• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

SỐ 218 kỳ 1 THÁNG 6-2020

NĂM THỨ MƯỜI SÁU

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG - APPLIED RESEARCH

Võ Thị Nhỏ: Vận dụng phần mềm Google Classroom hỗ trợ dạy học trực tuyến cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Applying google classroom - software supporting online teaching for students of Primary Education

1

Võ Thị Thanh Hà, Trương Thị Thu Hiền: Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng phát triển năng lực người học - Innovating the method of teaching Vietnamese to foreigners towards developing learners’ capacity.

4

Đinh Thị Thu Phương, Nguyễn Thị Hương Trà, Nguyễn Minh Sơn: Những thách thức của giảng viên trong thời kỳ hội nhập - Challenges of lecturers in the integration period. 7 Quách Quốc Cần: Bồi dưỡng năng lực tìm lời giải bài toán cho học sinh trong dạy học phương trình, bất phương trình vô tỷ - trung học phổ thông - Fostering the ability to find and solve math problems for students in teaching equations, inequalities, high school and high school equations.

10

Trần Ngọc Bích, Thân Thị Cẩm Vân: Dạy học môn Toán lớp 5 theo định hướng mô hình hóa toán học - Teaching grade 5 Maths according to mathematical modeling orientation 13 Nguyễn Thị Thanh Hà: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông liên cấp - Organize experiences in teaching Maths at inter-school high schools. 15 Tạ Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Kim Ngân: Thể hiện kiến thức cơ sở của lý thuyết tập hợp trong môn Toán tiểu học - Demonstration of basic knowledge of set theory in Primary Mathematics. 18 Nguyễn Đức Hồng, Đặng Thị Ngọc Hoa: Giải pháp tăng cường tính ứng dụng của các học phần Toán trong dạy học tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế - Solutions to enhance the applicability of the Math modules in teaching at the University of Agriculture and Forestry - Hue University.

20

Nguyễn Vũ Anh: Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học bài “Định luật ôm” Vật lí lớp 11 trung học phổ thông - Fostering experimental competence for students in teaching the lesson

“The Law of Hugging” physics in grade 11 high school.

23

Trần Trung Hiếu: Bài học song ngữ Anh – Việt: Hướng tiếp cận cần thiết trong dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông - Bilingual English - Vietnamese lesson: Approach needed in teaching Biology in high school.

26

Nguyễn Thị Diệu Phương, Đặng Thị Dạ Thủy: Tích hợp giáo dục sức khỏe sinh sản thông qua các hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học lớp 11 - Integration of reproductive health education through experiential activities in teaching the body biology section of grade 11 biology.

29

Lê Thị Lệ Thủy: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông thông qua dạy học văn bản kịch - Developing problem-solving capacity for high school students in grade 11 through teaching drama scripts.

32

Đặng Thị Yên: Dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 và lớp 5 ở trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh - Teaching subjects: Writing in Grade 4 and Grade 5 in elementary schools towards developing student capacity.

35

Lê Thị Thu Hương, Bùi Thị Kim Phụng: Nghiên cứu văn học thiếu nhi Ninh Bình đương đại nhằm phục vụ giảng dạy văn học địa phương - Studying children’s literature in Ninh Binh contemporary to serve teaching local literature.

38

Trần Thị Hải Lê: Tổ chức cho học sinh tham quan, học tập tại di tích lịch sử của địa phương trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế - Organization for students to visit and study at local historical relics in teaching history at high school in Thua Thien Hue province.

41

Lê Thị Chiên, Phạm Thị Thu Hương: Một số hình thức giáo dục giá trị di sản văn hóa thông qua dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông - Some forms of education of cultural heritage values through teaching Geography in high school.

44

Nguyễn Thị Hồng Minh, Phạm Thị Thanh Bình: Phát triển chương trình tiếng Anh chuyên ngành (ESP) trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Develop specialized English program (ESP) in the era of industrial revolution 4.0.

47

Phạm Thị Thu Huyền: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng Anh ở Trường Đại học Trần Quốc Tuấn - Application of information technology in teaching English at Tran Quoc Tuan University. 50 Đặng Phương Mai, Hoàng Thu Giang: Nghiên cứu việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - The study uses reading strategies of second year students of University of Information Technology and Communications.

