• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

NS: 13/10/2017 NG:16/10/2017

Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2017

TOÁN

Tiết 31:

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

- Củng cố về mối quan hệ giữa 1 và

10 1 ;

10

1

100 1 ;

100 1

1000 1

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

- Giải bài toán liên quan đến trung bình cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt đông của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’) - GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: ( 25)

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Luyện tập:

Bài 1: (7’)Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

=> GV nhận xét chữa.

=> C2 chia 2 phân số.

Củng cố mối quan hệ giữa các phân số.

Bài 2: (6’)Tìm x - HS nêu cách làm.

* Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số bị chia, thừa số chưa biết. Kỹ năng cộng trừ nhân chia phân số.

- Yêu cầu lớp tự làm vào vở bài tập, cá nhân lên bảng chữa.

=> GV nhận xét đánh giá.

- HS mở vở ô ly.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Thảo luận nhóm 3 (2’)

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

a. 10

1 1 10 10 : 1

1 (lần) Vậy 1gấp 10 lần

10 1

b. 10

10 100 10

1 100 : 1 10

1 (lần)

Vậy 10

1 gấp 10 lần

100 1

c. 1001 :10001 1001 10001 10 lần Vậy 100

1 gấp 10 lần

1000 1

- HS đọc yêu cầu bài tập 2.

a. 8

5 4 1

x b.x-

6 1 3 1

4 1 8 5

x x =

3 1 6 1

8

3

x x =

2 1

c. 10

9 5 3

x d.x : 18

6 1

(2)

Bài 3: (8’)

GV hỏi phân tích bài toán . + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- HS Nêu hướng giải bài toán.

Tóm tắt:

Ngày thứ 1:

10

3 công việc Ngày thứ 2:

5

1công việc

TB mỗi ngày làm….phần công việc.

=>Củng cố cách tính trung bình cộng Bài 4: (10’)

HS phân tích đề toán.

Tóm tắt:

4l dầu : 20 000 đồng 7l dầu: …. đồng ?

1 l dầu giảm đi 1000 đồng.

20000đ :…..l dầu ?

=> GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu ôn chương I.

- Chuẩn bị bài chương II.

x =

10 9 :

5

3 x= 18x

6 1

x =

2

3 x = 3

- HS đọc nội dung bài tập.

- Lớp tự tóm tắt và giải vào vở cá nhân lên bảng.

Bài giải:

Trung bình mỗi ngày đội sản xuất làm được số phần công việc là:

4 2 1 5 : 1 10

3

( phần công việc) Đáp số:

4

1 phần công việc

=> HS nhận xét bài làm của bạn.

-1 HS đọc đề bài tập.

Bài giải:

Giá tiền 1l dầu trước khi giảm giá là:

20 000 : 4 = 5 000 (đồng) Mua 7l dầu hết số tiền là:

5000 x 7 = 35000( đồng)

Giá tiền mỗi l dầu sau khi giảm giá là:

5 000 - 1 000 = 4 000 (đồng) Vậy 20 000 đ mua được số l dầu là:

20 000 : 4 000 = 5 (ldầu) Đáp số: a, 35 000 đồng b, 5 lít

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

TẬP ĐỌC.

Tiết 13:

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT.

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm nước ngoài.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng sôi nổi, hồi hộp.

2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo với con người.

II.CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Giúp học sinh hiểu thêm về loài cá heo, qua đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tài nguyên biển.

- Giáo dục học sinh có tình yêu biển, đảo

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi nội dung đoạn 2.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(3)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Đọc bài: Tác phẩm của Si - le và tên phát xít.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện?

=> GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giới thiệu chủ điểm con người với thiên nhiên.

2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: (10’)

- Bài gồm mấy đoạn? Là những đoạn nào?

=> GV sửa phát âm ( HS sai từ GV ghi nhanh lên bảng. Trong bài lưu ý thêm một số từ khó: nổi lòng tham, boong tàu,vòng quanh, sửng sốt

*giải nghĩa từ khó cuối bài.

- GV đọc mẫu toàn bài: Lưu ý:

Đoạn 1: Đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm.

Đoạn 2: Giọng sảng khoái, thán phục cá heo.

b. Tìm hiểu bài: (10’)

* A-ri-tôn gặp nạn

- Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-tôn?

- Vì sao nghệ sĩ A - si - on phải nhảy xuống biển?

=> ND đoạn 1?=> GV ghi bảng.

* Sự thông minh, tình cảm của cá heo đối với con người.

- Điều kỳ lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

- Qua câu chuyện, em thấy đàn cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm nào?

- Ngoài câu chuyện trên, em còn biết những câu chuyện nào về cá heo?

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi

= > HS nhận xét.

- Giới thiệu bài đọc.

- 1 HS khá đọc toàn bài.

- 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).

- HS luyện đọc nối tiếp đoạn.( Lượt 1)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc lại toàn bài.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời=> HS nhận xét, bổ sung.

- Thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.

- ..vì không muốn chết trong tay bon thuỷ thủ.

- Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu say sưa thưởng thức tiếng hát. Bầy cá heo đã cứu A - si - ôn và đưa ông trở về đất liền.

- Biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ;

biết cứu giúp người nghệ sĩ, ... là người bạn tốt của người.

- Cá heo biểu diễn nhào lộn. Cá heo cứu người thoát khỏi đàn cá mập. Nó có thể lao nhanh 50 km / giờ. ....

(4)

- Em có suy nghĩ gì cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo?

- Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?

Câu chuyện có ý nghĩa gì?

=> GV ghi bảng.

* Chúng ta cần làm gì để để giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo ?

c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (8’) - GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn - GV nhận xét, dấnh giá.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài: Tiếng dàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà

- HS trả lời=> HS nhận xét bổ sung.

- T/c của con người dành cho cá heo.

- Khen ngợi sự thông minh, tình cảm đáng quý của loài cá heo với con người.

- Cá nhân tự liên hệ

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- Cá nhân đọc diễn cảm trước lớp.

- 4 HS đọc nối tiếp bài.

- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)

Tiết 7:

DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG.

I. MỤC TIÊU:

- Nghe – viết chính xác , trình bày đúng một đoạn của bài “Dòng kinh quê hương”.

- Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài tập luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chưa nguyên âm đôi iê, ia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- PHT BT 3.

III . CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt đông của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Viết 2 từ chứa nguyên âm đôi: ưa, ươ? ( Con mương, nương rẫy, thửa..) - Giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng đó?

=>Nhận xét, tuyên dương.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài:(1’)

2. HDHS nghe – viết chính tả: (16’) a , Tìm hiểu nội dung bài viết.

- ? Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả.

- Lớp viết nháp. Cá nhân lên bảng viết.

- HS giải thích miệng.

=> HS nhận xét.

- 2HS đọc đoạn chính tả cần viết.

( lớp theo dõi SGK.) - 1 HS đọc chú giải.

- > Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ.

(5)

b, HD viết từ khó.

? Trong bài có từ nào khó viết.

*GV đọc từ khó c, Viết chính tả.

- GV nhắc HS những điều cần lưu ý khi viết.

- GV đọc từng câu.

- Đọc cả bài một lượt.

- GV chấm 1/3 số vở của lớp.

=> Nhận xét chung.

3. HD làm bài tập chính tả:(16’) *Bài 2: Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống.

- Gợi ý: Vần này phải thích hợp với cả 3 chỗ trống.

- GV cùng lớp nhận xét. Chốt lời giải đúng. (Nhiều, diều, chiều)

*Bài 3: Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi ô trống.

- GV phát PHT cho 3 tổ.

=> GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

a. Đông như kiến.

b. Gan như cóc tía.

c. Ngọt như mía lùi.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu về nhà viết lại những lỗi viết sai. Chuẩn bị bài chính tả tuần sau.

- Lớp đọc thầm bài chính tả. Chú ý những từ ngữ dễ viết sai.

- >1HS viết bảng (Cả lớp viết bảng con)

- Lớp nghe - viết chính tả.

- Soát lỗi.

- Những HS còn lại đổi vở soát lỗi.

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài vào VBT.

- Cá nhân lên bảng điền.

- HS đọc yêu cầu.

- Lớp thảo luận theo tổ vào giấy bảng nhóm.

- Các tổ dán bảng, trình bày kết quả.

= > HS nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe và thực hiện.

NS: 13/10/2017 NG:17/10/2017

Thứ ba, ngày 17 tháng 10 năm 2017

TOÁN.

Tiết 32:

KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN.

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản) - Biết đọc, viết các số thập phân dạng đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ kẻ sẵn các bảng SGK.Giấy ghi bài tập 1, 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’) - GV viết bảng:1dm 5dm

1cm 7cm - HS nối tiếp nhau phát biểu

(6)

1mm 9mm

? Mỗi số đo chiều dài trên bằng một phần mấy của mét?

=> GV nhận xét ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Giới thiệu khái niệm về số thập phân (dạng đơn giản): (10’)

a. Nhận xét VD a:

- GV treo bảng phụ chỉ và giới thiệu Dòng1?- Có 0 m 1 dm tức là có 1dm.

1dm bằng mấy phần mười của mét?

- Viết:1dm 101 m

- Giới thiệu: 1dm hay101 m còn được viết thành 0,1 m

-Viết bảng 0,1mhay101 m

Dòng 2? Có mấy m? mấy dm? mấy cm?

- GV:Có 0 m 0 dm 1cm tức là có 1cm. 1cm bằng mấy phần trăm của mét?

- Viết:1cm1001 m

- Giới thiệu: cmhay m

100

1 1 còn được

viết thành 0,01 m ( Dòng 3 tương tự)

+ Có 0 m 0 dm 0 cm 1 mm tức là có 1mm

- Viết:1mm10001 m

- Giới thiệu: 1mmhay10001 m còn được viết thành 0,001 m

+ Các phân số101 ;1001 ;10001 được viết thành 0,1; 0,01; 0,001

+ Hướng dẫn đọc phân số.

GVcủng cố :

- 0,1 bằng phân số thập phân nào?

- 0,01 bằng phân số thập phân nào?

-0,001 bằng phân số thập phân nào?

=> Giới thiệu: Các số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân.

=> HS nhận xét, bổ sung.

- Quan sát.

-HS : 1dm bằng 1 phần mười mét.

