• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đạo đức lớp 3 Bài 11: Em xử lý bất hòa với bạn bè trang 50, 51, 52, 53 | Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đạo đức lớp 3 Bài 11: Em xử lý bất hòa với bạn bè trang 50, 51, 52, 53 | Chân trời sáng tạo"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải Đạo đức lớp 3 Bài 11: Em xử lý bất hòa với bạn bè

Hoạt động 1: Khởi động

Câu hỏi 1 (Trang 50 Đạo đức lớp 3):

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.

CHÚNG TA CÙNG BÌNH TĨNH

Hôm qua, Cốm mượn quyển truyện tranh yêu thích chả Na để xem. Hôm nay nhận lại, Na phát hiện quyển truyện bị rách vài trang. Na tức giận và trách Cốm. Cốm bất ngờ vì mình không làm rách truyện tranh của bạn. Vì vậy, Cốm nổi cáu và tranh cãi với Na. Cuối cùng, cả hai đều khóc. Thấy vậy, Tin chạy đến ngăn hai bạn. Tin khuyên:

- Mình bình tĩnh nói chuyện với nhau nhé!

Sau đó, Na nhận ra mình trách nhầm Cốm vì quyển truyện đã bị rách trước khi Cốm mượn. Na xin lỗi Cốn và cả hai làm hoà với nhau.

Tin đã giúp hai bạn xử lý bất hòa bằng cách nào?

Trả lời:

Tin đã giúp hai bạn xử lí bất hòa bằng cách bảo hai bạn bình tĩnh lại và sau đó nói chuyện với nhau. Nhờ vậy, Na nhận ra mình trách nhầm Cốm vì quyển truyện đã bị rách trước khi Cốm mượn, Na xin lỗi Cốn và cả hai làm hoà với nhau.

Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới

Câu hỏi 1 (trang 51 SGK Đạo đức lớp 3):

Na xử lí bất hòa với bạn bè bằng cách nào? Kể thêm các cách xử lí bất hòa với bạn bè.

(2)

Trả lời:

Tranh 1: Na xử lí bất hòa bằng việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi giận dữ và cố gắng giữ bình tĩnh.

Tranh 2: Na xử lí bất hòa bằng việc yêu cầu sự hỗ trợ từ cô giáo để làm hòa với Tin.

Tranh 3: Na xử lí bất hòa bằng cách giải thích, nói chuyện rõ ràng với bạn.

Tranh 4: Na xử lí bất hòa bằng cách xin lỗi Cốm vì lỡ tay làm vỡ con lợn đất của Cốm.

Kể thêm các cách xử lí bất hòa với bạn bè: nhờ bạn bè giúp mình xử lí bất hòa với bạn; xử lí bất hòa bằng cách nhận lỗi nếu mình sai và đền bù cho bạn đồ vật khác;

viết thư xin lỗi bạn nếu mình là người gây ra bất hòa; ….

Câu hỏi 2 (trang 51 SGK Đạo đức lớp 3):

Quan sát tranh và nêu các bước xử lí bất hòa với bạn bè.

(3)

Trả lời:

Các bước xử lí bất hòa với bạn bè:

+ Bước 1: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, giữ bình tĩnh.

+ Bước 2: Liệt kê cách giải quyết vấn đề (lời nói, việc làm cụ thể).

+ Bước 3: Chọn cách giải quyết phù hợp nhất và thực hiện.

Câu hỏi 3 (trang 52 Đạo đức lớp 3):

Kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.

(4)

- Na đã làm gì khi thấy Tin và Bin bất hòa với nhau?

- Khi thấy bạn bè bất hòa, em nên làm gì?

Trả lời:

- Na đã giúp Tin và Bin phân công công việc rõ ràng cho từng người để hai bạn không tranh giành nhau cái chổi nữa.

- Khi thấy bạn bè bất hòa, em sẽ:

+ Khuyên bạn giữ bình tĩnh, lắng nghe nhau.

+ khuyên bạn nhận lỗi và xin lỗi nếu mình là người sai.

+ Chia sẻ các cách giải quyết bất hòa cho bạn.

+ Lắng nghe ý kiến của cả hai bên, không thiện vị bên nào hơn.

Hoạt động 3: Luyện tập

Câu hỏi 1 (trang 52 Đạo đức lớp 3):

(5)

Nếu là Tin, em sẽ xử lí bất hòa với bạn như thế nào?

Trả lời:

Nếu là Tin, em sẽ xử lí bất hòa với bạn bằng cách lắng nghe bạn nói và trình bày ý kiến của mình, không vội đổ lỗi cho bạn khi chưa biết bạn có phải là người sai hay không.

