• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
159
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: DHH 2013-06-18

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN HỒ MINH TRANG

Huế, tháng 01 năm 2015

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: DHH 2013-06-18

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Hồ Minh Trang

Huế, tháng 01 năm 2015

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(3)

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - PGS. TS. BÙI THỊ TÁM - Trưởng Khoa Du lịch, Đại học Huế.

- Ths. LÊ THỊ KIỀU THÚY - Phó phòng Cổng thông tin điện tử, Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

- TS. HÀ THỊ HẰNG – Trưởng Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học kinh tế, Đại học Huế.

2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

- Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(4)

MỤC LỤC

Trang DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH ... ………i

MỤC LỤC .. ………ii

DANH MỤC CÁC BẢNG ... ……….v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ... ……….vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ... vii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... viii

INFORMATION OF RESEARCH RESULTS ... xi

MỞ ĐẦU……… .... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . ………1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ... ………..2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu ... ………..2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ... ………..2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... ………..3

3.1 Đối tượng nghiên cứu ... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

3.3. Giới hạn nghiên cứu ... 4

4. Cách tiếp cận, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ... ……….4

4.1. Cách tiếp cận ... ……….4

4.2 Dữ liệu của nghiên cứu ... 4

4.3. Phương pháp nghiên cứu ... 7

5. Những đóng góp mới của đề tài ... ……….8

6. Kết cấu của đề tài ... ………8

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(5)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ……… ... ………...9

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ... ………9

1.1.1. Phát triển du lịch………9

1.1.2. Tăng trưởng kinh tế………….………...……… ………14

1.1.3. Vị trí, vai trò của phát triển du lịch và mối tương quan giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế………...………...… . 15

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ………... ... 19

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế của du lịch… ………...…………..19

1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ……… ... ……...…..23

1.2.3. Đo lường và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ………...……27

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... 35

2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1997-2012………...……….…36

2.1.1. Cơ sở vật chất ngành du lịch ... ………..36

2.1.2. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch ... 38

2.1.3. Vốn đầu tư vào ngành du lịch ... 38

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch ... ……38

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(6)

2.2. ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1997-2012……….………...…..44 2.2.1. Đo lường ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế.………..……....44 2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế………..66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ... 79 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ... 79 3.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ... 79 3.1.2. Định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế ... 81 3.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THỪA THIÊN HUẾ..81 3.2.1. Nhóm giải pháp gia tăng ảnh hưởng trực tiếp ... ...82 3.2.2. Nhóm giải pháp gia tăng ảnh hưởng lan tỏa tích cực và hạn chế ảnh hưởng lan tỏa tiêu cực ... 99 3.2.3. Nhóm giải pháp khác ... 103 KẾT LUẬN ... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ SẢN PHẨM

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(7)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu phiếu điều tra đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế ... 5 Bảng 2.1: Số lượt khách du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế so với các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 1995 – 2010 ... 40 Bảng 2.2: Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch đến Thừa Thiên Huế và Việt Nam ... 42 Bảng 2.3: Cấu thành chi tiêu bình quân của khách quốc tế và khách nội địa (tự sắp xếp chuyến đi) đến Thừa Thiên Huế năm 2005 và 2009 ... 43 Bảng 2.4: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 – 2012 (tính theo GDP) ... 46 Bảng 2.5: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 – 2012 (tính theo GDP/N) ... 47 Bảng 2.6: Đóng góp của các hoạt động du lịch trong GDP tỉnh Thừa Thiên Huế chia theo các loại dịch vụ năm 2005 ... 49 Bảng 2.7: Đóng góp của các hoạt động du lịch trong GDP tỉnh Thừa Thiên Huế chia theo loại dịch vụ năm 2009 ... 50 Bảng 2.8: Cơ cấu loại hình việc làm của người lao động trước và sau khi du lịch phát triển ở Thừa Thiên Huế ... 52 Bảng 2.9: Biến động tỷ lệ thu nhập bình quân của các hộ gia đình trước và sau khi tham gia vào du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế ... 53 Bảng 2.10: Tự đánh giá công việc và mức độ hài lòng về thu nhập sau khi tham gia vào lĩnh vực du lịch ở Thừa Thiên Huế ... 54 Bảng 2.11: Đánh giá mức sống của các hộ gia đình trước và sau khi tham gia vào hoạt động du lịch ở Thừa Thiên Huế ... 55 Bảng 2.12: Biến động mức sống của các hộ gia đình sau khi tham gia vào làm việc trong lĩnh vực du lịch ở Thừa Thiên Huế ... 55 Bảng 2.13: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2000 – 2010 vào lĩnh vực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế ... 59

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(8)

Bảng 2.14: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2003 – 2010 ... 60 Bảng 2.15: Cơ cấu các loại hình dịch vụ ở Thừa Thiên Huế ... 62 Bảng 2.16: Biến động của giá cả hàng hóa tiêu dùng và giá cả đất đai sau khi phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế ... 65 Bảng 2.17: Những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế . ... 66 Bảng 2.18: Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên Huế ... .67 Bảng 2.19: Đánh giá chính sách quy hoạch phát triển ngành du lịch và mức độ quan tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế ... 71 Bảng 2.20: Đánh giá chính sách phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế ... 77

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Ảnh hưởng kinh tế của du lịch ... 19 Biểu đồ 1.2: Tính toán ảnh hưởng kinh tế của du lịch ... 22 Biểu đồ 2.1: Số lượt khách lưu trú ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 – 2012 ... 39 Biểu đồ 2.2: Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 - 2011 ... 41 Biểu đồ 2.3: Doanh thu du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1990 – 2012 ... 44 Biểu đồ 2.4: Đóng góp thuế của của ngành khách sạn, nhà hàng vào Ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1997 - 2011 ... 56

