vùng có độ mặn tháp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiêncứu chothấy: Mô hình canh tác đậubắp- lúa - lúacho hiệu quả kinh tế cao nhất. Mô hình dưa hấu- lúa - lúatuy hiệu quả kinh tế thấp hơn, nhưng đâycũnglà môhình mới và rất triển vọng cần được sựhỗ trợvề kỹ thuật để nôngdâncó nhiềusựlựa chọn. Mô hình canh tác bắp nếp chohiệuquả kinh tế thápnhát so vơi các môhình khác, nhưng chi phí đầu tưthápnên ít rủi ro. Các mô hình luân canh lúa - màu giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận hơn so với canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm. Việcsử dụng giốngmới, bón phân hữu cơ và cồngthứcphân bón hợpỉý đã giúp tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân nên cần đượcquantâm.

Lê Hồng Việt và cộngsự(2016)đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của

cácmôhình canhtáchiện tại vàcác môhình thực nghiệmtrênnềnđấtnhiễmmặntrồng lúahai vụ tại tỉnh HậuGiang. Kết quả nghiên cứu cho thây, tại khu vực nghiên cứu có 5 mồ hình canh tác chính bao gồm 2 vụ lúa, 3 vụ lúa,chuyên khóm, chuyên dưahấu,chuyên mía; Thời gianxâm nhập mặn tại khu vực nghiêncứu bắt đầu từ tháng2 và kết thúc vào tháng3 hoặc tháng 4 hàng năm.

Các mô hình thực nghiệm khoai lang - lúa - bắp nếp, lúa - dưa hâu- lúa, lúa - lúa -cá, bắp nếp - lúa - bắp nếp, đậu xanh - lúa - dưa hấu cho hiệu quả kinh tế cao hơn so vớimôhình đốichứng (lúa - lúa),tỷ suất lợi nhuậnbiên của các mô hình thực nghiệm dao động trong khoảng từ 1,6 - đên 4,5 lần và thích hợp trong điều kiện xâm nhập mặn.

Nguyễn Thanh Long (2016) phân tích hiệu quả tài chínhcủa mô hình nuôi tôm sú thâm canh ồ tỉnhCà Mau. Kết quả khảo sátcho thây,diệntích ao nuôi trung bình 0,27 ha/ao, tổnglượng thứcăn viên sử dụng trung bình là 6.656±2.302 kg/ha.

Tôm được nuôi với mật độ trung bình là 27,9±4,85 con/m2 và phầnlớn con giống thả nuôi có nguồn gốc từ miền Trung. Năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của môhìnhnuôithâm canh tôm sú lần lượt là 5.246+1.401 kg/ha/vụ và 551±342 triệu đồng/ha/vụ. Nghề nuôi tôm sú thâm canh hiện đang còngặpnhiều khó khăn như thời gian nuôi lâu,sựtănglên về gìá thức ăn, dịch bệnh và giá thuốc cao.

Huỳnh Kim Hường và cộng sự (2016) phân tích khíacạnh kỹ thuật và hiệuquả tài chínhcủa mô hìnhnuôi tôm càng xanh - lúa luân canh vổi tôm súở vùng nướclợ tỉnhBạc Liêu. Kết quâcho thây, trung bình diện tích nuôi của các hộ là 2,2 ha, mương bao chiếm 29,1%. Vùng nuôi tôm có độ mặn dao động trong năm khoảng 2 - 10%c.

Mật độ thả tôm trung bình của các hộ là 1,1 con/m-và có 50% sô' hộ cho tôm ăn bổ sungbằng các phụ phẩm hay cá tạp. Sau 6-8 tháng nuôi, trung bình năngsuất tôm đạt 110 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt 11,5triệu đồng/ha/vụ. Chi phí nuồi tôm càng xanh chỉ chiếm 11,8% tổngchì phí sản xuất, nhưngđạt đến 22,7% tổng lợinhuận của cả mô hình tôm càng xanh - lúa và luâncanh với tôm sú. Ngoài ra, nghiên cứu đã xácđịnhcác yếu tô'

SỐ25-Tháng 10/2020 49

(3)

TẠP CHI CÔNG THtfflNG

như thời gian nuôi ngắn (6 tháng), ươnggiông trước khi thả,cho ăn bổ sung và thu tỉa đã làm tânghiệuquả của mô hìnhnuôi. Độ mặn 2-10%ữ khôngảnh hưỏng đến năngsuất tômnuôi, nhưng độ mặn 5-10%ỡ cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Kêtquả chothấy, mô hình này rất triển vọngđể mồrộng phát triển.

Nguyễn Thùy Trang và cộng sự (2018) phân tích hiệu quả kinhtế môhình lúa -tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Luân canh lúa - tôm được xem là mô hình có khả năng thích ứng với biếnđổi khí hậunhưnggần đâymột số nông hộ đã chuyển sang mô hình chuyến tôm với kỳ vọng lợi nhuận cao hơn. Do vậy, nghiên cứu thực hiện ước lượnghiệuquả kinh tế và tìmhiểucácyếutô' ảnh hưởng đến hiệu quảcho70nông hộ lúa - tôm tại huyện An Biên, KiênGiang. Kết quả nghiên cứu chothây, mặc dù chi phínuôi tômchiếm tỷ trọng 47,87%, tháp hơn chiphítrồng lúa 53,13% nhưng lợi nhuận từtôm cao hơn 4,25 lầnso với lúa. Hiệu quảkinh tế trungbình là 52,1 %, cho thây nông hộ có thểgiảm47,9% chi phí màkhông làm giảm đầu ra.Nghiên cứucũng cho thây, trình độ họcvấnvà tập huân ảnh hưởng thuận trong khi khoảng cáchtừ đât canh tác đến đường giao thông ảnh hưởng nghịch đến hiệu quả kinhtế.

Xuât phát từ cơsở lý thuyết nêu trên, tác giả hình thành mô hình nghiên cứu baogồm các yếu tố ảnh hưởng đếnlợinhuận củanông hộ như Hình 1.

Mộtsố giả thuyếtđưa ralà:

Giả thuyếtXỉ: Tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều (+) đếnlợinhuậncủanông hộ.

Giả thuyết X2: Học vẩn của chủ hộ có ảnh hưỏng cùng chiều (+)đến lợinhuận củanông hộ.

Giả thuyếtX3: Giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều (+)đến lợi nhuậncủa nông hộ.

Già thuyết X4: Dân tộc của chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều (+)đến lợi nhuậncủa nông hộ.

Giả thuyết X5: Quy môhộ có ảnh hưởng cùng chiều hoặc không cùng chiều (+/-) đến lợi nhuận củanônghộ.

Giả thuyết X6: Diện tích canh tác của chủ hộ có ảnh hưỗng cùngchiều hoặc không cùng chiều (+/-) đến lợi nhuận của nônghộ.

Gìâ thuyết X7: Tham gia đoàn thểcủa chủ hộ có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến lợi nhuận của nông hộ.

Giảthuyết X8: Tập huân kỹ thuật cóảnhhưởng cùng chiều(+) đến lợi nhuận củanông hộ.

Giả thuyết X9: Tín dụng chính thức có ảnh hưởng cùngchiều(+) đến lợinhuận của nônghộ.

Giả thuyết XÌO: Mô hình canh tác có ảnh hưông cùng chiềuhoặc không cùng chiều (+/-) đến lợi nhuậncủa nồnghộ.

