• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương III: Nội dung và những giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chương III: Nội dung và những giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS

MỤC LỤC

TT Nội dung

1.

A- Phần mở đầu

- Cơ sở lý luận và thực tiển

- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

2.

B- Phần nội dung đề tài

- Chương I: Những vấn đề nhận thức và thực tiễn đặt ra cần giải quyết.

+ Quan điểm, nhận thức về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

+ Những vấn đề thực tiển đặt ra liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

- Chương II: Thực trạng ban đầu về tình hình địa phương và Nhà trường.

+ Vài nét về tình hình chung của trường THCS Lao Bảo.

+ Tình hình riêng về điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin trong trường học.

- Chương III: Nội dung và những giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học .

+ Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS

+ Đầu tư và xây dựng những điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS

+ Bồi dưỡng đội ngũ để làm tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS

+ Tổ chức thực hiện và quản lý chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

+ Kết quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS Lao Bảo

3.

C- Phần Kết luận:

+ Bài học kinh nghiệm + Những kiến nghị 4. D- Tài liệu tham khảo:

(2)

A- PHẦN MỞ ĐẦU I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn nhân lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta sẽ tiến theo con đường công nghiệp hóa rút ngắn, trên cơ sở kết hợp linh hoạt và hợp lý những bước đi tuần tự và nhảy vọt, nhanh chóng đạt tới trình độ tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, cần ứng dụüng ngày càng nhiều tri thức mới để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Song, nếu không có nguồn nhân lực ở ‘’trình độ lao động cao’’ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, cách mạng khoa học công nghệ phát triển, sự phân công hợp tác, cạnh tranh quốc tế, khu vực ngày càng diễn ra gay gắt, thì ngay cả những kỹ thuật hoàn thiện nhất cũng trở nên vô dụng.

Do vậy, để đảm bảo cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần coi trọng hai lĩnh vực trọng yếu là giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. Văn kiện Đại hội IX đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Thực tiễn đã khẳng định: Chỉ có một chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi thứ nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Vì vậy, giáo dục và đào tạo giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết TW2 (Khóa VIII), Nghị quyết Đại hội IX; Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 và nghiên cứu, phân tích thực tiễn kinh tế - xã hội ở địa phương , thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo và giảng dạy ở trường học trong những năm gần đây còn có những bất cập, đặc biệt là việc ứng dụng những thành tựu về công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng. Đây là vấn đề mới chưa được tổng kết, nghiên cứu một cách đúng mức, với tư cách là một nhà quản lý trực tiếp Nhà trường, tôi đã đi đầu trong việc áp dụng tin học trong quản lý và giảng dạy nhằm tìm ra hướng đi đúng, góp phần vào việc đào

(3)

tạo nhân tài cho quê hương đất nước. Đây cũng chính là lý do để chúng tơi chọn đề tài “Một số giải pháp về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý, chỉ đạo và đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thơng".

II- NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1- Nhiệm vụ:

Xuất phát từ những mục đích, ý nghĩa nêu trên, chúng tơi tự xác định cho mình một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tìm hiểu, nhận thức đúng mức về vai trị, vị trí của cán bộ giáo viên đối với vấn đề quản lý và ứng dụng những tiến bộ về cơng nghệ thơng tin trong mọi hoạt động của Nhà trường.

- Nghiên cứu lý luận về cơng tác quàn lý, chỉ đạo nĩi chung và vai trị của nĩ trong việc ứng dụng những tiến bộ về cơng nghệ thơng tin trong mọi hoạt động của Nhà trường.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực Đội ngũ, nhu cầu và khả năng đáp ứng của tình hình thực tế của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu về tăng cường cơng tác quản lý chỉ đạo việc ứng dụng những tiến bộ về cơng nghệ thơng tin trong mọi hoạt động của Nhà trường theo từng giai đoạn cụ thể.

- Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm qua từng thời kỳ để rút kinh nghiệm thực hiện các bước sau cao hơn.

Để làm được điều đĩ, bản thân tơi khơng chỉ tìm hiểu những vấn đề cĩ tính lý luận liên quan mà quan trọng hơn là qua đĩ phân tích, đánh giá một cách sâu sắc thực trạng ứng dụng những tiến bộ về cơng nghệ thơng tin trong mọi hoạt động của Nhà trường ởí trường THCS Lao Bảo trong những năm qua.

2- Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên việc ứng dụng trong thực tiển, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của trường THCS Lao Bảo và khái quát thành lý luận mới.

- Quá trình áp dụng hệ thống các biện pháp đều cĩ theo dõi và tổng kết kinh nghiệm sau khi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và những người trực tiếp với nội dung của đề tài.

- Đánh giá kết quả việc áp dụng đề tài dựa trên kết quả cĩ được từ thực tế cơng tác quản lý và giảng dạy của trường THCS Lao Bảo.

B- PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Nội dung đề tài ngồi phần mở đầu, kết luận, được kết cấu thành 3 chương chính:

- Chương I: Những vấn đề nhận thức và thực tiễn đặt ra cần giải quyết.

- Chương II: Thực trạng ban đầu về tình hình địa phương và Nhà trường.

- Chương III: Nội dung và những giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý và dạy học.

(4)

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ NHẬN THỨC

VÀ THỰC TIỄN ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT.

I. Quan điểm, nhận thức về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học:

Đại Hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là"....con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhãy vọt..." Để đạt được mục tiêu trên, giáo dục và khoa học - công nghệ có vai trò quyết định... Văn kiện Đại Hội Đảng như kim chỉ nam cho chủ trương cần phải gấp rút đưa bộ môn tin học vào giảng dạy và ứng dụng trong trường học. Không thể có nền giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mà giáo dục lại đi sau điều kiện kinh tế.

Đó chính là lý do và nguyên nhân buộc các trường học cần đưa ngay bộ môn tin học vào giảng dạy trong trường.

Mặt khác, chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã chỉ rõ các quan điểm phát triển: "Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại...; Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, cũng cố quốc phòng an ninh..."

Mục tiêu chung đến năm 2010 "...ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao..."

Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông: " Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ phát triển của các nước trong khu vực..."

Như vậy về quan điển và nhận thức, đảng ta và ngành giáo dục đã chỉ rõ, không có lý do gì để các trường học chậm triển khai việc đưa tin học vào trường học và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ việc quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

II. Những vấn đề thực tiển đặt ra liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học:

Nhận thức đúng là vấn đề đơn giản, từ nhận thức đó để vận dụng vào điều kiện của từng trường là việc khó khăn và phức tạp, bởi khó khăn lớn nhất hiện nay của chung cho các trường là trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên còn hạn chế, điều kiện về máy móc thiết bị còn thiếu thốn. Cụ thể:

- Trường THCS Lao Bảo khi đưa tin học vào giảng dạy trong trường năm đầu tiên chỉ có 2 máy tính và một giáo viên hợp đồng từ Huế lên dạy.

- Nhận thức của mọi người còn mơ hồ, nhiều người thiếu tin tưởng ở bộ môn mới - vừa khó, vừa không thấy được lợi ích thực sự của nó do chưa hiểu hết, trong khi đó tốn kém rất nhiều do phải đầu tư máy móc thiết bị. Thậm chí có người tỏ thái độ chống đối chủ trương này.

(5)

- May mắn hơn, nhà trường được sự nhất trí cao của Đảng uỷ và chính quyền địa phương, sự tán trợ của phần lớn phụ huynh học sinh, đặc biệt học sinh rất ham thích bộ môn này nên nhà trường đã phát triển tốt kế hoạch.

- Chính từ việc giảng dạy, đòi hỏi người thầy giáo phải học hỏi, tìm tòi và đi đến ứng dụng vào điều kiện công tác của mình.

- Đặc biệt khi mà các cơ quan, đơn vị như: Ngân hàng, Bưu điện... đã ứng dụng máy tính rất sớm, không lẽ một đơn vị đã từng mệnh danh là: "Trung tâm văn hoá-khoa học ở địa phương" lại mơ hồ về tin học.

- Hơn thế, Thị trấn Lao Bảo là trung tâm của khu thương mại tự do trong nay mai. Nhà trường cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu của tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.

- Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý nhà trường lại đặt ra cho cán bộ giáo viên yêu cầu phải sử dụng máy tính trong mọi hoạt động.

Từ thực tiển trên, mặc dù đang thiếu cả nguồn nhân lực và điều kiện nhưng nhà trường vẫn thống nhất quyết tâm đưa bộ môn tin học vào nhà trường. Cán bộ giáo viên bắït đầu tìm tòi học hỏi, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy ở trường.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG BAN ĐẦU

VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG:

I- Vài nét về tình hình thực tế Trường THCS Lao bảo :

Trường THCS Lao Bảo là một trường miền núi biên giới, mới được thành lập từ năm 1992. Khó khăn không ít như những trường khác của một Huyện miền núi.

- Nhà trường được sự quan tâm rất lớn của Đảng Ủy, Chính quyền địa phương, đặc biệt nơi đây, nhân dân có truyền thống hiếu học, các Ban ngành, đoàn thể có sự phối hợp, tạo điều kiện rất lớn.

- Đội ngũ Cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, chăm lo công việc tập thể như việc của gia đình. Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

- Quy mô nhỏ, từ khi thành lập, trường chỉ có 4 lớp với 98 học sinh; hiện nay đã phát triển được 22 lớp với 900 học sinh.

- Do xa trung tâm nên cùng một lúc nhà trường thực hiện khá nhiều nhiệm vụ:

ngoài việc chăm sóc giáo dục học sinh trong độ tuổi THCS, Nhà trường còn phải thực hiện nhiệm vụ phát triển các loại hình đào tạo như: GDTX ( Dạy các lớp BTCS, BTTH, Dạy tin học và ngoại ngữ); Dạy nghề phổ thông cho học sinh lớp 8 & 9...

- Chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ, tuy không sánh kịp với các trường vùng thành phố, thị xã nhưng là trường đầu tiên của Huyện có Giáo viên Giỏi và học sinh giỏi cấp Tỉnh, là trường đầu tiên của Huyện đưa ngoại ngữ và Tin học vào giảng dạy trong Nhà trường, là trường đầu tiên kết nối mạng Internet để CBGV

(6)

học tập nghiên cứu, hằng năm đều dẫn đầu về chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục.

- CSVC-KT của nhà trường ban đầu cũng chỉ có bốn phòng học cấp 4 và một khu Hiệu bộ tạm thời. Nhà trường không có được sự ưu tiên đầu tư từ các chương trình Quốc gia, Với phương châm huy động sự đóng góp từ phụ huynh và địa phương để đầu tư, xây dựng và mua sắm dần, nên trong những năm qua Nhà trường đã tích luỹ và xây dựng được khá nhiều điều kiện đảm bảo yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia, phục vụ việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học.

- Đặc biệt về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học cũng được tiến hành từng bước như việc xây dựng CSVC, đến nay cơ bản khá hoàn thiện có thể áp dụng rộng rải trong các hoạt động của Nhà trường.

Tranh thủ được những thuận lợi, tập trung khắc phục những khó khăn, trong một thời gian ngắn, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên của Nhà trường đã huy động các nguồn lực, dóc sức xây dựng trường, đặc biệt đã đi đầu trong việc ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy có kết quả.

II- Tình hình riêng về điều kiện áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS Lao Bảo.

Xuất phát điểm trường THCS Lao Bảo cũng như mọi trường khác, năm 1995 - khi biết xu hướng phát triển của thị trấn Lao bảo sẽ trở thành trung tâm khu thương mại tự do. Nhà trường mới bắt đầu tìm cách đưa bộ môn tin học vào giảng dạy trong trường. Ban đầu không có máy, không có giáo viên và không có thầy cô nào nhìn thấy máy vi tính, chưa nói đến việc sử dụng máy vi tính. Thế nhưng với quyết tâm của thầy trò và phụ huynh nên mới mua được 2 máy đầu tiên và mời thầy từ Huế đến dạy cho học sinh. Cứ thế mỗi năm phụ huynh đóng góp mua sắm dần. Hiện nay đã có máy cho các phòng làm việc, máy cho giáo viên dạy trên lớp, máy cho giáo viên và học sinh học tập tại thư viện, máy cho học sinh thực hành tại phòng thực hành... Ngoài ra các thiết bị và phương tiện ngoại vi đều được nhà trường mua sắm tương đối đầy đủ. Mọi giáo viên đã sử dụng thành thạo máy trong phạm vi công việc của mình, nhà trường và giáo viên đã biết áp dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng công tác và chất lượng giáo dục, giảm thiểu công sức lao động của thầy trò trong mọi hoạt động, đặc biệt nhờ có máy móc hổ trợ, các hoạt động của nhà trường thêm phong phú, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập...

là điều kiện thuận lợi để nhà trường tiếp tục phát triển.

CHƯƠNG III

NỘI DUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS.

(7)

I- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS

Hơn ai hết Người cán bộ quản lý phải thông suốt về nhận thức sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THCS góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách học sinh, đồng thời tạo cơ sở cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong vài thập kỹ gần đây, do sự đổi mới của đất nước, do những thành tựu to lớn và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ , do yêu cầu bức xúc của kinh tế - xã hội của đất nước ta, do sự biến đổi nhiều mặt của đối tượng giáo dục... Bậc học THCS đang cần đổi mới toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp dạy học. Chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường mới có thể đưa nhà trường phát triển một cách toàn diện, nâng cao được chất lượng giáo dục một cách vững chắc, đáp ứng đuợc yêu cầu hiện nay. Không thể nói đến chất lượng khi năng suất lao động thấp, không có phương tiện và điều kiện kỹ thuật hỗ trợ...

- Chính vì vậy mà bản thân người CBQL phải nhận thức đúng đắn và có thái độ học tập, tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm nghiêm túc mới có thể tổ chức thực hiện thành công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS . Tránh tư tưởng ngại khó khi thấy yêu cầu quá cao, đồng thời cũng tránh tư tưởng nóng vội, khi mình chưa đủ điều kiện.

- Khi nhận thức đúng và có quyết tâm thì mọi khó khăn có thể từng bước tháo gở và đi đến thành công.

Mặt khác, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhận thức đúng và thực hiện:

Bất cứ công việc gì nếu không có sự đồng lòng đồng sức của mọi người liên quan sẽ khó thành công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS là việc làm khó khăn lại càng rất cần công sức và trí tuệ của tập thể. Bởi vậy, cần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền về sự cần thiết việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS không những trong cán bộ giáo viên mà trong cả các tổ chức, các ban ngành, cán bộ, nhân dân, các em học sinh và các bậc phụ huynh.

Tuyên truyền với các đối tượng ngoài trường là tranh thủ sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần, phối hợp công tác tốt hơn. Đó là công việc không thể thiếu. Tuy nhiên, các đối tượng trong trường là những người trực tiếp thực hiện càng phải được tuyên truyền tốt nhất. Khi mọi người thấy rõ sự cần thiết và lợi ích cũng như tác dụng của một trường chuẩn quốc gia thì mới tự giác, đồng lòng đồng sức tổ chức thực hiện có kết quả.

II- Đầu tư và xây dựng những điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS

Điều hành một hoạt động dù đơn giản đến đâu cũng không thể thiếu kế hoạch. Xây dựng kế hoạch là bước quan trọng có tính quyết định sự thành công

(8)

hoặc thất bại của mọi công việc. Đầu tư điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường càng phải có kế hoạch khoa học

1- Để xây dựng kế hoạch khoa học, người Hiệu trưởng cần:

a) Nghiên cứu các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên, quy định và yêu cầu việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS .

b) Điều tra nắm rõ tình hình, các điều kiện liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng đội ngũ CBGV, nhân viên; Tình hình học tập của học sinh; Điều kiện về CSVC, thiết bị của Nhà trường; Công tác xã hội hoá Giáo dục ở địa phương...

c) Sau khi nắm kỹ tình hình và các điều kiện, người Hiệu trưởng cần dự báo được khả năng thực hiện, các nguồn đầu tư về tài chính, tranh thủ ý kiến của tập thể để chọn những giải pháp tối ưu để đạt được kết quả cao và nhanh nhất.

d) Những điểm cần chú ý khi thực hiện chức năng kế hoạch:

- Những nội dung chính cần hoạch định để thực hiện. Trong các nội dung đầu tư điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS , nội dung nào cần được ưu tiên, nội dung nào phải tập trung các nguồn lực để có thể xây dựng thành công...

- Phân công người phụ trách từng công việc cụ thể, tránh hình thức, chung chung.

- Định rõ thời gian, phải thực hiện và hoàn thành từng nội dung trong kế hoạch, cụ thể hoá các công việc đó trong kế hoạch hàng tuần, tháng, học kỳ hoặc năm.

- Chọn những giải pháp khả thi, cụ thể; Không nên làm kế hoạch với những giải pháp chung chung.

2- Các giải pháp đầu tư xây dựng các điều kiện:

a- Tìm nguồn đầu tư: Thời gian qua,ửtường THCS Lao Bảo không được đầu tư từ các chương trình quốc gia, vì vậy nhà trường buộc phải tìm những nguồn đầu tư chủ yếu là từ:

+ Người học ( Học sinh phổ thông và cán bộ thanh niên trên địa bàn), do phải đóng góp mua sắm máy móc thiết bị nên việc học ban đầu là tự nguyện, người học có trách nhiệm góp phần đầu tư máy, bảo dưỡng và sửa chửa... Đây là nguồn thu khá lớn để trường phát triển máy tính trong từng năm.

+ Đầu tư từ nguồn quỹ học phí và xây dựng: Đây là nguồn thu do trường chủ động chi, cần dành phần chi thích đáng cho việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường.