Câu hỏi 2 (trang 53 Đạo đức lớp 3):

Sắm vai Bin để giúp bạn xử lí bất hòa trong các tình huống sau:

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Bin, em sẽ khuyên hai bạn bình tĩnh nói chuyện và trình bày lí do tại sao quả bóng bị hỏng. Nếu bạn nào sai thì khuyên bạn nhận lỗi và làm hòa với bạn.

Tình huống 2: Nếu là Bin em sẽ khuyên Na và Cốm bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, không nên đổ lỗi cho bạn và cũng không nên giận bạn khi chưa rõ nguyên nhân là gì.

Câu hỏi 3 (trang 53 Đạo đức lớp 3):

Xử lí tình huống.

- Tình huống 1:

(6)

Na cho Cốm mượn bút. Hôm sau, Na nhắc Cốm trả bút thì Cốm trả lời: “Mình đã trả bạn rồi!’’. Na ngạc nhiên:” Bạn chưa trả mình mà!”. Na và Cốm đều nghĩ mình đúng nên quay ra cãi nhau.

Em sẽ giúp Na và Cốm xử lí bất hòa như thế nào?

- Tình huống 2:

Tin hẹn Bin chiều Chủ nhật đi đá bóng. Tin đến sân bóng nhưng không thấy Bin đâu. Tin quay lại nhà Bin và hỏi:” Sao cậu không đến sân bóng?”. Bin bối rối:” Tớ quên mất. Tại cậu không nhắc tớ đấy!”. Thế là hai bạn giận nhau.

Nếu là Bin, em sẽ xử lí bất hòa như thế nào?

Trả lời:

Tình huống 1: Na và Cốm cãi nhau vì nghĩ rằng bản thân là người đúng. Na và Cốm nên nói chuyện, giải thích rõ ràng cho nhau nghe hộp bút của Na, nếu Cốm đã trả cho Na thì cần nói rõ trả lúc nào, ở đâu, có ai thấy điều đó không.

Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ gặp Tin và xin lỗi vì đã không giữ lời hứa với bạn và mong bạn tha lỗi cho mình.

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi 1 (trang 53 Đạo đức lớp 3):

Kể lại một tình huống em đã bất hòa với bạn và cách xử lí bất hòa của em.

Trả lời:

Em đã vô tình làm rách quyển truyện mà Lan rất yêu thích, khi đó Lan rất giận em.

Em đã gặp Lan giải thích rõ mình không cố tình làm rách quyển truyện và mong Lan tha thứ cho mình. Lan đã chấp nhận lời xin lỗi của em và chúng em lại vui vẻ chơi với nhau.

Câu hỏi 2 (trang 53 Đạo đức lớp 3):

Chia sẻ về một lần em đã giúp bạn xử lí bất hòa:

Trả lời:

Lan và Mai giận nhau vì Lan nghĩ Mai đã nói xấu về Lan với em. Em đã tìm gặp Lan để giải thích giúp Mai rằng Mai không hề nói xấu Lan, Mai rất yêu quý Lan.

Nhờ vậy, chúng em đã vui vẻ chơi cùng nhau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quốc ca Việt Nam hiện nay là bài hát "Tiến quân ca" do Văn Cao sáng tác bắt nguồn từ lúc Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân

Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta như thế nào.. Kể thêm các việc làm thể hiện sự trân trọng và tự

Khi đó, em với bạn đã cùng nhau ngồi lại để giải thích cho đối phương nghe về ý kiến của mình, chỉ ra những điểm đồng tình và không đồng tình trong ý kiến của

- Tình huống 1: Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ giải thích cho Tuấn hiểu về vai trò của người nhóm trưởng để Tuấn hiểu rằng mình cần lắng nghe ý kiến của các bạn

Tranh 4: Trong giờ ra chơi, một bạn nữ nói với bạn cùng lớp “Tớ chưa hiểu bài, cậu giải thích lại giúp tớ nhé!” => Bạn nữ ham học hỏi, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của

Em đã xử lí bất hòa bằng cách gặp Lan để giải thích và nói rõ mình không nói xấu Lan với các bạn trong lớp và nhờ các bạn trong lớp làm chứng việc này, nhờ đó Lan đã hiểu

Những thông tin cá nhân của em, gia đình em có thể lưu trữ và trao đổi là: Video họp mặt gia đình, họ tên ngày tháng năm sinh của anh (chị) và cha mẹ, số điện thoại

A. Chọn thư mục lưu bài trình chiếu. Gõ tên tệp vào ô File name. Nháy chuột vào nút lệnh D. Nháy chuột vào nút lệnh Save để hoàn tất. Nháy chuột vào nút lệnh. Chọn