2.2. Phương phápnghiên cứu

Để có dữ liệu nghiên cứu nhóm tác giả đã khảo sát 180 hộ tại 2 xã Thủy Liễu, Thơi Quản trên vùng xâmnhập mặn, canhtác theo môhình “Tôm - Lúa" và “Tôm - Tom”.Nhưvậy, tạimỗixã thuộc vùngxâm nhập mặn, khảo sát 45 hộ thuộc mô hình

“Tôm - Lúa” và 45 hộ thuộc mô hình "Tôm - Tôm”.Thờigian khảo sát trongniên vụ sản xuâ't năm 2019. Sô' mẫu hợplệ được tiến hànhxửlý và phân tích với phầm mềm SPPS.

Hình ì: Mô hình nghiên cứu đề xuốt

Nhómtác gũiđề xuất, 2020

(4)

KINH TẾ

3. Phântích và thảoluậnkếtqủa 3.1. Kiểm định T-test

Kết quả Kiểm định Independent - samples T-test vổi giả thuyết HO: Trung bình sự hài lòng của 2nhóm như nhau. Kết quả kiểmđịnhT-test cho trường hợp 2 phương sai không bằng nhau (Bảng 1)là0,00 < 0,05, nghĩa là cósựkhác biệt có ý nghĩa thống kê về lợi nhuận của 2 mô hình.

3.2. Phân tích phương sai(ANOVA)

Kết quả cho thấy (Bảng 2),giá trị kiểmđịnh F là 31.351 với mức ý nghĩa 0,000 < 0,05, điều này mộtlần nữa khẳngđịnh có sự khác biệt về lợi nhuận giữa 2 mô hìnhsản xuấtTôm -Lúa và Tôm -Tôm.

3.3. Phân tích tươngquan

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình được thể hiện qua Bảng 3.

Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thây, ở hàng thứnhátcó hệ số Pearson của biến phụ thuộclợi nhuận (Y) với các biếnđộc lập daođộngtừ0,18

đến0,45cóý nghĩathốngkê với mứcý nghĩa5%.

Điều này chứng tỏ, các biếnđộc lập đều có quan hệ cùngchiều với biến phụ thuộc lợi nhuận(Y), trong đó biến tập huấn kỹthuật (X8) được xemlà có tương quan mạnh nhát đối vớilợi nhuận. Tuy nhiên, biến giới tính (X3) và dân tộc (X4) chưa tìm thây mối tương quan có ý nghĩa thống kê đối với lợi nhuận(Y). Điều này sế đượckiểm chứng ỏ kếtquả ước lượng hồi quy.

3.4. Kết quả phân tích hồi quy bội

Kết quả(Bảng 4) chothây, các biếnTuổi (XI), học vân (X2),qui mô hộ (X5),diện tích (X6),tham gia đoànthể (X7), tập huân kỹ thuật (X8), vay vốn tín dụng (X9) và mô hình sản xuất (X10) ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận (Y) có ý nghĩa thống kê. Biến giới tính (X3), dân tộc (X4) chưa tìm thây ảnh hưởng đối với lợi nhuận (Y).

3.5. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình

Kếtquả Bảng5 cho thấy, hệ số xác định R2 là Bâng 1. Kết quả kiểm định T-test IỢỈ nhuộn của 2 mô hình

Levene’s Test T-test

Kiểm đ|nh F

Độ tin cậy (Síg.)

Kiểm đinh t

Bậc tự do(dí)

Mứcý nghĩa (2bÔn)

Sự khác biệt vể

giá tri trung

binh

Sụ khác biệt phẩn dư chuẩn

Khoảng tin cậy 95%của sự

khác biệt

hoá Tháp hơn

Cao hơn

V

Phương sai của

2 biến bằngnhau 25.86 0.000 5.59 178 0.000 46.63 8.32 30.19 63.06 Phương sai của 2 biến

không bằng nhau

_______

5.59 111 0.000 46.63 8.32 30.12 63.13

Nguồn: Phân từsố liệukhảo sát, 2020 Bảng 2. Kết quả Phân tích ANOVA lợi nhuộn của 2 mô hình

bi Tống ihphương

Độc tự do (dô

Trung bình binh phương

Thống kê F

Mức ý nghĩa (Sig.)

Giữa các nhóm 97850.72 1 97850.72 31.35 0.000

Trongcác nhóm 555558.96 178 3121.12

Tổng cộng 653409.68

____ 179

Nguồn: Phântừ sổliệu khảo sát, 2020

SỐ25-Tháng 10/2020 51

(5)

TẠP CHÍ CŨNG 'H ương

Bỏng 3. Ma trận tương quan giữa các biến

Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 X10

Y 1 0.18* 0.21** 0.14 0.06 0.27** 0.27** 0.25** 0.45** 0.23** 0.39**

0.18* 1 -0.22** 0.10 -0.08 0.13 -0.01 -0.07 0.17* -0.03 0.11

X2 0.21** -0.22** 1 -0.01 -0.02 0.02 0.13 1.06 0.04 0.12 0.09

__—X3 ... 0.11 0.06 0.03 1 0.10 0.04 0.09 0.05 0.14 0.10 0.08

X4 0.015 -0.08 0.01 0.10 1 -0.13 0.10 0.15* 0.00 0.02 -0.03

X5 0.27** 0.13 0.02 0.03 -0.06 1 0.14 -0.05 0.23** 0.09 0.21**

X6 0.27** -0.01 0.13 0.09 0.18* 0.14 1 0.08 0.14 -0.05 0.23**

X7 0.25** -0.072 0.055 0.03 0.17* -0.05 0.09 1 .120 0.13 0.38**

X8 0.45** 0.172* 0.035 0.16* 0.01 0.23** 0.14 0.12 1 0.15* 0.27**

X9 0.23** -0.026 0.117 0.07 -0.09 0.09 -0.05 0.14 0.16* 1 0.11 X10 0.39** 0.112 0.089 0.11 0.17* 0.21** 0.23** 0.38** 0.27** 0.11 1

(Ghi chú: (*), (**) tương ứng mức ýnghĩa 5% ỉ%)

Nguồn:Phânĩừ sô' liệukhảosát, 2020 Bảng 4. Kết quả ưởc lượng hồi quy bộì

Mô hình

HộSỐchưa chuẩn hóa Hệ số đã

chuẩn hóa t Sig.

Thống kê cộngtuyến

B SaiSố chuẩn Beta Tolerance V1F

Hằng số -96.040 28.643 -3.353 0.001

X1 0.835 .357 0.149 2.338 0.021 0.877 1.140

X2 4.023 1.443 0.175 2.789 0.006 0.911 1.098

X3 7.170 14.280 0.031 0.502 0.616 0.950 1.053

X4 1.653 9.953 0.010 0.166 0.868 0.896 1.116

1 X5 6.022 2.970 0.129 2.028 0.044 0.881 1.135

X6 .001 .000 0.148 2.332 0.021 0.888 1.127

Uu

17.025 8.107 0.140 2.100 0.037 0.804 1.244

X8 35.372 7.880 0.292

____ _____ 4.489 0.000 0.846 1.182

X9 15.590 7.637 0.127 2.041 0.043 0.919 1.088

X10 17.197 8.476 0.143 2.029 0.044 0.722 1.384

Nguồn: Phântừsố liệukhảo sát, 2020

(6)

KINH TỂ

Bảng 5. Kết quả hồi quy sử dụng phương phấp Enter của mô hình

MÔ hình R R2 R2 điểu chỉnh Sal sốchuẩn của ước tính Durbin-Watson

1 0.629a 0.396 0.360 48.32927 1.964

Nguồn: Tínhtoáncủanhóm tác giả Bảng 6. Kết quả phân tích phương sal ANOVA trong phân tích hồi quy

Môhình Tonjg binh phương Bậc

tự do Trung binh F Mức ý nghĩa

1

Hổiqui 258673.295 10 25867.330 11.075 0.000b

Còn lại 394736.388 169 2335.718

Tổng 653409.683 179 r

Nguồn: Phântừsố liệukhảosát, 2020

0,629 và hệ số xác định R- điều chỉnh là 0,360.