+ Sử đụng định mức cho phép của ngân sách đựơc bố trí hàng năm.

+ Vận động CBGV tự mua thêm máy tính ở nhà để học tập, nghiên cứu.

(9)

b-Những gì chưa biết cần tham quan, học hỏi và rút kinh nghiệm thêm các đơn vị khác, để tránh tình trạng mò mẩm mua sắm sai yêu cầu, phải tu sửa hoặc mua sắm lại tốn kém. Những công việc dù nhỏ nhưng chưa biết đều cần học hỏi, tham quan trước khi tổ chức thực hiện.

c- Những trang thiết bị đắt tiền, thiếu vốn đầu tư thì phải có kế hoạch dầu tư từng bước, không đợi đến lúc có đủ mới mua sắm như: Máy vi tính - Phải sắm dần một năm từ 1 đến 2 máy; Năm 2002 kết nối mạng Internet, năm 2003 trang bị máy tính cho thư viện để đọc sách điện tử, năm 2004 mua máy tính xách tay cho GV dạy trên lớp...

d-Vấn đề quan trọng hơn thế, đó là làm thế nào để phát huy hiệu quả sữ dụng, bảo quản tốt CSVC-Thiết bị:

Đây là vấn đề quan trọng và không dễ thực hiện, bởi đầu tư nhiều nhưng không sữ dụng được hoặc thiếu sự bảo quản thì không đem lại kết quả và mất lòng tin.

Bởi vậy, điều quan trọng là người cán bộ quản lý phải biết tự học hỏi thêm để quản lý được các vấn đề nầy. Mặt khác, cần tính toán thật kỹ vấn đề nuôi sống các hoạt động nầy và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu của nhà trường. ( Nối mạng Internet rất đơn giản, truy cập mạng ai cũng có thể thực hiện được nhưng trả tiền hàng tháng là vấn đề cần tính toán trước; Mua 1 máy vi tính để trang bị cho thư viện là dễ nhưng làm thế nào để đủ sách điện tử, làm thế nào để mọi giáo viên có thể đọc được là việc khó...)

III- Bồi dưỡng đội ngũ để làm tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS

- Trong tất cả các lực lượng tham gia xây dựng Nhà trường, có thể nói đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường giữ vai trò quyết định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường cần coi trọng công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên là tất yếu.

- Khuyến nghị của UNESCO về chiến lược giáo dục đã yêu cầu đối với công tác đào tạo người thầy giáo trong thời đại mới: “ Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành Nhà Giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền thụ kiến thức”, “Các chương trình đào tạo thầy giáo cần triệt để sữ dụng các thiết bị mới nhất”...

- Chiến lược phát triển GD-ĐT của Chính phủ nhận định về đội ngũ:

“Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô, vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục...” đó là một thực tế phải trăn trở để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ.

Do vậy, để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường, việc xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cần:

(10)

- Thực hiện nghiêm túc việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ - Coi trọng công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ., tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian tự học, tự bồi dưỡng, và tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ, các lớp chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện để CBGV bắt kịp những thông tin, những tiến bộ của nhân loại...

+ Bên cạnh đầu tư sách, báo chí, tài liệu, phương tiện nghe nhìn về cách thức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường.

Nhà trường còn nối mạng để truy cập thông tin, sữ dụng sách điện tử...

+ Động viên CBGV tham gia học các lớp nâng cao trình độ: Hiện tại Nhà trường có 45 CBGV thì 100% CBGV đều đã đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 55,5% đạt trên chuẩn nhờ quá trình công tác CBGV đều có ý thức tự học thêm qua các hình thức đào tạo.

+ Nhà trường chủ động mở các lớp tin học và ngoại ngữ cho giáo viên học tại chổ, tạo điều kiện cho phần lớn CBGV đều có thể tham gia học tập: Hiện nay có 100% CBGV sữ dụng thành thạo máy vi tính để làm việc (soạn bài, thiết kế giáo án điện tử để giảng dạy, sử dụng phần mềm trắc nghiệm để làm đề kiểm tra, sử dụng các phần mềm khác để giảng dạy trên lớp); 57,7% CBGV có trình độ ngoại ngữ từ trình độ A, B.

- Bồi dưỡng cán bộ cốt cán về chuyên môn, biết khai thác thế mạnh của từng giáo viên . Khi có một phần mềm, một chương trình mới thì tuy theo năng lực của từng người để giao trách nhiệm nghiên cứu, sau đó mới tổ chức tập huấn lại cho toàn thể CBGV liên quan.