- HS đọc “: 1dmhay101 m còn được viết thành 0,1 m”

-> 0m 0dm 1cm

-HS:1cm bằng một phần trăm của mét.

- HS đọc “1cmhay1001 m còn được viết thành 0,01 m”

- HS đọc “: 1mmhay10001 m còn được viết thành 0,001 m”

- HS nối tiếp nhắc lại

- Cá nhân đọc tiếp nối.

- HS nôí tiếp đọc

- HS trả lời.

=> HS nhận xét.

(7)

b. Nhận xét VD b:

Tương tự như bảng a để có:

000 1 009 9 , 0 100; 07 7 , 0 10; 5 5 ,

0

Các số 0,5; 0,007; 0,009 là số thập phân.

3. T/H đọc, viết các số thập phân Bài 1 (4’)

* C2 cách đọc phân số.

Bài 2 (5’)

a. Đọc các phân số thập phân và số thập phân của tia số:

10

1 ;102 ; 103 ;104 ; 105 ; 106 ;107 ;

10 8 ;

10 9 ; 1

0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 - GV chỉ phân số thập phân và số thập phân

- Vì sao 1010 được ghi là 1?

- GV phân tích: 0,1

10 1

Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) (7’)

Mẫu: a. 7dm107 m 0,7m

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài VBT=> Chữa miệng

- 10 : 10 = 1

Cá nhân đọc tiếp nối

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài

=> HS chữa bài b. 3mm 10003 m 0,003m

- HS đổi chéo bài KT kết quả.

= > GV nhận xét, chốt.

Bài 3: Viết phân số thập phân và số

m m

dm 0,9 10

9 59

m m

mm 0,004 000

1

4 4

kg kg

g 0,009 000

1

9 9

m m

cm 0,05 100

5 5

m m

cm 0,08 00

1

8 8

kg kg

g 0,007 000

1

7 7

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Quan sát. Lớp làm bài tập vào vở bài

(8)

thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu): (8’)

- GV treo bảng phụ, hướng dẫn mẫu:

=>Nhận xét chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Chốt kiến thức.

- Nhận xét giờ học.

tập

- Cá nhân lên bảng điền.

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 13:

TỪ NHIỀU NGHĨA

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.

- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong 1 số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 1 số danh từ chỉ bộ phận cơ thể con người và động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ viết phần nhận xét.

- Tranh:đôi mắt, bàn chân, đầu ,tay...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt đông của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Đặt câu để phân biệt nghĩa của 1 cặp từ đồng âm?

=> GV nhân xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) .

- Từ ngữ tiếng việt của chúng ta thật phong phú các con ạ.chúng ta đã được học từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm..

Hôm nay cô cùng các bạn cùng đi tìm hiểu về từ nhiều nghĩa.

2. Phần nhận xét:

Bài 1: Tìm nghĩa ở cột b thích hợp với mỗi từ ở cột a. (4’)

=>GV chốt lời giải đúng.

Răng - b. Phần xương cứng, màu …..

Mũi - c. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

Tai - a. Bộ phận ở hai bên đầu người dùng để nghe.

- GV nhấn mạnh: Các nghĩa vừa xác định

- 2 HS lên bảng.

- HS lắng nghe.

=> GV ghi đầu bài.

- HS đọc nội dung bài tập.

- Làm bài cá nhân vào vở bài tập.

- Cá nhân nêu ý kiến - Lớp nhận xét.

- 3 HS nhắc lại nghĩa gốc của các từ trên.

(9)

cho các từ “răng, mũi, tai” là nghiã của từ gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ

Bài 2: Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có nghĩa gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1. (4’)

=> GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ : Răng, mũi, tai (ở BT 1). Ta gọi đó là nghĩa chuyển.

* Bài 3: (4’) Nghĩa của các từ : Răng, mũi, tai ở bài 1 và bài 2 có gì giống nhau ?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng - GV: Nghĩa của những từ đồng âm

- 1 HS nêu yêu cầucủa bài.

- Thảo luận cặp.

- Cá nhân nêu ý kiến.

+Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật.

+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.

+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được.

=> HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc BT 3.

- Thảo luận cặp.

- Cá nhân nêu ý kiến.

+ Nghĩa của từ Răng  ở BT 1 & 2 giống nhau : Đều chỉ vật nhọn, sắc, khác hẳn nhau. Nghĩa của từ nhiều nghĩa

bao giờ cũng có mối liên hệ - vừa giống vừa khác nhau.

Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc, Tiếng Việt trở nên hết sức phong phú.

*.Ghi nhớ: (SGK Tr.67) 3. Luyện tập:

* Bài 1(8’)

- Yêu cầu gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc, hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển.

- GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.

* Bài 2: (9’) Tìm ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau.( TL nhóm) + Nghĩa của các từ tai, răng, mũi ở 2 bài tập trên có gì giống nhau.

- GV nhận xét, đánh giá. Chốt lời giải đúng.

sắp đều thành hàng.

+ Nghĩa của từ Mũi : Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.

+ Nghĩa của từ Tai : Cùng chỉ bộ phận

mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai.

- HS tiếp nối đọc ghi nhớ.

- HS đọc nội dung BT 1.

- Làm bài cá nhân vào PBT.

- Cá nhân lên bảng gạch chân + Nghĩa gốc:

. Mắt trong “Đôi mắt của bé mở to”.

