• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trường THPT Trần Phú Môn: Hóa học 11 cơ bản

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trường THPT Trần Phú Môn: Hóa học 11 cơ bản"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/2 – Mã đề 123 Mã đề: 123

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KIỂM TRA 1 TIẾT

Trường THPT Trần Phú Môn: Hóa học 11 cơ bản

TỔ LÝ-HÓA Năm học: 2019-2020

Họ tên học sinh:... Lớp: 11 ....

Cho khối lượng nguyên tử trung bình (gam/mol) các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23 Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137;

Hg=201; Pb=207 và điều kiện tiêu chuẩn được viết tắt là đktc.

A. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Câu 01. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3

A. KNO2, O2. B. KNO2, NO2, O2. C. K, NO2, O2. D. K2O, NO2, O2. Câu 02. Dung dịch axit photphoric có chứa 4 ion, trong đó có ion hidrophotphat là

A. PO43-. B. HPO32-. C. HPO42-. D. H2PO4-. Câu 03. Các nhận xét sau:

(a) Phân ure có độ dinh dưỡng cao nhất trong các loại phân đạm;

(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho;

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4;

(d) Người ta dùng loại phân kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây;

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3; Số nhận xétsai

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 04. Dung dịch amoniac trong nước có chứa

A. NH4+, OH-. B. NH4+, NH3. C. NH4+, NH3, H+. D. NH4+, NH3, OH-. Câu 05. Cho phản ứng nhiệt phân:

to

3 x 2 x 2 2

4M(NO ) 2M O 4xNO  xO . Kim loại M là

A. K. B. Ag. C. Na. D. Mg.

Câu 06. Tính chất hóa học của NH3

A. tính khử mạnh, tính bazơ yếu. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.

C. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa. D. tính bazơ mạnh, tính khử.

Câu 07. Kẽm photphua là một trong những thành chính của thuốc chuột. Công thức đúng của kẽm photphua là A. ZnHPO4. B. Zn3(PO4)2. C. Zn3(PO3)2. D. Zn3P2. Câu 08. Các mức oxi hóa có thể có của photpho là

A. -3, +3, +5. B. -3, 0, +5. C.-3, +5. D. -3, 0, +3, +5.

Câu 09. Kim loạikhôngtan trong dung dịch HNO3đặc, nguội là

A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Ag.

Câu 10. Cho một mẫu đồng vào dung dịch HNO3đặc nóng thì thấy dung dịch chuyển dần sang màu xanh, đồng thời có khí màu nâu đỏ thoát ra. Công thức phân tử của khí là

A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2.

Câu 11. Loại quặng chứa photpho là

A. apatit. B. xinvinit. C. đolomit. D. pirit.

Câu 12. Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí nitơ bằng phương pháp đẩy nước vì

A. N2nhẹ hơn không khí. B. N2không duy trì sự sống, sự cháy.

C. N2rất ít tan trong nước. D. N2hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.

Câu 13. Cho phản ứng: Cu + 4HNO3Cu(NO3)2+ 2NO2+ 2H2O.

Nếu số mol Cu là 0,1mol thì thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn là

A. 4,48. B. 2,24. C. 5,60. D. 6,72.

Câu 14. Phát biểukhôngđúng về amoniac là

A. Khí NH3nặng hơn không khí. B. Liên kết giữa N và H là liên kết cộng hoá trị có cực.

C. Khí NH3dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước. D.Ở điều kiện thường, NH3là khí không màu, mùi khai.

(2)

Trang 2/2 – Mã đề 123 Câu 15. Axit nitric đặc, nguội phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. Ag, Mg, CuO, FeO. B. Au, CuO, NaOH, NH3.

C. NH3, Fe2O3, Cu, NaOH. D. Al, Fe, Cu(OH)2, Fe3O4. Câu 16. Phát biểu nào sau đâykhôngđúng?

A. Axit photphoric là axit trung bình, phân li theo 3 nấc.

B. Ở điều kiện thường axit photphoric là chất lỏng, không màu.

C. Có thể nhận biết gốc PO43-bằng dung dịch AgNO3với hiện tượng kết tủa màu vàng.

D. Trong công nghiệp, H3PO4được sản xuất từ quặng apatit hoặc quặng photphorit.

Câu 17. Để đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm người ta dùng

A. %NH4Cl. B. %N2O5. C. %NH3. D. %N.

Câu 18. Phản ứng viếtsai

A. (NH ) CO4 2 3to 2NH3CO2H O.2 B.

to

4 3 3 3

NH NO NH HNO . C.

to

4 3

NH ClNH HCl. D. NH HCO4 3to NH3CO2H O.2 Câu 19. Phản ứng viếtkhôngđúng là

A. 4P dư + 5O2 2P2O5. B. Na3PO4 + 3AgNO3 Ag3PO4 + 3NaNO3. C. 2P dư + 3Cl22PCl3. D. P2O5 + 3H2O 2H3PO4.

Câu 20. Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

A. Không chuyển màu. B. Chuyển thành màu đỏ.

C. Chuyển thành màu xanh. D. Mất màu.

Câu 21. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do

A. phân tử nitơ không phân cực. B. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.

C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. D. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

Câu 22. Cho phản ứng: Fe Ox yHNO3Fe(NO ) NO H O3 3  2 .