- Thành lập Câu lạc bộ tin học trong trường và sinh hoạt thường xuyên Mục đích của câu lạc bộ là truyền đạt kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng máy tính cho nhau, giải đáp những vướng mắc, những khó khăn trong quá trình sử dụng, giúp nhau trong việc sửa chửa máy móc, thiết bị khi bị hư hỏng...

IV- Quản lý và chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường phổ thông rất đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên do khả năng của nhà trường nên những năm qua mới dừng lại ở các hoạt động như sau:

1- Lưu trử thông tin, báo cáo:

Hiện nay khá nhiều đơn vị đã dùng máy tính để lưu trử thông tin, báo cáo.

Vấn đề quan trọng là cần lưu trử các thông tin và báo cáo đó như thế nào sao cho khoa học, dễ tìm kiếm và mọi người ai cũng có thể sử dụng được.

Tổ chức lưu trử thông tin trên máy tính cũng đòi hỏi theo một trật tự quy định, nhà trường đã quy ước cho mọi thành viên phải thực hiện. Mọi thông tin phải được lưu trử trong ổ đĩa D (tránh sự cố phải cài lại máy tính sẽ mất thông tin), Có thư mục cho việc chung, việc riêng, trong thư mục việc riêng là các thư mục con chứa tên từng CBGV, trong mỗi thư mục của cá nhân đều chia thành các thư mục chứa các lọai thông tin khác nhau: Đề kiểm tra, giáo án, các lọai khác...Những

(11)

thông tin lưu trử không đúng quy định sẽ bị xóa bỏ (Đây là biện pháp để CBGV phải lưu trử đúng vị trí quy định).

Riêng hồ sơ báo cáo của nhà trường cũng được tổ chức lưu trử theo từng năm một cách khoa học, các báo cáo được đánh số theo thứ tự thời gian, tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng lâu dài. ( như hình dưới đây)

Ngoài ra nhà trường đã lập một thư viện điện tử chứa đựng những thông tin cần thiết làm tư liệu cho giáo viên nghiên cứu chung. Đây là một thư viện rất bổ ích, có tác dụng thiết thực trong việc tìm tòi, học hỏi, tra cứu...Đặc biệt đây là kho tư liệu khá phong phú được lưu trử bởi công sức của rất nhiều CBGV, những tư liệu quan trọng giúp cho CBGV thiết kế giáo án điện tử một cách nhanh chóng bởi những người đi trước đã lưu sẳn nhưng tư liệu cần thiết như: Âm thanh, hình ảnh, các thước phim... liên quan, phục vụ tốt cho hoạt dộng dạy và học.

Nội dung thư viện điện tử khá phong phú, bao gồm các nội dung mà CBGV thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: Tải từ mạng INTERNET, sưu tầm tranh ảnh từ các tài liệu, ghi được từ các CD khác...

Cụ thể thư viện có rất nhiều chuyên mục:

+ SÁCH ĐIỆN TỬ: Bao gồm các cuốn sách điện tử sưu tầm được.

+ SÁCH TẢI TỪ MẠNG INTERNET: Có hằng trăm cuốn sách được tải từ mạng, được lưu thành từng chuyên đề khác nhau để cho CBGV dễ dàng tìm kiếm và đọc.

(12)

+ TƯ LIỆU THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ: Bao gồm hình ảnh hoạt động của trường - phim lịch sử - phim khoa học- hình ảnh các bà mẹ Việt Nam- hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ- hình ảnh các di tích lịch sử - ảnh các lọai biển báo giao thông- Âm thanh và các bài hát có trong chương trình THCS- ...

+ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC.

+ THÔNG TIN GIÁO DỤC: Được tải từ mạng về và cập nhật thường xuyên, được chia ra theo từng tháng.

+ ...

Các chuyên mục trên được lưu trử một cách khoa học, theo một quy định thống nhất, giúp cho CBGV tìm kiếm dễ dàng, thuận lợi.

Ngoài thư viện điện tử, nhà trường đã đầu tư lập mới một tủ sách điệûn tử, bao gồm đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, các phần mềm ứng dụng, sách tin học, sách ngoại ngữ...

Mặt khác nhà trường đã kết nối mạng LAN ( Mạng cục bộ) giữa tất cả các máy trong trường, tạo điều kiện tốt nhất để CBGV trao đổi, truy cập thông tin, tiện cho việc xử lý thông tin trong phạm vi nội bộ của trường.