. Chân trong “Bé đau chân”.

. Đầu trong “Khi viết,....ngoẹo đầu”.

+ Nghĩa chuyển:

. Mắt trong “Quả na mở mắt”.

. Chân trong “Lòng ta ...ba chân”.

. Đầu trong “Nước suối đầu nguồn...”

- HS đọc nội dung BT 2.

- Thảo luận nhóm 3 vào giấy(3’).

- Các nhóm trình bày ý kiến.

+ Lưỡi : Lưỡi liềm, lưỡi dao,...

+ Miệng : Miệng bát, miệng chén,...

+ Cổ: Cổ chai, cổ áo, cổ lọ,...

(10)

? Thế nào là từ nhiều nghĩa?

? Thế nào là nghĩa gốc?

? Thế nào là nghĩa chuyển?

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu về nhà làm tiếp BT 2.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa.

+ Tay: Tay áo, tay ghế, tay tre,...

+ Lưng: Lưng ghế, lưng trời,...

- HS nối tiêp nhau trả lời.

 -> ..là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển.

-> Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ -> là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.Tìm một số từ nhiều nghĩa lấy VD phân tích nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỐI SỐNG

BÀI 7: VƯỢT QUA CĂNG THẲNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Liệt kê được một số tình huống thường gây căng thẳng cho con người trong cuộc sống và những ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe và cuộc sống của cá nhân.

- Nêu được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng và cách sống lành mạnh để hạn chế được các tình huống gây căng thẳng.

- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng đối với sức khỏe, học tập, công việc, các mối quan hệ và cuộc sống của cá nhân.

- Ứng dụng được một số cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng trong cuộc sống và biết chia sẻ, hướng dẫn bạn bè, người thân cùng thực hiện.

- Có ý thức sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tình huống gây căng thẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Khởi động

A. Hoạt động cơ bản 1. Chia sẻ với cả lớp:

Em có thường bị căng thẳng trong học tập hay trong cuộc sống hằng ngày không?

Hãy nhớ lại một tình huống em đã bị căng thẳng và cho biết:

+ Tình huống đó xẩy ra như thế nào?

+ Em cảm thấy như thế nào khi đó?

- Thảo luận lớp:

1) Qua chia sẻ của các bạn, em thấy tình huống gây căng thẳng cho mọi người có hoàn toàn giống nhau không? Vì sao?

- Lớp phó VN điểu hành

* HĐ cả lớp

- Đọc thầm nội dung 1.

- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi - Nhận xét

(11)

2) Khi bị căng thẳng, chúng ta thường cảm thấy như thế nào?

Kết luận:

Trong cuộc sống, có nhiều tình huống gây căng thẳng cho con người. Tuy nhiên, tình huống gây căng thẳng đối với mọi người không hoàn toàn giống nhau.

Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta thường có những biểu hiện như: đau đầu, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, toát mồ hôi, mỏi mệt, ăn không ngon, mất ngủ, ngủ hay bị ác mộng, … Đồng thời, chúng ta thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp, buồn bã, giận dữ, tức giận, tuyệt vọng, chán nản, hoảng hốt,…, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, học tập và công việc của bản thân.

2. Các cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng

Chia sẻ trong nhóm về:

+ Một vài cách ứng phó của các em khi bị căng thẳng.

+ Cách ứng phó đó có giúp em vượt qua căng thẳng không? Cách ứng phó đó đã ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập, sinh hoạt, mối quan hệ của em với bạn bè và mọi người không?

+ Theo em, thế nào cách ứng phó tích cực? Cho ví dụ.

+ Thế nào là cách ứng phó tiêu cực? Cho ví dụ.

Kết luận:

Có nhiều cách ứng phó khi căng thẳng. Có những cách ứng phó tích cực như: hít thở sâu; tâm sự, chia sẻ với bạn bè, người thân, thầy cô giáo; đến trung tâm tư vấn;

đi dạo; tập thể dục; chơi thể thao; nghe nhạc;… Có những cách ứng phó tiêu cực, như: đập phá đồ đạc, tài sản; đánh đập, xúc phạm danh dự của người khác; bỏ học; bỏ nhà đi bụi; uống rượu; sử dụng ma túy; tự hành hạ bản thân …

Tuy nhiên, việc lựa chọn cách ứng phó cần phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

* HĐ nhóm

- Trao đổi với bạn

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

(12)

3. Ý nghĩa của kỹ năng ứng phó với căng thẳng

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những ý kiến mà em tán thành.

a. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được những cảm xúc tiêu cực, có hại cho sức khỏe của bản thân.

b. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta tránh được những hành động, việc làm tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến học tập, công việc của bản thân.

c. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp mọi người tránh được mâu thuẫn.

d. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình, không sử dụng bạo lực.

e. Giúp chúng ta xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

g. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta học tập, làm việc hiệu quả.

h. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.

Kết luận:

Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp chúng ta ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng, bảo vệ sức khỏe của bản thân, góp phần học tập, làm việc hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn với người khác một cách hòa bình, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

4. Hạn chế tình huống gây căng thẳng - Thảo luận: Chúng ta có thể làm gì để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống?

Kết luận:

Để hạn chế bớt tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống, chúng ta cần sống an toàn, lành mạnh, khoa học. Cụ thể là:

Thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Sống có kế hoạch

Biết đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân

* HĐ cá nhân

- Chia sẻ, trao đổi kết quả bài tập với bạn bên cạnh

- Chia sẻ ý kiến trước lớp - Nhận xét

* HĐ cả lớp

- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- Đại diện các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp.

- Nhận xét

(13)

Sống lành mạnh, tránh xa những thói hư, tật xấu, các tệ nạn xã hội

Ăn uống điều độ

Thường xuyên tập thể dục thể thao

Thân thiện, vui vẻ, cởi mở với mọi người xung quanh.Luôn suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực.

KHOA HỌC

TIẾT 13:

PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

I. MỤC TIÊU. Sau bài học, học sinh biết:

1. Kiến thức: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

2. Kĩ năng: - Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.

3. Thái độ: - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.

II. CÁC KNS CƠ BẢN TRONG BÀI.

- KN xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

- KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thông tin và hình 28, 29 SGK.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Nêu phần Bạn cần biết bài 12.

- GV nhân xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

2. Các hoạt động

a/ Hoạt động1: Thực hành làm bài tập trong SGK. (15’)

* Mục tiêu:

- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết

- HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK.

- Mời một số HS nêu kết quả bài tập.

- Theo em, bệnh sốt xuất huyết có nguy

- 2 hs nêu - HS nhận xét.

- 1HS đọc thông tin sgk, lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ làm bài.

- HS báo cáo kết quả học tập.

- Lớp nhận xét.

* Kết quả:

1- b ; 2- b; 3- a; 4- b; 5- b.

- Bệnh này đặc biệt nguy hiểm.

(14)

hiểm không? Tại sao?

+) GV kết luận: Là một bệnh truyền nhiễm do một loại virut gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. Bệnh có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người trong vòng 3 – 5 ngày.

b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận (15’)

* Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.

- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.

* Cách tiến hành:

-Yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ và nói về nội dung từng hình.

+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

- GV yêu cầu thảo luận theo nhóm.

+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?

+ Gia đình bạn thường sử dụng biện pháp nào để diệt muỗi và bọ gậy?

- GV kết luận SGV: Trang 63

* Qua bài học này các em có quyền gì?

3. Củng cố dặn dò: (3’)

? Nêu dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

? Nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết - GV n.xét giờ học, nhắc HS về nhà học bài.

Bệnh có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể chết người trong vòng 3 đến 5 ngày.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời.

- Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam ddang khơi cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ)

- Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm).

- Hình 4: Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ chứng).

+ Giữ gìn nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.

+ Đậy lắp bể nước, thả cá trong bể nước, phun thuốc muỗi.

- HS đọc.

* Quyền có sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ, quyền được sống còn và phát triển.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

LỊCH SỬ

TIẾT 7:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

(15)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết: Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

2. Kĩ năng: - Kể lại được một số chi tiết về sự kiên ra đời của ĐCSVN 3. Thái độ: - Tự hào về Đảng, về Bác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của ĐCSVN, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

- Ảnh trong SGK. - Chân dung lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Phiếu học tập cho HS

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C:Ạ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hãy nêu những điều em biết về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?

- Nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?

- Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?

- GV đánh giá, nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : 3’

- Hỏi: Em có biết sự kiện lịch sử nào gắn với ngày 3/2/1930 không?

- GV giới thiệu: Ngày 3/2/1930 chính là ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng ta ra đời ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào, ai là người giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng cộng sản VN?

Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này.

2. Các hoạt động :

a. Hoạt động 1: Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (15’)

- GV giới thiệu sơ lược về quá trình ra đi tìm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

+ Theo em, nếu để lâu dài tình hình mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong lãnh đạo sẽ có ảnh hưởng thế nào với cách mạng VN?

- HS trả lời

- HS nhận xét câu trả lời của bạn.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.

+ Nếu để tình trạng lâu dài tình hình trên sẽ làm cho lực lượng cách mạng Việt Nam phân tán và không đạt được kết quả thắng lợi.

(16)

+ Tình hình nói trên đã đặt ra yêu cầu gì?

+ Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ta thành một tổ chức duy nhất? vì sao?

- GV t/c cho HS báo cáo kết quả trước lớp.

- Nhận xét kết quả học tập của HS.

- GV kết luận: Cuối năm 1929, phong trào cách mạng Việt Nam rất phát triển, đã có 3 tổ chưc cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào. Thế nhưng để 3 tổ chưc cùng tồn tại sẽ làm lực cách mạng phân tán, không hiệu quả. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải hợp nhất ba tỏ chức này thành 1 tổ chức duy nhất. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốcđã làm được điều đó và lúc đó cũng chỉ có Người mới làm được.

b. Hoạt động 2: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (12’)

- GV yêu cầu H S làm việc theo nhóm theo các gợi ý sau:

+ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?

+ Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?

+ Nêu kết quả hội nghị?

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập trước lớp

- Nhận xét, bổ xung

- Gv hỏi: Tại sao chúng ta phải tổ chức hội nghị ở nước ngoài và làm việc trong hoàn

+ Tình hình nói trên cho ta thấy rằng để tăng thêm sức mạnh của cách mạg cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này chỉ có một lãnh tụ đủ uy tín mời làm được.

+ Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được việc này vì Người là một chiến sĩ cộng sản có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, Người có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế và được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm.

+ Hội nghị diễn ra vào đầu xuân 1930( 3/2/1930), tại Hồng Kông.

+ Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

+ Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam .

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung

- Vì thực dân Pháp luôn luôn tìm cách dập tắt các phong trào cách

(17)

cảnh bí mật?

GV nêu: Để tổ chức được hội nghị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cộng sản phải vượt qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, cuối cùng hội nghị đã thành công.

c/ Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (10’)

+ Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?

+ Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào?

- GV kết luận: Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam đã ra đời. Từ đó cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo và giành được những thắng lợi vẻ vang

3. Củng cố - Dặn dò (5’)

- Em hãy kể lại những việc gia đình, địa phương em đã làm để kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2 hàng năm?

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà.

mạng Việt Nam. Chúng ta phải tổ chức ở nước ngoài và bí mật để đảm bảo an toàn.

- HS lắng nghe.

+ Sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam làm cho cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo, tăng thêm sức mạnh, thống nhát lực lượng và có đường đi đúng đắn.

+ Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.

- HS lắng nghe.

- Một số HS nêu trước lớp.

- HS lắng nghe.

ĐỊA LÝ

BÀI 7:

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU. Giúp HS củng cố, ôn tập về các nội dung kiến thức, kĩ năng sau:

- Xác định và nêu được vị trí địa lí của nươc ta trên bản đồ.

- Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta trên bả đồ (lược đồ)

- Nêu tên và chỉ được vị trí của các dãy núi lớn, các sông lớn, các đồng bằng của nước ta trên bản đồ, lược đồ.

- Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Các hình minh họa trong SGK.

- Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

(18)

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ .

+ Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta.

+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.

- Nhận xét và đánh giá.

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài: 2’ Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về các yếu tố địa lí tự nhiên của Việt Nam mà các em đã được học trong 6 bài đầu cảu chương trình.

2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam. (10’)

- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét.

b. Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam (20’)

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê các đặc điểm cảu các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam.

- G Vgọi 1 nhóm lên báo cáo.

- GV nhận xét.

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi .

- HS nhận xét .

- HS lắng nghe.

- Hs thảo luận theo cặp.

- HS báo cáo kết quả thảo luận.

- HS thảo luận nhóm 4.

- 1 nhóm báo cáo

Các yếu tố TN

Đặc điểm chính Địa hình Trên phần đất liền của nước ta: 3

4 diện tích là đồi núi, 1

4 diện tích là đồng bằng.

Khoáng sản

Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên… trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nc ta.

Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc cs mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa:

mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

Sông ngòi Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng ít sông lớn.Sông có

(19)

lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.

Đất Nước ta có hai loại đất chính:

Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.

Đất phù san mãu mỡ ở đồng bằng.

Rừng Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu hai loại rừng chính:

- Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng đồi núi.

- Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.

3. Củng cố - dặn dò: (3’) - GV tổng kết tiết học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau, sưu tầm các thông tin về sự phát triển dân số ở Việt Nam, các hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

NS: 13/10/2017 NG:18/10/2017

Thứ tư, ngày 18 tháng 10 năm 2017

KỂ CHUYỆN

Tiết 7:

CÂY CỎ NƯỚC NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh hoạ, HS bước đầu kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.

- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Khuyên người ta biết yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Chú ý nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.

- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa nội dung truyện.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ  :

Hoạt đông của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

? Kể lại chuyện được chứng kiến hoăc tham gia thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước.

=> GV nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài:(1’)

- GV giới thiệu danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sống dưới

- 2 HS kể chuyện => HS nhận xét.

- Lắng nghe.

(20)

triều Trần,...

2. GV kể chuyện: (5’)

- GV kể lần 1 toàn bộ câu chuyện.

- Kể lần 2 kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ

? Hãy ghi lại tên một số cây thuốc quý trong câu chuyện.

- Giải nghĩa từ: Trưởng tràng, dược sơn (SGK).

3. Hướng dẫn HS kể chuyện (31’) a, Kể chuyện trong nhóm.

- GV treo từng tranh = >GV ghi bảng :

+ Tranh 1 : Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.

+ Tranh 2 : Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên.

+ Tranh 3 : Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.

+ Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.

+ Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.

+ Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò góp phần phát triển cây thuốc nam.

b, Thi kể chuyện theo nhóm.

=>Nhận xét, tuyên dương.

.

c, Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

+ Vì sao truỵện có tên là: Cây cỏ nước Nam?

=>GV nhận xét, kết luận.

4. Củng cố – dặn dò:(2’)

+ Em có biết những bài thuốc nào được làm từ cây cỏ xung quanh mình?

=> GV nhận xét giờ học.

- Quan sát tranh minh hoạ.

-HS ghi bảng tên một số cây thuốc quý:

Sâm nam, đinh lăng,...

- HS đọc tiếp nối 3 yêu cầu của bài tập.

- HS nêu nội dung từng tranh.

=> HS nhân xét ,bổ sung.

* Kể chuyện theo nhóm

- HS kể chuyện theo nhóm 5 (5’)

( Khi bạn kể lắng nghe và bổ sung sửa lỗi cho đoạn kể của bạn)

-Hỏi - đáp về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

- 2 nhóm thi kể.

