• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2020 tỉnh Kiên Giang có đáp án chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn năm 2020 tỉnh Kiên Giang có đáp án chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020

KIÊN GIANG Bài thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 16/7/2020

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Sống có kỷ luật đi. Ngay cả dậy sớm 10 phút bạn cũng không làm được, ngủ thì 12h, 1h đêm mới lên giường, sáng thì tít mít mới dậy. Đi học chật vật mãi mới ra khỏi nhà. Đến lớp thì nằm ngủ gục trên bàn. Đừng có lười biếng hay ham vui quá đà nữa. Tự kiểm soát cuộc sống của mình, vì không ai làm điều đó hộ mình cả.

Tuổi trẻ, phải sống như chưa từng được sống.

Đừng lãng phí thời gian nữa. Khi các bạn cả ngày ngồi lướt new feeds Facebook thì xã hội đã bỏ các bạn quá xa rồi. Tụ tập ít thôi, shopping ít thôi, trà sữa ít thôi, mạng xã hội ít thôi. Đừng để công nghệ chi phối mình. Dùng Internet để học, để giải trí, để kết nối, chứ đừng biến nó thành cuộc sống. Không nhất thiết ăn gì, mặc gì, nghĩ gì, làm gì, khó chịu gì, yêu thương gì cũng phải post lên mạng xã hội. Không cần thiết phải biến mình thành nô lệ của chiếc "Smart Phone". Nếu đi ra ngoài chơi thì đừng cắm đầu vào điện thoại; nếu định chơi với điện thoại, thì đừng ra ngoài.

Tiêu tiền cho đúng cách. Cái gì cần dùng và có ích thì hẵng mua, cái gì chỉ để khoa trương thì đừng mua. Đừng có khoa trương khi thực chất bản thân chưa làm được gì, vẫn phải xin tiền bố mẹ, thì đi xe đạp cũng được, không cần đi Vision hay Vespa làm gì. Đồng tiền kiếm thực sự không dễ.

Đọc sách nhiều hơn. Sách gì cũng được, miễn là đừng để não mình rơi vào tình trạng chán tư duy, chán thay đổi, và thậm chí là thấy chán đời. Tuổi trẻ, có biết bao nơi phải đến, bao người thú vị phải gặp, bao thứ để học, và bao điều hay ho để làm. Lúc nào thấy chán nản, nên đi mua một cuốn sách mới.

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ và nạp đầy đủ năng lượng để chuẩn bị bước vào một tuần mới nhiều thành công!

(Trích Dậy sớm không làm được thì đừng mơ mộng thành công- Đào Ngọc Cường, http://www.englishinvietnam.com/ )

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta nên sử dụng Internet vào những mục đích gì?

Câu 3. Anh /chị có tán đồng quan điểm: Không nhất thiết ăn gì, mặc gì, nghĩ gì, làm gì, khó chịu gì, yêu thương gì cũng phải post lên mạng xã hội hay không? Lí giải?

(2)

Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra được từ văn bản trên là gì?

Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc tự kiểm soát bản thân của con người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc- Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, trang 111)

(3)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020

KIÊN GIANG Bài thi: NGỮ VĂN

Ngày thi: 16/7/2020

ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

HƯỚNG DẪN CHẤM:

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC - HIỂU 3,0

1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5

2 Theo tác giả, chúng ta nên sử dụng Internet vào những mục đích:

để học, để giải trí, để kết nối. 0,5

3

Học sinh có thể đồng ý hoặc phản đối hoặc kết hợp cả hai nhưng phải lí giải thuyết phục.

- Đưa ra quan điểm (0.25 đ), lí giải (0.75 đ).

- Học sinh có thể đồng ý và lí giải theo hướng sau: Những chuyện về trang phục, suy nghĩ, tình cảm là việc riêng tư cá nhân không nên chia sẻ lên mạng xã hội vì không đem lại những giá trị tích cực mà nhiều khi tạo ra tác dụng ngược.

- Học sinh có thể phản đối và lí giải theo hướng sau: Mạng xã hội là nơi để chia sẻ thông tin, tình cảm, tìm kiếm sự đồng điệu và sẻ chia nên mọi người có quyền chia sẻ những điều mình thích, miễn sao không vi phạm đạo đức và pháp luật.

- Vừa đồng ý vừa phản đối: kết hợp 02 cách lí giải trên.