(Có phụ lục được chép vào đĩa kèm theo đề tài này)

2- Sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint để tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh:

Được nhà trường ứng dụng nhiều năm nay, lôi cuốn được học sinh tham gia, đặc biệt còn giúp các trường trong địa bàn, giúp Phòng giáo dục tổ chức các Hội thi có kết quả. (Có phụ lục được chép vào đĩa kèm theo đề tài này)

3- Tổ chức cho toàn thể giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy:

Có thể nói đây là thành công nhất của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS. Hiện nay, mọi CBGV đã sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử, các môn học có phần mềm như: Vật lý, toán học, sinh học..., phần mềm trắc nghiệm, Violet...đều được giáo viên sử dụng thành thạo. Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ tin học, nên mọi cán bộ giáo viên đã sử dụng được thành thạo, không cần phải đào tạo ở các trung tâm khác.

4- Ứng dụng trong công tác quản lý:

Trong quản lý, Nhà trường đã cố gắng tìm những phần mềm, hoặc tạo ra các phần mềm đơn giản để giúp cán bộ nhân viên và giáo viên ứng dụng vào công việc hàng ngày của mình. Do điều kiện có hạn nên nhà trường chỉ mới ứng dụng một số công tác như:

- Phần mềm lập thời khóa biểu.

- Phần mềm quản lý học sinh.

- Phần mềm kế toán sự nghiệp.

- Phần mềm thống kê công tcá phổ cập.

- Phần mềm kiểm tra tài chính...

(13)

V- Kết quả:

1- Xây dựng các điều kiện:

Sau những năm chuẩn bị, hiện nay nhà trường đã mua sắm được:

+ Máy tính các loại: 17 cái, trong đó có 2 máy xách tay chuyên dùng cho giáo viên dạy trên lớp.

+ Máy chụp ảnh kỷ thuật số: 1 cái.

+ Máy Scaner: 1 cái.

+ Tủ sách điện tử: Hơn 200 đĩa CD;

+ Thư viện điện tử: Dung lượng hơn 10GB.

+ TV 34 in: 2 cái; TV 29 in: 1 cái và đầy đủ các thiết bị ngoại vi khác đảm bảo cho CBGV sử dụng.

2- Kết quả việc ứng dụng:

+ 100% GV đã sủ dụng được máy tính trong việc thiết kế giáo án điện tử, soạn bài, ra đề kiểm tra trắc nghiệm và ứng dụng các phần mềm khác để giảng dạy. Bình quân mỗi GV đã soạn được 2 giáo án điện tử, tổ chức dạy học bằng giáo án điện tử gần 100 tiết cho học sinh các khối lớp.

+ Nhà trường đã sữ dụng các phần mềm để quản lý như: Phần mềm lập thời khóa biểu 3.0; phần mềm thông kê phổ cập; phần mềm quản lý học sinh, và sử dụng trong các hoạt động quản lý tài chính , quản lý thư viện, thiết bị.

+ Sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint để tổ chức ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu về HIV/AIDS, tìm hiểu luật giao thông, đố vui để học...có tác dụng giáo dục và lôi cuốn rất nhiều học sinh tham gia. (Xem đĩa phụ lục kèm theo)

C- PHẦN KẾT LUẬN:

I- Bài học kinh nghiệm:

Bài học muôn thuở: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” đặc biệt người CBQL cần nhận thức, nhận định đúng để có một kế hoạch đón đầu cho sự phát triển. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn thì cần lự chọn bước đi sao cho phù hợp cả về điều kiện tài chính, vừa điều kiện về trình độ ứng dụng của đội ngũ.

Coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ bằng các giải pháp thiết thực, lấy hiệu quả công việc đặt lên hàng đầu.

Nguồn đầu tư ở đối tượng là người học rất lớn, nếu biết tuyên truyền, vận động ta sẽ giải quyết được những khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường. Kể cả các trường được đầu tư từ các nguồn của chương trình quốc gia, bởi quá trình sử dụng cần rất nhiều kinh phí để bảo dưỡng, nâng cấp, sủa chửa...

Chữ tín phải được đặt lên hàng đầu, bởi mất lòng tin vì không có được hiệu quả thiết thực thì thiếu sự tin tưởng và ủng hộ từ người học, không thể hoạt động lâu dài.

Cho dù mọi chương trình có hay, hiện đại đến đâu đều phải qua tay người sử dụng. Chính vì vậy cần coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ cả về nhận thức và kỹ năng sử dụng máy tính, sử dụng các phần mềm để giảng dạy.