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(9)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia GO Giá trị sản xuất

GVA Tổng giá trị tăng thêm HĐND Hội Đồng nhân dân IC Chi phí trung gian IO Đầu vào – đầu ra

MT-TN Miền Trung – Tây Nguyên SNA Hệ thống tài khoản quốc gia TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp TSA Tài khoản vệ tinh du lịch

TTH Thừa Thiên Huế VA Giá trị tăng thêm

VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Ủy Ban nhân dân

UNWTO Tổ chức du lịch thế giới

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Nhân văn của Liên hiệp quốc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(10)

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Mã số: DHH 2013-06-18

- Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN HỒ MINH TRANG

Tel.: 0905171883 E-mail: nhmtrang@hce.edu.vn - Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:

+ Cơ quan phối hợp thực hiện:

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế

Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế + Cá nhân phối hợp thực hiện:

PGS. TS. BÙI THỊ TÁM Ths. LÊ THỊ KIỀU THÚY TS. HÀ THỊ HẰNG

- Thời gian thực hiện: 01/2013 – 12/2014.

2. Mục tiêu

Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong giai đoạn 1997 – 2012.

3. Tính mới và sáng tạo

Xây dựng và xác định được được phương pháp phù hợp đối với bộ số liệu ở TTH khi phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu đã khảo sát 100 doanh nghiệp, 500 hộ gia đình, 200 cán bộ quản lý, chuyên gia ở tỉnh TTH và tạo ra được một bộ dữ liệu sơ cấp riêng có phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(11)

4. Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng kinh tế lượng đầu tiên về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH giai đoạn 1997 – 2012 thông qua việc sử dụng lý thuyết phân chia mức tăng trưởng và phương pháp tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và chứng minh thuyết phục mức độ ảnh hưởng này.

Thứ hai, nghiên cứu đã phân tích những ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế dựa vào một số chỉ tiêu: tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập; gia tăng nguồn thu thuế vào thu ngân sách; tăng đầu tư trong và ngoài nước;

phát triển các dịch vụ hỗ trợ và hoạt động sản xuất của các ngành khác; làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, tăng giá cả đất đai và nhà ở; bất bình đẳng về thu nhập; một bộ phận người nông dân bị mất đất và mất việc làm; xuất hiện hiện tượng trẻ em bỏ học và phụ nữ bán hàng rong đeo bám du khách; gia tăng các tệ nạn xã hội;…

Thứ ba, đề tài đã đề xuất 3 nhóm giải pháp gia tăng ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

5. Sản phẩm

- Sản phẩm khoa học: 02 bài báo đăng tạp chí trong nước - Sản phẩm đào tạo: 02 cử nhân

- Sản phẩm ứng dụng: 01 báo cáo phân tích 01 luận chứng kinh tế

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng - Hiệu quả:

+ Hiệu quả về mặt giáo dục và đào tạo: đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý vĩ mô, các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học.

+ Hiệu quả về mặt kinh tế: kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ góp phần tích cực cho tiến trình xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh TTH trong thời gian tới.

- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: đề tài sau khi được nghiệm thu sẽ được xin phép xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo, tài liệu giảng dạy.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(12)

- Khả năng áp dụng: nghiên cứu có thể là một đóng góp có giá trị cho hoạt động quản lý vĩ mô lẫn vi mô trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh TTH.

Ngày 28 tháng 01 năm 2015

Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(13)

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. Genaral information

- Project title: The effect of Tourism Development on Economic Growth in Thua Thien Hue province

- Code number: DHH 2013-06-18

- Coordinator: PhD. NGUYEN HO MINH TRANG

Tel.: 0905171883 E-mail: nhmtrang@hce.edu.vn - Implementing institution: College of Economic, Hue University.

- Agency Coordination and Coordinator:

+ Agency coordination:

Thua Thien Hue Department of Culture, Sports and Tourism Thua Thien Hue Statistics Office

Thua Thien Hue Provincial People’s Committee + Individual coordination:

Associate. Prof. PhD. BUI THI TAM Msc. LE THI KIEU THUY

PhD. HA THI HANG - Duration: 01/2013 – 12/2014.

2. Objective(s)

The research aims to analyze and evaluate the effectsof tourism development on economic growth in TTH province in the period 1997-2012.

3. Creativeness and innovativeness

The research constructed and determined suitable criteria and methods for THH database as analyzing the effect of tourism development on economic growth.

The research created the primary data based on the responses from 100 tourism businesses, 500 households and 200 administration officers, tourism experts in TTH to serve research purposes.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(14)

4. Research results

First, the research provided econometric evidences to examine and measure the impacts of tourism sector on economic growth in TTH province from1997 to 2012 through the growth decomposition methodology as well as value added approach to approve the scale of impacts.

Second, the research analyzed the responses from businesses households and administration officers, tourism experts to identify the spillover impacts of tourism sector on the economic growth via other criteria such as creating jobs, raising incomes, increasing tax revenue for budgets, increasing domestic and foreign investment, developing support services and related sectors; increasing price of good and services, increasing price of land and housing, increasing cost of living increasing income inequality, increasing farmers losing land and jobs, increasing social evils;…

Third, the research predicted the related criteria to the development of tourism development. This research provided target-oriented tourism development in Thua Thien Hue province till 2020. Then, we suggested some solutions to enhance the positive effects of tourism development on the economic growth in TTH in the coming period, that were, (i) increasing the direct effects, (ii) increasing positive spillover effects and limiting negative spillover effects, (iii) others.

