• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU"

Copied!
84
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ

THỰC PHẨM Á CHÂU

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

NGUYỄN THỊ NGỌC TS HOÀNG QUANG THÀNH

Lớp: K47A QTKD tổng hợp Niên khóa: 2013-2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những thầy giáo,cô giáo đã giảng dạyemở trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế trong suốt bốn năm qua. Những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang vô cùng quý giá giúp em vững bước trong tương lai.

Đặc biệt,em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Hoàng Quang Thành người đã dành nhiều thời gian và công sức tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnhđạo quý Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến anh Phạm Minh là Phó Giám Đốc Công ty và các anh chị trong phòng Kế hoạch kinh doanh củaCông ty, dù rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này.

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, người thân, những người luônsát cánh động viên và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong thi gian qua.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá và góp ý từ phía các quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.

Emxin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung ... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

3.1.Đối tượngnghiên cứu... 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu... 2

4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu... 3

4.2.Phương pháp xử lý số liệu... 3

4.3.Phương pháp phân tích số liệu... 3

5. Kết cấu khóa luận...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH...5

1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh...5

1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh... 5

1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh... 6

1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh... 7

1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh... 9

1.1.4.1.Đối vớidoanh nghiệp... 9

1.1.4.2.Đối với người lao động... 9

1.1.4.3.Đối với nền kinh tế xã hội... 10

1.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...10

1.2.1.Phương pháp so sánh... 10

1.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn ... 10

1.2.3.Phương pháp tương quan... 11

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp...12

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài ... 12

1.3.2. Các nhân tố bên trong... 14

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh...15

1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng quát... 15

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh... 15

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp... 16

1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh ... 17

1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định... 18

1.4.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động... 19

1.4.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động... 20

1.4.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sửdụng chi phí... 21

1.4.9. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp... 22

1.4.9.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán... 22

1.4.9.2. Chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính ... 23

1.4.10. Các chỉ số về hoạt động... 24

1.4.11. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội... 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU...28

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu...28

2.1.1. Thông tin chung về Công ty... 28

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty... 29

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty... 30

2.1.3.1. Chức năng... 30

2.1.3.2. Nhiệm vụ... 31

2.1.4. Tổchức bộ máy quản lý của công ty... 31

2.1.4.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty... 31

2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận... 32

2.1.5. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty qua 3 năm (2014-2016) ... 35

2.1.5.1. Tình hình laođộng... 35

2.1.5.2. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu qua 3 năm 2014-2016... 38

2.1.5.3. Tình hình nguồn vốn của công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu qua 3 năm 2014-2016 ... 42

2.1.5.4. 2014Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu qua 3 năm-2016 ... 45

2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu năm 2014 đến năm 2016...49

2.2.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2014-2016 ... 49

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn... 50

2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động... 56

2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác... 60

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2014-

2016 ...65

2.3.1. Kết quả đạt được... 65

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại... 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU ...67

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới...67

3.1.1. Mục tiêu của Công ty... 67

3.1.2.Các định hướng thực hiện mục tiêu... 68

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh...68

3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động... 69

3.2.2.Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh... 70

3.2.3. Giải pháp nhằm sử dụng tiết kiệm chi phí... 71

3.2.4. Các giải pháp khác... 71

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...73

1. Kết luận...73

2. Kiến nghị...74

2.1. Kiến nghị đối với Công ty... 74

2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước... 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...76

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SXKD : Sản xuất kinh doanh

NSLĐ : Năng suất lao động

VCĐ : Vốn cố định

VLĐ : Vốn lưu động

LĐ : Lao động

TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lưu động

TSNH : Tài sản ngắn hạn

TSDH : Tài sản dài hạn

LNST : Lợi nhuận sau thuế

LNTT : Lợi nhuận trước thuế

VCSH : Vốn chủ sở hữu

HTK : Hàng tồn kho

NPT : Nợ phải trả

NVL : Nguyên vật liệu

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

VNĐ : Việt Nam đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của công ty qua 3 năm (2014-2016)...36