53

Nguyễn Quỳnh Giao: Nâng cao kỹ năng nói của người học ngoại ngữ thông qua tiếp cận một số phần trong bài thi nói Toeic - Improve speaking skills of foreign language learners through approaching some parts of the TOEIC speaking test.

56

Đồng Thị Xuân Dung: Biện pháp giúp sinh viên Trường Đại học Tân Trào nắm vững trọng âm từ trong tiếng Anh - Measures to help students of Tan Trao University master the word stress in English. 59 Phạm Thục Anh: Phát triển tư duy phê phán ở người học ngoại ngữ - Develop critical thinking in

foreign language learners. 62

Vũ Thị Anh Trâm: Nâng cao chất lượng dạy học lập trình ở Trường Đại học Hạ Long - Improve the

quality of programming teaching at Ha Long University. 64

Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Nguyễn Văn Thành: Xây dựng kế hoạch chủ đề “Bảo vệ nguồn nước” – chương trình môn Khoa học 4 theo phương pháp dự án - Develop a theme plan for “Water Resources Protection” - Science 4 program by project method.

67

Tổng biên tập

PGS. TS. PHẠM VĂN SƠN Phó Tổng biên tập PHẠM MINH CHÍ Hội đồng biên tập GS. TS. VŨ DŨNG

GS. TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC GS. TSKH TRẦN VĂN NHUNG Mr. DANNY GAUCH

TS. LÊ HOÀNG HẢO GS. TS. NGUYỄN XUÂN LẠC GS. TS. PHAN VĂN KHA PGS. TS. NGUYỄN XUÂN THỨC TS. CHU MẠNH NGUYÊN GS. TS. PHẠM HỒNG QUANG PGS. TS. PHẠM VĂN SƠN GS. TS. THÁI VĂN THÀNH PGS. TS. Đại tá MAI VĂN HÓA PGS. TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ PGS. TS. BÙI VĂN HỒNG

PGS. TS. DƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN PGS. TS. THÁI THẾ HÙNG PGS. TS. LÊ VĂN GIÁO PGS.TS. LÊ KHÁNH TUẤN PGS. TS. NGUYỄN MẠNH HƯỞNG PGS. TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG TS. BÙI ĐỨC TÚ

PGS. TS. NGUYỄN NHƯ AN Tòa soạn

Phòng 606, nhà A, số 73 Nguyễn Chí Thanh Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.36658762 Fax: 024.36658761

Email: tapchitbgd@yahoo.com.vn Văn phòng giao dịch

Tại TP. Hồ Chí Minh, số 58, đường 6, khu phố 2, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM. ĐT: 0916682685

Tài khoản: 1501 201 018 193 Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội PGD Hai Bà Trưng

Giấy phép xuất bản:

Số 357/GP-BTTTT Ngày 15/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Thiết kế và Chế bản:

Minh Thu

In tại XN In Lao động Xã hội CN Công ty

(3)

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 217 kỳ 2 - 5/2020

• 41

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC

PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ, SINH HỌC LỚP 11

Nguyễn Thị Diệu Phương*, Đặng Thị Dạ Thủy**

ABSTRACT

In order to enhance the quality of reproductive health education for students in teaching Biology, building experiential activities through which to integrate the contents of reproductive health education is an effective form of implementation. This paper proposes a process for integrating reproductive health education through experiential activities in teaching the Body Biology section of Grade 11 Biology. The obtained process is applied into teaching the topic “Reproductive regulation in animals”.

Keywords: Integration, reproductive health, experiential activities, Body Biology.

Ngày nhận bài: 29/4/2020; Ngày phản biện: 8/5/2020; Ngày duyệt đăng: 15/5/2020.

1. Mở đầu

Trước đây, giáo dục sức khỏe sinh sản (GDSKSS) đã có triển khai ở trường phổ thông với các cấp học, bậc học khác nhau. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả chưa thực sự đồng đều do: GDSKSS không phải là chuyên đề thường xuyên; việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện để HS tích cực khám phá, trải nghiệm những vấn đề liên quan đến GDSKSS.

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp thu kiến thức Sinh học vừa vận dụng kiến thức đó giải quyết các vấn đề thực tiễn về SKSS của cá nhân HS và cộng đồng.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1 Một số khái niệm

2.1.1. Sức khỏe sinh sản: SKSS là một trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động và chức năng của hệ thống sinh sản chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay khuyết tật ở hệ thống sinh sản [3, tr 71]. Nội dung về GDSKSS bao gồm: SKSS vị thành niên, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; sinh đẻ có kế hoạch; bệnh lây truyền qua đường tình dục; nạo phá thai; vô sinh; tư vấn về tình dục; kế hoạch hóa gia đình...