Khi x có giá trị bằng bao nhiêu thì phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?

A. x=1. B. x=1 hoặc x=3. C. x=3. D. x =2.

Câu 23. Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3?

A. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3. B. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. C. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. D. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. Câu 24. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nitơ là

A. 2s22p3. B. 3s23p5. C. 2s22p5. D. 3s23p3.

B. TỰ LUẬN: (4 điểm)

Câu 25.(1 điểm)Hoàn thành phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có):

a. N2 + H2 b. N2 + Mg

c. P dư + O2 d. P + Cl2

Câu 26.(1 điểm) Cho 200ml dung dịch NaOH 2M tác dụng hết với 200ml dung dịch H3PO4 0,5M thu được dung dịch X.

Tính nồng độ mol/lit của các chất có trong dung dịch X?

Câu 27.(2 điểm)Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 500 ml dung dịch HNO3 loãng (lấy dư 10% so với lượng cần thiết), thấy thoát ra khí không màu bị hóa nâu trong không khí (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y.

a. Tính thể tích khí bay ra?

b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?

c. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để phản ứng vừa đủ với dung dịch Y?

--- HẾT --- Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

(3)

Trang 3/2 – Mã đề 123 to, P, xt

to to to

Đáp án – Mã đề 123

A. Trắc nghiệm:(6 điểm)0,25 điểm/câu

01. 07. 13. 19.

02. 08. 14. 20.

03. 09. 15. 21.

04. 10. 16. 22.

05. 11. 17. 23.

06. 12. 18. 24.

B. Tư luận:(4 điểm)

Câu 25.(1 điểm) Mỗi phương trình đúng được 0,25 điểm

a. N2 + 3H2 2NH3

b. N2 + 3Mg Mg3N2

c. 4P + 3O2 2P2O3

d. 2P + 5Cl2 2PCl5

Câu 26.(1 điểm)

Số mol NaOH = 0,4 mol; số mol H3PO4= 0,1 mol (0,25 điểm)

tỉ lệ số mol NaOH:số mol H3PO4= 4 tạo muối trung hòa Na3PO4và có NaOH dư (0,25 điểm) Phương trình phản ứng: 3NaOH + H3PO4  Na3PO4 + 3H2O (0,25 điểm)

0,3mol 0,1mol 0,1mol

CM Na3PO4 = CM NaOH dư = 0,1/(0,2+0,2) = 0,25M (0,25 điểm)

Câu 27.(2 điểm)

Số mol sắt = 5,6/56 = 0,1 mol (0,25 điểm)

Phương trình phản ứng: Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (0,50 điểm) 0,1mol 0,4mol 0,1mol 0,1mol (0,25 điểm)

a. VNO= 0,1 x 22,4 = 2,24 lit (0,25 điểm)

b. mmuối= 0,1 x 242 = 24,2 gam (0,25 điểm)

c. số mol HNO3trong dung dịch Y = 10% x 0,4 = 0,04 mol

NaOH + HNO3  NaNO3 + H2O (0,25 điểm)

0,04mol 0,04mol

3NaOH + Fe(NO3)3  Fe(OH)3 + 3NaNO3

0,3mol 0,1mol (0,25 điểm)

Vậy VNaOH= (0,04 + 0,3)/1 = 0,34 lít

Lưu ý: học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho đủ điểm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm: đường, axit béo và glixêrin,

- Diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn (niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ): là điều kiện cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng

Phân bón hóa học là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.. Các nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây

giải của vi sinh vật, là sản phẩm hình thành trong quá trình phân giải chất hữu cơ và tái tổng hợp bởi các sản phẩm phân giải này với các thành phần khác trong

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những đặc điểm sinh học dinh dưỡng của cá bống trứng (Eleotris melanosoma) và cá bống cát (Glossogobius giuris) để góp

- Sự phối hợp tác dụng của các loại enzim trong dịch tụy (chủ yếu) và dịch ruột, sự hỗ trợ của dịch mật biến đổi các loại thức ăna. +

 Phân tích được sự khác nhau trong chiến lược phát triển Lâm sản ngoài gỗ theo các độ vùng (quốc gia), thôn bản (cộng đồng) và hộ gia đình..  Phân tích được các

Hoạt động tiêu hóa Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả Hoạt động hấp thụ Kém hiệu quả.