5. Products

- Scientific products: 02 article published on specialized journals.

- Product education: 02 bachelor’s thesis.

- Product applications: 01 analysis report

01 economic justification.

6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability - Effects

+ Effects on education and training: the research is a useful reference for macro managers, researchers, graduate and undergraduate students.

+ Effects on Economy: The findings of the study will also contribute positively to the process of development strategy and tourism strategies of economic and social development of TTH.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(15)

- Transfer alternatives of research results: the research will be published as monographs and educational material

- Applicability: With these achieved results, the author expects that the research will be a valuable contribution to the macro and micro management of the tourism industry in the province of TTH.

Transferred the technique

January 28th, 2014

Implementing institution Coordinator

Nguyen Ho Minh Trang

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(16)

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên Huế (TTH) là địa phương có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng và riêng có mà trước hết phải kể đến hệ thống quần thể di tích Cố đô và nhã nhạc cung đình Huế đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Nhân Văn của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại. Đây là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng và khác biệt - thế mạnh không chỉ của riêng TTH mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam. Vì vậy, trong Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 du lịch TTH có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch Miền Trung và cả nước, đây là điểm đến hấp dẫn không chỉ của du lịch Việt Nam mà còn của khu vực và quốc tế.

Trong giai đoạn 1997 – 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách du lịch đạt 15 - 17%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu du lịch đạt 27,56%/năm, ngành khách sạn, nhà hàng ở tỉnh TTH có tốc độ tăng trưởng đạt 10,21%/năm. Phát triển dịch vụ mà trọng tâm là phát triển ngành du lịch đã đóng góp đáng kể vào tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước; tạo cơ hội thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh các dịch vụ du lịch; tham gia đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch độc đáo. Nhờ đó, kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển rõ nét hơn. Vì vậy, kết luận số 48–KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển TTH và đô thị Huế đến năm 2020 đã nêu rõ:“Đầu tư phát triển mạnh cho du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Huế là trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước”[2].

Tính đến hết năm 2012, ngành du lịch TTH đã đón và phục vụ 2.544 triệu lượt khách; doanh thu du lịch đạt 2.210 tỷ đồng, tăng hơn 33% so với năm trước; lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đóng góp 6% vào GDP của tỉnh, đóng góp 0,73% trong tổng mức tăng trưởng chung toàn tỉnh là 8,48%; đóng góp 0,98% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh; số việc làm trực tiếp mà ngành khách sạn, nhà hàng tạo ra chiếm 6,35% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Theo phân tích của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp cuối năm 2009, mũi nhọn kinh tế du lịch của

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(17)

TTH đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương chỉ 0,37% trong mức tăng trưởng chung 11,2% của tỉnh; đồng thời, ngành du lịch chỉ đóng góp vào ngân sách khoảng 30 tỷ đồng chiếm gần 0,76% trong tổng thu ngân sách của tỉnh là 3.925 tỷ đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đóng góp của du lịch vào tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thấp, trước hết phải kể đến là do cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn yếu, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch còn thấp; các hoạt động xúc tiến quá yếu, lại phân tán cả về nội dung lẫn thị trường; thiếu chuyên nghiệp… Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch còn thấp, theo đó, ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. Thực chất sự ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong thời gian qua là như thế nào? Để làm rõ điều đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Huế.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: đề tài nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong giai đoạn 1997 – 2012.

Trên cơ sở xác định mục tiêu tổng quát, đề tài rút ra mục tiêu cụ thể sau:

Một là, nghiên cứu các phương pháp lượng hóa ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế, từ đó, lựa chọn phương pháp phù hợp với bộ số liệu của TTH.

Hai là, nghiên cứu để đo lường ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH trong giai đoạn 1997 – 2012; đánh giá lại những ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực và rút ra được những nguyên nhân của phát triển du lịch ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH

Ba là, đề xuất giải pháp gia tăng ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(18)

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

Hai là, xác định phương pháp định lượng để đo lường và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH.

Ba là, hân tích kết quả hoạt động kinh doanh của phát triển ngành du lịch tỉnh TTH giai đoạn 1997-2012.

Bốn là, nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH giai đoạn 1997-2012. Đánh giá lại những thành tựu và hạn chế của những ảnh hưởng đó.

Năm là, nghiên cứu sẽ đề xuất các nhóm giải pháp để gia tăng ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH trong thời gian tới.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là du lịch, tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: đề tài sẽ đo lường và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu thống kê nên khi đo lường ảnh hưởng trực tiếp của phát triển du lịch, nghiên cứu chỉ đo lường được đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 – 2012; đồng thời, chỉ đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch vào GDP tỉnh TTH trong năm 2005 và 2009. Sau đó, dựa vào số liệu thống kê và các cuộc điều tra để đo lường những ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế như: đóng góp vào thu ngân sách, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập của người lao động, tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ, tăng đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch, phát triển các dịch vụ hỗ trợ và các ngành khác ở tỉnh TTH.

Về không gian: tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về thời gian: nghiên cứu sự biến đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế dưới sự ảnh hưởng của phát triển ngành khách sạn, nhà hàng ở tỉnh TTH trong thời gian 16 năm, từ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(19)

1997 đến 2012; trong đó tập trung phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch vào GDP năm 2005 và 2009.

3.3. Giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu đã hệ thống được cách thức đo lường và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. Tuy nhiên, những khó khăn trong công tác thống kê về số liệu của lĩnh vực du lịch ở Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng đã hạn chế chúng tôi không thể đo lường và đánh giá đầy đủ ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ đo lường đóng góp của lĩnh vực khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 - 2012; các lĩnh vực khác như vận chuyển, vui chơi giải trí, tham quan,… được nghiên cứu trong năm 2005 và 2009. Đây là hạn chế lớn nhất của nghiên cứu, tác giả hy vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu sau hoàn thiện hơn khi các cơ quan thống kê tính toán đầy đủ số liệu về các chỉ tiêu liên quan đến phát triển du lịch.

4. CÁCH TIẾP CẬN, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cách tiếp cận

Đề tài liên quan đến nhiều vấn đề: phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng của phát triển du lịch du lịch đến tăng trưởng kinh tế, vì vậy, cách tiếp cận hệ thống là rất quan trọng để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện.

4.2 Dữ liệu của nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê tỉnh TTH, các báo cáo tổng kết, tài liệu liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh TTH, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục thống kê tỉnh TTH, Cục Thuế tỉnh TTH, Tổng cục Thống kê Việt Nam. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt số liệu thống kê đối với một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển du lịch, có những chỉ tiêu không thể thống kê được như GDP ngành du lịch, số nhân du lịch, tài khoản vệ tinh du lịch, thu nhập trong ngành du lịch,... Vì vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu sơ cấp để có thể đưa ra được bức tranh cụ thể hơn về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua 3 cuộc khảo sát của tác giả từ 4/2012 - 10/2012 đến 100 doanh nghiệp du lịch, 500 hộ gia đình và 200 cán bộ quản lý, chuyên gia du lịch ở TTH nhằm đánh giá ảnh hưởng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(20)

của phát triển du lịch đến việc làm, thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu khác.

Trong đó, phương pháp chọn mẫu được thực hiện như sau:

Bảng 1: Cơ cấu phiếu điều tra đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Thành phần Số phiếu Tỷ lệ %

I. Điều tra 500 hộ gia đình sinh sống và kinh doanh trong lĩnh vực DL

500 100

1 Thành phố Huế 200 40

2 Huyện Phú Vang 100 20

3 Huyện Phú Lộc 150 30

4 Huyện A Lưới 50 10

II. Điều tra 100 doanh nghiệp kinh doanh du lịch 100 100

1 Thành phố Huế 75 75

2 Huyện Phú Vang 10 10

3 Huyện Phú Lộc 10 10

4 Huyện A Lưới 5 5

III. Điều tra 200 cán bộ quản lý và chuyên gia 200 100 1 Cơ quan quản lý nhà nước/địa phương về du lịch 30 15 2 Cơ quan quản lý nhà nước/ địa phương về di sản 5 2,5 3 Cơ quan quản lý nhà nước/ địa phương khác 41 20,5

4 Doanh nghiệp lữ hành 15 7,5

5 Doanh nghiệp resort, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ 90 45

6 Các cơ sở đào tạo kinh tế - du lịch 18 9

7 Các cơ quan (cá nhân) khác 1 0,5

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ số liệu điều tra vào tháng 4-10/2012 Đối với hộ gia đình và doanh nghiệp kinh doanh du lịch, chúng tôi lựa chọn mẫu dựa vào hai phương pháp: trước tiên, sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm để chọn ra các địa phương cần nghiên cứu đó là Thành phố Huế, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc và huyện A Lưới vì đây là 4 địa phương có ngành du lịch phát triển ở TTH và đồng thời

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(21)

hội tụ đầy đủ các loại hình phát triển du lịch; sau đó, đối với mỗi cụm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu chủ đích với số lượng mẫu được trình bày ở bảng 1. Cụ thể:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch: đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp có đăng ký chính thức. Dựa trên danh sách số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch do Sở VHTTDL tỉnh TTH cung cấp, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống và lữ hành trong tổng số 742 doanh nghiệp du lịch (trong đó, 536 cơ sở lưu trú, 155 cơ sở lưu trú và 51 cơ sở lữ hành) ở 4 địa phương trên. Người đại diện cho doanh nghiệp để trả lời có thể là thành viên của Ban giám đốc hoặc lãnh đạo các bộ phận Kế hoạch, Vật tư, Hành chính hoặc Kế toán và mỗi doanh nghiệp chọn một người trả lời.

Đối với hộ gia đình: tương ứng với mỗi hộ gia đình sinh sống và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, chúng tôi chỉ phỏng vấn 1 người. Chúng tôi muốn ước tính tỷ lệ số hộ kinh doanh du lịch ở TTH sao cho ước số không cao hơn hay thấp hơn 5% so với tỷ lệ thật trong số hộ ở địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào trước đây có liên quan đến nội dung chúng tôi sẽ khảo sát trong nghiên cứu này nên chúng tôi mặc định tỷ lệ số hộ kinh doanh du lịch là 50%. Do đó, số lượng cỡ mẫu được tính theo công thức sau:

𝑛 ≥ [1.96 𝑚 ]

2

𝑝 (1 − 𝑝)

Trong đó, n là cỡ mẫu cần nghiên cứu; m là sai số (m=5%); p là tỷ lệ số hộ kinh doanh du lịch (p=50%). Vì vậy cỡ mẫu cần nghiên cứu ít nhất là 384 hộ. Do đó sau khi khoanh vùng để khảo sát, chúng tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên 500 hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Phương pháp chọn mẫu theo cụm và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp thường được sử dụng với ưu điểm có thể xác định được đặc điểm của cả cụm và quần thể, có giá trị cao và dễ dàng phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, với phương pháp này có thể có những sai số ngẫu nhiên.