II- Những kiến nghị:

(14)

- Kiến nghị với cấp trên quan tâm hơn nữa đối với trường THCS Lao Bảo. Nhà trường đã tự lực cánh sinh trong việc mua sắm máy móc thiết bị để sớm đưa vào dạy học, nhưng do phải tích lũy và mua sắm trong nhiều năm, máy nhiều chủng loại khác nhau, thiếu đồng bộ, đã lỗi thời nên rất cần sự giúp đỡ đầu tư của các chương trình như những trường bạn.

- CBGV trường THCS Lao Bảo chúng tôi rất ham thích khoa học, thời gian vừa qua chúng tôi đã phải mò mẩm tìm kiếm tài liệu để học, tự giúp nhau thực hành, ứng dụng... trong lúc nơi khác lại được đào tạo kỹ càng.

Kiến nghị Cho CBGV của trường tham gia tập huấn như các trường khác.

- Những nơi làm tốt cần có sự đầu tư mang tính động viên, khuyến khích.

Tránh việc đầu tư ồ ạt cho một số trường để không sử dụng được.

- Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường không còn bàn cãi. Kiến nghị cấp trên cho ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường, mặt khác cần có kế hoạch sớm bồi dưỡng đội ngũ CBGV về mạt nầy để họ có thể ứng dụng ngay vào công tác của mình.

- Những phần mềm mang tính chất quy chế như: Phần mềm quản lý trường phổ thông, phần mềm phổ cập Giáo dục THCS... Cần có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ . Đặc biệt khi đã ứng dụng phần mềm cần cho phép sử dụng kết quả của nó. Ví dụ: ứng dụng phần mềm quản lý học sinh thì cho sử dụng việc in sổ điểm luôn, không dùng sổ điểm ghi bằng tay. Hoặcdùng phần mềm phổ cập thì cho dùng sổ phổ cập được phần mềm này đưa ra, không dùng sổ ghi tay như quy định.

Với kết quả sau 5 năm tổ chức thực hiện từ điều kiện một trường vùng biên giới có những khó khăn, tôi mạnh dạn chọn đề tài nầy để tổng kết thành những bài học kinh nghiệm, khái quát thành lý luận mới với mong muốn có được những sự chỉ đạo của các cấp và sự góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản thân có thêm những kinh nghiệm quản lý chỉ đạo Nhà trường tốt hơn.

Người viết: Hoàng Phú Đức CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Để hoàn thành đề tài trên, các phần cơ sở lý luận và hướng dẫn nội dung bản thân tôi đã tham khảo các tài liệu sau:

1- Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lý Giáo dục năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2- Khoa học quản lý Nhà trường phổ thông của tác giả Trần Kiểm - Nhà Xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội - Xuất bản năm 2002.

(15)

3- Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THCS của Bộ GD-ĐT, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1998.

4- Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2000-2001; 2001-2002; 2002- 2003, 2003-2004 và 2004-2005 của Ngành GD các cấp.

5- Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) về đổi mới sự nghiệp GD-ĐT của BCH TW Đảng.

6- Định hướng phát triển GD-ĐT giai đoạn 2001-2010 của Bộ GD-ĐT.

7- Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII, phương hướng phát triển GD-ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tóm tắt: Trung tâm Công nghệ phần mềm Thủy lợi (Trung tâm) đã kế thừa kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ về công nghệ thông tin, thiết bị tự

Luyện tập trang 47 Công nghệ 10: So sánh các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón hóa học, phân bón hữa cơ và phân bón vi sinh. Biện pháp bảo

Khám phá trang 138 Công nghệ 10: Theo em, những loại chất thải trồng trọt nào có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.. Quá trình sản xuất

Hiện nay, Bộ Tài chính đã xây dựng và đưa vào vận hành 04 CSDL về TSC gồm: (i) CSDL về tài sản nhà nước - tài sản nhà nước (TSNN) (quản lý tài sản là đất, nhà thuộc

Công tác vận hành hệ thống thông tin: mạng, phần mềm và trang thiết bị công nghệ thông tin của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội bao gồm nhiều hoạt động

Câu 17 trang 27sách bài tập Công nghệ 6: Kể tên một số món ăn được chế biến bằng các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước vào bảng sau.. Phương

Em hãy sắp xếp các hình ảnh thực hiện món cơm rang trứng vào từng bước của quy trình chế biến cho phù hợp: sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, trình bày

- Khi sử dụng những thực phẩm được bảo quản bằng đường hoặc muối nồng độ cao em cần lưu ý: sử dụng với lượng vừa phải, không sử dụng cho những người mắc bệnh về dạ