1,0

4

Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau tùy theo cách suy nghĩ, nhìn nhận riêng, nhưng phải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Đưa ra thông điệp (0.5 đ), lí giải vì sao (0.5 đ).

Gợi ý: Làm chủ bản thân; sống tích cực; không lãng phí thời gian;

tiêu tiền đúng cách; đọc sách nhiều hơn…

1,0

II LÀM VĂN 5,0

1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc tự kiểm soát bản thân của con người trong cuộc sống.

2,0 a. Đảm bảo bố cục một đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở

đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc tự kiểm 0,25

(4)

soát bản thân mỗi người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý: 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển

khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Ý nghĩa của việc tự kiểm soát bản thân của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng:

- Tự kiểm soát bản thân là khả năng làm chủ những cảm xúc, hành động… trong mọi tình huống.

- Người có khả năng tự kiểm soát bản thân luôn bình tĩnh, sáng suốt, suy xét sự việc thấu đáo, không bị cảm xúc nhất thời lấn át lý trí, chịu đựng được các áp lực của cuộc sống…

- Tự kiểm soát bản thân giúp ta làm chủ cuộc sống, cảm thấy tự tin hơn, giúp điều chỉnh hành vi, tạo ra nền tảng cho sự thành công...

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt

câu. 0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25 2 Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người

Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

………..

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc- Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, trang 111)

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ.

0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự

cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung nghị luận: 0,5

* Bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ:

- Thiên nhiên Việt Bắc: Thiên nhiên bốn mùa hiện lên đẹp đẽ, tươi sáng, thơ mộng, đầy sức sống đến lạ thường, mỗi mùa mang

2,0

(5)

một sắc thái, một vẻ đẹp riêng.

+ Mùa đông: Bông hoa chuối đỏ tươi như thắp lên cái ấm nóng của sự sống…

+ Mùa xuân: Vẻ đẹp tinh khiết, trong trẻo của sắc trắng hoa mơ bạt ngàn…

+ Mùa hè: Tiếng ve ngân rộn rã như thức dậy cả một màu vàng của rừng phách. Chữ "đổ" chứng tỏ sự mau lẹ của biến đổi sắc màu hết sức kì diệu…

+ Mùa thu: Đêm trăng thu lung linh, huyền ảo gợi không khí thanh bình của cuộc sống…

- Con người Việt Bắc: Con người xuất hiện trong khung cảnh lao động, hòa hợp chan hòa với thiên nhiên.

+ Người lao động Việt Bắc đi vào nương rẫy lao động sản xuất...

+ Người dân Việt Bắc tinh tế, tỉ mỉ, tài hoa đan nón, chuốt giang…

+ Cô em gái hái măng một mình siêng năng, can đảm...

+ Con người Việt Bắc nghĩa tình qua tiếng hát ân tình thủy chung… cho thấy trong nỗi nhớ tình người đã thấm vào cảnh vật.

→ Cảnh làm nền cho người, người làm cho cảnh thêm hữu tình, thơ mộng. Con người bình dị, hiền hòa, chịu thương chịu khó, âm thầm hi sinh cho cách mạng...

* Nhận xét đánh giá chung:

- Thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ hiện lên sinh động và gần gũi, đó là những ấn tượng đẹp đẽ nhất về mảnh đất Việt Bắc- "Thủ đô gió ngàn của cách mạng Việt Nam".

- Nghệ thuật:

+ Đoạn thơ có sự chọn lọc tinh tế từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, sắc màu làm bật lên nét riêng của thiên nhiên Việt Bắc.

+ Cấu trúc đoạn thơ có sự cân đối, hài hòa, hoàn chỉnh làm nên vẻ đẹp cổ điển, tạo ấn tượng và cảm xúc thẩm mĩ sâu đậm.

+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát, cách sử dụng đại từ

"mình"- "ta".

0,5

0.5

d. Sáng tạo: Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính

tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

e. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về

vấn đề nghị luận. 0,5

(6)

TỔNG ĐIỂM 10.0

Lưu ý khi chấm: Chỉ cho điểm theo mức trên khi học sinh đáp ứng cả về kĩ năng và kiến thức. Cho điểm phải căn cứ tính thống nhất giữa các phần trong bố cục và tính nhất quán của bài, không đếm ý cho điểm.

http://www.englishinvietnam.com/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên

– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc

– Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống

Chính vì vậy mà khi nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy