• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyến biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyến biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyến biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Nhận biết

Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trên lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp dụng chính sách

A. cướp đoạt ruộng đất.

B. nhổ lúa trồng cây công nghiệp.

C. thu tô nặng.

D. lập đồn điền.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất (SGK – Trang 138).

Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trên lĩnh vực công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành

A. sản xuất xi măng và gạch ngói.

B. khai thác than và kim loại.

C. chế biến gỗ và xay xát gạo.

D. khai thác điện, nước.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành khai thác than và kim loại.

Câu 3. Trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành

A. công nghiệp nặng.

B. công nghiệp nhẹ.

C. khai thác mỏ.

(2)

D. luyện kim và cơ khí.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành khai thác mỏ (than và các loại kim loại).

Câu 4. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia thành A. hai bậc: Tiểu học và Trung học.

B. hai bậc: Ấu học và Tiểu học.

C. ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.

D. ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia thành ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học (SGK – Trang 139).

Câu 5. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là A. phát triển nền giáo dục Việt Nam.

B. khai sáng văn minh cho Việt Nam.

C. đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.

D. đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp (SGK – Trang 139).

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp

A. công nhân.

B. tư sản.

(3)

C. tiểu tư sản.

D. nông dân.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân

Câu 7. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

A. Thợ thủ công.

B. Nông dân.

C. Tiểu thương.

D. Tiểu tư sản.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là B

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với giai cấp nông dân.

Câu 8. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.

B. Giao thông vận tải.

C. Thương nghiệp.

D. Công nghiệp.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp.

Thông hiểu

(4)

Câu 9. Chính sách thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất là

A. “Chia để trị”.

B. “Dùng người Pháp trị người Việt”.

C. “Đồng hoá” dân tộc Việt Nam.

D. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp đã chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau để dễ bề cai trị.

Câu 10. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi

A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã.

B. thế giới tư bản đang lâm vào khủng hoảng thừa.

C. cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

D. cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương khi cơ bản hoàn thành quá trình bình định Việt Nam.

Câu 11. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do

A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.

B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.

D. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.

Hướng dẫn giải

(5)

Đáp án đúng là: B

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

Câu 12. Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là A. đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam.

B. phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của tư bản Pháp.

C. thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp của tư bản Pháp.

D. phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) là phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.

Câu 13. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là

A. địa chủ, công nhân, nông dân.

B. tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

C. tư sản, tiểu tư sản, trí thức phong kiến.

D. công nhân, tư sản, nông dân.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

Câu 14. “Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả".

Đó là câu nói của

(6)

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Nguyễn Hàm.

C. Phan Châu Trinh.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

“Vậy thì bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả". Đó là câu nói của Nguyễn Hàm (SGK – Trang 142).

Vận dụng

Câu 15. Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là

A. chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.

B. tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.

C. xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.

D. từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đông Dương là thành lập Liên bang Đông Dương, biến nơi đây thành 1 bộ phận của nước Pháp.

Câu 16. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực chính trị?

A. Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau.

B. Pháp chi phối bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.

C. Lập Liên bang Đông Dương, do viên Toàn quyền người Pháp đứng đầu.

D. Đứng đầu cơ quan hành chính cấp tỉnh là quan lại người Việt.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

(7)

- Đứng đầu cơ quan cấp tính ở Việt Nam (đầu thế kỉ XX) là các viên quan người Pháp.

Câu 17. Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc

A. được tổ chức chặt chẽ, có kỉ luật nghiêm minh.

B. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để.

C. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất.

D. ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Giai cấp công nhân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với công nhân các nước tư bản phương Tây, ngoại trừ việc ra đời trước giai cấp tư sản; phải chịu ba tầng áp bức (đế quốc,phong kiến, tư sản).

Câu 18. Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là A. củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.

B. đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. yêu cầu triều đình phong kiến thực hiện cải cách duy tân đất nước.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tới nền kinh tế Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp và lệ thuộc vào Pháp.

B. Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng, miền.

(8)

C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế cho quan hệ sản xuất phong kiến.

D. Xuất hiện một số đô thị và khu công nghiệp hoạt động sầm uất.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam và tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

Câu 20. Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do

A. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước Việt Nam.

C. tác động từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

D. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 3 trang 86 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nêu các chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam trong thời gian này.. - Thi hành

Câu hỏi trang 139 SGK Lịch sử 8: Nêu những chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Thông tin 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị Đảng lấy chủ nghĩa Mác -

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự hình thành