• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 48 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 13.1, hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ. Cho ví dụ để chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng.

Lời giải:

* Cơ cấu ngành dịch vụ - Dịch vụ tiêu dùng

+ Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

+ Khách sạn, nhà hàng.

+ Dịch vụ cá nhận và cộng đồng.

- Dịch vụ sản xuất

+ Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

+ Tài chính, tín dụng.

+ Kinh doanh tài sản, tư vấn.

- Dịch vụ công cộng

+ KHCN, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

+ Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.

* Ví dụ

- Ở vùng trung du miền núi phía Bắc, kinh tế kém phát triển -> Các hoạt động dịch vụ tiêu dùng, sản xuất và dịch vụ công cộng kém phát triển.

(2)

- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước -> Các hoạt động dịch vụ ở đây phát triển đa dạng và lớn mạnh.

Đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất cả nước.

Các dịch vụ ăn uống, du lịch, giải trí ở Hà Nội rất phát triển và đa dạng

Câu hỏi trang 48 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính - viễn thông trong sản xuất và đời sống.

Lời giải:

- Trong sản xuất: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với các nước trên thế giới.

- Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó vs thiên tai, dịch bệnh…

(3)

Bưu điện Hà Nội - Biểu tượng hơn 100 năm của ngành bưu chính

Câu hỏi trang 49 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét?

Lời giải:

- Tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ

+ Tỉ trọng của nhóm dịch vụ tiêu dùng: 36,7 + 8,3 + 6,0 = 51%.

+ Tỉ trọng của nhóm dịch vụ sản xuất: 10,2 + 4,7 + 11,9 = 26,8%.

+ Tỉ trọng của nhóm dịch vụ công cộng: 15,1 + 7,1 = 22,2 %.

- Nhận xét

(4)

+ Cơ cấu dịch vụ nước ta đa dạng.

+ Dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng.

Giáo dục ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển

Câu hỏi trang 49 sgk Địa lí lớp 9: Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đồng đều?

Lời giải:

- Hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều

+ Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, và các thành phố, thị xã.

+ Ở các khu vực nông thôn và miền núi hoạt động dịch vụ ít.

- Nguyên nhân

+ Sự phân bố của hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng yêu cầu dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư.

+ Dân cư nước ta không đều giữa các vùng trong nước (giữa đồng bằng, trung du và miền núi; giữa thành thị và nông thôn...), do đó các hoạt động dịch vụ phân bố không đều.

Ở miền núi chủ yếu các cửa hàng tạp hóa hoặc điểm bán lẻ có quy mô nhỏ

(5)

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 50 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu?

Lời giải:

Các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái ngày càng phát triển

(6)

Bài 2 trang 50 sgk Địa lí lớp 9: Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ.

Lời giải:

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Mính là hai thành phố lớn của nước ta, dân cư tập trung đông đúc (quy mô dân số trên 1 triệu người) -> Đây cũng là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học, bệnh viện hàng đầu; các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, quảng cáo, nghệ thuật, ăn uống, du lịch… đều phát triển mạnh.

Bến xe khách Mỹ Đình, Hà Nội - Một trong những bến xe nhộn nhịp nhất nước ta Bài 3 trang 50 sgk Địa lí lớp 9: Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?

Lời giải:

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta do - Dân cư tập trung đông đúc nên các nhu cầu về dịch vụ rất lớn và đa dạng.

- Các ngành kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi hàng hóa rất lớn.

(7)

- Hai trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn cả nước; cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

- Đời sống dân cư đô thị ngày một nâng cao, nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe… ngày càng lớn.

- Hà Nội có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, TP. Hồ Chí Minh phát triển nhộn nhịp.

- Hai thành phố thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước…

Một góc của TP. Hồ Chí Minh

Một góc của TP. Hà Nội

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 2 Trang 13 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào số liệu ở bảng dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng (tính %

- Nước mình phải cung cấp tin tức cho những nước muốn thăm dò thị trường để đầu tư, du lịch ,luật pháp, thuế quan v.v… Điều đó là phải do mạng internet cung cấp do

- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,

- Hồ tiêu: Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.. Hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái,

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

- Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp