• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ HÀNG NGÀY THÁNG 10/2020

TUẦN 7: Thứ 5 ngày 22/10/2020 tại lớp MG 4 tuổi B3

I. TÊN HOẠT ĐỘNG: TOÁN “Phân biệt hình tam giác và hình vuông”

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc : Các bài hát về chủ đề.

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết phân biệt hình tam giác với hình vuông, hình chữ nhật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt cho trẻ.

- Phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ toán học cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Mỗi trẻ 1 rổ có 7 que tính . Rổ của cô giống của trẻ nhưng to hơn.

- Đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có dạng hình tam giác, hình vuông.

- 2 hộp quà có chứa hình tam giác, hình vuông. đồng hồ có mặt hình tam giác, hình vuông

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức:

- Cô đưa ra 2 hộp quà cho trẻ quan sát và hỏi:

+ Có mấy hộp quà?

+ Màu sắc của 2 hộp quà?

- Cô mời đại diện mỗi tổ một trẻ thò tay vào hộp quà và hỏi trẻ trong hộp quà có gì?

- Trong mỗi hộp quà đều có rất nhiều hình, chúng mình hãy cùng nhau chơi với những hình này nhé!

Và giờ học hôm nay, cô sẽ cùng chúng mình phân biệt hình hình tam giác với hình vuông, hình tam giác.

2. Nội dung :

2.1. Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình tam giác, hình vuông .

- Cô cho trẻ tổ Thỏ con lầy hình trong hộp quà màu xanh ra, tổ Heo con lấy hình trong hộp quà màu đỏ và tổ Gấu con lấy quà hình trong hộp quà màu vàng.

- Hộp màu xanh có các hình gì?

- Cho trẻ nhắc lại: Hình tam giác.

- Trẻ quan sát.

- Có 2 hộp quà.

- Màu xanh, đỏ .

- Trong hộp có các hình.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ thực hiện.

- Hộp màu xanh có các hình tam giác.

- Hình tam giác.

- Hộp màu đỏ có các hình

(2)

- Hộp quà màu đỏ có hình gì?

- Cho trẻ nhắc lại: hình vuông.

2.2. Hoạt động 2: Dạy trẻ phân biệt hình tam giác với hình vuông, hình chữ nhật.

- Cô cho trẻ lấy que tính ra và xếp lần lượt các hình: hình tam giác xếp bên trên, hình vuông.

- Cho trẻ nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa các hình về số cạnh (diễn đạt bằng số que tính xếp hình), số góc.

- Cô khái quát: Hình tam giác, hình vuông.

+ Giống nhau: đều là hình, có cạnh và góc.

+ Khác nhau: hình tam giác có 3 cạnh (được xếp bằng 3 que tính), 3 góc; hình vuông có 4 cạnh (được xếp bằng 4 que tính), 4 góc.

2.3. Hoạt động 3: Luyện tập * Trò chơi 1: “Ai nhanh nhất”:

- Cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.

* Trò chơi 2: “Chiếc đồng hồ xinh xắn”:

- Cô cho trẻ tự chọn 1 chiếc đồng hồ đeo vào tay.

+ Lần 1: Yêu cầu những trẻ đeo đồng hồ màu giống nhau về một nhóm.

+ Lần 2: yêu cầu những trẻ đeo đồng hồ có hình giống nhau về 1 nhóm.

+ Cho trẻ đổi đồng hồ cho bạn khác nhóm để chơi lần 3, lần 4.

- Nhận xét, tuyên dương trẻ sau mối lần chơi.

- Cô Hỏi lại trẻ tên bài học.

3 . Kết thúc:

- Nhận xét – Tuyên dương trẻ

- Cô Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi cùng cô.

vuông.

- Hình vuông.

- Trẻ xếp hình.

- Giống nhau: đều là hình, có cạnh và góc; Khác nhau:

hình tam giác có 3 cạnh (được xếp bằng 3 que tính), 3 góc; hình vuông có 4 cạnh (được xếp bằng 4 que tính), 4 góc.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ chơi.

- Cùng cô kiểm tra kết quả chơi.

- Phân biệt hình tam giác với hình vuông, hình chữ nhật.

II. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

(3)

Quan sát có mục đích: “ Quan sát các em nhóm trẻ vệ sinh trước khi ăn”

Trò chơi vận động: Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”

Chơi tự do: Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời.

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết nội dung quan sát,nhiệm vụ quan sát trong giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát các em nhóm trẻ vệ sinh trước khi ăn.

- Trẻ biết cách chơi,luật chơi của trò chơi vận động “ Mèo đuổi chuột” và chơi các thiết bị đồ chơi ngoài trời.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát chú ý, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển óc tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ, cách diễn đạt mạch lạc cho trẻ qua các câu trả lời, làm giàu vốn từ cho trẻ.

- Phát triển vận động qua các trò chơi.

3. Giáo dục: Trẻ chơi ngoan, đoàn kết với các bạn.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.

- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Các con ơi bây giờ đến giờ gì rồi nào?

- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ trước khi ra sân.

2. Nội dung

2.1. Quan sát có mục đích: “Quan sát các em nhóm trẻ vệ sinh trước khi ăn”

Cô dắt trẻ đến khu vệ sinh rửa tay nhà trẻ và hỏi trẻ:

- Các em đang ở đâu? Các em bé đang làm gì?

- Ai rửa tay, mặt cho các em?

- Cô rửa mặt, tay cho các em thế nào?

- Vì sao các cô giáo phải vệ sinh, rửa mặt cho các em?

- Giáo dục trẻ...

2.2. Trò chơi vận động: “mèo đuổi chuột”

- Cô giới thiệu trò chơi: Lớp mình đã học rất giỏi rồi, bây giờ cô sẽ thưởng cho cả lớp mình trò chơi: Tìm bạn

- Cô nêu cách chơi và luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh của cô, mỗi bạn phải tự tìm nhanh cho mình một người bạn khác giới. Bạn nào không tìm được bạn sẽ phải hát hoặc đọc thơ cho cô và cả lớp nghe.

- Cô và trẻ cùng chơi 1 lần.

- Trẻ tự chơi, cô cho trẻ chơi 4-5 lần

- Hoạt động ngoài trời.

- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ

- Quan sát,lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô

(4)

- Quan sát trẻ chơi để sửa sai và động viên trẻ.

- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng về chỗ của mình.

- Nhận xét và khen ngợi trẻ - Cô chuyển hoạt động.

2.3. Chơi tự do: “Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời.”

- Cô giới thiệu khu vực chơi tự do

- Cô cho trẻ chơi, trong quá trình chơi cô chú ý bao quát trẻ, xử lý tình huống xảy ra, chơi cùng trẻ.

3. Nhận xét – kết thúc chơi:

- Cô nhận xét chung, rút kinh nghiệm buổi chơi - Giáo dục trẻ

- Cho trẻ rửa chân tay, mặt mũi sạch sẽ.

- Trẻ chơi theo ý thích

Thứ 6 ngày 23/10/2020 tại lớp MG 4 tuổi B3

I. TÊN HOẠT ĐỘNG: Tạo hình "Vẽ hình bàn tay”

Hoạt động bổ trợ: Âm nhạc: Bài hát “Múa cho mẹ xem”.

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết vẽ hình bàn tay.

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng tập trung, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Rèn sự khéo léo của bàn tay.

3. Giáo dục:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Có ý thức trong giờ học II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Giấy A3,4, màu sáp, giá vẽ, giá treo sản phẩm.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức , giới thiệu bài

- Cho trẻ hát bài hát “Múa cho mẹ xem”.

+ Con có mấy bàn tay?

+ Bàn tay phải, bàn tay trái làm được những việc gì giúp con người?

+ Cô khái quát: Khi ăn cơm: bàn tay phải giúp con người cầm đũa/ thìa, bàn tay trái cầm bát; khi đánh răng: bàn tay phải cầm bàn chải đánh răng, bàn tay trái cầm cốc nước; khi vẽ/ viết: bàn tay phải cầm bút, bàn tay trái giữ vở...

- Trẻ hát.

- Hai bàn tay.

- Cầm bát ăn cơm, cầm cốc uống nước...

- Trẻ lắng nghe.

(5)

- Giáo dục: Giữ gìn đôi bàn tay.

- Vậy hôm nay cô và các con hãy cùng nhau vẽ nh

2. Nội dung:

2.1. Hoạt động 1: Quan sát – đàm thoại:

- Cho trẻ quan sát bàn tay trái của trẻ.

- Trò chuyện:

+ Một bàn tay có mấy ngón tay? Đó là những ngón nào?

+ Trên ngón tay còn có gì?

+ Mỗi ngón tay có mấy đốt ngón tay?

+ Ngón tay cái (anh cả) có 2 đốt ngón tay, 4 ngón còn lại, mỗi ngón đều có 3 đốt ngón tay.

- Cho trẻ quan sát tranh bàn tay trái:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Đây là bàn tay trái của cô giáo.

+ Hỏi trẻ số lượng các ngón tay? Số lượng các đốt trên mỗi ngón tay, ngón nào to nhất? Ngón nào nhỏ nhất? Ngón nào cao nhất

+ Bàn tay được vẽ bằng những nét gì?

+ Những nét cong vẽ đường bao của các ngón tay, nét ngang trên những ngón tay để chia các đốt ngón tay.

+ Cô dùng mầu gì để vẽ đường bao của các ngón tay và các đốt ngón tay?

+ Bàn tay tô màu gì?

+ Bố cục?

+ Để bố cục bài vẽ được đẹp, các con nên đạt bàn tay vào giữa tờ giấy.

2.2. Hoạt động 2: Dạy trẻ vẽ:

* Cô vẽ mẫu:

Cô hướng dẫn trẻ vẽ:

- Úp bàn tay trái ngay ngắn, vào chính giữa tờ giấy, các ngón tay hơi xòe ra. Dùng tay phải cầm bút, đặt bút phía bên trát sát cổ tay sau đó từ từ đưa bút lên phía trên đầu ngón út, rồi vòng qua đầu ngón út, tiếp tục kéo bút xuống. cứ như vậy vẽ các ngón tiếp theo. Lưu ý: Khi vẽ, bút phải đưa sát vào ngón tay để ngon tay vẽ được không quá to so với tay mình.

- Vẽ xong chọn màu hồng để tô, tô lần lượt từng ngón tay từ ngón út, đến ngón át út, ngón giữa, ngón trỏ và cuối cùng là ngón cái.

* Trẻ vẽ:

- Cho trẻ ngồi vào bàn vẽ.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát.

- Một bàn tay có 5 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón át út, ngón út.

- Có các đốt ngón tay.

- Ngón tay cái có 2 đốt, ngón trỏ, ngón giữa, ngín át út, ngón út có 4 đốt.

- Trẻ quan sát.

- Vẽ bàn tay.

- Trẻ lắng nghe.

- Bàn tay có 5 ngón. Ngón cái có 2 đốt, ngón trỏ, ngón giữa, ngón át út, ngón út có 3 đốt.

- Nét cong, nét ngang.

- Trẻ lắng nghe.

- Màu đen.

- Màu hồng.

- Bàn tay ở giữa tờ giấy.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ vẽ.

(6)

- Cô bao quát, giúp đỡ và khuyến khích trẻ vẽ.

2.3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm:

- Cho trẻ treo bài lên giá.

- Nhận xét:

+ Cho trẻ nhận xét.

+ Cô nhận xét.

3. Kết thúc:

- Hỏi lại trẻ tên bài học?

- Cho trẻ mang bài đẹp ra trưng bày ở góc Sản ph ẩm của Bé.

- Trẻ treo sản phẩm - Trẻ nhận xét.

- Trẻ lắng nghe.

- Vẽ hình bàn tay.

- Trẻ trưng bày.

II. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GÓC Góc âm nhạc, Góc xây dựng, Góc phân vai

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận vai chơi, nhập vai chơi 1 cách tự nhiên.

- Đóng được vai bố, mẹ, con, cô giáo, hs, người bán và mua hàng.

- Trẻ XD được nhà và xếp đường về nhà bé; xây công viên.

- Trẻ hát, vận động mạnh dạn, tự tin.

- Rèn khả năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

2. Chuẩn bị:

- Đồ chơi GĐ: bàn ghế, đồ dùng trong bếp, trang phục...

- Gạch hàng rào, chậu, cây, hoa,...

- Loa, nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục.

3. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, trò chuyện:

Cô trò chuyện với trẻ về buổi chơi.

2. Giới thiệu góc chơi:

- Cô giới thiệu góc chơi của ngày hôm đó.

- Giới thiệu nội dung từng góc chơi.

3. Trẻ tự chọn vai chơi:

Cho trẻ tự bàn bạc và chọn góc chơi.

4. Trẻ tự phân vai chơi:

- Cho trẻ tự phân công công việc của từng bạn.

- Trẻ tự thỏa thuận vai chơi.

- Cô nhắc trẻ chơi đoàn kết.

5. Quá trình chơi:

- Trẻ trò chuyện.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chọn góc chơi.

- Trẻ phân công công việc và thỏa thuận vai chơi.

(7)

- Cô đến từng góc chơi gợi ý hướng dẫn trẻ chơi, giúp trẻ nhập vai chơi.

- Nhập vai chơi cùng trẻ.

- Giúp trẻ liên kết giữa các góc chơi - Cô bao quát các nhóm chơi, góc chơi.

6. Nhận xét sau khi chơi:

- Nhận xét thái độ chơi của từng góc chơi, vai chơi.

- Giáo dục trẻ bảo vệ sản phẩm của mình tạo ra.

7. Kết thúc:

- Cho trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi.

- Hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định

- Trẻ chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ cất đồ chơi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Nếu em đưa được con chỏ chuột vào các que không bị que nào đè lên, khi đó con trỏ chuột từ hình mũi tên sẽ chuyển thành hình gì ?.. Nh¸y chuét lªn biÓu

Để chơi trò chơi Blocks ở mức khó hơn em thực hiện thế nào2. - Nháy đúp chuột vào biểu tượng trò

Câu hỏi ngoài dùng để hỏi những điều mình chưa biết thì câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định và nêu lên yêu cầu, mong muốn,

Quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa, thảo luận cặp cho biết những trò chơi nào nguy hiểm, những trò chơi nào không nguy hiểm ?...

Sau những tiết học mệt mỏi các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học sau và cũng không

MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI.. Bài 1: Xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong bảng: nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.+.

Nhiệm vụ của các con là làm biến mất tất cả các ô càng nhanh càng tốt nhấn mạnh ở chỗ nhiệm vụ Chú ý*Để bắt đầu lượt chơi mới các con hãy nhấn phím F2

Hoạt động có chủ đích: Quan sát bầu trời Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột2. Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài