• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG GẠO HỮU CƠ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM - HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG GẠO HỮU CƠ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM - HUẾ"

Copied!
81
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG GẠO HỮU CƠ

CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM - HUẾ

PHẠM THỊHIẾU

Niên khóa: 2016 - 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG GẠO HỮU CƠ

CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾ LÂM - HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Phạm ThịHiếu Lớp: K50B–KDTM Niên khóa: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Lê Thị Phương Thanh

Huế, tháng 5 năm 2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này bên cạnh sựnỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡtừnhiều phía. Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, cho tôi xin được phép bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡtrong quá trình thực tập và nghiên cứu đềtài.

Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô của Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo những điều kiện và những hỗ trợ tốt nhất để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Nông Sản Hữu Cơ Quế Lâm đã giúp đỡ, cung cấp những tư liệu và tạo điều kiện một cách tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại công ty.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS. Lê Thị Phương Thanh, người đã hết lòng giúpđỡ và hướng dẫn tận tìnhđểtôi có thểthuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã hết lòng giúpđỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.

Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn đểkhóa luận được hoàn thành tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm ThịHiếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT ...vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU... vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Lý do chọn đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung ...2

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụthể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu:...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1. Thiết kếnghiên cứu ...3

4.2. Phương pháp thu thập và xửlý dữliệu thứcấp...4

4.3. Phương pháp thu thập và xửlý sốliệu sơ cấp ...4

5. Kết cấu của đềtài...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀHOẠTĐỘNG BÁN HÀNG ...6

1.1 Cơ sởlí luận vềhoạt động bán hàng ...6

1.1.1. Các quan niệm vềbán hàng...6

1.1.2. Mục tiêu của hoạt động bán hàng ...7

1.1.3. Vai trò hoạt động bán hàng...8

1.1.4. Đặc điểm của hoạt động bán hàng ...9

1.1.5. Phương thức bán hàng ...10

1.1.6. Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại ...10

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.2. Một sốchính sách hỗtrợhoạt động bán hàng...12

1.2.1. Chính sách vềsản phẩm ...12

1.2.2. Chính sách vềgiá...12

1.2.3. Chính sách vềkênh phân phối ...13

1.2.4. Chính sách tiếp thị truyền thông ...14

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định bán hàng của doanh nghiệp ...15

1.3.1. Môi trường vĩ mô...15

1.3.2. Môitrường vi mô...17

1.4. Các chỉtiêu hoạt động bán hàng...19

1.4.1. Chỉtiêu hoàn thành kếhoạch...19

1.4.2. Chỉtiêu doanh sốbán hàng...20

1.4.3. Chỉtiêu chi phí...20

1.4.4. Chỉtiêu lợi nhuận ...21

1.5. Đềtài nghiên cứu liên quan ...21

1.6. Cơ sởthực tiễn...22

1.6.1. Thị trường thực phẩm gạo hữu cơ tại Việt Nam...22

1.6.2. Thị trường sản phẩm gạo hữu cơ tại địa bàn Huế...23

2.1. Tổng quan vềcông ty ...24

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của công ty ...24

2.1.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của Tập Đoàn QuếLâm ...24

2.1.1.2. Giới thiệu vềcông ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm...26

2.1.2. Tổchức bộmáy lãnhđạo công ty ...27

2.1.3. Chức năng nhiệm vụcủa các phòng ban ...27

2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2017-2019 ...29

2.1.5. Tình hình nguồn vồn và tài sản của công ty qua các năm 2017-2019 ...32

2.1.6. Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2017-2019...33

2.2. Phân tích hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH MTV Nông Sản QuếLâm...36

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của Công ty ...36

2.2.1.1. Môi trường vĩ mô...36

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.1.2 Môi trường vi mô...37

2.2.2. Tổchức hoạt động bán hàng của công ty ...39

2.2.3. Tổchức mạng lưới bán hàng và kênh phân phối ...40

2.2.4. Hình thức bán hàng, quy trình bán hàng và chính sách bán hàng của Công ty ..42

2.2.4.1. Hình thức bán hàng ...42

2.2.4.2. Quy trình bán hàng tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm...45

2.2.4.3. Chính sách bán hàng của công ty ...49

2.2.5. Sản lượng tiêu thụ gạo tại Công ty TNHH MTV Nông Sản hữu cơ Quế Lâm trong 3 năm 2017-2019 ...53

2.2.6. Kết quả tiêu thụ sản phẩm gạo qua các kênh phân phối của Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm giai đoạn 2017-2019...55

2.2.7. Chỉtiêu hoàn thành kếhoạch ...55

2.2.8. Chỉtiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận ...58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...60

Những điều trên là căn cứ để tác giả tìm ra giải pháp nhằm nâng cao được hiệu quả bán hàng của Công ty. ...60

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀXUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠ QUẾLÂM ...61

3.1. Cởsở đề xuất giải pháp ...61

3.1.1. Phân tích SWOT của hoạt động bán hàng...61

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong tương lai...62

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng gạo hữu cơ tại Công ty TNHH MTV Nông Sản hữu cơ QuếLâm ...62

3.2.1. Chính sách sản phẩm ...62

3.2.2. Chính sách giá ...63

3.2.3. Chính sách vềkênh phân phối...63

3.2.4. Chính sách tiếp thịtruyền thông...64

3.2.5. Chính sách xúc tiến bán hàng ...64

3.2.6. Chính sách lực lượng bán hàng ...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...66

1. Kết luận...66

2. Kiến nghị...67

2.1. Kiến nghị đối với Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm...67

2.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ...68

TÀI LIỆU THAM KHẢO...69

PHỤLỤC ...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên đầy đủ

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

MTV: Một thành viên

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

TSNH: Tài sải ngắn hạn

TSDH: Tài sản dài hạn

VCSH: Vốn chủsởhữu

LĐ: Lao động

ĐVT: Đơn vịtính

DV: Dịch vụ

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

LN/CP: Tỷsuất lợi nhuận trên chi phí ROS: Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu ROE: Tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủsởhữu

SL: Số lượng

CL: Chênh lệch

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của công ty qua 3 năm 2017 –2019...30

Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2017–2019 ...32

Bảng 2.3: Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017–2019.34 Bảng 2.4: Đặc điểm lực lượng bán hàng gạo hữu cơ tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm...47

Bảng 2.5: Bảng giá sản phẩm ...50

Bảng 2.6: Chi phí cho việc tiếp thịtruyền thông của Công ty trong giai đoạn 2017–2019 ...52

Bảng 2.7: Sản lượng tiêu thụsản phẩm gạo hữu cơ của Công ty giai đoạn 2017 -2019...53

Bảng 2.8: Kết quảhoạt động các kênh phân phối gạo trong giai đoạn 2017–2019 ....55

Bảng 2.9: Kếhoạch bán hàng và mức độthực hiện tại Công ty giai đoạn năm 2017 –2019.... 56

Bảng 2.10: Bảng doanh thu, chi phí và lợi nhuận sản phẩm gạo hữu cơ của công ty giai đoạn 2017–2019 ...58

Bảng 3.1 Ma trận SWOT vềhoạt động bán hàng của Công ty ...61

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ1: Quy trình nghiên cứu... 3

Sơ đồ1.1: Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại... 10

Sơ đồ1.2 Mô hình kênh phân phối hàng hóa dịch vụtiêu dùng cá nhân ... 13

Sơ đồ 2.1: Sơ đồbộmáy quản lý của công ty... 27

Sơ đồ 2.2: Sơ đồkênh phân phối sản phẩm gạo hữu cơ của công ty... 40

Sơ đồ2.3: Quy trình bán hàng tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm... 45

Hình 2.1: Logo Tập đoàn QuếLâm... 24

Hình 2.2: Logo công ty QuếLâm ... 26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lý do chọn đềtài

Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đồng thời cũng làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng nỗ lực vươn lên và khẳng định thương hiệu của công ty trên thương trường. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những vũ khí riêng để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, có thể là chăm sóc khách hàng, bán hàng hay là chất lượng dịch vụ… Hoạt động bán hàng được thực hiện theo chiến lược và kếhoạch kinh doanh đã vạch ra, hàng hóa của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uy tín của đơn vị được giữ vững và củng cố trên thị trường. Bán hàng là khâu hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng tới niềm tin, uy tín và sự tạo nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong thời buổi hiện nay, hoạt động bán hàng phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua khối lượng hàng hóa bán ra trên thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp thu được qua bán hàng, hàng hóa được chuyển hóa từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành. Qua vấn đề trên, ta thấy được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì phải không ngừng nâng cao hiệu quả bán hàng, đòi hỏi công tác bán hàng phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện.

Trải qua 5năm hình thành và phát triển đến nay, Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm Huế đã trở thành một trong những doanh nghiệp đứng mạnh trên thị trường, thông qua các sản phẩm gạo hữu cơ được người tiêu dùng đón nhận tích cực.

Tuy nhiên để cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành như: gạo Hoa Sữa của công ty Viễn Phú, VinEco (Tập đoàn Vingroup), Hoàng Gia, Trung An, Đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Phú, gạo Hoa Lúa,… thì công ty cũng gặp không ít khó khăn. Do vậy, muốn đứng vững trên thị trường công ty phải không ngừng nâng cao, đổi mới và phát triển hoạt động bán hàng. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bán hàng nên em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động bán hàng gạo hữu cơ tại công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm”. Thông qua đó, để có thểtiếp xúc trực tiếp với công việc bán hàng và quan trọng hơn hết hiểu được cách thức tổ chức và hoạt động bán hàng của từng sản phẩm. Đểtừ đó, có thểhọc hỏi được những kiến thức, kỹ năng thực tế để sau này ra tường có thểtrởthành một nhân viên kinh doanh, bán hàng thực sự.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

Khóa luận tập trung vào việc phân tích hoạt động bán hàng gạo hữu cơ tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019.

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụthể

-Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềhoạt động bán hàng.

-Phân tích đánh giá hoạt động bán hàng gạo hữu cơ của công ty thông qua các dữ liệu thứcấp thu thập được.

-Đềxuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng gạo hữu cơcủa công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động bán hàng gạo hữu cơ tại Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Vềmặt nội dung

-Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến hoạt động bán hàng và phương pháp phân tích hoạt động bán hàng.

-Phân tích thực trạng bán hàng gạo hữu cơ của công ty thông qua phân tích các chỉtiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và chỉtiêu hoàn thành kếhoạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

-Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng gạo hữu cơ của công ty.

Vềmặt không gian

Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơQuếLâm.

Vềmặt thời gian

Các thông tin thứ cấp được thu thập trực tiếp tại công ty trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2019.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thiết kếnghiên cứu

Xác định đềtài

nghiên cứu Xây dựng đề cương nghiên cứu

Tìm hiểu các nghiên cứu liên quan

Thu thập dữliệu

Xác định thông tin và nguồn thông tin cần thu thập

Xửlý và phân tích dữliệu Kết luận và

báo cáo

Tiến hành thu thập dữliệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.2. Phương pháp thu thập và xửlý dữliệu thứcấp

 Dữliệu thứcấp được thu thập qua các nguồn sau:

-Dữ liệu thứ cấp bên trong: Thông tin về công ty và số liệu liên quan đến hoạt động bán hàng do công ty cung cấp, tình hình hoạt động bán hàng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình sửdụng lao động, tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty trong thời gian từ năm 2017–2019.

-Các số liệu thứcấp bên ngoài: Thông tin vềtình hình kinh doanh của các công ty khác cũng như ngành hàng sản phẩm gạo hữu cơ trên thị trường được thu thập thông qua các website chính thống, tài liệu, sách báo, luận văn có liên quan khác.

 Sau khi đã thu thập được sốliệu, tiến hành xửlý:

-Phương pháp thống kê, phân tích kinh tế: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số bình quân tuyệt đối, sốtuyệt đối, tốc độphát triển… đểphân tích.

-Phương pháp cân đối so sánh: Phân tích và so sánh tình hình sửdụng nguồn lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, sản lượng tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ qua các năm với mục đích phân tích sựbiến động của các tiêu thức nghiên cứu qua các thời kỳ.

4.3. Phương pháp thu thập và xửlý sốliệu sơ cấp

 Dữliệu sơ cấp được thu thập thông qua:

-Phương pháp quan sát: Phương pháp này ghi lại có kiểm soát các hành vi ứng xử của con người, cụ thểlà nhân viên và khách hàng của công ty, bằng cách quan sát trực tiếp số lượng sản phẩm đã bán ra, quan sát cuộc thảo luận của khách hàng và nhân viên, từ đó thu thập được thông tin cần thiết đểlàm bài khóa luận.

-Dữliệu sơ cấp sau khi được thu thập sẽ tiến hành tập hợp sắp xếp theo trình tự và sau đó phân tích để đưa ra kết luận.

5. Kết cấu của đềtài

Khóa luận được chia làm 3 phần:

-Phần I: Đặt vấn đề

-Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu Chương 1: Tổng quan vềhoạt động bán hàng

Chương 2: Phân tích hoạt động bán hàng tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Nông Sản Hữu Cơ QuếLâm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Chương 3: Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động bán hàng của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Nông Sản Hữu Cơ QuếLâm.

-Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀHOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

1.1 Cơ sởlí luận vềhoạt động bán hàng 1.1.1. Các quan nim vbán hàng

Theo James M.Comer (2002): “Quan điểm trước đây về bán hàng chính là bán sản phẩm, còn bán hàng ngày nay chính là bán lợi ích của sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng”. Hoạt động bán hàng là một khâu quan trọng nhất, mấu chốt nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp [10].

Theo Lê Thị Phương Thanh(2010), Quản trị bán hàng: “Bán hàng là việc tạo nên một ảnh hưởng nhất định đến một người nào đó nhằm mục đích thuyết phục người này mua một sản phẩm hay dịch vụ” [8].

Thuật ngữ “bán hàng” sử dụng khá rộng rãi trong kinh doanh, có thể khái quát các quan niệm khác nhau về bán hàng như sau:

-Bán hàng được coi là một phạm trù kinh tế:

Trong Bộ Tư Bản khi nghiên cứu sự thay đổi hình thái giá trịcủa hàng hóa. Các Mác cho rằng: “Bán hàng là sự chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền (H –T) và sự chuyển hóa này là giai đoạn khó khăn nhất”. Theo cách tiếp cận này, có thể hiểu giai đoạn khó khăn nhất trong việc bán hàng là hoạt động thu tiền từ người mua [1].

-Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân:

Luật Thương Mại 2005: “Mua bán hàng hóa là hàng vi thương mại của thương nhân. Theo đó, người bán có nghĩa vụgiao hàng, chuyển quyền sởhữu cho người mua và nhận tiền, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên”.

Theo quan niệm này, hoạt động bán hàng sẽ tập trung vào các hoạt động của nhân viên bánh hàng thông qua hoạt động tiếp xúc với khách hàng, thương lượng, thỏa thuận về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán cụ thể để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho cảhai bên [15].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

-Bán hàng là một hoạt động vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học:

Theo Trương Đình Chiến (2001), Quản trị marketing lý thuyết và thực tiễn: Xét về mặt nghệthuật: Bán hàng là quá trình tìm hiểu, khám phá, gợi mở và đáp ứng nhu cầu hay ước muốn của người mua, nhằm thỏa mãn nhu cầu một tổchức trên cơ sởthỏa mãn nhu cầu của khách hàng vềmột giá trịsửdụng nhất định. Xét vềmặt kỹthuật thì đó là sựchuyển hóa hình thái của vốn kinh doanh từ hàng sang tiền hay chuyển dịch quyền sởhữu hàng hóa cho khách hàng, đồng thời thu tiền hoặc quyền được thu tiền bán hàng [1].

-Bán hàng là quá trình thực hiện các nghiệp vụkỹthuật bán hàng:

Hoạt động bánhàng được xem xét như một quá trình kinh tế, bao gồm các công việc có liên hệvới nhau được thực hiệnở các bộphận trong doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động bán hàng còn được xem là một hoạt động trung gian, thực hiện các mối quan hệgiữa khách hàng và doanh nghiệp. Nhờ có hoạt động bán hàng mà khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng những sản phẩm mình có nhu cầu và từ đó doanh nghiệp bán được sản phẩm, kiếm được doanh thu và thu được lợi nhuận. Nó đảm bảo quá trình tái sản xuất và liên tục, thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn đến hoạt động bán hàng và có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động bán hàng của doanh nghiệp.

1.1.2. Mục tiêu của hoạt động bán hàng

Theo Phạm Thị Thu Phương (1995) cho rằng mục tiêu bán hàng “có thể chia thàng hai loại cơ bản là mục tiêu hướng vào con người và mục tiêu hướng vào lợi nhuận”. Những công ty thành công đều có những mục tiêu được xác định rõ ràng với những chiến lược để đạt được mục tiêuấy. Thông thường những mục tiêu đó, được cụ thể hóa thành những chỉ tiêu tăng trưởng về lợi nhuận và doanh số, sau đó được chi tiết hóa theo hệthống tổchức của công ty đến từng mức cho từng vùng, địa lý [7].

Mục tiêu bán hàng của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phụ thuộc vào chiến lược và mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp trong thời kỳ đó. Trong từng thời điểm, từng giai đoạn thì bán hàng lại thểhiện một chiến lược kinh doanh có thể là nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đẩy mạnh khai thác công suất, đào tạo nguồn lực, xâm nhập thị trường… Doanh nghiệp có thể thực hiện một mục tiêu duy nhất hoặc thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Mục tiêu bán hàng hướng vào doanh số là mục tiêu thông thường của các doanh nghiệp. Mục tiêu doanh số được thểhiện tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, có thểthểhiện bằng giá trịtiêu thụ, có thểthểhiện bằng sốsản phẩm bán ra như lô, tá, thùng, tấn.

Mục tiêu bán hàng hướng vào con người nhằm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng bán hàng có chất lượng cao, năng động nhiệt tình… Đểhọcó thể bán được hàng nhiều nhất có thể. Dù trước hay sau thì mục tiêu của hoạt động bán hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất này đều là lợi nhuận.

1.1.3. Vai trò hoạt động bán hàng

Theo Phạm Thị Thu Phương (1995) thì bán hàng được coi là khâu quan trọng nhất, chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới thu hồi được vốn kinh doanh, thu được lợi nhuận và mở rộng thị trường kinh doanh.

Bán hàng là nghiệp vụ cơ bản nhất, thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận vì thế nó quyết định và chi phối các hoạt động nghiệp vụ khác.

Trong nền kinh tế thị trường, việc thu hút được khách hàng có quan hệ tốt với khách hàng là yếu tốquan trọng quyết định đến khả năng nắm giữvà mởrộng thịphần của doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng có vai trò quan trọng như:

-Đối với nền kinh tếquốc dân:

 Hoạt động bán hàng là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, lànơi gặp gỡ giữa cung và cầu góp phần bảo đảm cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, cân đối giữa cung và cầu, bìnhổn giá cả và đời sống nhân dân.

 Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Bán hàng thông qua hoạt động xuất khẩu sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước. Trong xu hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế, bán hàng xuất khẩu còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tếthếgiới, góp phần phát huy lợi thếcủa đất nước, tạo nguồn lực đểcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

-Đối với các cơ quan nhà nước hoạch định chiến lược và chính sách:

 Thông qua nhịp điệu mua bán trên thị trường có thểdự đoán chính xác nhu cầu xã hội. Từ đó, đềra quyết sách thích hợp để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

-Đối với doanh nghiêp:

 Bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp.

 Bán hàng là hoạt động trực tiếp tạo ra doanh số, thu hồi vốn, kết thúc quá trình lưu chuyển hàng hóa và chu chuyển vốn lưu động.

 Bán được nhiều hàng hóa là điều kiện quan trọng tạo ra thị phần, góp phần nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.

 Kết quả của bán hàng là căn cứ để tính năng suất lao động và ảnh hưởng đến hiệu quảsửdụng vốn, sửdụng chi phí.

 Bán hàng là khâu hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và sựtái tạo nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, đó cũng là một vũ khí cạnh tranh mạnh mẽcủa doanh nghiệp với các đối thủcạnh tranh.

1.1.4.Đặc điểm của hoạt động bán hàng

Trong nền kinh tếkếhoạch hóa tập trung, nhà nước can thiệp rất sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, việc đảm bảo các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu,…

được cấp trên bao cấp theo chỉ tiêu cấp phát. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thời kì này chủyếu là giao nộp sản xuất theo các địa chỉvà giá cả do nhà nước định sẵn.

Trong nền kinh tếthị trường, các doanh nghiệp phải tựmình giải quyết ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Bao nhiêu? Cho ai? Từ đó, hoạt động bán hàng cũng có những đặc điểm sau:

-Kháchhàng là người mua quyết định thị trường.

-Khách hàng chỉ quan tâm tới hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả phải chăng và thuận tiện trong việc mua bán.

-Khách hàng luôn đòi hỏi người bán quan tâm đến lợi ích của mình.

-Nhu cầu thị hiếu của khách hàng luôn thayđổi.

Qua đó, tác giả nhận thấy doanh nghiệp nên điều tra thị trường để nhận biết sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cân nhắc, tính toán một cách toàn diện trong hoạt động bán hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh của toàn thể doanh nghiệp nói chung, phát huy được tối đa những thế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

mạnh của doanh nghiệp làm lợi thế cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.

1.1.5.Phương thức bán hàng

Một số phương pháp bán hàng phổ biến, các doanh nghiệp, công ty thường dùng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng:

-Bán hàng trực tiếp (bán hàng cá nhân): Đây là phương thức bán hàng giúp khách hàng tiếp cận nhanh nhất với sản phẩm, dịch vụcủa công ty. Ở đây, nhân viên bán hàng và khách hàng gặp gỡtrực tiếp để trao đổi vềthông tin sản phẩm và đàm phán vềmức giá cũng như các điều khoản khách đi kèm trong và sau quá trình bán hàng.

-Bán trả góp: Là việc bán hàng cho khách hàng và khách hàng trả tiền nhiều lần. Với hình thức này doanh nghiệp sẽ được nhận thêm một khoản lãi do khách hàng trảchậm.

-Bán lẻ: Sản phẩm được bán cho người tiêu dùng qua kênh phân phối như siêu thị, shop…

-Đại diện bán hàng: Một đơn vị khác thay mặt nhà sản xuất để bán cho người tiêu dùng.

-Bán hàng qua điện thoại: Sản phẩm và dịch vụ được bán nhờ việc tư vấn bán hàng qua điện thoại, không cần gặp mặt trực tiếp.

-Bán hàng tại nhà: Nhân viên đến tận nhà của khách hàng để tư vấn sản phẩm/dịch vụvà bán hàng trực tiếp.

-Doanh nghiệp này bán hàng cho doanh nghiệp khác.

-Doanh nghiệp cung cấp giải pháp và bán hàng cho chính phủ, nhà nước.

-Bán hàng trực tiếp trên internet.

1.1.6. Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại trải qua các bước sau:

Nghiên cứu

thị trường

Lựa chọn nguồn

hàng

Mua và dựtrữ

hàng hóa

Bán hàng

Dịch vụ phục vụ khách

hàng Sơ đồ1.1: Quy trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại (Nguồn: Giáo trình Quản trị bán hàng, 2002, Ngô Minh Cách và Nguyễn Sơn Lam)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

-Nghiên cứu thị trường: Là hoạt động thu thập và xửlý thông tin vềthị trường. Đây là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bịcủa doanh nghiệp, thông qua hoạt động nghiên cứu này mà doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu của mình, là tiền đề để đưa ra những quyết định vềsản phẩm, chiến lược truyền thông, kênh phân phối cho phù hợp với thị trường, từ đó nâng cao hiệu quảcủa công tác bán hàng [2].

-Lựa chọn nguồn hàng: Sản phẩm là tất cảnhững cái gì có thểthỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sựchú ý, mua sửdụng hay tiêu dùng. Đó có thểlà những vật thểhữu hình, dịch vụ, sức lao động, mặt bằng, tổchức và ý tưởng. Sản phẩm là yếu tố hàng đầu, quan trọng nhất trong cảquá trình bán hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp đều phải chú trọng tập trung tới các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nguồn hàng nhằm nâng cao hiệu quảbán hàng của mình, các yếu tố đó là:

 Chất lượng nguồn hàng: Một sản phẩm muốn thành công trên thị trường trước hết phải có nguồn hàng đạt chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng theo quy định của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp đề ra. Muốn được như vậy thì đơn vịphải đầu tư máy móc thiết bị, công nghệhiệnđại, nâng cao trìnhđộ của đội ngũ nhân viên…

 Giá thành: Đây cũng là một yếu tố được các nhà quản trị hết sức quan tâm, lựa chọn nguồn hàng có giá tốt, giảm bớt những chi phí phát sinh để từ đó có một mức giá hợp lý để vừa chi trả được chi phí sản phẩm, vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng vẫn trong khả năng có thể thanh toán của khách hàng.

 Nhãn hiệu: Yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan sát, nghiên cứu kỹ, dựa vào kết quảnghiên cứu thị trường, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng để chọn lựa các mẫu mã, kiểu dáng, bao bì mới, hấp dẫn. Qua đó giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp thu hút được sự quan tâm của khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy thích thú, ưa chuộng sản phẩm của doanh nghiệp [2].

-Mua và dự trữ hàng hóa: Mua và dự trữ hàng hóa là “sự tích lũy hàng hóa, nguyên– nhiên– vật liệu tại các vị trí nhất định trong kênh phân phối nhằm thỏa mãn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

nhu cầu mua hàng của khách hàng trên thị trường mục tiêu với chi phí thấp nhất” [5].

Hoạt động này nhằm giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sản phẩm dịch vụ khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ.

-Bán hàng: Là khâu quan trọng nhất trong quy trình bán hàng nhằm giúp cho hàng hóa luân chuyển về tay người tiêu dùng.

-Dịch vụphục vụ khách hàng: “Dịch vụ khách hàng là tất cảnhững gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ cho khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữcác khách hàng mìnhđang có” [4].

1.2. Một sốchính sách hỗtrợhoạt động bán hàng 1.2.1. Chính sách vềsản phẩm

Theo quan điểm của Marketing, sản phẩm được xem là một hệ thống bao gồm mặt vật chất của sản phẩm, môi trường bao bọc lấy sản phẩm (bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu,…) những thông tin từ người sản xuất kinh doanh và những thông tin từ thị trường do khách hàng mang lại.

Đối với nhà sản xuất kinh doanh, trước khi đưa ra thị trường sản phẩm hay một dịch vụ nào đó không chỉ đơn thuần về kỹ thuật mà còn nghiên cứu về những biến động không ngừng vềnhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp không thể đảm bảo rằng sản phẩm đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng chấp nhận không?

Khi xem xét chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần xem xét đến các vấn đềsau:

-Sản phẩm cũ trên thị trường có được chấp nhận không?

-Sản phẩm mới khi tung ra thị trường có thật sựmới hay không?

-Những điểm vượt trội của sản phẩm mới so với sản phẩm cũ.

-Các quy định vềchất lượng sản phẩm.

1.2.2. Chính sách vgiá

Giá cả là một trong bốn công cụ cơ bản của marketing, nó giữvai trò quyết định trong việc thực hiện mối quan hệmua bán.