- Mỗi nhóm 6 bạn kể nối tiếp câu chuyện( ứng theo tranh)

=> HS nhận xét 2 nhóm - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.

=> HS nhận xét bình chọn bạn kể hay.

- HS trả lời.

=> HS nhận xét, bổ sung.

Khuyên người ta biết yêu quý thiên nhiên; hiêu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.

- Vì có hàng trăm hàng nghìn phương thuốc làm ra từ câu cỏ nước Nam.

- Xông cảm bằng lá bưởi, xả, hương nhu.Ăn cháo hành hoặc lá tía tô để giải cảm. Đau dạ dày thì ăn nghệ đen...

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(21)

- Chuẩn bị kể chuyện: Được đọc, được nghe về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

TOÁN

Tiết 33:

KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết ban đầu về khái niệm số thập phân (ở các dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân.

- Biết đọc, viết các số thập phân (ở các dạng đơn giản thường gặp).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Kẻ sẵn vào giấy bảng trong SGK.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ  :

Hoạt đông của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Viết các số sau thành số thập phân:

7 dm = ... m = ... m 5 dm = ... m = ... m 9 cm = ... m = ... m 3 cm = ... m = ... m

=>Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1’)

2. Giới thiệu khái niệm về số thập phân. (6’)

- GV treo giấy 2m 7dm hay 2

10

7 m = 2,7 m.

8m 56cm hay 8

100

6 m = 8,56 m.

0m 195mm hay 0m và

1000 195 m = 0,195m

- Nêu cấu tạo của số thập phân?

- GV ghi bảng: Mỗi số thập phân gồm có hai phần: Phần nguyên và phần thập phân; chúng được phân cách bởi dáu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩythuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

VD: 8,56

Phần nguyên Phần thập phân

- 4 HS lên bảng.

- Lớp làm nháp.

=> HS nhận xét bài làm của bạn

- HS quan sát, nhận xét từng hàng.

- HS chỉ và đọc các số thập phân.

- HS nêu cấu tạo của số thập phân.

- HS lên bảng chỉ và đọc phần nguyên và phần thập phân của số 8,56 và 90,638.

+ Phần nguyên là 8, phần thập phân là

(22)

VD: 90,638

Phần nguyên Phần thập phân 3.Thực hành:

*Bài 1(6’)

a. Gạch dưới phần nguyên của mỗi số thập phân ( theo mẫu)

85,72; 91,25; 8,50; 365,9, 0,87;

b. Gạch dưới phần thập phân của mỗi số thập phân ( theo mẫu)

2,56; 8,125; 69,05; 0,07; 0,001 => GV nhận xét, ghi điểm.

=> C2 HS nắm chắc Phần nguyên và phần thập phân của một phân số.

* Bài 2: (6’)Thêm dấu phẩy để có số thập phân với phần nguyên gồm 3 chữ số.

=> GV chốt: 5972 => 597,2

*Bài 3: (6’)Viết các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc số đó.

*Bài 3: (6’) Viết các số thập phân sau thành phân số thập phân.

+ Nêu cách làm?

=> GV hướng dẫn.

=>GV nhận xét, chữa.

* Bài 4 (7’)Chuyển số thập phân thành phân số thập phân.

+ Nêu cách chuyển?

+> GV nhận xét, Hướng dẫn.

=> GV nhận xét, ghi điểm.

3. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu về nhà luyện tập và chuẩn bị bài sau.

100 56 .

+ Phần nguyên là 90, phần thập phân là

100 638

- Cá nhân đọc yêu cầu.

- Cá nhân tiếp nối đọc các số thập phân.

- Cá nhân lên gạch phần nguyên và phần thập phân của từng số.

=> HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- HS chữa bài

=> HS nhận xét bổ sung

- Lớp tự làm bài. Cá nhân lên bảng chữa.

9 , 10 61 619

; 2 , 10 8 8 2

; 1 , 10 3

3 1

- Lớp đọc ĐT +CN.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lớp tự làm bài và chữa bài.

1000 075 75

, 0 1000 ; 004 4

, 0

100 ; 04 4 , 0 10 ; 5 5 , 0

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

NS: 13/10/2017 NG:19/10/2017

Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017

TOÁN

(23)

Tiết 34:

HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản thường gặp); quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau.

- Nắm được cách đọc, viết số thập phân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ chép sẵn bảng a trong SGK.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ  :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Nêu cấu tạo của số thập phân: 18,05;

5,9?

- Nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1’)

2. Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng và cách đọc, viết số thập phân.(11’)

a) Nhận xét bảng:

- GV treo bảng phụ.

- Phần nguyên của số thập phân gồm những hàng nào?

- Phần thập phân của số thập phân gồm những hàng nào?

- Em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai hàng liền nhau?

- GV nhận xét, kết luận.

b) Cấu tạo của số thập phân:

- Nêu cấu tạo từng phần của số thập phân 375,406?

c) Cấu tạo số thập phân 0,1985.

- Yêu cầu HS nêu cấu tạo và đọc số thập phân tương tự như trên.

- GV nhận xét, kết luận cách đọc, viết số thập phân (SGK)

3. Thực hành : (

Bài 1 :(7’)Đọc số thập phân ; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị

- 2 HS trả lời miệng.

- Lớp quan sát.

- Gồm các hàng : đơn vị, chục, trăm, nghìn.

- Gồm các hàng : phần mười, phần trăm, phần nghìn.

- Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng

10

1 (tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.

- HS nêu cấu tạo của số thập phân.

+ Phần nguyên gồm : 3 trăm, 7chục, 5 đơn vị.

+ Phần thập phân gồm : 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn.

- HS đọc số thập phân.

- HS nêu cấu tạo số thập phân.

- Đọc số thập phân.

- HS đọc.

- HS nêu yêu cầu.

(24)

theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng.

a. 2,35 b. 301,80 c. 1942,54 d. 0,032.

- >GV nhận xét, chữa.củng cố hàng của số thập phân.

Bài 2: (7’)Viết số thập phân có.

- GV đọc lần lượt các số thập phân - GV cùng lớp nhận xét, chữa.

=> Củng cố kỹ năng nghe viết số thập phân.

Bài 3: (7’) Viết các số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân.

M: 3,5 =

10 3 5 .

HD: 3 đơn vị /và năm phần mười 3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu học bài và chuẩn bị bài:

Luyện tập.

- HS đọc và nêu các thành phần của số thập phân theo cặp.

- Cá nhân đọc trước lớp. Lớp nhận xét.

- HS nêu yêu cầu.

- Lớp viết vào vở. Cá nhân lên bảng viết.

3,9; 72,54 ;280,975 ;102,416 2002,08;

0,001.

- HS đọc lại các số thập phân.

- HS đọc yêu cầu.

- Quan sát mẫu.

- Lớp tự làm bài, chữa bài.

100 72308 308 , 72 100; 8 6 06 , 8

100 ; 12 35 35 , 12 10 ; 7 9 9 , 7

-HS lắng nghe và ghi nhớ.

TẬP ĐỌC

Tiết 14:

TIẾNG ĐÀN BA- LA – LAI – CA TRÊN SÔNG ĐÀ

I. MỤC TIÊU :

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đọc đúng nhịp của thể thơ tự do.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà, mơ tưởng về một tương lai tốt đẹp khi công trình hoàn thành.

2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ ghi khổ thơ 2, 3,ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ  :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ : (4’)

- Đọc bài: Những người bạn tốt.

- Em có nhận xét gì về sự đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo đối với A - ri - on?

=>Nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1’)

- 2, 3 HS đọc bài & TLCH.

=> HS nhận xét

- HS lắng nghe.

(25)

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc: (10’) + Bài thơ có mấy khổ ?

GV ghi bảng từ khó: ba-la-lai-ca, chơi vơi, lấp loáng, nối liền….

=> GV sửa phát âm sai cho HS.

=>GV sửa phát âm và giải nghĩa từ.

+ Cao nguyên: Vùng đất rộng và cao, xung quanh có sườn dốc, bề mặt bằng phẳng và lượn sóng.

+ Trăng chơi vơi: Trăng một mình sáng tỏ giữa trời nước bao la.

- GV đọc mẫu. Hướng dẫn giọng đọc.

b) Tìm hiểu bài: (15’)

- Tìm câu thơ miêu tả cảnh đẹp trên sông Đà?

- Em hiểu thế nào là đêm trăng chơi vơi?

=> GV nhận xét..bầu trời mênh mông, trăng trôi nhè nhẹ cho ta cảm giác như trăng đang bay lơ lửng…giữa cảnh đất trời bao la. H/ả đó cho ta thấy vẻ đẹp phóng khoáng, thơ mộng của đêm trăng.

-? Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch trên công trường sông Đà?

? Trong đêm trăng tưởng như tĩnh mịch ấy lại có những hình ảnh sinh động. Bạn hãy tìm những chi tiết ấy?

-?Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?

=> GV giảng giải.

- Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá?

- GV giải thích hình ảnh: “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên”Nói lên

-1 HS khá đọc bài.

- HS đọc tiếp nối bài lần 1 - Cá nhân luyện đọc từ.

- HS đọc nối tiếp khổ lần 2

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm nội dung bài.

- Câu:Một đêm trăng chơi vơi

- HS lắng nghe.

- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nhô lên...

Những xe ủi, xe ben...

- Tiếng đàn của cô gái Nga bên dòng sông lấp loáng ánh trăng....

- Chỉ có tiếng đàn ngân nga .

Với một dòng sông lấp loáng sông Đà.

...Chiếc đập lớn nối liền hai dãy núi- biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên…

- Cả công trường say ngủ ....Những tháp khoan....ngẫm nghĩ. Xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ. Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên. Sông Đà chia ánh sáng ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Đôn đốc các

Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Đôn đốc

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

3.Thái độ : Qua bài học học sinh đã dần hoàn thiện hơn bài thể dục phát triển chung, trò chơi giúp rèn luyện thêm sức bật của đôi chân, giúp học sinh thư

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đảm bảo an toàn trên đường đi học... - Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống trên đường đi học,

Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Đôn đốc

- Kĩ năng xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước và vẽ hình 3. Thái độ: Giúp học sinh có ý thức tự giác, tích cực học tập... II. ĐỒ

Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp; lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Đôn đốc các