2.1.2. Dạy học tích hợp (DHTH): DHTH là hành động liên kết một cách hữu cơ, có hệ thống các đối

* TS. Trường Đại học sư phạm Huế

tượng nghiên cứu, học tập của một vài lĩnh vực môn học khác nhau thành nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó nhằm hình thành ở HS các năng lực cần thiết [2]. Qua DHTH, HS nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, phát triển năng lực và các phẩm chất cá nhân.

Như vậy, tích hợp GDSKSS trong nội dung môn Sinh học ở THPT được thể hiện ở 3 mức độ: lồng ghép toàn phần, lồng ghép bộ phận và liên hệ.

2.1.3. Giáo dục trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm: Chương trình GDPT 2018 đã nêu rõ “HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, … để thực hiện những nhiệm vụ được giao, giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai” [1, tr 30].

2.2. Kiến thức GDSKSS tích hợp trong phần Sinh học cơ thể, Sinh học lớp 11

2.3. Quy trình tích hợp GDSKSS thông qua HĐTN trong dạy học phần Sinh học cơ thể, Sinh học lớp 11

Bước 1. Xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu tích hợp GDSKSS trong chủ đề. GV xác định mục tiêu chủ đề và chú ý mục tiêu tích hợp GDSKSS trong chủ đề về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng

(4)

Bảng 1. Nội dung GDSKSS tích hợp trong dạy học Sinh học cơ thể Chương Bài học/ chủ đề Nội dung GDSKSS được tích hợp Chương

3. Sinh trưởng (ST) và phát triển

(PT)

Bài 37. ST

và PT ở ĐV -Tìm hiểu sự ST, PT cơ thể người và ĐV từ đó biết cách chăm sóc bản thân, có kiến thức về sự PT của bào thai và cơ thể qua các giai đoạn.

Bài 38 và 39.

Các nhân tố ảnh hưởng đến ST và PT ở động vật (ĐV)

- Các hoocmon ảnh hưởng đến sự ST và PT. Những thay đổi về thể chất, tâm sinh lý giai đoạn tuổi dậy thì.

- Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình ST và PT của con người, đặc biệt là giai đoạn phôi thai.

- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp nâng cao thể lực và trí tuệ.

- Các biện pháp điều khiển quá trình ST và PT, cải thiện chất lượng dân số (tăng chiều cao, cân nặng, không mắc dị tật,…) của người Việt Nam.

Chương 4. Sinh sản (SS)

Bài 45. Sinh sản (SS) hữu tính ở ĐV

- Quá trình thụ tinh, thụ thai.

- Các giai đoạn của quá trình SS hữu tính - Ưu điểm và hạn chế của SS hữu tính - Ưu điểm của việc mang thai và sinh con Bài 46. Cơ

chế điều hòa SS

- Các hoocmon ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, sinh trứng và cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng.

- thời điểm và biểu hiện dậy thì, cách chăm sóc sức khỏe dậy thì, những dấu hiệu bình thường và bất thường.

- Tuổi có khả năng SS, thời điểm có thai.

Bài 47. Điều khiển SS ở ĐV và sinh đẻ có kế hoạch ở người

- Các nhân tố ảnh hưởng đến điều hòa sinh tinh và sinh trứng và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho điều độ hợp lí.

- Ý thức, hành động đúng để có thể chủ động sinh đẻ theo ý muốn, sinh đẻ có kế hoạch.

- Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên - Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

- Hậu quả của việc nạo phá thai đến sức khỏe, tâm sinh lý ở tuổi vị thành niên.

- Thực hiện tốt sinh đẻ có kế hoạch

- Vệ sinh cơ thể, bảo vệ SKSS và hiểu biết cả những vấn đề về SKSS, xu hướng tình dục lành mạnh.

lực hướng tới của HS.

Bước 2. Phân tích, xác định nội dung của chủ đề có thể tích hợp GDSKSS. Nghiên cứu nội dung bài học hay chủ đề trong SGK, xác định các kiến thức và mức độ có thể tích hợp GDSKSS vào bài học, chủ đề.

