• Không có kết quả nào được tìm thấy

Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 8 (Tuần 18) Bài 13: CÔNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

- Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

- Vận dụng công thức A = F.s B. HƯỚNG DẪN HỌC LÍ THUYẾT I. Khi nào có công?

1. Nhận xét.

Em hãy đọc nhận xét trong SGK/46 và trả lời các câu hỏi trong bảng 1:

Bảng 1.

Đối tượng Có lực tác dụng lên vật không?

Có làm vật chuyển động không?

Có thực hiện công không?

Con bò Lực sĩ

 Từ việc trả lời các câu hỏi ở bảng trên, em nãy suy nghĩ xem điều kiện để xuất hiện công là gì?  Từ đó Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong phần kết luận bên dưới.

2. Kết luận:

- Chỉ có công khi có ... tác dụng vào vật và làm cho vật ……….

II. Công thức tính công

Em hãy đọc thông tin trong SGK/47 để tìm hiểu công thức tính công và một số lưu ý. Từ những thông tin trong SGK, em hãy điền vào chỗ trống trong bảng 2:

Bảng 2.

- Công thức tính công: Trong đó:

A = …………

A: công (……)

… : ……… (……)

… : ……… (……)

- Lưu ý: Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực tác dụng thì công của lực đó………

(2)

Để hiểu rõ hơn về lưu ý, các em hãy cùng tìm hiểu ví dụ: có một quả bóng lăn trên mặt sàn nằm ngang (như hình vẽ bên dưới).

Trong trường hợp này, các em có thể thấy rằng có một lực tác dụng lên vật, đó là Trọng lực (P). Tuy nhiên, do vật chuyển động theo phương nằm ngang, Trọng lực có phương thẳng đứng nên phương của lực vuông góc với phương chuyển động  Công của Trọng lực bằng 0.

III. Vận dụng

Hướng dẫn câu C3 SGK trang 47

Để xác định các trường hợp có công, em cần xem lại điều xuất hiện công (kết luận phần I. Khi nào có công). Từ đó kiểm tra xem trong các trường hợp đề bài cho, trường hợp nào thoả mãn điều kiện xuất hiện công  Trường hợp đó sẽ có công.

Sau đó, hoàn thành bảng 3 bên dưới.

Bảng 3.

Trường hợp Có công hay

không?

a/ Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động.

b/ Một học sinh đang ngồi học bài.

c/ Máy xúc đất đang làm việc.

d/ Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

Hướng dẫn câu C4 SGK trang 47

Để xác định lực nào thực hiện công, em cần trả lời câu hỏi: “Lực nào làm cho vật chuyển động?”  Lực làm cho vật chuyển động chính là lực thực hiện công.

Từ đó trả lời câu C4 bằng cách hoàn thành bảng 4 bên dưới.

Bảng 4.

Trường hợp Lực thực hiện công

a/ Đầu tàu hoả đang kéo các toa tàu P

v

(3)

chuyển động.

b/ Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

c/ Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.

Hướng dẫn câu C5 và C6 SGK trang 48

Hs hoàn thành bài tập C5, C6 bằng cách điền vào chỗ trống trong bảng 5.

Bảng 5.

C5:

Tóm tắt:

F = …………N s = …………m A= ? J

Giải:

Công của………..

A = ………=………=………...(…) C6:

Tóm tắt:

F = ………

s = ………

A= ………

Giải:

………..

…...=………= ………=………(…)

C. NỘI DUNG GHI BÀI I. Khi nào có công?

1. Nhận xét.(SGK) 2. Kết luận:

- Chỉ có công khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật di chuyển.

II. Công thức tính công

Trong đó:

A = F.s

A: công (J)

F : lực tác dụng vào vật (N)

s : quãng đường vật di chuyển (m)

- Lưu ý: Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực tác dụng thì công của lực đó bằng 0.

III. Vận dụng

(4)

C3:

Trường hợp Có công hay

không?

a/ Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động.

b/ Một học sinh đang ngồi học bài.

c/ Máy xúc đất đang làm việc.

d/ Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

C4:

Trường hợp Lực thực hiện công

a/ Đầu tàu hoả đang kéo các toa tàu chuyển động.

b/ Quả bưởi rơi từ trên cây xuống

c/ Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao.

C5:

Tóm tắt:

F = …………N s = …………m A= ? J

Giải:

Công của………..

A = ……… = ………= ………...(…) C6:

Tóm tắt:

F = ………

s = ………

A= ………

Giải:

Công của………..

A = ……… = ………= ………...(…) D. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Khi nào có công? Cho ví dụ.

Câu 2: Viết công thức tính công.

E. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có công?

A. Một chiếc ô tô đang đỗ trên một con dốc nghiêng.

B. Một bạn học sinh đang đẩy một cái bàn nhưng cái bàn không chuyển động.

C. Một người đang đạp xe đạp trên đường.

D. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

(5)

Câu 2: Trong các trường hợp sau, lực nào đã thực hiện công?

a/ Một viên bi lăn từ trên mặt phẳng nghiêng xuống.

b/ Một em bé ném quả bóng lên cao.

c/ Một mũi tên được bắn bay đi từ cây cung.

b. Một học sinh đá quả bóng lăn trên mặt sàn nằm ngang.

Câu 3: Công thức công là:

A. A = F.S B. A = F.s

C. A = F/S D. A = F/s

Câu 4: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Công của cần cẩu trong trường hợp này là:

A. 30000 (J) B. 3000000 (J) C. 3000 (J) D. 300000 (J)

Câu 5: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe với lực kéo không đổi là F = 7500 N trên một đoạn đường s thì thực hiện được công là A = 40500 kJ. Quãng đường s mà đầu máy đã kéo là:

A. 5400 (m) B. 504 (m)

D. 5,4 (m) D. 54 (m)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.. - Phân tích được lực tác dụng lên

Khi lực F  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn S theo hướng hợp với hướng của lực một góc  , thì công thực hiện bởi lực

Đối với cá nhân người lao động không có động lực lao động thì hoạt động lao động khó có thể đạt được mục tiêu của nó bởi vì khi đó họ chỉ lao động hoàn thành công việc được

Câu 20: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:.. Trọng lượng

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do

Trong phương pháp này, vị trí của phương tiện có thể xác định ứng với từng điểm ảnh thu được dựa vào thông số lắp đặt của camera.. Phương pháp này có thể tận dụng

HS. Vật có thể chuyển động quay hoặc đứng yên tuỳ vào các lực tác dụng. Đưa các phương án TN, thảo luận nhóm và chọn phương án TN. HS.Lần lượt treo các chùm quả nặng vào