Đối với chuyên gia và cán bộ quản lý, chúng tôi chọn mẫu có chủ đích đối với 200 chuyên gia và cán bộ quản lý với phân bổ theo 7 nhóm được trình bày ở bảng 1. Đối tượng được khảo sát là các chuyên gia du lịch hoặc cán bộ quản lý ở cấp lãnh đạo UBND

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(22)

tỉnh, lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành… Đây là phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu với ưu điểm là lựa chọn được đúng các đối tượng cần được phỏng vấn. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là có thể bỏ sót các chuyên gia và cán bộ quản lý khác.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

4.3.1. Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp

Để đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê thông dụng, bao gồm, phân tích định tính và phân tích định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định và rút ra kết luận của vấn đề nghiên cứu.

4.3.2. Phương pháp so sánh

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này khi phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh TTH để làm rõ được tiềm năng, lợi thế cũng như kết quả kinh doanh của ngành du lịch TTH so với các tỉnh lân cận (Đà Nẵng, Quảng Nam), Miền Trung – Tây Nguyên và trong cả nước.

4.3.3. Phương pháp phân tích trong kinh tế lượng

Đề tài sử dụng phương pháp phân chia mức tăng trưởng và phương pháp tính giá trị gia tăng để đo lường những ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế tỉnh TTH.

4.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Nghiên cứu sử dụng phương pháp này để thu thập ý kiến của 100 doanh nghiệp du lịch, 500 hộ gia đình về các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH.

4.3.5. Phương pháp chuyên gia

Đề tài phỏng vấn sâu 200 chuyên gia và cán bộ quản lý ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh TTH để đánh giá cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển ngành du lịch nhằm đề xuất giải pháp gia tăng ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(23)

5. NHỮNG ĐÓNG MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Những đóng góp mới về mặt khoa học

Xây dựng và xác định được được mô hình và phương pháp phù hợp đối với bộ số liệu ở TTH khi tiến hành kiểm tra và đo lường ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng kinh tế lượng đầu tiên về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH giai đoạn 1997 – 2012 thông qua việc sử dụng phương pháp phân chia mức tăng trưởng và phương pháp tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và chứng minh thuyết phục mức độ ảnh hưởng này.

Thứ hai, nghiên cứu đã khảo sát 100 doanh nghiệp, 500 hộ gia đình, 200 cán bộ quản lý, chuyên gia ở tỉnh TTH và tạo ra được một bộ dữ liệu sơ cấp riêng có phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Từ đó, nhận diện được những ảnh hưởng lan tỏa của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế dựa vào một số chỉ tiêu: tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập; gia tăng nguồn thu thuế vào thu ngân sách; tăng đầu tư trong và ngoài nước;

phát triển các dịch vụ hỗ trợ và hoạt động sản xuất của các ngành khác; làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, tăng giá cả đất đai và nhà ở; bất bình đẳng về thu nhập; một bộ phận người nông dân bị mất đất và mất việc làm; xuất hiện hiện tượng trẻ em bỏ học và phụ nữ bán hàng rong đeo bám du khách; gia tăng các tệ nạn xã hội;…

Thứ ba, đề tài đã đề xuất 3 nhóm giải pháp gia tăng ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia làm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH,

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.1. Phát triển du lịch 1.1.1.1. Khái niệm Khái niệm về du lịch

Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ của nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latin hoá thành Tornus và sau đó thành Tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh),... [9,8].

Trong đại hội lần thứ 5 Hiệp hội Quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Hunziker và Kraft “… Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất kỳ một hoạt động kiếm tiền nào” [10, 5]. Với quan niệm này thì du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng đi du lịch.

Xem xét du lịch một cách toàn diện hơn, tại Hội nghị liên hợp quốc về du lịch ở Roma Ý năm 1963 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [10, 5 - 7].

Theo khoản 1 điều 4 Luật Du lịch năm 2005: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Mặc dù khái niệm này đã phản ánh rõ hơn đặc điểm của hoạt động du lịch nhưng chưa cụ thể về thời gian cho phép đối với các hoạt động đi lại được coi là hoạt động du lịch.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(25)

Khái niệm về phát triển

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn nhưng nếu hiểu vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với ý nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.

Khái niệm phát triển du lịch

Phát triển du lịch là sự phát triển về quy mô, số lượng, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như cơ sở lưu trú, số phòng…; kết hợp với sự tăng trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế của ngành du lịch. Đồng thời, chất lượng các dịch vụ về lưu trú, lữ hành,... ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, giải quyết việc làm. Nói tóm lại, phát triển du lịch là hoạt động ngày càng phải nâng cao hiệu quả của du lịch đến mức tốt nhất góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.1.1.2. Nội dung phát triển du lịch

Một là, gia tăng quy mô hoạt động du lịch. Muốn gia tăng quy mô hoạt động du lịch cần mở rộng các cơ sở du lịch và tăng sản phẩm du lịch.

Về mặt cơ sở du lịch: hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu.

Con người bằng sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hóa cung ứng cho du khách. Muốn phát triển du lịch tốt với tiềm năng về tài nguyên du lịch của mình các quốc gia, nhà kinh doanh du lịch phải có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương xứng và đáp ứng nhu cầu phát triển đó. Cho nên, có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước.

Tăng sản phẩm du lịch: là tăng các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(26)

các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Hai là, nâng cao chất lượng và hiệu quả du lịch. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả du lịch là vấn đề luôn được các cơ sở kinh doanh du lịch chú trọng.

Vấn đề đặt ra trước tiên để đánh giá hiệu quả kinh tế trong du lịch có thể dùng các chỉ tiêu gắn với khách du lịch như: tổng số khách, tổng số ngày khách… và hệ thống các chỉ tiêu giá trị như: tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận…

Để đảm bảo tính khoa học, hệ thống các chỉ tiêu này phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: (i) Phải thể hiện được hiệu quả kinh tế chung của bản thân ngành du lịch với các chỉ tiêu đặc trưng nhất; (ii) Phải đảm bảo sự so sánh được hiệu quả kinh tế giữa ngành du lịch với ngành kinh tế khác, thấy được sự đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế quốc dân; (iii) Phải thể hiện được sự khảo sát qua các yếu tố sản xuất, kinh doanh cơ bản trên nhiều bình diện để có thể đánh giá được một cách tổng hợp và cụ thể về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch.

Theo phạm vi phản ánh, hệ thống chỉ tiêu có thể phân thành các nhóm cơ bản sau: (i) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đánh giá sự đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế quốc dân; (ii) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế so sánh ngành du lịch với các ngành khác;

(iii) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch.

Theo khái niệm nâng cao chất lượng thì nội dung của nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch bao gồm hai nội dung chính là duy trì và cải tiến chất lượng thường xuyên. Duy trì chất lượng: Theo ISO 9001: 2000, việc duy trì chất lượng dịch vụ tập trung vào hai nội dung chính là các hoạt động phục hồi và phòng ngừa. Cải tiến chất lượng thường xuyên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

1.1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch Một là, khách du lịch

Chỉ tiêu về khách du lịch được chia thành hai loại đó là: chỉ tiêu khách du lịch quốc tế và chỉ tiêu khách du lịch nội địa. Tùy theo đặc thù phát triển du lịch từng nơi để đưa ra những chỉ tiêu về khách du lịch một cách cụ thể để phù hợp với thực tế và bối cảnh phát triển chung.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(27)

Hai là, thu nhập từ du lịch

Chỉ tiêu thu nhập từ du lịch được phản ánh qua hai chỉ tiêu: ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch. Thu nhập từ du lịch nói lên được sự da dạng, đặc sắc và chất lượng của dịch vụ và sản phẩm du lịch.

Ba là, tỷ trọng GDP ngành du lịch

Bằng những chỉ số cụ thể của ngành du lịch sau khi được tính toán để xác định tỷ

lệ so với GDP của toàn địa phương. Từ đó, có thể đánh giá được khả năng đóng góp của ngành DL đối với nền kinh tế của địa phương.

Bốn là, cơ sở lưu trú

Chỉ tiêu này phản ánh năng suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: Công suất sử dụng buồng, giường; Thời gian lưu lại trung bình; Chi phí trung bình cho một ngày khách; Lợi nhuận trung bình một ngày khách; các chỉ tiêu tính thu nhập ngoại tệ của các doanh nghiệp.

Theo quy định thì địa điểm cơ sở lưu trú du lịch phải cách trường học, bệnh viện và những nơi có thể gây ra ô nhiễm một khoảng cách nhất định phù hợp với quy định của địa phương nơi xây dựng cơ sở lưu trú; không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ.

Mặt khác, muốn tính được nhu cầu số phòng của cơ sở lưu trú ta căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú trung bình của khách, công suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một phòng:

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình) Nhu cầu số phòng =

(365ngày/năm)x(CSSD phòng/năm)x(Số khách/phòng) Năm là, các chỉ tiêu đặc trưng cho ngành kinh doanh ăn uống, lữ hành Đối với ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, có thể sử dụng các chỉ tiêu thu nhập ngoại tệ. Ngoài ra, còn có thêm một số chỉ tiêu đặc trưng cho dịch vụ ăn uống đó là hệ số sử dụng chỗ ngồi, doanh thu và lợi nhuận tính trên một chỗ ngồi, doanh thu và lợi nhuận tính cho một nhân viên phục vụ ăn uống.

Các chỉ tiêu đặc trưng cho kinh doanh lữ hành có thể kể đến hai chỉ tiêu đó là: Số ngày đi Tour và bình quân một ngày khách đi Tour.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(28)

Sau là, nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong kinh doanh du lịch, nó có tác động to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phát triển ngành du lịch của địa phương. Xét trên mức độ tác động cho thấy lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể phân thành 3 nhóm: hóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch; nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch; nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch.

Để đánh giá việc phát triển nguồn nhân lực du lịch thể hiện trên những nội dung: (i) Hoàn thiện về chính sách tuyển dụng lao động trong du lịch, thống nhất nhận thức về lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch; xây dựng chức danh lao động và viên chức ngành du lịch; chính sách tuyển dụng gắn với việc giải quyết lao động dôi dư trong các doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra…; (ii) Đào tạo bồi dưỡng lao động trong ngành du lịch bao gồm: dự báo nhu cầu lao động du lịch cần đào tạo, bồi dưỡng; định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý; xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đội ngũ làm công tác đào tạo…; (iii) Ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cho người lao động trong ngành du lịch.

Bảy là, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng có những chức năng và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu, trạm xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi giải trí,…Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí sau: Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ nhơi du lịch; Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(29)

sở vật chất kỹ thuật; Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.

Tám là, chất lượng dịch vụ du lịch

Chất lượng dịch vụ du lịch chính là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu.