Bước 3. Lựa chọn hình thức tổ chức HĐTN. Qua phân tích, xác định nội dung của chủ đề có thể tích hợp GDSKSS từ đó lựa chọn các hình thức HĐTN tương ứng và phù hợp đề giúp GV thực hiện tốt công tác chuẩn bị và thiết kế mỗi hoạt động đó.

Bước 4. Thiết kế các HĐTN để tích hợp GDSKSS trong chủ đề. Các HĐTN để tích hợp GDSKSS được thiết kế theo các pha của chu trình học tập qua trải nghiệm: (1) GV đề xuất nhiệm vụ và HS trải nghiệm cụ thể - (2) HS quan sát, phản ánh kết quả trải nghiệm – (3)Khái quát hóa kiến thức – (4) Vận dụng và trải nghiệm tích cực.

Bước 5. Xác định công cụ, hình thức kiểm tra, đánh giá HĐTN theo mục tiêu. Các hình thức và phương pháp đánh giá thường sử dụng: đánh giá bằng quan sát, bằng phiếu hỏi, qua sản phẩm hoạt động,…

để đánh giá HĐTN theo mục tiêu đã xác định.

2.4. Vận dụng quy trình tích hợp GDSKSS thông qua HĐTN trong dạy học chủ đề “Điều hòa sinh sản ở ĐV”

Bước 1. Xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu tích hợp GDSKSS trong chủ đề

- Kiến thức: Hiểu được cơ chế điều hòa và ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh tinh, sinh trứng; xác định được các biện pháp điều khiển SS ở ĐV; giải thích được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch; các biện pháp tránh thai, cơ chế tác dụng; vận dụng những kiến thức về SS, sinh đẻ có kế hoạch, biện pháp tránh thai ngoài ý muốn.

(5)

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ 217 kỳ 2 - 5/2020

• 43

NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG

- Kỹ năng: Rèn luyện những kỹ năng sống: cách ứng xử với bạn khác giới, cách phòng tránh quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên và quan hệ tình dục không an toàn; tiếp nhận và chia sẻ kiến thức liên quan đến SKSS tuổi vị thành niên.

- Thái độ: Tự tin, nâng cao nhận thức về bảo vệ SKSS của bản thân và bạn bè; có tư tưởng đúng đắn về vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình và phê phán những lối sống buông thả, không lành mạnh; tích cực tham gia vào các HĐTN.

- Năng lực hướng tới: tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề, sáng tạo.

Bước 2. Phân tích, xác định nội dung của chủ đề có thể tích hợp GDSKSS

Phân tích nội dung của chủ đề “Điều hòa SS ở ĐV” để xác định các nội dung có thể tích hợp GDSKSS (xem bảng 1- bài 46 và 47). Xác định mức độ tích hợp các nội dung này là tích hợp liên hệ và lồng ghép bộ phận.

Bước 3. Lựa chọn hình thức tổ chức HĐTN:

Dựa vào đặc điểm nội dung kiến thức đã phân tích trên, điều kiện cụ thể, có thể lựa chọn hình thức HĐTN bằng tổ chức trò chơi, cuộc thi, dự án ở pha trải nghiệm cụ thể và pha vận dung, trải nghiệm tích cực; hình thức báo cáo, thảo luận ở pha quan sát, phản ánh, hình thức tổ chức lập sơ đồ tư duy theo nhóm ở pha khái quát hóa kiến thức.

Bước 4. Thiết kế các HĐTN để tích hợp GDSKSS trong chủ đề

(1) Trải nghiệm cụ thể: HS tìm hiểu về các vấn đề: mối quan hệ trong gia đình, tình bạn, tình yêu;

tránh kết hôn ở tuổi vị thành niên; tình dục an toàn và các bệnh lây qua đường tình dục; các biện pháp tránh thai; thay đổi thể chất và tâm sinh lý tuổi dậy thì. HS trải nghiệm cụ thể thông qua các trò chơi, cuộc thi:

Hoạt động 1: Các nhóm tham gia chơi giải ô chữ chủ đề “Chúng tôi nói về chúng tôi”. Mục tiêu:

HS khám phá bản thân; biết những dấu hiệu của sự trưởng thành, cơ chế hoạt động của cơ quan SS; hiểu cảm xúc, rung động và ứng xử với bạn khác giới.