Điều này cho thây độ thích hợp của mô hình là 36,0% hay 36,0% chính là độ biến thiên của lợi nhuận (Y) được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

3.6. Kỉểm định mứcđộ phù hợpcủa hình Kết quả Bảng 6, trị sốthống kêF được tính từ giá trịR2 có giá trị có mức ý nghĩa rấtnhỏ0,000, điều này chứngtỏsự thíchhợp của mô hình hồi qui tuyến tínhvới tập dữliệu phân tích.

4. Kết luậnvàhàm ý chínhsách 4.1. Kết luận

Kết quảnghiêncứu cho thấyhiệu quả tài chính của môhình Tôm * Lúa có lợi nhuậncaohơnmô hình Tôm - Tôm và có8 yếu tốảnh hưởng cùng chiềuđến lợi nhuận củanônghộ gồm: Tuổi; Học vân;Quy môhộ gia đình; Diện tích sảnxuất; Tập huân kỹ thuật;Tham gia đoàn thể; Vay vốn tín dụng; Mô hìnhsản xuất.

4.2. Một sốđềxuất

Trên cơ sở kết quả nghiêncứu, nhóm tácgiả đề xuất một số khuyếnnghịnhằm góp phần tăng lợi nhuậntrêncùngmộtđơn vi diện tích;ổnđịnh phát triển sản xuất bền vững thích ứng với biến đổi khíhậu và xâm nhập mặn trongthờigian tớitrên địa bàn huyện Gò Quao,tỉnh KiênGiang như sau:

về lựa chọnmô hình canhtác: cần quyhoạch lại sản xuất phù hợp, trong đó chútrọng phân chia lại vùng sảnxuất phù hợp gắn với đầu tưkế cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và chăn nuôi thủysản,đẩy

mạnh phát triển các mô hìnhnuôi trồng thủy sản mặn lợ, mồ hình nuôi tômluân canhtrồnglúa; ứng dụng các thành tựu khoahọc kỹ thuật,công nghệ cao vào sẩnxuất nôngnghiệp, đẩy mạnhcơgiới hóa trongnông nghiệp gia tăng năngsuất; ngành Nông nghiệp cần quantâm đến lịchthời vụ phù hợp vổi từng địa phương, đặc biệtđể kiểm soát quan trắc môi trường nước đầu nguồn vùng nuôi, nâng cao ý thức của người dân trong công tấc phòngtrừ dịch bệnh.

về hỗ trỢ kỹ thuật chonông hộ: Tuyên truyền phổ biếnchobà con về tính hiệu quả của việcáp dụng mô hình. Nâng cao kỹ thuật canhtác của các nông hộ, tổ chức đào tạo, tậphuấn chonôngdân về cácbiệnphápcanhtác mới, khoa họckỹ thuật tiếnbộ;tậphuânchonông dân áp dụngkhoa học công nghệ mổi vào sản xuất, tuyêntruyềnvềchất lượng, an toàn vệ sinhthủ ý thủysản nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất sản phẩmsạch,đảmbảo chátlượngtrước khi cung ứng ra thịtrường;đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnhvực nông nghiệptrong tất cả các lĩnhvực hoạtđộng; có chế độ thu hút và đãi ngộ nhân tài tìm để tạo ra một đội ngũ lao động có tri thứccầncù, sáng tạo, nghiêmchỉnh tác phong làm việc.

về tiếp cận vôn tín dụng chính thức: Ngành Ngấnhàng phải phối hợp với các ngành liếnquan triển khai thực hiện tốt các chínhsách hỗ trợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhát là chính sách tín dụngphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

SỐ25-Tháng 10/2020 53

(7)