Bảng 2.2: Tình hình tiền lương cho người lao động...38

Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu qua 3 năm 2014-2016 ...41

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu qua 3 năm 2014-2016 ...43

Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2014-2016 ...46

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh...49

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua 3 năm 2014-2016...51

Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm 2014-2016 ...54

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2014-2016...58

Bảng 2.10: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2014-2016 ...61

Bảng 2.11: Cơ cấu tài chính của Công ty qua 3 năm 2014-2016 ...63

Bảng 2.12: Hiệu quả hoạt động của công ty qua 3 năm 2014-2016 ...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC SƠ ĐỒ,BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Kỹ nghệThực phẩm Á Châu...32 Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế của công ty qua 3 năm 2014-2016...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Giờ đây, thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay không chỉ gói gọn trong nước mà còn lan ra khu vực và thế giới. Các rào cản thuế quan đối với các hoạt động giao dịch buôn bán giữa các quốc gia dần được xóa đi và hòa nhập vào thị trường chung rộng lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch và chất lượng hoạch định của mỗi doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp luôn phải không ngừng phấn đấu, tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường và đặc biệt phải có chiến lược để sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.

Ngày nay phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là việc làm không thể thiếu đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Phải thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm ra mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục.

Phải tìm hiểu, phân tích thông tin thị trường để có định hướng phát triển trong tương lai. Qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trị hiểu rõ về chính doanh nghiệp mình và có sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó, nhà quản trị đưa ra quyết định nên sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất cho ai? Và khi nào sản xuất?. Đấy là sự lựa chọn mang tính chất quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Với kiến thức tích lũy được sau bốn năm Đại học cũng như được tìm hiểu và tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu trong thời gian thực tập đã giúp em biết được một công ty trên thực tế hoạt động là như thế nào, đặc biệt là những thành quả mà Công ty đạt được nên em quyết định chọn đề tài

“Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu”để làm khóa luậntốt nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu, đề xuất các biện pháp giúp Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

2.2. Mc tiêu cth

 Hệthống hóa những vấn đề cơ bản vềhiệu quảsản xuất kinh doanh.

 Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quảsản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu qua các năm gần đây, nhằm phát hiện những mặt mà Công ty đãđạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.

 Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổphần KỹnghệThực phẩm Á Châu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cu

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần KỹnghệThực phẩm Á Châu: 61 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phốHuế.

 Phạm vi vềthời gian: Sốliệu được thu thập từ năm 2014 đến năm 2016;

các giải pháp đềxuất áp dụng cho giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

 Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Á Châu trong giai đoạn 2014-2016 và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh của Công ty.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này, em đã sử dụngcácphương phápnghiên cứusau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

4.1.Phương pháp thu thập dữliệu

 Dữ liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập tài liệu về các vấn đề lý luận liên quan tới việc nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, các khóa luận tốt nghiệp đại học, báo chí, các bài viết liên quan đến doanh nghiệp có giá trịtrên internet.

 Dữliệu sơ cấp: Thu thập dữliệu bằng cách phỏng vấn người quản lý và công nhân viên tại Công ty.

4.2.Phương pháp xửlý sliu

Các thông tin, số liệu sau khi đã thu thập được chọn lọc, tổng hợp, hệ thống hóa trên cơ sở phân nhóm thống kê và đưa vào tính toán, được thể hiện trên các bảng số liệu. Bên cạnh đóCác số liệu sau khi thu thập được xử lý bằngmáy tính bỏ túivà phần mềm Microsoft Excel.

4.3.Phương pháp phân tích sốliệu

Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích - tổng hợp, quy nạp- diễn dịch, thống kê mô tả…

 Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sởtài liệu đãđược tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê với các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển… để phản ánh quy mô, khối lượng, kết quả, tình hình biến động sản xuất và mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng.

 Phươngpháp phân tích chi tiết: Các chỉ tiêu kinh tế được chia thành các bộ phận cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉtiêu phân tích.

 Phương pháp phân tích kinh tế: Từ các số liệu thu thập được, tiến hành phân tích và so sánh để làm nổi bật vấn đề. Tình hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; mức độcủa hiện tượng từ đó đưa ra các kết luận có căncứ khoa học.