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch: Bằng các nghiên cứu của mình vào năm 1991, hai tác giả Berry và Parasuraman đã đưa ra 5 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ, các chỉ tiêu được liệt kê theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần tương đối đối với khách hàng, đó là: sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm và tính hữu hình. Đây cũng chính là 5 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch. Trong các chỉ tiêu trên, có bốn chỉ tiêu mang tính vô hình, chỉ có một chỉ tiêu là hữu hình nên các nhà cung ứng dịch vụ thường coi chỉ tiêu hữu hình chính là bản thông điệp gửi tới khách hàng.

1.1.2. Tăng trưởng kinh tế

Kuznets cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo từng công nhân” [39]. Định nghĩa này tương tự như định nghĩa do North và Thomas đưa ra “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số” [43].

Trong khi đó, theo Samuelson và Nordhaus “tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự gia tăng của sản lượng tiềm năng, hay nói cách khác, thể hiện ở sự dịch chuyển ra ngoài của đường giới hạn khả năng sản xuất” [14, 546 - 547]. Xét về mặt lý thuyết, quan niệm về tăng trưởng như vậy rất hữu ích. Nó giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hai mục tiêu kinh tế vĩ mô: ổn định và tăng trưởng. Mục tiêu ổn định là làm cho sản lượng được duy trì thường xuyên ở mức sản lượng tiềm năng, còn mục tiêu tăng trưởng nhằm đẩy nhanh sự gia tăng của sản lượng tiềm năng.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kì (thường là năm) nhất định so với kì gốc (năm gốc). Sự gia tăng đó được thể hiện cả ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng tuyệt đối, trong khi đó tốc độ tăng trưởng thể hiện sự so sánh tương đối giữa các thời kì (năm).

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(30)

Theo Bách khoa toàn thư “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định” [26].

Ba chỉ tiêu chủ yếu sử dụng để đo lường quy mô sản lượng của nền kinh tế: tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm bình quân đầu người.

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm) [26].

Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng [26].

Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.

Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.

Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường sử dụng chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, thường được tính bằng tốc độ gia tăng của GDP theo giá so sánh hoặc được tính bằng tốc độ gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người theo giá so sánh.

1.1.3. Vị trí, vai trò của phát triển du lịch và mối tương quan giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế

1.1.3.1. Vị trí và vai trò của phát triển du lịch

Trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, việc đa dạng hóa ngành nghề luôn được xem là chiến lược quan trọng. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu ngành của nền kinh tế quốc dân. Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng, tỷ trọng nông nghiệp từ chiếm vị trí quan trọng đã dần nhường chỗ cho công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó có ngành du lịch. Hiện nay, du lịch còn được gọi là ngành công nghiệp

“không khói”, đây là ngành kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới trong suốt thời gian qua. Đối với nhiều nước, ngành du lịch được xem như là công cụ chính để thúc đẩy

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(31)

tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bởi lẽ, đây là ngành kinh tế có khả năng tạo ra các hoạt động kinh tế mới, có thể ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán, xuất nhập khẩu, sản lượng và việc làm. Mặc khác, sự phát triển của du lịch và các ngành nghề liên quan góp phần tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực và góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lý.

Đồng thời, phát triển du lịch sẽ góp phần kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân. Như vậy, du lịch giữ vị trí quan trọng, là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam.

Ngày nay, phát triển du lịch đang khẳng định vai trò quan trọng của mình đó là:

Một là, khi du lịch phát triển sẽ đóng góp vào GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai là, phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giúp cho doanh thu của nông dân và ngành nông nghiệp tăng bởi mối liên kết giữa các ngành.

Ba là, kinh tế du lịch phát triển góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tạo ra ngày càng nhiều việc làm, giảm thất nghiệp và tăng thu nhập của người lao động. Cụ thể là, hoạt động du lịch đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành và nhiều trình độ khác nhau, do đó, khi du lịch càng phát triển thì càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, đời sống của người dân vùng du lịch được cải thiện.

Bốn là, phát triển du lịch dẫn đến sự gia tăng đầu tư cả trong nước và ngoài nước, góp phần cân bằng cán cân thanh toán đối với nhiều quốc gia, bởi lẽ, du lịch thường là nguồn chính của thu ngoại tệ [44, 6].

Năm là, phát triển du lịch góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm của địa phương; tăng nhập khẩu hàng hóa liên quan đến từ du lịch từ các vùng lân cận.

Cuối cùng, phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế của nhiều vùng, địa phương trong cả nước: xoá đói giảm nghèo, khôi phục nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống, khơi dậy bản sắc văn hoá của mỗi địa phương… Bởi lẽ, ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(32)

thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát huy di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.

Do đó, phát triển du lịch là lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi lẽ, ngành du lịch tạo ra liên kết với các ngành công nghiệp xây dựng, ngành giao thông vận tải, ngành nông nghiệp, và các tổ chức văn hóa và lịch sử. Những kết nối sâu rộng tạo ra triển vọng cho phát triển bền vững trong nền kinh tế tổng thể. Có thể khẳng định rằng, ngoài các khu vực có tiềm năng để xúc tác cho tăng trưởng trong lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp và khu vực dịch vụ, thì ngành du lịch có tiềm năng lớn để đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu phát triển và xóa đói giảm nghèo.

