• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kể chuyện lớp 4 tuần 6: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kể chuyện lớp 4 tuần 6: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài: Kể chuyện lớp 4 tuần 6: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.

Gợi ý

Thế nào là tự trọng?

- Nghĩa của từng tiếng trong từ:

+ Tự chính mình.

+ Trọng: tôn trọng.

- Nghĩa chung của từ: tự tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.

2. Tìm những câu chuyện về lòng tự trọng.

- Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè (như cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục - Tiếng Việt 3, tập hai).

- Sống bằng lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác (như chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích Sự tích dưa hấu,...).

3. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp.

- Giới thiệu câu chuyện:

+ Nêu tên câu chuyện

+ Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.

- Kể chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện.

+ Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).

+ Kết thúc câu chuyện.

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

(2)

Trả lời:

Bài tham khảo 1: Buổi học thể dục

Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình. Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền. Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được. Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một. Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống.

Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục. Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô: Hoan hô Nen – li!

Tôi rất cảm phục cậu bé. Dù tật nguyền vẫn quyết tâm vươn lên, không để ai coi thường mình. Tôi nghĩ các bạn cũng đều có chung với tôi một ý nghĩa tốt đẹp về Nen – li.

Ý nghĩa: Lòng tự trọng đã giúp Newn-li đạt được mục đích của mình trong buổi học thể dục. 

Bài tham khảo 2: Sự tích dưa hấu:

Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm làm ăn chăm chỉ, lại biết nhiều nghề. Chàng được nhà vua yêu mến, nhận làm con nuôi.

Một hôm, trong một bữa tiệc thết khách, An Tiêm chỉ vào các thứ trong nhà, vui vẻ nói:

- Tất cả những thứ này đều do tay tôi làm ra.

(3)

Một viên quan trong triều vô'n ghen ghét An Tiêm bèn về tâu với vua, vua đùng đùng nổi giận nói: "Do bàn tay nó làm ra cả, vậy để xem nó sống ra sao với hai bàn tay ấy!"

Sau đó, An Tiêm bị vua đày đến một dảo hoang. Thấy trưức mặt là một bãi cát mịt mù không một bóng người, núi rừng hoang vắng, vợ An Tiêm sợ hãi khóc nức nở:

- Thế này thì vợ chồng ta chết đói mất thôi!

An Tiêm bảo Vợ:

- Còn hai bàn tay ta còn sống được.

Nói rồi, An Tiêm bắt tay vào làm mọi việc.

An Tiêm uốn cung, vót tên để bắn chim làm thức ăn hàng ngày, dựng nhà đã có tre, gỗ, cỏ gianh trong rừng. An Tiêm lấy gỗ đóng cho vợ một cái khung cửi.

Vợ An Tiêm tước cỏ cói phơi khô để dệt thành vải may quần áo.

Một hôm, nghe thấy chim kêu ngoài bãi, hai vợ chồng ra xem thì thấy một đàn chim đang nhả những hạt đen đen trên mặt cát. An Tiêm lấy hạt đem trồng trong vườn, bụng nghĩ thầm: "Thứ quả này chắc là lành, chim ăn được tất người cũng ăn được."

Quả nhiên ít lâu sau, hạt mọc thành cây bò lan ra mặt đất, rồi đâm hoa kết quả.

Quả có vỏ màu xanh thẫm nhưng khi chín, bổ ra thấy ruột đỏ, hạt đen nhánh.

Ăn thấy ngọt và mát. Đó là giống dưa đỏ ngày nay.

Một hôm, nhân mùa hái quả. An Tiêm khắc tên mình vào quả dưa rồi thả xuống biển, nhờ sóng biển dưa vào đất liền. Một người dân nhặt được đem dâng vua. Vua biết An Tiêm còn sống trên đảo vắng, nghĩ thầm: "An Tiêm đã nói đúng: Tất cả mọi của cải đều do hai bàn tay làm ra." Vua cho phép vợ chồng Mai An Tiêm được trở về đất liền.

Mai An Tiêm quả thực là người có ý chí và nghị lực và lòng tự trọng, bằng sức lao động của chính mình, Mai An Tiêm đã chứng minh cho nhà vua biết: "Mọi của cải do đôi bàn tay làm ra".

(4)

Hình ảnh Mai An Tiêm mãi là tấm gương về tinh thần vượt khó, lòng tự trọng mà mỗi ai trong chúng ta đều phải học tập.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu chuyện thật cảm động về một cô gái mồ côi mẹ, có một tấm lòng yêu thương người già cả, neo đơn, thật đáng trân trọng.. Tên chị ấy là Quỳnh Hương, một học sinh

Cô gái cầm tay lái thật bất đắc dĩ ngoái lại nói với cô bạn ngồi sau cùng: “Cậu đứng đợi mình ở đây, mình sẽ quay lại đón cậu”, rồi chu cái miệng về phía chú công an

Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.. Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe

Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm thấy quý mến, yêu

Tranh 1: Quân lính truyền lệnh nhà vua: yêu cầu mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.. Nghe rõ lệnh này dân làng lo sợ vì không thể kiếm đâu ra gà trống

Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn..

Đề bài (trang 82 sgk Tiếng Việt 5): Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân

Qua câu chuyện về anh Lê Văn Lưu- Đội trưởng và anh Phan Thành Lực- Đội phó Đội xe thồ tự quản tỉnh Phú Yên, đã dũng cảm và mưu trí bắt cướp mà em được đọc qua báo Công