 Phương pháp phân tích độ nhạy cảm: Là phương pháp nhằm xác định mức độ nhạy cảm của chỉ tiêu cần phân tích đối với sựbiến động của các yếu tố liên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

5. Kết cấu khóa luận

Kết cấu khóa luận gồm 3 phần chính như sau:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phầnKỹ nghệThực phẩm Á Châu.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Cổ phầnKỹ nghệThực phẩm Á Châu.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.1. Khái nim hiu qusn xut kinh doanh

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả doanh nghiệp đều xem mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là quan trọng nhất. Nhằm đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải xác định chiến lược SXKD trong từng giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phân bổ và quản trị có hiệu quả những nguồn lực và luôn kiểm tra việc sử dụng chúng sao cho đạthiệu quả cao nhất. Muốn kiểm tra được tính hiệu quả của hoạt động SXKD thì phải đánh giá được hiệu quả ở phạm vi mỗi doanh nghiệp cũng như từng bộ phận.

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo Samuelson và Nordhaus: “hiệu quả sản xuất kinh doanh diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác”.

(Nguồn theo P.Samuelson, W.Nordhaus (1991), Kinh tế học, Viện Quan hệ quốc tế- Bộ Ngoại giao, Hà Nội).

Thực chất của quan điểm này đãđề cập đến vấn đề phân bổ hiệu quả nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ đó, rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sai chỉ việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được.

Trong khi đó thì có nhiều nhà quản trị cho rằng hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo Manfred, “tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”.

(Nguồn theo Manfred Kuhn (1990), Từ điển kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

Từ những quan điểm nêu trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, đất đai…) nhằm đạt được mục tiêu xác định. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét rằng mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào.

Công thức chung tính hiệu quả sản xuất kinh doanh là:

H = K/C

Trong đó: H là hiệu quả sản xuất kinh doanh K là kết quả đạt được

C là hao phí nguồn lực để tạo ra kết quả đó 1.1.2. Bn cht ca hiu qusn xut kinh doanh

Bản chất củahiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trìnhđộ sử dụng các nguồn lực đầu vào. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợpcác nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trìnhđộ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả hoạt động SXKD đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đahóa lợi nhuận.

Việc nâng cao hiệu quả SXKD là một trong những biện phápcực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Do vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng. Mặt khác hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.3. Phân loại hiệu quảsản xuất kinh doanh

Tuỳ theo cách tiếp cận có thể phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau, cụthể:

Hiệu quả tổng hợp: Là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả tổng hợp bao gồm:

Hiệu quảkinh tế: Là hiệu quảkinh tế thu được từcác hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh tế là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.

Hiệu quả kinh tế xã hội:Là hiệu quả từ hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Hiệu quả chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp

Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với nguồn vật lực nhất định và do đó họ đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định. Khi tiêu thụ hàng hóa trên thị trường các doanh nghiệp đều cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận thông qua giá cả, song thị trường mới là nơi quyết định giá cả của sản phẩm. Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị.

Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm.

Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường. Cho nên chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với mỗi doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi phí sản xuất. Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỉ mỉ hơn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí hay nói cách khác là đánh giá hiệu quả của chi phí bộ phận.

Hiệu quả tuyệt đốivà hiệu quả tương đối

Hiệu quả tuyệt đối: Là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được từ một lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn, tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc từ một đồng vốn bỏ ra…

Hiệu quả tương đối: Được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả tương đối chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Mục đích chủ yếu của việc tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó lựa chọn phương án hiệu quả nhất.

Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài

Hiệu quả trước mắt: Là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời.

Hiệu quả lâu dài: Mang tính chiến lược lâu dài, gắn với quãng thời gian tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.1.4. Scn thiết phi nâng cao hiu qusn xut kinh doanh 1.1.4.1.Đối với doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,... mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đây làmột tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt.

1.1.4.2.Đối với người lao động

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao mới đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định, đời sống vật chất tinh thần cao, thu nhập cao và ngược lại.

Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ kích thích được người lao động làm việc hưng phấn hơn, hăng say hơn và hiệu quả hơn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chi phối rất nhiều tới thu nhập của người lao động,ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.1.4.3.Đối với nền kinh tếxã hội

Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng được nâng cao thì quan hệ sản xuất càng được củng cố, lực lượng sản xuất phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.

1.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.Phương pháp so sánh

So sánh là phương phápchủ yếu được dùng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng,mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích.

 Phương pháp so sánh tuyệt đối

Là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳphân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Phương pháp này cho biết khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Mức tăng giảm tuyệt đối: Δ= chỉ tiêu kỳ phân tích –chỉ tiêu kỳ gốc

Mức tăng giảm tuyệt đối không phản ánh được hiệu quả. Nó thường được dùng với các phương pháp khác khi đánh giá hiệu quả giữa các kỳ.

 Phương pháp so sánh tương đối

Là phương pháp xác định % tăng (giảm) giữa thực tế với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho biết kết cấu, mốiquan hệtỷ lệ, mức độ phổ biến, tốc độ phát triển của chỉ tiêu.

Tỷ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu = ị ố ỉ ê ỳ â í

ị ố ỉ ê ỳ ố

×

100%

1.2.2.Phương pháp thay thếliên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích.

Điều kiện áp dụng: Các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tíchở phương trình kinh tế dạng tích số, thương số hoặc cả tích và thương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Các bước thực hiện phương pháp thay thế kiên hoàn:

Bước 1: Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích, công thức tính chỉ tiêu.

Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo trật tự nhất định: Nhân tố chất lượng xếp sau nhân tố số lượng. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng thì nhân tố số lượng chủ yếu xếp trước, thứ yếu xếp sau và trong suốt quá trình phân tích thì không được đảo lộn trật tự đó.

Bước 3: Xác định đối tượng cụ thể của phân tích. Tính trị số chỉ tiêu ở kỳ phân tích và kỳ gốc.

Đối tượng cụ thể của phân tích = Trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích – Trị số của chỉ tiêu kỳ gốc.

Bước 4: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2 và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

Quy tắc thay thế: Nhân tố nào chưa được thay thế thì giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc còn nhân tố nào được thay thế nó sẽ lấy giá trị thực tế từ đó. Chỉ được thay thế một nhân tố trong một lần thay thế, có bao nhiêu nhân tố thì phải thay thế bấy nhiêu lần.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng hiệu số giữa kết quả của lần thay thế trước đó (với kết quả của kỳ gốc nếu nhân tố thay lần thứ nhất).

Bước 5:Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng với đối tượng cụ thể trong phân tích.

1.2.3.Phương pháp tương quan

Là phương pháp quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với một hay nhiều tiêu thức nguyên nhân nhưng dưới dạng liên hệ thực.

Phương pháp này nhằm xác định tính quy luật của các hoạt động, quá trình và kết quảkinh tế từ đó cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Điều kiện áp dụng: Phải thiết lập được mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng quá trình và kết quả kinh tế thông qua một hàm mục tiêu nào đó cùng với các điều kiện ràng buộc của nó.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định hàm mục tiêu dựa vào mối quan hệ vốn có của các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế với hàm mục tiêu phân tích đề ra.

Bước 2: Bằng nghiên cứu, kiểm soát sự biến động của hàm mục tiêu đó trong các điều kiện ràng buộc của nó nhằm phát hiện ra tính quy luật của các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế đó.

Bước 3: Rút ra những thông tin cần thiết để dự đoán, dự báo phục vụ công tác quản lý.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tốbên ngoài

Môi trường tự nhiên

Yếu tố môi trường tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh, tài nguyên thiên nhiên,... là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp.

Môitrường kinh tế

Môi trường kinh tế có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời góp phần quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố môi trường kinh tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế quốc tế, các chính sách kinh tế của Nhà nước, lãi suất ngân hàng,... nó tác động trực tiếp đến các quyết địnhcung cầu, từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả SXKD của từng doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật của Nhà nước, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất,... Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đề tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đó là các quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

của Nhà nước về phạm vi hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó.

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ.

Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình. Ngoài ra các chính sách liên quan đến hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Môi trường chính trị, văn hóa –xã hội

Đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định đến các chính sách, đường lối kinh tế chung từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại, môi trường chính trị thiếu ổn định thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất ổn.

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, lối sống của người dân,... Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và tạo ra lợi nhuận khi sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động SXKD, những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hóa –xã hội quy định.

Môi trường quốc tế

Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp táccủa các quốc gia,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hóa có liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tốbên trong Nhân tố lao động

Nguồn lực của một doanh nghiệp đóng vai trò quyết định hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao hay thấp. Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc, thiết bị nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh danh của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp nào có đội ngũ lao động lãnh đạo quản lý tốt doanh nghiệp, đội ngũ lao động kỹ thuật giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có tay nghề cao thì doanh nghiệp đósẽ đạt được kết quả kinh doanh tốt và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Nhân tố vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là yếu tố giữ vai trò quan trọng tronghoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động SXKD của mình mà còn giúp cho doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Nhân tố công nghệ

Việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ đã đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. Doanh nghiệp có máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến và hiện đại sẽ tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm, năng suất lao động dần dần được tăng lên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tăng khối lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí sản xuất và lợi nhuận sẽ ngày càng được tăng lên.

Nhân tố bộ máy quản trị của doanh nghiệp

Bộ máy quản trị quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, thị trường kinh doanh, quá trình sản xuất,... Do đó, sự thành công hay thất bại trong SXKD phụ thuộc nhiều vào vai tròđiều hành của bộ máy quản trị. Nếu thực hiện tốt công tác quản trị thì doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu cao nhất là hiệu quảSXKD ngày càng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Để đánh giá hiệu quảsản xuất kinh doanh và hiệu quảtừng yếu tốtham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì ta phải dựa vào các chỉ tiêu để đánh giá.

1.3.1. Hthng chtiêu tng quát

Hiệu quả sản xuất kinh doanh = á ị ế ả đầ á ị ế ố đầ à

Trong đó:

- Kết quả kinh doanh được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp.

- Yếu tố đầu vào: Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sởhữu, vốn vay.

Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu đầu vào được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. Chỉ tiêu này đặc trưng cho kết quả nhận được trên một đơn vị chi phí và yêu cầu là đạt được cực đại hóa.

Hiệu quả kinh doanh cũng được tính bằng cách so sánh nghịch đảo.

Hiệu quả kinh doanh = á ị ế ố đầ à á ị ế ả đầ

Công thức này phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là để có được một đơn vị đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí đầu vào với mục tiêu là tối thiểu hóa chỉ tiêu này.

1.3.2 Các chỉtiêu phản ánh kết quảkinh doanh

 Tổng doanh thu

Tổng doanh thu là tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của Công ty bao gồm toàn bộ giá trị hàng hóa mà Công ty đã bán và thu được tiền trong kì nghiên cứu. Chỉ tiêu này bao gồm:

Doanh thu tiêu thụ: Là toàn bộ số tiền mà công ty thu được trong năm thông qua việc bán sản phẩmcủa mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ - Khoản giảm trừ doanh thu

 Lợi nhuận

Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả đồng thời vừa là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các chủ doanh nghiệp thì hay quan tâmđến cái gì người ta thu được sau quá trình sản xuất kinh doanh và thu được bao nhiêu, do vậy chỉ tiêu lợi nhuận được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nó vào mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Cònđối với các nhà quản trị thì lợi nhuận vừa là mục tiêu cần đạt được vừa là cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp.

Π = TR – TC

Π: Lợi nhuận thu được( lợi nhuận trước thuế) từhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TR: Doanh thu bán hàng.

TC: Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giáhiệu quảkinh doanh tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa cácdoanh nghiệp với nhau.

- Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

ROS = ế

Tỷsố ROS đo lường khả năng sinh lời so với doanh thu, tỷsốnày phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sự biến động của tỷ sốnày phản ánh sựbiến động vềhiệu quảhayảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. TỷsốROS càng cao chứng tỏdoanh nghiệp sửdụng vốn và hoạt động có hiệu quả.. ngược lại, nếu tỷsố này giảm sẽ ảnh hưởng đến sựtồn tại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường tỷ số này giảm là do thu nhập trước thuếgiảm và lãi vay giảm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

 Hiệu suất sửdụng tổng tài sản:

- Tỷsuất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA = ế

ổ à ả ì â

Tỷsố ROA là tích của hệ sốvòng quay vốn với tỷlệlãi thuần trên doanh thu, nó tổng hợp các yếu tố phải xem xét là quy mô doanh nghiệp được phản ánh qua doanh thu, tỷsố này đo lường khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư, tức là cứmỗi đồng giá trịtài sản sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷsốnày có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quảvà khả năng đầu tư của doanh nghiệp.

 Hiệu quảsửdụng nguồn vốn chủsởhữu - Tỷsuất lợi nhuận vốn chủsởhữu (ROE)

ROE = ế

ố ủ ở ữ

Tỷ suất này càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực. Nó đo lường lợi nhuận đạt được trên vốn góp các chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họbỏra.