TẠP CHÍ CÔNG TIHÍỬNG

Ngân hàng cần thực hiệntốt việc chonông dânvà hợp tác xã vay vôn không cần thếchâp tài sản, tănghạnmức cho vay đáp ứng yêu cầu sản xuất và chăn nuôi; các ngân hàngcần chủđộng tìm kiếm khách hàng, công khai các sản phẩm tín dụng, đơn giản hóa thủ tụcvay, tạođiều kiện cho khách hàng tiếp cậnvốnngânhàng,mở rộng tín dụng có hiệu quả. Trong đó,quan tâm tậptrungvôn cho lĩnhvực nôngnghiệpnôngthôn. Triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, ưutiên,xemxét cơ câu lại thời hạn trảnợ cho khách hàng vay đang gặp khó khăn; đốì với các hộ nông dân nghèo, sản xuất nhỏ lẻ thì tiếp cận vốn vaysẽ gặp nhiềukhó khăn hơnnên các nông hộ nàycần liên kếtlại vdinhau thành mộttổ hợp tác hoặc vào hợp tác xã tạiđịaphương đểđược hỗ trợ vốn vay.Nhờ uy tín củacác tổ chứcnày sẽ đứng ra vayvốn và phân bổ lại cho các hộ cóđiều kiệnmởrộng sản xuất.

về nângcaotrình độ dân trí: Tăngcường hơn nữa những chương trình khuyến nông tầm cao, ngoài hiểu biết về kỹ thuật cần tổ chức rộng rãivà sâu sátcáclớp học về pháp luật và đào tạo hướng nghiệpchongườinuôi thủy sản,người trồng lúa, tạo điều kiện chongười nông dân sản xuât và bảo vệ pháttriển môi trường;tuyên truyền cho người dân cần thay đổi quan niệmtrongsảnxuất, từbỏ những quan điểm sần xuất lạc hậu, không hiệu quả,tíchcựctham giacáclớp tập huân, bồi dưỡng

kiên thức do ngành Nông nghiệp tổ chức, tăng cường học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật. Áp dụng các phương pháp này vào hoạt động sản xuất của mình, trên cơ sở đó traođổi kinh nghiệm lẫn nhau, đoànkêt,tự giác, có trách nhiệm trong việc phòng chống dịch bệnh, giữsạch môi trườngvà nguồn nước.

về mởrộng diện tích canh tác: cần cóchính sáchhồ trợ và khuyến khích nônghộtổ chức lại sản xuâ't nguyên liệu (tôm, lúa, rau màu) theo hướng cánh đồng lổn, nâng cao chuỗi giá trịsản xuất, gắn doanh nghiệp xuất khẩu với vùng nguyênliệu; có kế hoạch cụ thể, trình câp thẩm quyền quy hoạch từng vùng sản xuất theothế mạnh của mình, hỗ trợ nông dân tìm và ký hợp đồng bao tiêuđể sản phẩm cố đầura ổn định.

Bên cạnhđó, địaphương cũngcầncó chính sách cho phép thíđiểm thực hiện dồn điền đổi thửa, tích lũy ruộng đâ'tđể tăng quy mô sản xuâ't. Đôi với các nông hộ nhỏ lẻ, diện tích canh tác ít nên tập trung lại tham gia vào các mô hìnhhợp tác để cùng thông nhất sản xuất theo một mô hình canh tác nhấtđịnh.Xâydựng lịch thời vụ sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, sáthợp thực tế từng vùng, tiểu vùng và vận động, khuyến cáo nông dân tuân thủ đúng khunglịch thờivụ, nhằm hạn chế đến mứcthápnhất những thiệt hại,rủiro trongcanh tác ■

TÀILIỆU THAM KHẢO:

I. Đinh Phi Hổ (2012),Phươngphápnghiêncứu địnhlượngvà nhữngnghiên cứuthực tiễn trong kinh tế pháttriển -nông nghiệp. Nhàxuất bản Phương Đông,TP. Hồ Chí Minh.