Giá cả là một trong những yếu tố cơ bản, xác định phương hướng hoạt động của marketing trong phân phối giữa sản xuất và thị trường nhằm thực hiện nhiệm vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Marketing là không ngừng tỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đạt doanh thu cao và lợi nhuận tối đa.

Giá cả vẫn là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp.

1.2.3. Chính sách vềkênh phân phối

Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất qua trung gian đến tay người tiêu dùng. Có thể thấy rằng, chức năng chủ yếu cơ bản nhất của kênh phân phối là giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng nhằm đem lại sựthỏa mãn tốt nhất cho họ.

(1)

(2) (3)

(4)

Sơ đồ1.2: Mô hình kênh phân phối hàng hóa dịch vụtiêu dùng cá nhân (Nguồn: Lê ThếGiới, 2003, Quản trịMarketing)

Kênh không cấp (còn gọi là kênh phân phối trực tiếp). Phân phối tiêu thụ trực tiếp là chỉ cách thức tiêu thụmà sản phẩm không phải trao chuyền qua tay bất kỳmột nhà trung gian nào trong quá trình chuyển từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Cách thức phân phối tiêu thụ trực tiếp chủ yếu được dùng cho việc phân phối tiêu thụ những sản phẩm đặc biệt có giá trị cao, được chế tạo phải cử chuyên gia đến hướng dẫn người tiêu dùng đến lắp đặt, thao tác, duy trì và bảo dưỡng thiết bị. Mặt khác, những loại sản phẩm mà khách hàng mua với số lượng lớn, không cần qua khâu trung gian nào cũng thường áp dụng hình thức phân phối trực tiếp.

NHÀ SẢN XUẤT

NGƯỜI TIÊU DÙNG Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ Bán buôn

Đại lý

Bán buôn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Những hình thức của marketing trực tiếp chính là bán hàng lưu động, bán hàng dây chuyền, đặt hàng qua bưu điện, marketing qua điện thoại, bán hàng qua internet và các cửa hàng của người sản xuất.

Kênh một cấp (kênh phân phối gián tiếp) có một trung gian như người bán lẻ.

Kênh hai cấp có hai người trung gian. Trên thị trường hàng tiêu dùng đó, thường là một người bán sỉvà một người bán lẻ.

Kênh ba cấp có ba người trung gian. Giữa người bán sỉ và bán lẻ có thêm một người bán sỉ nhỏ. Ngoài ra, có thểcó kênh phân phối nhiều cấp hơn. Tuy nhiên, số cấp của kênh tăng lên thì việc thu nhận thông tin của những người sử dụng cuối cùng và thực hiện việc kiểm soát các trung gian sẽ khó khăn hơn [3].

1.2.4. Chính sách tiếp thịtruyền thông

Đây là phần quan trọng trong các chiến dịch marketing, có chiến lược hoàn hảo, giá sản phẩm hợp lýnhưng truyền thông không tốt thì sẽkhông ai biết đến thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Hoạt động tiếp thị này bao gồm:

Quảng cáo

Theo Philip Kotler: “Quảng cáo thương mại là hình thức truyền thông không trực tiếp được thực hiện qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí”.

-Quảng cáo là biện pháp truyền bá thông tin, nội dung quảng cáo là thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ.

-Phương tiện quảng cáo là thông qua các môi giới, mục đích quảng cáo là thúc đẩy tiêu thụhàng hóa và dịch vụ đểthu lợi nhuận. Có các phương tiện quảng cáo như:

 Nhóm phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại. Đây là những phương tiện có khá lâu và được sửdụng phổbiến từ trước đến nay.

 Nhóm phương tiện điện tử như truyền thanh, truyền hình, phim, internet,…

Những phương tiện này phát triển nhanh và là phương tiện quảng cáo hiệu quả.

 Nhóm phương tiện ngoài trời, ngoài đường như pano, áp phích, bảng hiệu,…

Hiện nay được sửdụng rất phổbiến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

 Nhóm phương tiện quảng cáo trực tiếp như thư trực tiếp, điện thoại,…

 Nhóm các phương tiện khách như quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo trên các vật phẩm.

 Hiện nay còn các phương tiện quảng cáo mới như web, các trang mạng xã hội, thư điện tử,…

Khuyến mại

Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005): “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cungứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.

Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp, được thương nhân sửdụng các hình thức khuyến mại đểxúc tiến việc bán hàng, cungứng hàng hóa, dịch vụ, hay dùng đểtặng, thưởng không thu tiền của khách hàng.

Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại quan trọng trong việc kích thích tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian ngắn khi tổ chức các hoạt động khuyến mại. Các hình thức khuyến mại:

-Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trảtiền.

-Tặng hàng hóa cho khách hàng.

-Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, tham dự chương trình mang tính may rủi.

-Tổchức các chương trình khách hàng thương xuyên như: Các chương trình văn hóa, nghệthuật, giải trí và các sựkiện khác vì mục đích khuyến mại.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định bán hàng của doanh nghiệp 1.3.1.Môi trường vĩ mô

-Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó. Môi trường kinh tếgồm môi trường vi mô như khách hàng, nhà cung cấp, cạnh tranh và môi trường vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính sách kinh tế, lãi suất, tỷgiá hối đoái.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếcóảnh hưởng trực tiếp đối với những cơ hội, nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối mặt. Bởi sự tăng trưởng kinh tế đem lại sự gia tăng khả năng tiêu dùng của xã hội, đồng thời cũng làm giảm áp lực cạnh tranh trong một ngành kinh doanh. Do đó, đem lại cho doanh nghiệp cơ hội mởrộng quy mô hoạt động kinh doanh cũng như hệthống bán hàng.

Chính sách kinh tếcủa một quốc gia thể hiện quan điểm định hướng phát triển nền kinh tếcủa nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách để điều hành và quản lý nền kinh tế, quản lý các doanh nghiệp trên tầm vĩ mô. Các chính sách kinh tế thể hiện những ưu đãi, khuyến khích đối với một số khu vực, một số mặt hàng nào đó.

Đồng thời, chính phủcũng đưa ra các chế tài quy định cấm kinh doanh sản xuất một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp có thể là thuận lợi hoặc khó khăn.

Lãi suất trên thị trường tài chính cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng thì khách hàng sẽ hạn chế cho tiêu dùng để gửi tiền tiết kiệm làm cho mức tiêu dùng sụt giảm, doanh nghiệp khó bán hàng hơn và khi lãi suất giảm thì người tiêu dùng có khuynh hướng gia tăng lượng mua tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng.

Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Khi giá trị đồng nội tệthấp so với giá trị của ngoại tệthì hàng hóa trong nước có giá bán thấp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm cho lượng hàng hóa bán ra nhiều và dễ dàng hơn.

-Môi trường chính trị- pháp luật

Sự ổn định vềchính trịcủa khu vực thịtrường mà doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng hay sựbất ổn vềchính trị như bạo động, khủng bố,… đều có thểlà những cơ hội hay nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình phân phối hàng hóa.

Chính sách phát triển của một quốc gia có vai trò định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động kinh tếxã hội trong đó có hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, sự cởi mở của hệ thống chính trị pháp luật tạo ra những phạm vi hoạt động rộng rãi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

cho các doanh nghiệp nhưng nó cũng tạo ra sựcạnh tranh mạnh mẽ đối với hoạt động bán hàng trên thị trường.

-Môi trường văn hóa –xã hội

Mỗi tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường văn hóa xã hội nhất định và giữa doanh nghiệp với môi trường văn hóa xã hội có mỗi liên hệchặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêu thụnhững hàng hóa dịch vụmà doanh nghiệp sản xuất ra. Các giá trịchung của xã hội, các phong tục truyền thống, lối sống của nhân dân, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu thập của dân chúng đều có tác động nhiều mặt đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Khi đời sống của người dânđược nâng cao, tuổi thọtrung bình tăng thì cũng xuất hiện nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất cungứng các sản phẩm với chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗlực nhiều hơn, nhạy bén hơn trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường.

-Khoa học–công nghệ

Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, chu kỳ đổi mới công nghệ ngày càng ngắn hơn, nên tốc độbiến các ý tưởng thành các sản phẩm thương mại càng nhanh hơn nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn với các sản phẩm phù hợp với túi tiền mà tính chất phức tạp ngày càng cao trong một sản phẩm. Vì vậy, bán hàng có thuận lợi hay khó khăn một phần cũng phụ thuộc vào môi trường công nghệ mà công ty đang áp dụng cho sản phẩm của mình. Nhờ phát triển của khoa học công nghệ mà doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm tốt hơn, giá rẻ, khả năng đáp ứng nhanh hơn nhu cầu của khách hàng, bản thân khách hàng cũng ưa thích các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng tốt với giá thành rẻnên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bán hàng.

1.3.2. Môi trường vi mô

Nghiên cứu môi trường cạnh tranh là một nội dung hết sức quan trọng trong quá trình kiểm soát môi trường bên ngoài, nó thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị.

Đây là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp, phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra trực tiếp tại đây. Theo mô hình năm áp lực cạnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

tranh của Giáo sư Michael Porter – giáo sư nổi tiếng về chiến lược kinh doanh của trường đại học Harvard, nhóm các yếu tố môi trường ngành gồm 5 yếu tố:

-Cạnh tranh nội bộngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành là các doanh nghiệp hiện đang có mặt trên thị trường cùng kinh doanh sản phẩm có tính chất giống nhau hoặc tương tự nhau. Số lượng và quy mô của đối thủcàng lớn thì mức độcạnh tranh càng gay gắt. Các công ty dùng những chiến thuật như cạnh tranh về giá cả, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng hoặc bảo hành.

-Nhà cung cấp

Nhà cung cấp đối với một doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hàngổn định theo kếhoạch đãđược định trước.

Trong nền kinh tếthị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có mối quan hệchặt chẽvà mật thiết với các nguồn cung ứng và yêu cầu các nhà cung ứng phải đảm bảo được số lượng luôn đầy đủ, đúng thời gian, chất lượng phải được đảm bảo như cam kết và ổn định về mặt giá cả. Số lượng và chất lượng của nguồn cungứng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụhàng hóa cũng như tình hình kinh doanh của toàn thể doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản trị phải tìmđược nhà cung cấp đáng tin cậy và có nguồn hàng luôn ổn định để đảm bảo được tiến trình.

-Khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, trong nền kinh tếthị trường hiện nay thì sự phụthuộc của doanh nghiệp với khách hàng là tương đối lớn. Bởi vì khách hàng là yếu tốquan trọng nhất, là người mua, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, không có khách hàng sẽ không có thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được diễn ra, quyết định đến sựsống còn của doanh nghiệp.

Khách hàng được phân thành 2 nhóm là khách hàng lẻvà nhà phân phối.

-Sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụcó thểthỏa mãn nhu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụtrong ngành. Khi sản phẩm thay thế ngày càng nhiều thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽgặp nhiều khó khăn trong việc lưu thông.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp, cảnghệ thuật lẫn thủ đoạn để giành giật khách hàng và bán được hàng hóa như giảm giá, tăng chất lượng sản phẩm, áp dụng chương trình khuyến mại, quan tâm chăm sóc khách hàng nhiều hơn,…

Các yếu tốquyết định mối đe dọa của các sản phẩm thay thế đó là:

 Giá và công dụng tương đối của các sản phẩm thay thế: Nếu các sản phẩm thay thếmà sẵn có và công dụng tương đương ở cùng một mức giá thì mối đe dọa của sản phẩm thay thếlà rất mạnh.

 Chi phí chuyểnđổi đối với khách hàng: Yếu tốnày thể hiệnở lòng trung thành của khách hàng hoặc chi phí khi chuyển sang sửdụng sản phẩm khác.

 Khuynh hướng thay thếcủa khách hàng: Khách hàng rất không thích thay đổi thói quen vì sợmất thời gian và công sức.

 Đối thủ tiềm ẩn là các công ty không phải là đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành kinh doanh nhưng có khả năng sẽ trở thành đối thủ trong tương lai. Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềmẩn. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với hàng loạt các đối thủcạnh tranh không chỉ ởtrong hiện tại mà lẫn trong tương lai, cả trong nước và ngoài nước.

1.4. Các chỉtiêu hoạt động bán hàng 1.4.1. Chỉtiêu hoàn thành kếhoạch

Chỉtiêu hoàn thành kếhoạch được đo bằng tỷlệphần trăm giữa lượng hàng hóa được bán ra trong kỳtrên tổng lượng hàng hóa bán theo kếhoạch đềra.

Hht = Qx

X 100%

QKh Trong đó:

Hht: Hoàn thành kếhoạch.

Qx: Lượng hàng hóa bán trong kỳ.

QKh: Lượng hàng hóa bán ra theo kếhoạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.4.2. Chỉtiêu doanh sốbán hàng

Doanh sốbán hàng thực tế phản ánh toàn bộkết quảkinh doanh của công ty thông qua hoạt động bán hàng. Nó phản ánh quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phản ánh trìnhđộtổchức quản lý hoạt động của hệthống bán hàng.

TR=Pix Qi

Trong đó:

TR: Doanh thu bán hàng.

Qi: Khối lượng hàng hóa dịch vụi bán ra.

Pi: Giá bán một đơn vịhàng hóa dịch vụi.

1.4.3. Chtiêu chi phí

Chỉ tiêu chi phí bán hàng nhằm xác định chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để bán được hàng hóa trong kỳ kinh doanh. Xác định được chi phí sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận và biết được các yếu tố chi phí chưa hợp lý đểkhắc phục.

Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Bao gồm:

-Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của hoạt động bán hàng.

-Chi phí vật liệu và bao bì dùng chođóng gói sản phẩm.

-Chi phí công cụ đồdùng cho hoạt động bán hàng.

-Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động bán hàng.

-Chi phí lưu kho và bảo quản sản phẩm.

-Chi phí bảo hàng sản phẩm, hàng hóa.

-Chi phí dịch vụmua ngoài, thuê ngoài phục vụcho hoạt động bán hàng.

Chi phí bán hàng được xác định bằng công thức:

TC= FC + VC Trong đó:

TC: Tổng chi phí bán hàng.

FC: Chi phí cố định cho bán hàng (chi phí trưng bày, quảng cáo, bảo quản,…) VC: Chi phí biến đổi cho bán hàng (khấu hao, chiết khấu, giảm giá,…)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

1.4.4. Chỉtiêu lợi nhuận

Lợi nhuận thực tế là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng.

Trong đó:

: Lợi nhuận bán hàng.

TR: Tổng doanh thu bán hàng.

TC: Tổng chi phí bán hàng.

Lợi nhuận bán hàng càng lớn cho thấy hoạt động bán hàng có hiệu quả, là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp hướng đến khi kinh doanh trên thị trường.

1.5. Đềtài nghiên cứu liên quan

1, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Bùi Tuyết Linh – K49 kinh doanh thương mại – Đại học Kinh tế Huế: “Đánh giá hoạt động bán hàng tại công ty TNHH MTV PHAN THÁI SƠN”

-Ưu điểm: Làm rõ được các tiêu chí: Chất lượng sản phẩm, thương hiệu, chính sách giá, khuyến mãi, khả năng chăm sóc khách hàng.

-Kết quả nghiên cứu: Sự hài lòng của khách hàng bị tác động của cả 5 nhân tố theo mức độ tăng dần là thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá, khuyến mãi, khả năng chăm sóc khách hàng.

2, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Hoàng K47 Khoa Quản trị kinh doanh thương mại, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế “Phân tích hoạt động bán hàng tại Công ty Cổphần Thương mại I–Hà Tĩnh”

- Ưu điểm: Bài viết đã làm rõ được các vấn đề của hoạt động bán hàng, thểhiện các tiêu chí phân tích như doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như các phương thức bán hàng, kênh bán hàng,…

- Nhược điểm: Nội dung của bảng hỏi khảo sát phức tạp và có nhiều ý kiến tương đồng nhau.

3, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Lụa– K49 kinh doanh thương mại – Đại học kinh tế Huế: “Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty TNHH quảng cáo và nội ngoại thất mặt trời Huế”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

của công ty TNHH quảng cáo và nội ngoại thất mặt trời Huế, từ đó đưa khảo sát ý kiến nhận xét của khách hàng vềcông tác bán hàng tại Huế.

-Kết quả nghiên cứu: Cho thấy đội ngũ nhân viên bán hàng là yếu tố tác động mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Tiếp theo đó lần lượt theo thứ tự là các yếu tố hoạt động xúc tiến bán hàng, chính sách giá, thương hiệu và cuối cùng là chất lượng sản phẩm.

1.6. Cơ sởthực tiễn

1.6.1. Thị trường thực phẩm gạo hữu cơ tại Việt Nam

Với quy mô ngày càng mở rộng, thị trường thực phẩm hữu cơ mở ra nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), phát triển nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng chung của nhiều quốc gia. Cụ thể, thếgiới hiện có 50,9 triệu ha được canh tác hữu cơ và tiềm năng thị trường lên tới 81,6 tỷUSD. Theo báo cáo này, Việt Nam có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ, diện tích đạt hơn 76.600 ha, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010. Khoảng 60 tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đãđầu tư vào nông nghiệp hữu cơ –lĩnh vực được xem là có nhiều thuận lợi đểphát triểnởViệt Nam.

Trên thực tế, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ đã trở thành một xu hướng mới ở Việt Nam. Thậm chí, trong vài năm trở lại đây, các sản phẩm gạo hữu cơ đang tạo nên cơn sốt đối với một bộ phận người tiêu dùng, dù giá thành cao hơn với các loại gạo bình thường khác (giá gạo hữu cơ hiện tại ởViệt Nam giao động từ30 – 60 ngàn đồng/1kg tùy theo chất lượng thơm, ngon, dẻo khác nhau). Trong tương lai không xa, gạo hữu cơ là loại gạo sẽ được dùng rất phổbiến, nhất là vùng thành thị có mức sống cao hơn nhằm nâng cao và bảo vệsức khỏe.

Nhờnhu cầu của người tiêu dùng tăng cao mà hiện nay có nhiều công ty sản xuất gạo hữu cơ ra thị trường như là công ty Viễn Phú Organic và công ty Cỏ May Đồng Tháp. Ngoài ra, còn có một số thương hiệu gạo hữu cơ có chứng nhận đang bán trên thị trường hiện nay như gạo Trung An, gạo hữu cơ nhãn hiệu riêng của Saigon Co.op, gạo Hoa Sữa, gạo Eco, gạo Organic. Chính vì vậy, việc sản xuất gạo hữu cơ ngày càng nhiềuvà là hướng phát triển tất yếu do nhu cầu của người tiêu dùng.

Đây chính là một tín hiệu vui cho thị trường gạo hữu cơ khi người tiêu dùng đang dần chuyển từ quan ngại sang quan tâm đến sức khỏe, chủ động chuyển biến trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

hành vi tiêu dùng và ưu tiên sửdụng thực phẩm sạch, an toàn.

1.6.2. Thị trường sản phẩm gạo hữu cơ tại địa bàn Huế

Ngày nay, người tiêu dùng luôn chú trọng quan tâm đến sức khỏe chính vì vậy mà sản phẩm hữu cơ được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. Vì thế, thị trường bán lẻ ở Việt Nam nói chung và ở Huếnói riêng vẫn đang là thị trường đầy hấp dẫn, thu hút nhiều nhà bán lẻ trên thế giới. Với quy mô dân số khá lớn, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở Huế là khá cao. Tuy nhiên, ở Huế hiện nay các kênh bán lẻ hiện đại vẫn còn tương đối ít, số lượng các siêu thị, các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện ích vẫn chưa thực sựphát triển mạnh như một sốthành phốlớn của cả nướcnhư Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Nguyên nhân thực tế do người tiêu dùng ở Huế vẫn quen mua gạo ở các tiệm tạp hóa, các tiệm bán lẻ và chưa hòa nhập với các loại hình bán lẻhiện đại này.

Trong vòng hai năm trở lại đây, người tiêu dùng trên địa bàn bắt đầu làm quen với các cửa hàng gạo hữu cơ như gạo hữu cơ Phong Điền, gạo hữu cơ Huế Việt,…Và họ đang dần quan tâm, chăm chút đến sức khỏe mình hơn. Chính vì nhu cầu của người dân Huếngày một tăng nên hiện nay, tại địa bàn Huế đã có rất nhiều cửa hàng bán lẻ, các siêu thịcũng ngày nởrộlên nên nhiều sản phẩm thật giảlẫn lộn. Vì thế người tiêu dùng luôn lo lắng về điều này. Do đó, họ luôn mong muốn lựa chọn những chỗhọxem là uy tín là chất lượng và giá thành phải phù hợp với chất lượng sản phẩm mang lại cho họ thì họ sẽ lựa chọn mua hàng ở đó. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải chú trọng vào khâu sản xuất gạo hữu cơ hơn nữa để mang đến sản phẩm cho người tiêu dùng một cách an tâm nhất. Phải cho khách hàng một sự tin tưởng tuyệt đối về sản phẩm cũng như đặt uy tín của công ty lên hàng đầu.