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn là nhân tố quyết định cho sự tồn tại và tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp. Tính hiệu quả của việc sửdụng vốn nói chung là tạo ra nhiều sản phẩm tăng thêm lợi nhuận nhưng không tăng vốn hoặc đầu tư thêm vốn một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu nhưng vẫnđảm bảo yêu cầu tốc độ tăng lợi nhuận lớnhơn tốc độ tăng vốn.

Đểnắm được hiệu quảsửdụng vốn, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:

- Bảng cân đối kếtoán gồm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn.

Tài sản cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng Tài sản. Nó thểhiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Nguồn vốn cho ta thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nó thểhiện trách nhiệm của doanh nghiệp vềtổng sốvốn đãđăng ký kinh doanh với Nhà nước.

- Báo cáo kết quả kinh doanh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳnhất định.

Sức sản xuất của vốn kinh doanh: Là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ và tổng số vốn phục vụsản xuất kinh doanh trong kỳ.

Sức sản xuất của vốn kinh doanh =

ổ ố ỳ

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo ra doanh thu: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Sức sinh lợi của vốn kinh doanh: Sức sinh lợi của vốn kinh doanh đo lường mức sinh lợi của đồng vốn.

Sức sinh lợi của vốn kinh doanh = ế

ố ì â

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong việc tạo ra lợi nhuận: một đồng vốn kinh doanh tạora bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giáhiệu quảsửdụng vốn cố định

Vốn cố định biểu hiện giá trị bằng tiền của các loại tài sản cố định ở doanh nghiệp, thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu cần phân tích để đánh giá hiệu quảsửdụng vốn cố định.

- Sức sản xuất của vốn cố định: Cho biết khả năng khai thác và sử dụng các loại vốn cố định của doanh nghiệp.

Sức sản xuất của vốn cố định =

ố ư ì â ố ố đị ỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Mức doanh lợi của vốn cố định

Mức doanh lợi của vốn cố định = ế

ố ố đị ì â ỳ

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Mức đảm nhiệm vốn cố định

Mức đảm nhiệm vốn cố định = ố ố đị ì â ầ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải sử dụngbao nhiêu đồng vốn cố định.

1.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn lưu động

Vốn lưu động là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng,... Đây chính là hình thái biểu hiện của vốn lưu động tại doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu suất sửdụng vốnlưu động của doanh nghiệp có thểdùng các chỉtiêu sau:

- Sức sinh lời của vốn lưu động

Sức sinh lời của vốn lưu động = ế

ố ư độ ì â ỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Các chỉ têu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nêu trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quảsử dụng các yếu tốthuộc vốn lưu động tăng và ngược lại.

Mặt khác, nguồn vốn lưu động thường xuyên biến động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hóa để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động, do đó,sẽgóp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, trong thực tế, người ta còn sửdụng hai chỉtiêusau để xác định tốc độluân chuyển của vốn lưu động, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn lưu động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Sốvòng quay của vốn lưu động

Số vòng quay của vốn lưu động =

ố ư độ ì â ỳ

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp cần bao nhiêu ngày cho một vòng quay của vốn. Thời gian này càng cao thì hiệu quảsửdụng vốn càngcao và ngược lại.

- Mức đảm nhiệm vốn lưu động

Mức đảm nhiệm vốn lưu động = ố ư độ ì â ầ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần sửdụng bao nhiêu đồng vốn lưu động.

- Độdài vòng quay của vốnlưu động D =

Trong đó: N: là độdài kỳnghiên cứu (N= 360 ngày).

l: là sốvòng quay vốn lưu động.

Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược lại với chỉtiêu vòng quay vốn lưu động, có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càng ngắn tức vốn lưu động được luân chuyển ngày càng nhiều trong kỳ phân tích, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.

1.3.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụnglao động

Số lượng và chất lượng lao động là một trong những nhân tố cơ bản quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng tốt nguồn lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹthuật của người lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng lao động tức là xác định mức tiết kiệm hay lãng phí trong việc sử dụng lao động. Trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp đểsửdụng lao động một cách tốt nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Việc phân tích hiệu quảsửdụng lao động có rất nhiều chỉ tiêu tính toán, nhưng các chỉtiêu chủyếu bao gồm:

- Năng suất laođộng

Năng suất lao động =

ổ ố độ

Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Mức sinh lợi bình quân của lao động

Mức sinh lợi bình quân của lao động = ế ố độ

Chỉ tiêu này cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thểmang lại bao nhiêu đơn vịlợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì sức sinh lời trên một đơn vị lao động càng lớn.