1.1.3.2. Mối tương quan giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế

Xét về mặt lý thuyết, giữa phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế thường có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Bởi lẽ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành và liên vùng cao, do đó, khi ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của hàng loạt những ngành nghề liên quan như giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất hàng lưu niệm, chế biến thực phẩm, kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, các dịch vụ thương mại,… Giá trị kinh tế do những ngành nghề này mang lại sẽ góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội, kéo theo đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng cao sẽ tạo tiền đề, điều kiện đầu tư vào ngành du lịch, từ đó thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Như vậy, phát triển du lịch ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trên hai mặt: tổng cung và tổng cầu.

Xét về mặt tổng cung, bốn nhân tố vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ của du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, hàm sản xuất có dạng:

Y= f (L, K, R, A)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(33)

Lý thuyết trên chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP; k, l, r là tốc độ tăng trưởng các yếu tố đầu vào; a là phần dư còn lại, phản ánh ảnh hưởng của khoa học công nghệ.

Các mô hình tăng trưởng cổ điển và tân cổ điển đã cố gắng lượng hóa sự đóng góp của các yếu tố sản xuất vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình này năng suất của các yếu tố tổng hợp (TFP - total factor productivity) được xem như là ảnh hưởng của tiến bộ khoa học và công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình Solow, TFP được xác định bằng phần dư của tăng trưởng kinh tế sau khi đã loại trừ đóng góp của các yếu tố vốn và lao động.

Xét về mặt tổng cầu, theo phương pháp tiêu dùng, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản cố định, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) với hàm tổng cầu có dạng: Y = C + I + G + X – M

Trong đó, Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng dân cư; I là đầu tư, G là chi tiêu của Chính Phủ; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.

Ngành du lịch sẽ đóng góp vào mỗi yếu tố cấu thành nên GDP. Bởi lẽ, tất cả các loại hình du lịch (bao gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế) có chi phí liên quan đến ngành du lịch, theo đó, các khoản chi này sẽ liên quan đến xuất khẩu (X), nhập khẩu (M), tiêu dùng (C) và đầu tư (I) [50]. Cụ thể là du khách quốc tế chi tiêu khi đi du lịch ở nước khác, sẽ đóng góp vào xuất khẩu ròng; các khoản đầu tư (I) của công ty du lịch là một phần của sự hình thành vốn cố định; tổng chi phí của nhân viên du lịch và du khách trong nước được hạch toán trong tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (C); ngân sách nhà nước đầu tư vào ngành du lịch được xem là một phần chi tiêu của chính phủ (G) vào GDP. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong các yếu tố của GDP ngành du lịch đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của một quốc gia hay địa phương đó. Vì vậy, phát triển du lịch luôn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, mặc dù ảnh hưởng này có thể là tích cực ở khía cạnh này hoặc tiêu cực ở khía cạnh khác; tích cực ở thời điểm này nhưng tiêu cực ở thời điểm khác; hoặc cao hơn hoặc thấp hơn so với sự đóng góp của các ngành công nghiệp khác [36].

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

(34)

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế của du lịch 1.2.1.1. Tiêu chuẩn phân tích ảnh hưởng kinh tế của du lịch

Để đánh giá ảnh hưởng kinh tế của du lịch, các chuyên gia của UNWTO đã phân tích theo ba cấp độ: ngành du lịch, kinh tế du lịch và tổng thể nền kinh tế. Trong đó, từ giác độ ngành, du lịch sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ tiêu dùng của du khách.

Thước đo của nó là dựa vào chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch và được tính toán theo công thức tính doanh thu du lịch [11].

Biểu đồ 1.1: Ảnh hưởng kinh tế của du lịch

Nguồn: Dịch từ “The Gambian Tourist Value Chain and Prospects for Pro-Poor Tourism”

Như vậy, tiêu chuẩn để phân tích ảnh hưởng kinh tế của du lịch đó là dựa vào dòng tiền chảy ra từ chi tiêu du lịch. Dòng chảy đầu tiên (ảnh hưởng trực tiếp), du khách trả tiền trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh du lịch và cơ quan chính phủ. Số tiền này sau đó chảy qua nền kinh tế (ảnh hưởng gián tiếp) như (i) các khoản thanh toán từ những người nhận trực tiếp cho các nhà cung cấp của họ, (ii) tiền lương, tiền cho các hộ gia đình đã cung cấp lao động cho du lịch hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ, (iii) các loại thuế khác nhau của chính phủ và các khoản phí phải trả của khách du lịch, các doanh nghiệp và hộ gia đình

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thứ nhất đề tài luận văn trước hết đã hệ thống hóa được các vấn đề về lý luận và thực tiễn về quyết định lựa chọn chương trình du lịch, trong đó đã làm rõ được tâm lý

Sepehrdoust [18] đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp GMM để điều tra tác động của phát triển CNTT và tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của

Cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã coi du lịch như một ngành kinh tế không thể thiếu được trong đời sống xã hội; một phương tiện trao đổi văn

Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam là: địa điểm du lịch, chất lượng phục vụ, mục đích chuyến đi,

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện

Biến quan sát của nghiên cứu Biến quan sát Nguồn Đủ vốn cho hoạt động kinh doanh du lịch Tự phát triển Đủ kiến thức trong lĩnh vực du lịch Tự phát triển Đủ kỹ năng trong lĩnh

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA TĂNG TRƯỞNG THỰC VẬT VÀ ĐƯỜNG SACCHAROSE LÊN DỊCH NUÔI CẤY HUYỀN PHÙ TẾ BÀO DỪA CẠN CATHARANTHUS ROSEUS Bùi Văn Lệ1, Nguyễn Ngọc Hồng2 1 Trường Đại học

MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM THE RELATIONSHIP BETWEEN EXPORT AND ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Linh Trường Đại học Tài chính