Chính vì lẽ đó, công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm luôn tạo được cho khách hàng một sự tin tưởng nhất định trong lòng khách hàng, họ luôn đặt niềm tin của khách hàng lên hàng đầu và sản xuất với mục tiêu vì sức khỏe của người Việt.

Vì vậy, công ty sản xuất luôn đảm bảo cho khách hàng sự yên tâm theo tiêu chí 6 không như sau: Không thuốc diệt cỏ, không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa chất, không chất bảo quản, không hương liệu và không tẩy trắng hóa chất. Dođó, công ty luôn là sựlựa chọn của khách hàng khi mua sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV NÔNG SẢN HỮU CƠQUẾLÂM

2.1. Tổng quan vềcông ty

2.1.1. Lch shình thành và phát trin ca công ty

2.1.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của Tập Đoàn QuếLâm

Hình 2.1: Logo Tập đoàn QuếLâm

(Nguồn: Trang web của tập đoàn phanbonquelam.com) Công ty Cổ phần Tập Đoàn Quế Lâm (Tập Đoàn Quế Lâm) được thành lập vào tháng 11 năm 2001, tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Quế Lâm. Lĩnh vực hoạt động chính là phân bón (NPK, hữu cơ, các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp) và sản xuất, chếbiến các loại nông sản hữu cơ. Năm 2003, DNTN Quế Lâm được chuyển thành công ty Cổphần Tập Đoàn QuếLâm với một nhóm các cổ đông góp vốn nhằm mởrộng sản xuất kinh doanh cũng như tăng nguồn lực tài chính phục vụcho sựphát triển lâu dài với tổng giá trị tài sản trên 1600 tỷ đồng. Sau quá trình 15 năm hình thành và phát triển, hiện nay Tập Đoàn Quế Lâm đã có hệthống 12 công ty thành viên, trong đó có 7 nhà máy sản xuất phân bón phân bố đều khắp trên cả nước (Miền Bắc–Miền Trung–Tây Nguyên –Miền Nam) và một công ty chuyên nhập khẩu, phân phối sản phẩm phân bón QuếLâm tại thị trường Campuchia. Các công ty thành viên của Tập Đoàn:

1. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Phương Nam. Địa chỉ: 01/08 số 11, Ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, huyện CủChi, thành phốHồChí Minh.

2. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Long An. Địa chỉ: Ấp Nhơn Xuyên, xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

3. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Tam Phước. Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Tam Phước, thành phốBiên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

4. Nhà máy sản xuất phân bón QuếLâm Tây Nguyên.Địa chỉ: Xã Ya-Băng, Huyện Chư-prông, Tỉnh Gia Lai.

5. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Kon Tum. Địa chỉ: Thôn Tân An, xã Ya- Chim, thành phốKonTum, tỉnh KonTum.

6. Nhà máy sản xuất phân bón QuếLâm Miền Trung. Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tứ Hạ, thịxã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

7. Nhà máy sản xuất phân bón Quế Lâm Phương Bắc. Địa chỉ: XãĐạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

8.Công ty Thương mại dịch vụxuất nhập khẩu Quế Lâm Campuchia. Địa chỉ: Nhà số 15C, đường 351, phường Niruos, quận Chbar Ampouv, thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia.

9. Công ty CổPhần Đầu tư phát triển Giáo dục Quế Lâm. Địa chỉ: 3/1Y MỹHòa 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp. HồChí Minh.

10. Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm. Địa chỉ: 101 Phan Đình Phùng, phường Vĩnh Ninh, thành phốHuế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

11. Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học Quế Lâm. Địa chỉ: Số 10, Khu tập thểnhiệt đới Việt Nga, ngõ Tuổi Trẻ, phường CổNhuế, huyện TừLiêm, thành phốHà Nội.

12. Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm. Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Đồng Sơn, thịxã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tập đoàn có hệthống kênh phân phối tiêu thụsản phẩm trải dài trên 63 tỉnh thành của Việt Nam với 250 nhà phân phối cấp 1, hơn 2000 đại lý cấp 2, cấp 3 và xuất khẩu qua Lào, Campuchia; hệthống đối tác bán hàng là các công ty cao su thành viên thuộc Tập đoànCông nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Vingroup vềdựán trồng rau sạch, Tổng công ty chè, Tổng công ty cà phê, Hiệp hội tiêu Việt Nam,…

Với tầm nhìn và tư duy chiến lược kinh doanh xuyên suốt của mình qua từng giai đoạn phát triển, đến nay các sản phẩm mang thương hiệu Quế Lâm đã vàđang khẳng định được vịthếcủa mình trong những thương hiệu phân bón, thương hiệu nông sản hữu cơ uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay.

(Nguồn: Trang web của Tập đoàn: phanbonquelam.com)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

2.1.1.2. Giới thiệu vềcông ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ QuếLâm

Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm là 1 trong 12 công ty thành viên của Tập đoàn Quế Lâm. Công ty TNHH MTV Nông sản hữu cơ Quế Lâm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chếbiến và cungứng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sạch, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Mã sốthuế: 3301541368

Địa chỉ: Số 101 Phan Đình Phùng, Phường Vĩnh Ninh, Thành PhốHuế.

Giấy phép kinh doanh: 3301541368–Ngày cấp: 24/01/2014 Ngày hoạt động: 24/01/2014

Điện thoại: 0234.653.8888 Email:que

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải đã đạt được những thành tựu nhất định và những thành công về sản xuất kinh doanh cùng với những đổi mới về

Mong rằng những giải pháp này được xem xét và có thể được áp dụng vào thực tiễn hoạt động của Công ty, góp phần đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm mà Công

Các doanh nghiệp nói chung và VTVcab nói riêng hiểu rõ rằng nếu không nắm bắt được những mong muốn, nhu cầu của khách hàng trong việc cung cấp những

Cho dù doanh nghiệp tìm thấy một trang blog rất hay với nhiều mẹo giúp khách hàng sử dụng sản phẩm giống như sản phẩm đang bán hay một bài báo thảo luận về những

Ở thởi kì đầu tiên, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian, làm đại lí bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàng

ối với khách hàng là các công trình kiến trúc lớn, các doanh nghiệp, khu công nghiệp có nhu cầu xây dựng lớn: Đối với nhóm khách hàng này thì việc định giá còn phải đi

Sau khi tìm hiểu, nắm bắt sơ lược về các lý thuyết liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, ta thấy rằng thông qua việc khát quát, phân tích các chiến

Hiện nay, thị trường ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất hiện, đây là một mối đe dọa đối với các công ty đang hoạt động. Chính vì vậy, Công ty cần phải tập trung vào