- Doanh thu trên chi phí tiền lương Doanh thu/chi phí tiền lương =

í ề ươ

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vịtiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vịdoanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận trên chi phí tiền lương

Lợi nhuận trên chi phí tiền lương = ế í ề ươ

Chỉ tiêu này cho thấy chi phí trảmột đồng tiền lương cho người lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.3.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsửdụng chi phí

Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộhao phí vềvật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra đểsản xuất sản phẩm trong một kỳnhất định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

- Hiệu quảsửdụng chi phí

Hiệu quả sử dụng chi phí =

ổ í ỳ

Chỉ tiêu này thểhiện một đồng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sửdụng các yếu tố đầu vào thông qua kết quảcàng cao càng tốt.

- Tỷsuất lợi nhuận chi phí

Tỷ suất lợi nhuận chi phí =

ổ í ỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụtrong kỳtạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.3.9. Mt schỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghip 1.3.9.1. Chỉtiêu vềkhả năng thanh toán

Hệsốkhả năng thanh toán tổng quát (Htq)

Hệsốkhả năng thanh toán là mối quan hệgiữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sửdụng với tổng sốnợphải trả. Chỉ tiêu phản ánh năng lực thanh toán tổng thểcủa doanh nghiệp trong kỳkinh doanh.

Hệ số thanh toán tổng quát = ổ à ả ổ ợ ả ả

Chỉ tiêu này cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng tài sản đảm bảo. Nếu Htq>1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Song nếu Htq>1 quá nhiều cũng không tốt vìđiều đó chứng tỏdoanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn.

Nếu Htq<1 thì báo hiệu sựphá sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủsởhữu bị mất hầu như toàn bộ, tổng số tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

Hệsốkhả năng thanh toán hiện thời

Hệsốkhả năng thanh toán hiện thời cònđược gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn, được tính như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Khả năng thanh toán hiện thời = ố ư độ ợ ắ ạ

Trong đó: Tài sản lưu động gồm vốn bằng tiền, tài sản dựtrữ(vật tư, hàng hóa, chi phí sản xuất dởdang) và vốn trong thanh toán (các khoản phải thu). Sốnợgồm các khoản phải trả (người bán, lương, bảo hiểm xã hội,...), các khoản vay nợ (nợ ngân hàng, nợmua trái phiếu,...), các khoản thuếphải nộp và phải trảkhác.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp, nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu sách của những chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thểchuyển đổi thành tiền trong thời kỳphù hợp với hạn nợ phải trả.

Hệsốkhả năng thanh toán hiện thời càng lớn thì khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp càng cao.

Hệsốthanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = ố ư độ à ồ ợ ắ ạ

Chỉ tiêu này cho biết liệu doanh nghiệp có đủtài sản ngắn hạn đểchi trảcho các khoản nợngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không.

Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh và hệ số này càng cao chứng tỏdoanh nghiệp càng có nhiều khả năng hoàn trả các khoàn nợngắn hạn một cách nhanh chóng. Nếu hệsốnàycao hơn hệsốthanh toán trung bình của ngành thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khả quan hơn mức trung bình của ngành. Nếu doanh nghiệp thu các khoản phải thu thì đã đủtrảcác khoản nợtrong kỳhạn mà không cần phải bán đi vật tư hàng hóa.

1.3.9.2. Chỉ tiêu đặc trưng vềkết cấu tài chính

Hệsố góp vốn là chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ sốgóp vốn đo lường sự góp vốn của những chủ sở hữu doanh nghiệp so với sự tài trợ của những người cho vay (ngân hàng, người mua trái phiếu doanh nghiệp,...). Nếu vốn tự có (góp cổ phần, ngân sách cấp, tự bổ sung bằng lợi nhuận) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

trong sựtài trợ vốn cho doanh nghiệp thì tính rủi ro của hoạt động doanh nghiệp sẽdo những người cho vay gánh chịu là chính.