Hoạt động 2: Các nhóm thi giải quyết tình huống với chủ đề “Hãy giữ gìn cho nhau”. Mục tiêu: tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng ứng xử trước những vấn đề: tình dục an toàn và các biện lây qua đường tình dục; các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn; tránh kết hôn ở tuổi vị thành niên.

(2) Quan sát, phản hồi kết quả trải nghiệm: GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận và chia sẻ kết quả trải nghiệm; chia sẻ cảm xúc sau khi kết thúc trò

chơi, hội thi.

(3) Khái quá hóa kiến thức: HS lập sơ đồ tư duy hệ thống hóa các kiến thức của chủ đề “Điều hòa SS ở ĐV” (Cơ chế điều hòa sinh tinh, cơ chế điều hòa sinh trứng, sinh đẻ có kế hoạch,...) và các kiến thức GDSKSS tích hợp trong chủ đề.

(4) Vận dụng và trải nghiệm tích cực: GV định hướng cho HS thực hiện dự án “Tìm hiểu việc thực hiện chính sách dân số và SKSS của các hộ dân trên địa bàn nơi cư trú”, tóm tắt nội dung chính của dự án như sau:

a. Xác định mục tiêu dự án:

- Kiến thức: Hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai; cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình sinh tinh, sinh trứng; giải thích cơ chế của các biện pháp tránh thai; một số biện pháp khoa học điều khiển giới tính thai nhi.

- Kỹ năng: thu và xử lý thông tin, hệ thống kiến thức; sử dụng phương tiện công nghệ.

- Thái độ: có thái độ đúng đắn về vấn đề SKSS.

- Năng lực hướng tới: tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Xây dựng kế hoạch dự án: Thời gian thực hiện: 1 tuần; GV định hướng và hướng dẫn các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án với các nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nguyện vọng sinh con của các hộ dân.

+ Nhiệm vụ 2: Ghi chép, thống kê hộ gia đình có (hoặc không) sử dụng biện pháp tránh thai. Các biện pháp tránh thai mà hộ dân thường sử dụng.

+ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu quan điểm, nhận thức của người dân về nạo phá thai.

+ Nhiệm vụ 4: Thiết kế sản phẩm tuyên truyền về GDSKSS

c. Thực hiện dự án: Các nhóm triển khai dự án theo kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện phải ghi chép đầy đủ làm nguồn tư liệu, minh chứng cho bài học. Các nhóm trao đổi với nhau và trao đổi với GV để giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện dự án.

Bước 5. Xác định công cụ, hình thức kiểm tra, đánh giá HĐTN theo mục tiêu: GV tổ chức đánh giá kết quả HĐTN của HS qua thực hiện dự án ở bước 4:

- HS báo cáo kết quả, các nhóm khác tham gia phản biện có hướng dẫn của GV.

- Đánh giá quá trình thực hiện dự án (đánh giá theo các mục tiêu dự án): GV đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của từng nhóm.

(6)

HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng kết quả và quá trình thực hiện dự án.

3. Kết luận

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy, tích hợp GDSKSS thông qua HĐTN trong dạy học phần Sinh học cơ thể là có tính khả thi và hiệu quả. Với cách làm này HS vừa hình thành kiến thức Sinh học, vừa có hiểu biết về dân số, SKSS để từ đó HS có thể tự chăm sóc bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh, hình thành các kỹ năng sống cơ bản, góp phần phát triển các năng lực cơ bản đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông – môn Hoạt động trải nghiệm.

Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018.

2. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015). DHTH phát triển năng lực học sinh. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Lê Đình Tuấn (2004).Giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản (Giáo trình dùng cho sinh viên khoa Sinh các trường ĐHSP). Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 25: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?. Yêu mến các làng nghề

Đã có nhiều tác giả khác nhau ở trong nức và trên thế giới đưa ra khái niệm về seminar.Theo Phan Trọng Ngọ (2005): Seminar là hình thức học tập, trong đó

o Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn

o Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn

- GV đề xuất cùng lập tủ sách chung cho hai lớp, đề nghị các anh chị em về nhà nghĩ tên cho tủ sách (ví dụ: “Tủ sách anh em”) và tìm một cuốn sách cũ để cuối tuần mang

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1 Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật

Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành

Abstract: Literature has a great significance in early childhood education. The introduction of children into literary works plays an important role in the