2. Hoàng Trọngvà Chu NguyễnMộngNgọc(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS. NhàxuấtbảnHồng Đức, Hà Nội.

3. Haviland.W.A. (2003). Anthropology.Wadsworth: Belmont.

4. NguyễnMỹ Hoa, Đỗ BáTân,NguyễnTânSangvà Võ ThịGương(2014),Hiệu quả kinh tế các môhìnhcanh táccâytrồngởvùngxâm nhậpmặn huyệnBa Tri,tỉnh Bến Tre. TạpchíKhoahọcTrườngĐạihọccần Thơ.

SỐ’ chuyên đề: Nôngnghiệp(2014)(3): 31-37.

5. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Yếu tố ảnhhưởngđếnthu nhập củangườidântộc thiểu số ồ ĐBSCL. Tạp chí KhoahọcTrường Đại học cần Thơ,số Ỉ8a, trang240-250, 2011.

(8)

KINH TÊ

6. Lê HồngViệt,Châu Minh Khôi, Đỗ Bá Tân và Trần Huỳnh Khanh(2016), Phân tích hiệuquả kinh tế của cácmôhình canh tác thích ứng điềukiệnxâmnhập mặntạitỉnhHậuGiang,Tạpchí Khoa học Trường Đạihọc CầnThơ, số chuyên đề: Nông nghiệp (2016)(4):22-28.

Ngày nhận bài: 1/9/2020

Ngày phản biệnđánh giá và sửachữa: 11/9/2020 Ngàychấp nhận đăngbài: 21/9/2020

Thông tin tác giả:

1. TRẦN BÌNH KHÁNH

Chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Gò Quao, tỉnhKiên Giang 2. PGS. TS.BÙI VĂN TRỊNH

TrườngĐạihọccần Thơ

THE FINANCIAL EFFICIENCY OF FARMING MODELS WHICH ARE APPLIED IN ZONES AFFECTED BY SALTWATER

INSTRUCTION IN GO QƯAO DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE

• TRAN BINH KHANH

Of icer, Office of People’s Council, People's Committee of Go Quoo District, Kien Giang Province

• Assoc.Prof.Ph.D BUI VAN TRINH Can Tho University

ABSTRACT:

The studyanal /zes the impactofdifferentfactors on the financial situationoffarmersliving in zones affectedby saltwater instructionin Go Quao District, KienGiang Province. Thisstudy’s analysis shows that the Shrimp - Rice farming model yields a higher profit than that of the Shrimp - Shrimp farming model. This study’sregression analysis points out that there are 08 factors including Age; Education; Size of Household; Farming area; Technical training;

Association joinirg and Credit affecting the financial situation of farmers and the Production model factorhasapositivecorrelationwith the profitability offarmers.

Keywords: Si Itwater intrusion, production model, financial efficiency, Go Quao District, KienGiang Provilice.

So 25 - Tháng 10/2020 55

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh tế.. nông nghiệp, phát huy kiến

Để gia tăng hiệu quả hợp tác giữa công ty với bà con nông dân và tăng cường sự ưa chuộng sản phẩm gạo hữu cơ của người dân trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên

Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của hộ gia đình sau khi sử dụng dịch vụ cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền để từ đó đề xuất các

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định chỉ số thể hiện mức hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố tác động lên chỉ số này cho các doanh nghiệp nhỏ và

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH TRỒNG HẸ VÀ HÚNG CÂY CHUYÊN CANH CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ PHƯỚC HẬU, HUYỆN LONG HỒ,

Các chỉ số tài chính, hàm lợi nhuận Cobb-Douglas và mô hình nhị phân Logit được sử dụng để đánh giá và so sánh hiệu quả tài chính, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng

Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí

bao gồm bốn phần: nhận thức và quản lí rủi ro trong sản xuất lúa giữa hai nhóm nông hộ tham gia và không tham gia hợp đồng; quyết định tham gia hợp đồng;