Hệsốnợ

Hệsố nợ được sửdụng để xác định nghĩa vụcủa chủ doanh nghiệp đối với các chủnợ, được tính như sau:

Hệ số nợ = ợ ả ả ổ ồ ố

Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản phải trả, các khoản nợ ngân hàng, các khoản phải nộp ngân sách nhưng chưa nộp, các khoản phải trả công nhân viên, số nợ qua việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng nhỏ thì càng tốt đối với doanh nghiệp.

Hệsốtựtài trợ

Hệ số tự tài trợ = 1- hệ số nợ

Hệsốnày cho biết mức độ độc lập hay phụthuộc của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình.

Hệsốthanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay = ậ ướ ế ã ã ợ

Nếu hệsốthanh toán lãi vay thấp thì doanh nghiệp sẽkhó có khả năng bổsung vốn kinh doanh bằng đi vay vì không có khả năng trả lãi vay. Do đó hệ số này càng cao thì càng tốt đối với doanh nghiệp.

1.3.10. Các chsvhoạt động Sốvòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho = á ố à á à ồ ì â

Hệsốvòng quay hàng tồn kho thểhiện khả năng quản trị hàng tồn khi. Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

quay hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào từng ngành, thể hiện sự luân chuyển nhanh hay chậm của hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhanh, vốn được thu hồi nhanh và ngược lại.

Tuy nhiên hệ số ngày quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dựtrữtrong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ canh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữcác nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo được mức độsản xuất vàđáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thời gian vòng quay hàng tồn kho

Thời gian vòng quay hàng tồn kho =

ố ò à ồ

Chỉ tiêu này cho biết sốngày cần thiết để hàng tồng kho quay được một vòng.

Chỉ tiêu này càng thấp thểhiện khả năng thu hồi vốn nhanh của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = á ả ả

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tích doanh nghiệp đã thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao nhiêu. Làthước đo quan trọng để đánh giá hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp, hệsố vòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏtốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sựchủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và ngược lại. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Kỳthu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân =

ò á ả ả

Chỉ tiêu nàyđánh giá khả năng thu hồi vốn trong các doanh nghiệp, trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụbình quân 1 ngày.

1.3.11. Các chtiêu vhiu qukinh tếxã hi

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quảnhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả vềmặt kinh tế- xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế- xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:

Tăng thu ngân sách cho chính phủ

Mọi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụnộp ngân sách cho Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuếxuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.

Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động

Để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm tòi nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nâng cao mức sống cho người lao động

Ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho người lao động.

Nó được phản ánh qua các chỉ tiêu như: tăng mức thu nhập bình quân GDP/người, tăng đầu tư xã hội và phúc lợi xã hội...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Phân phối lại thu nhập

Do sựphát triển không đồng đều về mặt kinh tếxã hội giữa các vùng, lãnh thổ trong một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để từng bước xóa bỏsựcách biệt về mặt kinh tế xã hội, phân phối lại thu nhập đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào các vùng kinh tếkém phát triển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM Á CHÂU 2.1. Gi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chẳng hạn đối với doanh nghiệp sản xuất và những doanh nghiệp dịch vụ thì chỉ tiêu về khả năng hoạt động tài sản cố định sẽ là khác nhau , ở doanh nghiệp sản xuất thì

Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Để đưa lĩnh vực sản xuất VLXD của công ty Long Thọ ngày càng mở rộng về quy mô, hiệu quả kinh

So với quan điểm trƣớc thì quan điểm này toàn diện hơn ở chỗ nó đã xem xét đến hiệu quả kinh tế trong sự vận động của tổng thể các yếu tố sản xuất gắn kết giữa hiệu quả

Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phân tích và tổ chức thông tin phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tác giả đã mô tả và đánh giá công tác phân tích hiệu

o Đối với nhà quản trị: phân tích tài chính nhằm mục tiêu: Tạo thành các chu kì đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Kim khí và nghiên cứu lý luận về công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán, em đã thấy được tầm quan trọng

Điều đó nói lên tuy công ty đã hoạt động kinh doanh có lãi, có hiệu quả nhưng lại giảm đi so với ngưỡng sản xuất sinh lời của năm ngoái, đặc biệt là trong công tác bán hàng, số lượng

Chất lượng nguồn nhân lực của công ty ngày càng được nâng cao với đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động chuyên nghiệp, góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại công ty cổ